You are on page 1of 8

- Khái quát quy luật sự phù hợp của QHSX với LLSX

Nội dung QHSX phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất LLSX là phép biện
chứng cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử, thể hiện phương pháp nhận thức khoa học, đối
lập với phép nhận thức siêu hình. Phép biện chứng này nhìn thấy sự tác động qua lại của
QHSX và LLSX trong từng giai đoạn lịch sử nhất định. Mối quan hệ biện chứng giữa LLSX
và QHSX được thể hiện thành một quy luật, đó là quy luật về sự phù hợp của QHSX với trình
độ phát triển của LLSX.
Sự phù hợp là một khái niệm chỉ sự thích ứng giữa các yếu tố cấu thành LLSX và QHSX;
giữa LLSX với QHSX, đem lại 1 phương thức kết hợp giữa lao động sống và lao động quá
khứ, tạo ra 1 hiệu quả cao nhất trong quá trình sản xuất và kinh doanh.
   Quy luật về sự phù hợp giữa QHSX với trình độ phát triển của LLSX: là một quy luật cơ
bản của sự vận động và phát triển của XH loài người, là nguyên nhân động lực đưa đến sự
thay đổi và phát triển của các PTSX. Từ CXNT -> CHNL, PK,TBCN-> CSCN 

Nội dung của quy luật được thể hiện ở các điểm chủ yếu sau:
   -  Biện chứng giữa LLSX và QHSX là mối quan hệ khách quan, vốn có trong mọi quá trình
sản xuất vật chất. Nói cách khác, để tiến hành sản xuất vật chất, con người phải thực hiện mối
quan hệ đôi, quan hệ kép, quan hệ song trùng này. Thiếu một trong hai quan hệ đó, quá trình
sản xuất vật chất không thực hiện được.
   -Trong cấu trúc của PTSX thì LLSX là nội dung còn QHSX là hình thức XH của
PTSX. LLSX giữ vai trò quyết định sự phát triển của QHSX. Khuynh hướng của sản xuất xã
hội là không ngừng biến đổi theo chiều tiến bộ. Sự biến đổi đó, xét đến cùng bao giờ cũng bắt
đầu từ sự biến đổi và phát triển của LLSX, trước hết là công cụ lao động. Sự phát triển khách
quan của LLSX, trước hết là công cụ lao động đến 1 mức độ nhất định sẽ làm cho QHSX
phải biến đổi theo phù hợp với nó.
Cuối TK 18, sự ra đời của máy hơi nước ->  chuyển từ SX thủ công sang SX công nghiệp, đại
công trường -> NSLD tăng lên, trình độ tổ chức lao động XH, trình độ ứng dụng KHKT vào
SX, trình độ kinh nghiệm và kỹ năng của NLĐ, trình độ phân công lao động tăng lên làm cho
LLSX phát triển mạnh -> QHSX PK dần bị thay thế bằng QHSX dựa trên chế độ chiếm hữu
tư nhân TBCN.
   - Sự phù hợp của QHSX với trình độ phát triển của LLSX là sự phù hợp biện chứng, sự phù
hợp bao hàm mâu thuẫn.
   + Sự phù hợp của QHSX với trình độ phát triển của LLSX là 1 trạng thái mà trong đó
QHSX là hình thức phát triển tất yếu của LLSX, là trạng thái mà ở đó các yếu tố cấu thành
QHSX tạo địa bàn đầy đủ cho LLSX phát triển. Trong trạng thái phù hợp, cả ba mặt của
QHSX đạt tới sự thích ứng với trình độ phát triển của LLSX, tạo điều kiện tối ưu cho việc sử
dụng và kết hợp giữa lao động và TLSX. Sự phù hợp đó biểu hiện ở kết quả là LLSX phát
triển, kinh tế phát triển, phát huy được mọi năng lực sản xuất và năng suất lao động cao. Đây
là sự phù hợp giữa một yếu tố động (LLSX luôn biến động) với một yếu tố mang tính ổn định
tương đối (QHSX ổn định hơn, ít biến đổi hơn).
   + QHSX từ chỗ thích ứng với sự phát triển của LLSX, nhưng do LLSX luôn biến đổi, phát
triển, lại trở thành xiềng xích kìm hãm sự phát triển của LLSX. Con người phát hiện những
yếu tố dẫn đến không phù hợp, phát hiện mâu thuẫn và giải quyết những mâu thuẫn đó đem
lại sự thích ứng mới của QHSX với LLSX, dẫn đến tiến trình vận động, phát triển không
ngừng của SXXH. Cho nên, sự phù hợp - không phù hợp - phù hợp là biểu hiện khách quan
của quá trình tương tác giữa LLSX và QHSX của mọi phương thức sản xuất trong lịch sử.
Giải quyết mâu thuẫn giữa LLSX và QHSX không phải chỉ bằng cách duy nhất là xóa bỏ
QHSX cũ, thiết lập QHSX mới, mà là 1 quá trình thường xuyên đổi mới, cải cách, điều chỉnh
QHSX trước mỗi sự phát triển của LLSX. Tuy nhiên, đến một giới hạn nhất định, khi mâu
thuẫn giữa QHSX và LLSX đã trở nên gay gắt, không thể không giải quyết thông qua biện
pháp cải cách, điều chỉnh được nữa thì tất yếu phải xóa bỏ QHSX cũ, thiết lập QHSX mới
cho phù hợp với sự phát triển của LLSX.
   Trong quá trình xây dựng CNXH trước đây, ở nhiều nước trong đó có cả nước ta, khi cải
tạo và xây dựng nền kinh tế mới đã nhận thức quy luật này một cách chủ quan, duy ý chí, đơn
giản, máy móc, cho rằng nền sản xuất TBCN luôn diễn ra sự không phù hợp giữa QHSX và
LLSX, vì ở đó QHSX được xây dựng trên cơ sở chiếm hữu tư nhân TBCN về tư liệu sản
xuất. Còn nền sản xuất XHCN thường xuyên có sự phù hợp của QHSX đối với LLSX, vì ở
đây QHSX được xây dựng trên cơ sở chế độ công hữu XHCN về tư liệu sản xuất. Từ đó dẫn
đến việc xóa bỏ QHSX cũ dựa trên chiếm hữu tư nhân TBCN về tư liệu sản xuất, chỉ xây
dựng QHSX dựa trên cơ sở chế độ công hữu XHCN về tư liệu sản xuất, thiết lập một nền
kinh tế thuần nhất dưới hai hình thức sở hữu tư liệu sản xuất (sở hữu nhà nước và sở hữu tập
thể) nên đã để lãng phí nguồn lực sản xuất, năng suất lao động, làm kìm hãm sự phát triển
của LLSX.
   Ngày nay, nền sản xuất TBCN đã tạo ra một LLSX đồ sộ, tính chất xã hội hóa ngày càng
cao, dẫn đến mâu thuẫn ngày càng gay gắt với QHSX dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân
TBCN về tư liệu sản xuất. Các nước TBCN đang cố giải quyết mâu thuẫn này bằng cách cải
cách, điều chỉnh QHSX tạo ra sự thích nghi nhất định với LLSX. Biện pháp đó trước mắt vẫn
tạo ra được tiềm năng để phát triển kinh tế. Tuy nhiên, điều này không giải quyết được triệt
để các mâu thuẫn, khủng hoảng chu kỳ vẫn đang tiếp tục diễn ra đang đòi hỏi phải có những
thay đổi căn bản QHSX, thiết lập QHSX mới phù hợp với trình độ phát triển của LLSX.
   Dưới CNXH, sự phù hợp và không phù hợp của QHSX với LLSX cũng tồn tại khách quan,
bên trong nền sản xuất vật chất. Chính vì thế, CNXH cũng phải thường xuyên phát hiện mâu
thuẫn và giải quyết mâu thuẫn một cách có hiệu quả, tạo ra sự phù hợp của của QHSX với
trình độ phát triển của LLSX, thức đẩy LLSX phát triển, kinh tế phát triển.
Vai trò của QHSX: Sự tác động trở lại của QHSX đối với sự phát triển của LLSX
   - QHSX được xây dựng trên cơ sở trình độ phát triển của LLSX, do LLSX quyết
định. Nhưng sau khi được xác lập, nó có sự tác động trở lại sự phát triển của LLSX.
   - QHSX quy định mục đích XH của sản xuất, quy định hình thức tổ chức, quản lý sản xuất,
quyết định khuynh hướng phát triển của các nhu cầu về lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần, từ
đó hình thành hệ thống những yếu tố tác động trở lại đối với sự phát triển của LLSX.
    - QHSX tác động trở lại LLSX theo 2 hướng. Nếu QHSX phù hợp với trình độ phát triển
LLSX thì sẽ tạo địa bàn cho sự phát triển LLSX, thúc đẩy quá trình SXVC phát triển. Ngược
lại, nếu QHSX không phù hợp với trình độ phát triển LLSX thì sẽ kìm hãm sự phát triển của
nền SXXH. Có 2 khả năng của sự không phù hợp giữa QHSX và LLSX: QHSX lỗi thời, lạc
hậu so với trình độ phát triển của LLSX hoặc QHSX phát triển không đồng bộ, giả tạo, vượt
trước ảo tưởng so với trình độ của LLSX.
   Tác động theo chiều hướng tiêu cực của QHSX đối với sự phát triển LLSX chỉ có ý nghĩa
tương đối. QHSX không phù hợp LLSX, sớm muộn gì cũng được thay thế bằng 1 QHSX mới
phù hợp với trình độ mới của LLSX. Đó là xu thế tất yếu của sự phát triển sản xuất, sự phát
triển kinh tế mà không 1 giai cấp nào, 1 chủ thể nào có thể cưỡng lại được.

Vai trò của yếu tố TLLD (công cụ lao động, Phương tiện lao động))
1. Định nghĩa: Công cụ lao động là bộ phận quan trọng nhất của tư liệu lao động nó tác dụng trực tiếp vào đối tượng lao động,
quy định trực tiếp năng suất lao động. Trình độ công cụ lao động là cơ sở để phân biệt sự khác nhau giữa các thời đại kinh tế.
2. Vai trò của công cụ lao động. Lịch sử xã hội loài người cho đến nay là lịch sử phát triển của năm phương thức sản xuất:
Công xã nguyên thuỷ, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa. Sự phát triển của loài người từ
công xã nguyên thuỷ đến các chế độ khác là sự chuyển đổi vô cùng to lớn trong đó công cụ lao động đóng vai trò không thể
thiếu được. Theo Ăngghen lao động là yếu tố quyết định sự chuyển hoá biến vượn thành người chứ không phải sự thay đổi
của môi trường hoàn cảnh. Mà trong lao động thì công cụ lao động đóng vai trò quan trọng hàng đầu. Qua hàng triệu năm mỗi
khi xã hội có sự chuyển mình, chuyển từ chế độ xã hội này sang chế độ xã hội khác thì lại là một lần có sự xuất hiện của công
cụ lao động mà công cụ lao động sau thường tạo nền những cuộc cách mạng trong sản xuất. Để có một nền kinh tế phát triển
như ngày nay với máy móc, thiết bị hiện đại phục vụ cho lao động thì công cụ lao động đã phải trải qua biết bao thời kỳ và
càng chứng minh tầm quan trọng không thể thiếu được trong lao động của nó.

- Công cụ lao động là một trong những yếu tố biểu hiện trình độ và tính chat của LLSX

khái quát cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Theo Gartner, Cách mạng Công nghiệp 4.0 (hay Cách mạng Công nghiệp lần thứ
Tư) xuất phát từ khái niệm "Industrie 4.0" trong một báo cáo của chính phủ Đức năm
2013. "Industrie 4.0" kết nối các hệ thống nhúng và cơ sở sản xuất thông minh để
tạo ra sự hội tụ kỹ thuật số giữa Công nghiệp, Kinh doanh, chức năng và quy trình
bên trong.

Nếu định nghĩa từ Gartner còn khó hiểu, Klaus Schwab, người sáng lập và
chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế Giới mang đến cái nhìn đơn giản hơn
về Cách mạng Công nghiệp 4.0 như sau:

"Cách mạng công nghiệp đầu tiên sử dụng năng lượng nước và hơi nước để
cơ giới hóa sản xuất. Cuộc cách mạng lần 2 diễn ra nhờ ứng dụng điện năng để sản
xuất hàng loạt. Cuộc cách mạng lần 3 sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự
động hóa sản xuất. Bây giờ, cuộc Cách mạng Công nghiệp Thứ tư đang nảy nở từ
cuộc cách mạng lần ba, nó kết hợp các công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới
giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học".

Theo ông Klaus Schwab, tốc độ đột phá của Cách mạng Công nghiệp 4.0
hiện "không có tiền lệ lịch sử". Khi so sánh với các cuộc cách mạng công nghiệp
trước đây, 4.0 đang tiến triển theo một hàm số mũ chứ không phải là tốc độ tuyến
tính. Hơn nữa, nó đang phá vỡ hầu hết ngành công nghiệp ở mọi quốc gia. Và chiều
rộng và chiều sâu của những thay đổi này báo trước sự chuyển đổi của toàn bộ hệ
thống sản xuất, quản lý và quản trị.
Cách mạng Công nghiệp 4.0 sẽ diễn ra như thế nào?

Nối tiếp từ định nghĩa của Klaus Schwab, Cách mạng Công nghiệp 4.0 sẽ
diễn ra trên 3 lĩnh vực chính gồm Công nghệ sinh học, Kỹ thuật số và Vật lý.

Những yếu tố cốt lõi của Kỹ thuật số trong CMCN 4.0 sẽ là: Trí tuệ nhân tạo
(AI), Vạn vật kết nối - Internet of Things (IoT) và dữ liệu lớn (Big Data).

Trên lĩnh vực công nghệ sinh học, Cách mạng Công nghiệp 4.0 tập trung vào
nghiên cứu để tạo ra những bước nhảy vọt trong Nông nghiệp, Thủy sản, Y dược,
chế biến thực phẩm, bảo vệ môi trường, năng lượng tái tạo, hóa học và vật liệu.

Cuối cùng là lĩnh vực Vật lý với robot thế hệ mới, máy in 3D, xe tự lái, các vật
liệu mới (graphene, skyrmions…) và công nghệ nano.

Lợi ích của Công nghiệp 4.0?


           Lợi ích chung chung
         - Sản xuất nhanh hơn, tốn ít sức người hơn, dữ liệu thu thập đầy đủ hơn,
quyết định được đưa ra nhanh chóng hơn.

- Con người sẽ được làm những việc vui vẻ hơn, hấp dẫn hơn, không bị
nhàm chán. Những thứ này để máy làm.

- Trong những môi trường làm việc nguy hiểm, con người không phải xuất
hiện nên giảm tỉ lệ tử vong, bệnh tật cho người lao động.

- Kiểm soát được món hàng từ nguyên vật liệu cho đến khi thành hình và
chuyển đến tay người tiêu dùng

- Đảm bảo chất lượng đồng đều giữa các mẻ thành phẩm (vì máy làm tự
động, không phải người làm)

- Khi có dữ liệu càng chi tiết và càng nhiều, các thuật toán machine learning
lại càng chạy chính xác hơn để đưa ra những quyết định tốt hơn.
- Các công ty sẽ giảm chi phí, tăng thị phần, lợi nhuận.

Lợi ích với bản thân bạn


           - Bạn phải làm ít việc tay chân hơn, có nhiều thời gian rảnh hơn để đi chơi
với bạn bè, với con cái, gia đình

- Bạn sẽ được hưởng lương cao hơn nếu chất xám của bạn phát huy tác
dụng để công ty dịch chuyển sang con đường Công nghiệp 4.0

- Sức khỏe của bạn trong môi trường làm việc được đảm bảo hơn, những cái
nguy hiểm máy móc đã làm hết rồi, bạn chỉ giám sát thôi

- Bạn sẽ mua được những món đồ rẻ hơn (do doanh nghiệp giảm chi phí),
chất lượng cao và đồng đều (do máy móc làm thì sẽ giống nhau, tỉ lệ sai sót, bảo
hành thấp hơn là có con người can thiệp)

- Đồ ăn, đồ uống của bạn sẽ được kiểm soát chặt hơn, tốt hơn, sạch hơn

- Môi trường sống của bạn sẽ tốt hơn vì chất thải được kiểm soát tốt

Hiện Cách mạng Công nghiệp 4.0 đang diễn ra tại các nước phát triển như
Mỹ, châu Âu, một phần châu Á. Bên cạnh những cơ hội mới, cách mạng công
nghiệp 4.0 cũng đặt ra cho nhân loại nhiều thách thức phải đối mặt.

Tác động của công nghiệp 4.0 lên đời sống

Công nghiệp 4.0 giờ đây không chỉ được coi là xu hướng hiện đại mà xem nó như cuộc cách

mạng mang nhiều cơ hội phát triển kinh tế - xã hội. Một số ngành nghề cũng có những sự thay

đổi khi công nghiệp 4.0 xuất hiện:

Y tế: Đây là lĩnh vực có sự thay đổi đột phá hơn nhờ vào công nghiệp 4.0. Nhờ vào các ứng

dụng hiện đại, các bệnh viện có thể dễ dàng quản lý, lưu trữ hồ sơ bệnh án, nhiều ca mổ thành

công nhờ có sự trợ giúp của các robot.


Nông nghiệp: Giờ đây, các trang trại đã thay đổi phương thức sản xuất kinh doanh, áp dụng

nhiều công nghệ để nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng tốt hơn và giảm thiểu chi phí. Các

trang trại có thể dùng điện thoại di động để điều chỉnh cho việc tưới tiêu... Các trang trại kỹ thuật

số cũng đang là mục tiêu lớn cho ngành nông nghiệp.

Công nghiệp: Các nhà máy đã chuyển đổi một số quy trình sản xuất đơn giản sử dụng tay chân

sang máy móc tự động. Công nghiệp 4.0 có thể tạo các nhà máy thông minh, làm việc với nhau

thông qua internet giúp cải thiện năng suất, kiểm soát và quản lý công việc tốt hơn.

Công nghệ phần mềm: Hiện nay có nhiều ứng dụng, phần mềm giúp con người dễ dàng sử

dụng và thuận tiện hơn khi làm việc, sinh hoạt hằng ngày. Ví dụ như: ứng dụng đặt xe, đặt đồ

ăn, ví điện tử...

4. Tác động của công nghiệp 4.0 đối với tài chính-kế toán

Trong nền công nghiệp 4.0, mạng máy tính đã kết nối hệ sinh thái tài chính-kế toán một cách

thống nhất và gần như hoạt động liên tục. Điều này góp phần khắc phục trở ngại về mặt không

gian và thời gian, tiết kiệm các chi phí, tạo điều kiện cho các giao dịch kế toán thực hiện nhanh

chóng, dễ dàng và hiệu quả.

Nhờ sự ảnh hưởng của các công nghệ hiện đại như lưu trữ dữ liệu lớn, kết nối vạn vật, điện

toán đám mây... giúp các doanh nghiệp định hình lại quy mô kinh doanh, sử dụng phương

thức thanh toán điện tử, áp dụng hóa đơn điện tử và triển khai các giải pháp ERP... hướng

tới xây dựng công tác chuyển đổi số trong doanh nghiệp.

Khái quát những tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến nền sản xuất nước ta.

Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư là sự kết hợp của công nghệ trong các lĩnh

vực vật lý, công nghệ số và sinh học, tạo ra những khả năng sản xuất hoàn toàn mới
và có tác động sâu sắc đến đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của thế giới. Có thể

khái quát bốn đặc trưng chính của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư: Một là, dựa

trên nền tảng của sự kết hợp công nghệ cảm biến mới, phân tích dữ liệu lớn, điện

toán đám mây và kết nối internet vạn vật sẽ thúc đẩy sự phát triển của máy móc tự

động hóa và hệ thống sản xuất thông minh. Hai là, sử dụng công nghệ in 3D để sản

xuất sản phẩm một cách hoàn chỉnh nhờ nhất thể hóa các dây chuyền sản xuất không

phải qua giai đoạn lắp ráp các thiết bị phụ trợ - công nghệ này cũng cho phép con

người có thể in ra sản phẩm mới bằng những phương pháp phi truyền thống, bỏ qua

các khâu trung gian và giảm chi phí sản xuất nhiều nhất có thể. Ba là, công nghệ nano

và vật liệu mới tạo ra các cấu trúc vật liệu mới ứng dụng rộng rãi trong hầu hết các

lĩnh vực. Bốn là, trí tuệ nhân tạo và điều khiển học cho phép con người kiểm soát từ

xa, không giới hạn về không gian, thời gian, tương tác nhanh hơn và chính xác hơn.

về thuận lợi, giai cấp công nhân Việt Nam có số lượng đang tăng lên. Theo báo cáo

của Tổng cục Thống kê, hiện nay, tổng số công nhân nước ta chiếm tỷ lệ khoảng

13% số dân và 24% lực lượng lao động xã hội, bao gồm số công nhân làm việc trong

các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trong nước; đang làm việc theo hợp

đồng ở nước ngoài; số lao động giản đơn trong các cơ quan đảng, nhà nước, đoàn

thể. Dự báo đến năm 2020, giai cấp công nhân có khoảng 20,5 triệu người. Công

nhân trong doanh nghiệp ngoài nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

phát triển nhanh; ngược lại, công nhân trong doanh nghiệp nhà nước ngày càng giảm

về số lượng.
về khó khăn, trước yêu cầu của sự phát triển, giai cấp công nhân nước ta còn nhiều

hạn chế, bất cập. “Sự phát triển của giai cấp công nhân chưa đáp ứng được yêu cầu

về số lượng, cơ cấu và trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp của sự

nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế; thiếu nghiêm trọng

các chuyên gia kỹ thuật, cán bộ quản lý giỏi, công nhân lành nghề; tác phong công

nghiệp và kỷ luật lao động còn nhiều hạn chế; đa phần công nhân từ nông dân, chưa

được đào tạo cơ bản và có hệ thống”

You might also like