You are on page 1of 8

Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 02

Hàng tồn kho (VAS 02)


(Ban hành kèm theo Thông tư số …/2014/TT-BTC ngày …/…/2014 của Bộ trưởng
Bộ Tài chính)

Mục đích
01. Mục đích của Chuẩn mực này là đưa ra quy định về phương pháp kế toán
đối với hàng tồn kho. Vấn đề cơ bản trong kế toán hàng tồn kho là giá gốc
hàng tồn kho được ghi nhận là tài sản cho đến khi doanh thu có liên quan
được ghi nhận. Chuẩn mực này hướng dẫn việc xác định giá gốc của hàng
tồn kho sau khi ghi nhận ban đầu là chi phí bao gồm việc ghi giảm giá trị
hàng tồn kho xuống mức giá trị thuần có thể thực hiện được và phương pháp
tính giá trị hàng tồn kho làm cơ sở ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính.
Phạm vi
02. Chuẩn mực này áp dụng cho các loại hàng tồn kho, ngoại trừ:
(a) Chi phí hợp đồng xây dựng dở dang, bao gồm cả các hợp đồng
dịch vụ liên quan trực tiếp (thực hiện theo VAS11 Hợp đồng xây
dựng);
(b) Công cụ tài chính (thực hiện theo VAS 32 Công cụ tài chính:
Trình bày và VFRS số 9 Công cụ tài chính: Ghi nhận và xác định
giá trị); và
(c) Các tài sản sinh học liên quan đến hoạt động nông nghiệp và sản
phẩm nông nghiệp tại thời điểm thu hoạch (thực hiện theo VAS 41
Nông Nghiệp).
03. Chuẩn mực này không áp dụng cho việc xác định giá trị hàng tồn kho
đang được nắm giữ bởi:
(a) Nhà sản xuất các sản phẩm nông, lâm nghiệp, các sản phẩm nông
nghiệp sau thu hoạch, khoáng sản hoặc các sản phẩm từ khoáng
sản nếu các sản phẩm này được xác định bằng giá trị thuần có thể
thực hiện được theo các thông lệ được thiết lập phù hợp đối với
các ngành này. Khi các loại hàng tồn kho đó được ghi nhận theo
giá trị thuần có thể thực hiện được thì các thay đổi trong giá trị
thuần có thể thực hiện được phải ghi nhận vào Báo cáo Lãi-Lỗ
cho kỳ có phát sinh thay đổi.
(b) Nhà kinh doanh môi giới hàng hóa xác định giá trị hàng tồn kho
theo giá trị hợp lý trừ đi chi phí bán và ghi nhận những thay đổi
trong giá trị hàng tồn kho vào Báo cáo Lãi-Lỗ cho kỳ có phát sinh
thay đổi.

1
04. Hàng tồn kho quy định trong đoạn 3(a) được xác định theo giá trị thuần có
thể thực hiện được trong một giai đoạn nhất định của quá trình sản xuất và
không thuộc phạm vi điều chỉnh của chuẩn mực này về mặt xác định giá trị.
Ví dụ: Khi các vụ mùa nông nghiệp được thu hoạch, khoáng sản được khai
thác và việc bán các sản phẩm này được đảm bảo bằng hợp đồng kỳ hạn
hoặc có sự bảo lãnh của chính phủ, hoặc khi tồn tại thị trường tiêu thụ năng
động và rủi ro không bán được hàng là không đáng kể.
05. Nhà kinh doanh môi giới là người mua hoặc bán hàng hóa thay cho người
khác hoặc tự doanh. Những loại hàng tồn kho được quy định tại đoạn 3(b)
chủ yếu được mua với mục đích để bán trong tương lai gần và tạo ra lợi
nhuận từ sự thay đổi về giá hoặc phí môi giới thì không thuộc phạm vi điều
chỉnh của Chuẩn mực này về mặt xác định giá trị.
Thuật ngữ
06. Các thuật ngữ trong chuẩn mực này được hiểu như sau:
Hàng tồn kho là những tài sản:
(a) Được giữ để bán trong kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường;
(b) Đang trong quá trình sản xuất, kinh doanh dở dang;
(c) Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ để sử dụng trong quá trình
sản xuất, kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ.
Giá trị thuần có thể thực hiện được là giá bán ước tính của hàng tồn kho
trong kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường trừ (-) chi phí ước tính để
hoàn thành sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc bán hàng.
Giá trị hợp lý là mức giá sẽ nhận được khi bán một tài sản hoặc thanh
toán một khoản nợ phải trả trên cơ sở tự nguyện giữa các bên tham gia
thị trường tại ngày xác định giá trị.
07. Giá trị thuần có thể thực hiện được là giá trị thuần mà một doanh nghiệp kỳ
vọng có thể thu được từ việc bán hàng tồn kho trong kỳ kinh doanh thông
thường. Giá trị hợp lý phản ánh mức giá mà tại đó một giao dịch có trình tự
thông thường nhằm bán một mặt hàng tương tự trên thị trường chính (hoặc
thị trường có lợi nhất) sẽ được thực hiện giữa các thành viên thị trường tại
ngày xác định giá trị. Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho
có thể không bằng giá trị hợp lý trừ đi chi phí bán.
08. Hàng tồn kho bao gồm hàng hóa được mua và giữ để bán, ví dụ, hàng hóa do
đơn vị bán lẻ mua để bán lại và các tài sản khác được nắm giữ để bán. Hàng
tồn kho cũng bao gồm thành phẩm hoặc sản phẩm dở dang do doanh nghiệp
sản xuất ra và các nguyên vật liệu sẽ sử dụng trong quá trình sản xuất. Đối
với đơn vị cung cấp dịch vụ, hàng tồn kho bao gồm các chi phí của dịch vụ,
như được mô tả trong đoạn 19, mà đơn vị chưa ghi nhận doanh thu có liên
quan (theo quy định của VAS 18 - Doanh thu).
2
Xác định giá trị hàng tồn kho
09. Hàng tồn kho được tính theo giá thấp hơn giữa giá gốc và giá trị thuần
có thể thực hiện được.
Giá gốc hàng tồn kho
10. Giá gốc hàng tồn kho bao gồm tất cả các chi phí mua, chi phí chế biến và
các chi phí khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái
hiện tại.
Chi phí mua
11. Chi phí mua của hàng tồn kho bao gồm giá mua, thuế nhập khẩu và các loại
thuế không được hoàn lại, chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản trong quá
trình mua hàng và các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến việc mua hàng
tồn kho. Các khoản chiết khấu thương mại và giảm giá hàng mua và các
khoản mục tương tự khác được trừ (-) khỏi chi phí mua.
Chi phí chế biến
12. Chi phí chế biến hàng tồn kho bao gồm các chi phí liên quan trực tiếp đến
từng đơn vị sản phẩm được sản xuất, như chi phí nhân công trực tiếp. Chi
phí chế biến cũng bao gồm khoản phân bổ một cách có hệ thống các chi phí
sản xuất chung cố định và chi phí sản xuất chung biến đổi phát sinh trong
quá trình chuyển hóa nguyên vật liệu thành thành phẩm. Chi phí sản xuất
chung cố định là những chi phí sản xuất gián tiếp, tương đối ổn định và
không phụ thuộc quy mô sản xuất, chẳng hạn như chi phí khấu hao, bảo
dưỡng nhà xưởng máy móc thiết bị, và chi phí quản lý, hành chính của nhà
xưởng. Chi phí sản xuất chung biến đổi là những chi phí sản xuất gián tiếp
nhưng thay đổi trực tiếp, hoặc gần như trực tiếp, theo quy mô sản xuất,
chẳng hạn như chi phí nguyên vật liệu gián tiếp và chi phí nhân công gián
tiếp.
13. Chi phí sản xuất chung cố định phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị
sản phẩm được dựa trên công suất bình thường của máy móc sản xuất. Công
suất bình thường là số lượng sản phẩm trung bình đạt được qua một số kỳ
hoặc mùa vụ trong các điều kiện sản xuất bình thường, có tính đến công suất
hao hụt do dừng sản xuất để bảo trì theo kế hoạch.
Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra cao hơn công suất bình
thường thì chi phí sản xuất chung cố định được phân bổ cho mỗi đơn vị sản
phẩm theo mức sản xuất thực tế.
Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình
thường thì chi phí sản xuất chung cố định chỉ được phân bổ vào chi phí chế
biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thường. Khoản chi
phí sản xuất chung không phân bổ được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh
doanh trong kỳ.
3
Chi phí sản xuất chung biến đổi được phân bổ hết vào chi phí chế biến cho
mỗi đơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh.
14. Một quy trình sản xuất có thể tạo ra nhiều loại sản phẩm cùng một lúc, ví
dụ, trường hợp quy trình sản xuất tạo ra một sản phẩm chính có kèm một sản
phẩm phụ. Khi chi phí chế biến không thể tách riêng cho từng loại sản phẩm
thì những chi phí này sẽ được phân bổ theo tiêu thức thích hợp và nhất quán.
Việc phân bổ có thể dựa trên giá có thể bán được của từng sản phẩm tại một
thời điểm trong quá trình sản xuất khi mà các sản phẩm này có thể được xác
định riêng biệt, hoặc tại thời điểm hoàn thành sản phẩm. Giá trị sản phẩm
phụ (đa số là không trọng yếu được tính theo giá trị thuần có thể thực hiện
được và được trừ (-) khỏi giá gốc của sản phẩm chính. Theo đó, giá trị ghi sổ
của sản phẩm chính sẽ không khác biệt lớn so với giá gốc của nó.
Các chi phí khác
15. Các chi phí khác được bao gồm trong giá gốc hàng tồn kho chỉ khi và trong
phạm vi mà chúng phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng
thái hiện tại. Ví dụ: Các chi phí ngoài chi phí sản xuất chung hoặc chi phí
thiết kế sản phẩm cho các khách hàng cụ thể.
16. Ví dụ về những chi phí không được tính vào giá gốc hàng tồn kho mà được
ghi nhận vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ:
(a) Giá trị khoản hao hụt phát sinh trên mức bình thường của nguyên vật
liệu, nhân công hoặc các chi phí sản xuất khác;
(b) Chi phí kho bãi, bảo quản, trừ khi những chi phí này là cần thiết cho
giai đoạn sản xuất tiếp theo;
(c) Chi phí quản lý doanh nghiệp; và
(d) Chi phí bán hàng.
17. Chuẩn mực “Chi phí đi vay” quy định một số tình huống hãn hữu mà các chi
phí đi vay được bao gồm trong giá gốc hàng tồn kho.
18. Một đơn vị có thể mua hàng tồn kho với các điều khoản trả chậm. Trong
trường hợp thỏa thuận mua bán có yếu tố tài chính, thì yếu tố này được ghi
nhận như chi phí lãi vay, ví dụ chênh lệch giữa giá mua khi áp dụng các điều
khoản tín dụng thông thường với giá mua trả tiền ngay.
Giá gốc hàng tồn kho của đơn vị cung cấp dịch vụ
19. Hàng tồn kho của đơn vị cung cấp dịch vụ sẽ được xác định theo chi phí sản
xuất. Các chi phí này chủ yếu bao gồm chi phí nhân công và các chi phí
nhân viên khác liên quan trực tiếp trong quá trình cung cấp dịch vụ, như chi
phí nhân viên giám sát và các chi phí sản xuất chung có liên quan. Chi phí
nhân công và chi phí khác liên quan đến nhân viên bán hàng và nhân viên
hành chính chung không được tính vào giá gốc hàng tồn kho mà được ghi

4
nhận là chi phí trong kỳ. Giá gốc hàng tồn kho của đơn vị cung cấp dịch vụ
không bao gồm lợi nhuận biên hoặc các khoản được tính vào giá dịch vụ.
Giá gốc của sản phẩm nông nghiệp được thu hoạch từ các tài sản sinh học
20. Theo VAS 41 “Nông nghiệp”, hàng tồn kho là sản phẩm nông nghiệp mà
đơn vị thu hoạch từ các tài sản sinh học được ghi nhận ban đầu theo giá trị
hợp lý trừ đi chi phí bán tại thời điểm thu hoạch.
Kỹ thuật xác định giá gốc hàng tồn kho
21. Các kỹ thuật xác định giá gốc hàng tồn kho, như phương pháp chi phí chuẩn
hoặc phương pháp giá bán lẻ, có thể được sử dụng thuận tiện nếu các kết quả
tính toán xấp xỉ giá gốc.
Phương pháp chi phí chuẩn được tính theo mức sử dụng bình thường của
nguyên vật liệu, nhân công, hiệu quả và hiệu suất sử dụng. được điều chỉnh
theo các điều kiện hiện tại.
22. Phương pháp giá bán lẻ thường được dùng trong ngành bán lẻ để tính giá trị
của hàng tồn kho với số lượng lớn các mặt hàng thay đổi nhanh chóng và có
lợi nhuận biên tương tự mà không thể sử dụng các phương pháp tính giá gốc
khác. Giá gốc hàng tồn kho được xác định bằng cách lấy giá bán của hàng
tồn kho trừ đi lợi nhuận biên theo tỷ lệ phần trăm hợp lý. Tỷ lệ được sử dụng
có tính đến các mặt hàng đã bị hạ giá xuống thấp hơn giá bán ban đầu của
nó. Thông thường mỗi bộ phận bán lẻ sẽ sử dụng một tỷ lệ phần trăm bình
quân riêng.
Các phương pháp tính giá hàng tồn kho
23. Đối với các loại hàng tồn kho không thể thay thế nhau một cách thông
thường và hàng hóa được sản xuất hoặc dịch vụ được cung cấp theo
từng dự án riêng biệt, giá gốc hàng tồn kho được xác định theo phương
pháp “Thực tế đích danh”.
24. Theo phương pháp “Thực tế đích danh”, các chi phí cụ thể được phân bổ vào
các khoản mục hàng tồn kho có thể xác định được. Phương pháp này phù
hợp với các khoản mục được tách riêng cho từng dự án cụ thể, không phân
biệt hàng được mua về hay sản xuất ra. Tuy nhiên, đơn vị không áp dụng
phương pháp này trong trường hợp hàng tồn kho gồm số lượng lớn các
khoản mục có thể thay thế được cho nhau trong các điều kiện thông thường.
25. Đối với hàng tồn kho không thuộc các trường hợp quy định trong đoạn
23, giá gốc hàng tồn kho được tính theo phương pháp “Nhập trước -
Xuất trước” (FIFO) hoặc phương pháp “Bình quân gia quyền”. Đơn vị
chỉ được sử dụng một phương pháp duy nhất cho tất cả các loại hàng
tồn kho có cùng bản chất và công dụng. Đối với hàng tồn kho khác nhau
về bản chất và công dụng, các phương pháp tính giá hàng tồn kho khác
nhau có thể được xem xét áp dụng.
5
26. Hàng tồn kho được sử dụng trong bộ phận kinh doanh này của đơn vị có thể
có công dụng khác với cùng loại hàng tồn kho đó khi được sử dụng trong
một bộ phận kinh doanh khác. Sự khác biệt trong công dụng của hàng tồn
kho do các bộ phận kinh doanh khác nhau hoặc khác biệt về khu vực địa lý
(hoặc các quy định về thuế khác nhau), không phải là cơ sở để áp dụng các
công thức tính giá hàng tồn kho khác nhau.
27. Phương pháp “Nhập trước-Xuất trước” áp dụng dựa trên giả định là hàng tồn
kho được mua trước hoặc sản xuất trước thì được xuất trước và hàng tồn kho
còn lại cuối kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất gần thời điểm cuối
kỳ nhất. Theo phương pháp bình quân gia quyền, giá trị của mỗi khoản mục
hàng tồn kho được xác định dựa trên giá trị bình quân gia quyền của các
khoản mục tương tự tồn đầu kỳ và mua về hoặc sản xuất ra trong kỳ. Giá trị
bình quân có thể tính theo kỳ, hoặc theo mỗi lần nhập hàng, phụ thuộc vào
tình hình thực tế của đơn vị.
G i á t rị th u ần có t h ể th ực hi ện đượ c
28. Giá trị hàng tồn kho có thể không thu hồi được khi hàng tồn kho bị hư hỏng,
lỗi thời, giá bán bị giảm hoặc khi chi phí ước tính để hoàn thiện hay chi phí
ước tính để bán hàng tăng lên. Đơn vị phải ghi giảm giá gốc hàng tồn kho
xuống mức giá trị thuần có thể thực hiện được dể đảm bảo nguyên tắc tài sản
không được phản ánh lớn hơn giá trị ước tính có thể thu hồi được từ việc bán
hay sử dụng tài sản đó.
29. Đơn vị phải ghi giảm giá gốc hàng tồn kho xuống mức giá trị thuần có thể
thực hiện được theo từng loại hàng tồn kho. Trong một số trường hợp, đơn
vị cũng có thể ghi giảm giá gốc hàng tồn kho theo từng nhóm hàng tồn kho
có bản chất tương tự hoặc liên quan đến nhau, như hàng tồn kho được sản
xuất trên cùng một dây chuyền, có cùng công dụng, được bán trong cùng
một khu vực địa lý và không thể đánh giá một cách riêng biệt với các loại
hàng tồn kho khác trong cùng dây chuyền sản xuất đó. Trong trường hợp
này, việc ghi giảm giá trị hàng tồn kho theo từng loại như thành phẩm hoặc
tất cả hàng tồn kho của một bộ phận kinh doanh cụ thể là không phù hợp.
Đối với hoạt động cung cấp dịch vụ, nhà cung cấp thường gộp các chi phí
theo từng loại dịch vụ có giá bán riêng và coi như là một loại dịch vụ riêng
biệt cho mục đích ghi giảm giá trị hàng tồn kho.
30. Việc ước tính giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho phải dựa
trên bằng chứng tin cậy nhất hiện có tại thời điểm ước tính cũng như phải
xem xét đến sự biến động của giá cả hoặc chi phí trực tiếp liên quan đến các
sự kiện diễn ra sau ngày kết thúc kỳ kế toán mà các sự kiện này khẳng định
các điều kiện hiện có ở thời điểm thực hiện ước tính.
31. Việc ước tính giá trị thuần có thể thực hiện được cũng phải tính đến mục
đích tích trữ hàng tồn kho. Ví dụ, giá trị thuần có thể thực hiện được của
lượng hàng tồn kho được tích trữ để đáp ứng việc cung cấp dịch vụ hoặc
6
hàng hóa theo hợp đồng đã ký phải căn cứ trên giá trị trong hợp đồng.
Trường hợp lượng hàng tồn kho đang tích trữ lớn hơn số lượng cần cho các
hợp đồng đã ký thì giá trị thuần có thể thực hiện được của số hàng tồn kho
chưa ký được hợp đồng tiêu thụ sẽ được ước tính dựa trên giá bán chung.
Đơn vị có thể phải lập dự phòng trong trường hợp lượng hàng tồn kho đang
có hoặc có thể có từ các hợp đồng mua đã ký nhỏ hơn lượng hàng tồn kho
cần thiết để cung cấp cho các hợp đồng bán hàng đã ký. Các khoản dự phòng
này được thực hiện theo quy định trong VAS37 “Dự phòng, Nợ tiềm tàng và
tài sản tiềm tàng”.
32. Các nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ nắm giữ để sử dụng trong quá trình
sản xuất hàng tồn kho không được ghi giảm thấp hơn giá gốc nếu thành
phẩm do chúng góp phần cấu thành nên dự kiến sẽ được bán với giá bằng
hoặc cao hơn giá thành sản xuất. Tuy nhiên, khi sự giảm giá nguyên vật liệu
là bằng chứng thể hiện giá thành sản xuất sản phẩm cao hơn giá trị thuần có
thể thực hiện được thì giá trị nguyên vật liệu sẽ được ghi giảm xuống bằng
giá trị thuần có thể thực hiện được. Trong trường hợp này, giá trị của nguyên
vật liệu thay thế được coi là ước tính tốt nhất của giá trị thuần có thể thực
hiện được của nguyên vật liệu.
33. Trong từng kỳ tiếp theo, giá trị thuần có thể thực hiện được sẽ được đánh giá
lại. Trong trường hợp các điều kiện trước đây gây ra sự giảm giá trị của hàng
tồn kho không còn tồn tại hoặc khi có bằng chứng rõ ràng về việc giá trị
thuần có thể thực hiện được tăng lên do tình hình kinh tế thay đổi, giá trị
trước đây đã bị ghi giảm sẽ được hoàn nhập (tối đa bằng với giá trị đã bị ghi
giảm) để đảm bảo giá trị ghi sổ hàng tồn kho sẽ là giá trị thấp hơn giữa giá
gốc và giá trị thuần có thể thực hiện được. Ví dụ như trường hợp một khoản
mục hàng tồn kho bị ghi giảm giá trị theo giá trị thuần có thể thực hiện được
do giá bán giảm, nhưng trong kỳ kế toán sau giá bán lại tăng trở lại.
Ghi nhận chi phí
34. Khi bán hàng tồn kho, giá trị ghi sổ của hàng tồn kho này được ghi
nhận là chi phí trong kỳ mà doanh thu liên quan được ghi nhận. Các
khoản ghi giảm giá trị về giá trị thuần có thể thực hiện được và các
khoản hao hụt, mất mát của hàng tồn kho được ghi nhận là chi phí
trong kỳ kế toán xảy ra việc giảm giá trị hoặc hao hụt, mất mát. Khi giá
trị thuần có thể thực hiện được tăng lên thì đơn vị phải thực hiện hoàn
nhập các khoản đã ghi giảm giá trị hàng tồn kho trước đây bằng cách
ghi giảm chi phí phát sinh trong kỳ.
35. Một số hàng tồn kho có thể được phân bổ cho các tài sản khác, ví dụ, hàng
tồn kho được sử dụng để xây dựng, sản xuất các tài sản như nhà xưởng,
trang thiết bị. Những hàng tồn kho này được ghi nhận vào giá trị tài sản.
Trì n h b ày b áo cáo t ài ch í nh
36. Trong báo cáo tài chính, doanh nghiệp phải trình bày:
7
(a) Các chính sách kế toán áp dụng trong việc xác định giá trị hàng
tồn kho, bao gồm cả các phương pháp tính giá trị hàng tồn kho;
(b) Giá trị ghi sổ tổng cộng của hàng tồn kho và giá trị ghi sổ của các
loại hàng tồn kho phù hợp với cách phân loại của doanh nghiệp;
(c) Giá trị ghi sổ của hàng tồn kho được ghi nhận theo giá trị hợp lý
trừ đi chi phí bán hàng;
(d) Giá trị hàng tồn kho ghi nhận là chi phí trong kỳ;
(e) Khoản ghi giảm giá trị hàng tồn kho được ghi nhận là chi phí
trong kỳ theo quy định trong đoạn 34;
(f) Khoản hoàn nhập (đối với số đã ghi giảm giá trị hàng tồn kho
trước đây) được ghi giảm chi phí trong kỳ theo quy định trong
đoạn 34;
(g) Tình huống hay sự kiện dẫn đến việc hoàn nhập theo quy định
trong đoạn 34; và
(h) Giá trị ghi sổ của hàng tồn kho được cầm cố, bảo đảm cho các
khoản nợ phải trả.
37. Thông tin về giá trị ghi sổ theo từng loại hàng tồn kho khác nhau và biến
động trong kỳ của các tài sản này là thông tin hữu ích đối với người sử dụng
báo cáo tài chính. Việc phân loại hàng tồn kho thông thường bao gồm: Hàng
hóa, nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, sản phẩm dở dang và thành phẩm.
Hàng tồn kho của nhà cung cấp dịch vụ có thể coi là chi phí sản xuất kinh
doanh dở dang.
38. Giá trị hàng tồn kho được ghi nhận là chi phí trong kỳ thường được trình bày
là giá vốn hàng bán, gồm các chi phí trước đây được bao gồm trong giá trị
hàng tồn kho đã được bán cộng với chi phí sản xuất chung không được phân
bổ và các khoản chi phí sản xuất khác, ví dụ như chi phí phân phối sản
phẩm.

You might also like