You are on page 1of 14

CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG BỈM SƠN

TÊN ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC XXX

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN BIỂU MẪU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOÀN THÀNH CÔNG VIỆC

Phần 1 Báo cáo đánh giá hiệu quả hoàn thành công việc cấp phòng, ban

1.0 Hướng dẫn điền thông tin vào biểu mẫu đánh giá hiệu quả hoàn thành công việc cấp phòng, ban

1.1 Báo cáo đánh giá hiệu quả hoàn thành công việc cấp phòng, ban

Phần 2 Báo cáo đánh giá hiệu quả hoàn thành công việc cấp cá nhân của phòng, ban

2.0 Hướng dẫn điền thông tin vào biểu mẫu đánh giá hiệu quả hoàn thành công việc cấp cá nhân

2.1 Báo cáo đánh giá hiệu quả hoàn thành công việc của cấp cá nhân - Ghi đầy đủ họ tên nhân sự

Phần 3 Biểu mẫu xác định trọng số giữa các KPI trong Danh mục KPI ưu tiên
HƯỚNG DẪN ĐIỀN THÔNG TIN VÀO BIỂU MẪU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOÀN THÀNH
CÔNG VIỆC CẤP PHÒNG, BAN

I/ Mục tiêu
Giới thiệu tổng quan về biểu mẫu, các bước thực hiện ghi nhận thông tin, một số lưu ý trong việc thiết lập KPI, theo dõi đánh giá tình hình thực hiện và đánh giá
mức độ hiệu quả hoàn thành công việc cấp phòng, ban.

II/ Hướng dẫn điền thông tin vào Biểu mẫu đánh giá hiệu quả hoàn thành công việc cấp đơn vị
Cấu trúc của Biểu mẫu đánh giá hiệu quả gồm thông tin tổng quát về đơn vị, bảng thể hiện kết quả thực hiện chỉ tiêu KPI của phòng, ban và giải trình của về kết quả
hoàn thành công việc cấp phòng, ban: thực hiện chỉ tiêu KPI trong tháng.

* Lưu ý: ► Biểu mẫu này chỉ dành cho Trưởng các phòng, ban tại đơn vị trực thuộc thực hiện hoàn thiện các thông tin.

► Các anh/chị vui lòng chỉ điền thông tin vào các ô màu trắng. Đối với các ô thông tin có công thức (màu xanh), kết quả tính toán sẽ được hiển thị tự động, tuy nhiên, có thể xem
xét điều chỉnh công thức cho phù hợp với từng chỉ số KPI.
Bước 1: Anh/Chị vui lòng điền đầy đủ thông tin về phòng/ ban, Trưởng và Phó phòng/ ban và người thực hiện đánh giá

Bước 2: ► Trưởng phòng/ ban thực hiện đề xuất KPI của phòng/ ban, bao gồm: (1) Mục tiêu, (2) Tên, (3) Công thức tính toán, (4) Nhân sự chịu trách nhiệm, (5) Đơn vị tính, (6)
Loại KPI, (7) Tần suất theo dõi, (8) Trọng số và (9) chỉ tiêu hoàn thành cho từng kỳ trong năm sau khi thảo luận với Phó phòng/ ban/ xưởng (nếu cần). Các thông tin này
sẽ được điền tương ứng vào các cột C, D, E, F, G, H, I, J, K và L trong Sheet 2.1. Báo cáo đánh giá hiệu quả hoàn thành công việc cấp phòng, ban, xưởng.

► Phòng TCHC/ phòng HCTH tại đơn vị thực hiện rà soát và cho ý kiến điều chỉnh (nếu cần).
► Sau đó, KPI của phòng, ban, xưởng sẽ được gửi Giám đốc đơn vị xem xét, phê duyệt và ban hành chính thức.

Một số nguyên tắc trong quá trình thực hiện bước 02


a. Về số lượng KPI:
► Chỉ nên thiết lập tối đa 12 KPI cho mỗi phòng, ban
b. Các KPI được thiết lập phải đảm bảo tính khái quát, tập trung vào kết quả công việc chính cũng như có thể đo lường một cách khách quan và chính xác. Căn cứ xác
định, rà soát và phê duyệt KPI cấp phòng, ban:

► Mục tiêu, kế hoạch và ngân sách hoạt động năm được giao của phòng/ban/xưởng trong kỳ;
► Bản mô tả công việc, phân công chức năng nhiệm vụ của vị trí đảm trách;
► Danh mục KPI ưu tiên cho Trưởng & Phó phòng/ban/xưởng và Thư viện chỉ số đo lường hiệu quả hoạt động (PI) của Công ty;
► Danh mục KPI của phòng ban, xưởng đã được Giám đốc đơn vị phê duyệt;
► Đánh giá việc thực hiện chỉ tiêu KPI kỳ trước của Trưởng và Phó phòng/ban/xưởng.

c. Mục tiêu, tên, công thức đo lường và trọng số KPI được gắn cho phòng/ ban không đổi giữa 03 tháng đánh giá trong quý. Mọi điều chỉnh trong quá trình thực hiện đối
với KPI cấp phòng/ban/xưởng phải được Giám đốc đơn vị phê duyệt. Phòng TCHC/ phòng HCTH tại đơn vị có trách nhiệm tổng hợp và lưu trữ các văn bản liên quan.

d. Trong trường hợp cần thiết lập KPI mới phù hợp với các thay đổi về mục tiêu và kế hoạch hoạt động của phòng, ban, xưởng tại cấp ĐVTT, KPI mới được thiết lập phải
đảm bảo yếu tố SMART:
►S (Specific) - Cụ thể: Được diễn đạt rõ ràng và tập trung vào kết quả cuối cùng được kỳ vọng mang lại
►M (Measurable) - Đo lường được: Có thể đo lường hoặc định lượng một cách khách quan để xác định mức độ hoàn thành
►A (Achievable) - Có thể đạt được: Không vượt quá phạm vi về quyền hạn và năng lực của chủ thể dự kiến đánh giá
►R (Relevant) - Liên quan: Gắn liền với chức năng, nhiệm vụ của đơn vị
►T (Time-bound) - Được đặt trong thời gian cụ thể: Xác định rõ thời hạn để hoàn thành

e. Tiêu chí phân loại KPI khuyến khích (Positive) và KPI hạn chế (Negative)
1. KPI khuyến khích (Positive KPI):
► Là các chỉ số đo lường mục tiêu công việc/hoạt động mà chỉ tiêu hoàn thành tỷ lệ thuận với lợi ích mang lại
► Đối với các KPI này, chủ thể được đánh giá có thể đạt tỷ lệ hoàn thành là trên 100% và doanh nghiệp cũng khuyến khích hoàn thành vượt chỉ tiêu đề ra.

2. KPI hạn chế (Negative KPI):


► Là các chỉ số đo lường mục tiêu công việc/hoạt động cần được hạn chế và kiểm soát do có thể ảnh hưởng tiêu cực khả năng hoàn thành mục tiêu về sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp
► Các KPI này chỉ cho phép chủ thể được đánh giá đạt tỷ lệ hoàn thành tối đa là 100%.

f. Đối với một số KPI đặc thù gắn liền với trách nhiệm cơ bản của đơn vị nhằm duy trì hoạt động ổn định của toàn Công ty, xem xét thống nhất nguyên tắc thiết lập chỉ tiêu
hoàn thành để đảm bảo sự công bằng của hệ thống quản lý hiệu quả hoàn thành công việc. Cụ thể:
► Chỉ số đo lường Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch thực hiện công việc liên quan tới mảng chức năng/ công việc được giao trong kỳ: Khuyến nghị áp dụng chỉ tiêu hoàn
thành là 100%;
► Chỉ số đo lường Tỷ lệ nhân viên tham dự các chương trình đào tạo của phòng/ ban/ phân xưởng/ đơn vị theo yêu cầu trong kỳ: Khuyến nghị áp dụng chỉ tiêu hoàn
thành là 100%;
► Chỉ số đo lường Số lần bị cấp có thẩm quyền kết luận là xảy ra chậm trễ, sai sót trong việc cung cấp thông tin và lập báo cáo theo phân công phụ trách trong kỳ:
Khuyến nghị áp dụng chỉ tiêu hoàn thành là 0 lần.

g. Trong trường hợp một số phòng/ ban/ phân xưởng/ vị trí chức danh cùng tham gia thực hiện một mục tiêu hoạt động/ công việc, chỉ số KPI được thiết lập với cùng công
thức đo lường và chỉ tiêu hoàn thành. Tuy nhiên, trọng số của KPI cần được xem xét và phân bổ phù hợp với vai trò (chủ trì hoặc phối hợp) của từng đối tượng liên
quan.
HƯỚNG DẪN ĐIỀN THÔNG TIN VÀO BIỂU MẪU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOÀN THÀNH
CÔNG VIỆC CẤP PHÒNG, BAN

Lưu ý: ► Trọng số của từng KPI được xác định dựa trên phương pháp so sánh cặp (tại Phần 4 - Biểu mẫu xác định trọng số giữa các KPI trong Danh mục KPI)
► Trong trường hợp Loại KPI được chọn là Positive (Khuyến khích), Tỷ lệ hoàn thành chỉ tiêu KPI của từng kỳ có thể được tính toán tự động theo công thức có sẵn và
thể hiện tại các cột R, W và AB.
► Công thức tính toán có thể được thay đổi nếu cần.

Bước 3: Cập nhật thông tin về tình hình thực hiện chỉ tiêu KPI và đánh giá hiệu quả hoàn thành công việc của đơn vị:
► Vào thời điểm trước ngày 13 hàng tháng, Trưởng các phòng, ban tại đơn vị trực thuộc điền thông tin kết quả thực hiện chỉ tiêu KPI theo tháng vào cột N, O, P, Q,
S, T, U, V, X, Y, Z, AA và cập nhật tỷ lệ hoàn thành chỉ tiêu KPI của phòng/ ban/ xưởng vào Biểu mẫu đánh giá hiệu quả hoàn thành công việc của phòng/ ban/ xưởng
vào cột R, W, AB; đề xuất kết quả đánh giá hiệu quả hoàn thành công việc của phòng/ban/xưởng phụ trách và ghi nhận các Giải trình liên quan (nếu có vào Mục 1. Giải
trình kết quả thực hiện chỉ tiêu KPI , Phần III- Đánh giá kết quả thực hiện chỉ tiêu KPI trong kỳ của biểu mẫu), gửi Tổ thường trực KPI của đơn vị để tổng hợp, rà soát
trước khi trình GĐ đơn vị phê duyệt.

► Tổ thường trực KPI của đơn vị trực thuộc trình Giám đốc đơn vị phê duyệt kết quả đánh giá hiệu quả hoàn thành công việc trong tháng của phòng, ban, xưởng.

Một số nguyên tắc trong quá trình thực hiện bước 03


a. Nguyên tắc xác định Tỷ lệ hoàn thành chỉ tiêu KPI
Đối với các KPI khuyến khích (Positive KPI):

Tỷ lệ hoàn thành chỉ tiêu KPI = (𝑻𝒉ự𝒄 𝒕ế 𝒉𝒐à𝒏 𝒕𝒉à𝒏𝒉 𝑲𝑷𝑰)/(𝑪𝒉ỉ 𝒕𝒊ê𝒖 𝒉𝒐à𝒏 𝒕𝒉à𝒏𝒉 𝑲𝑷𝑰) x 100%
Đối với các KPI hạn chế (Negative KPI):

Tỷ lệ hoàn thành chỉ tiêu KPI =


[𝟏−((𝑻𝒉ự𝒄 𝒕ế 𝒉𝒐à𝒏 𝒕𝒉à𝒏𝒉 𝑲𝑷𝑰)/(𝑪𝒉ỉ 𝒕𝒊ê𝒖 𝒉𝒐à𝒏 𝒕𝒉à𝒏𝒉 𝑲𝑷𝑰) - 1 )] x
100%
► Nếu kết quả tính toán nhỏ hơn 0%, áp dụng tỷ lệ hoàn thành bằng 0%;
► Nếu kết quả tính toán lớn hơn 100%, áp dụng tỷ lệ hoàn thành bằng 100%;
► Đối với các KPI hạn chế có chỉ tiêu hoàn thành KPI bằng 0, áp dụng tỷ lệ hoàn thành bằng 100% nếu thực tế hoàn thành chỉ tiêu KPI bằng 0. Trong trường hợp còn
lại, sẽ xác định tỷ lệ hoàn thành chỉ tiêu KPI dựa trên mức độ nghiêm trọng của ảnh hưởng mang lại.
► Đối với các KPI hạn chế có tác động trực tiếp đến kết quả sản xuất kinh doanh, góp phần giảm chi phí và tăng lợi nhuận của Công ty, áp dụng cơ chế cộng điểm nếu
nhân sự hoàn thành KPI tốt hơn chỉ tiêu đã đặt ra.

► Quy định về điểm và hệ số hoàn thành công việc của đơn vị (Kkpi đvi )
Tỷ lệ hoàn thành công việc Hệ số hoàn thành công việc cấp đơn vị
Tổng số điểm KPI mà đơn vị đó đạt được trong
Trên 100% kỳ/100%

Từ 95% đến 100% 1


Từ 85% đến dưới 95% 0.9
Từ 80% đến 85% 0.8
Dưới 80% 0.7

► Công thức tính toán đối với các KPI hạn chế nêu trên sẽ không áp dụng:
- Đối với KPI về "Số lần bị kết luận là xảy ra chậm trễ, sai sót trong việc cung cấp thông tin và lập báo cáo trong kỳ": Với mỗi lần chậm trễ liên quan tới các báo cáo định
kỳ, tỷ lệ hoàn thành của phòng, ban, xưởng đối với KPI này sẽ giảm 20%. Với mỗi lần chậm trễ liên quan tới việc lập báo cáo đột xuất so với thời hạn đề ra, tỷ lệ hoàn
thành chỉ tiêu KPI này của phòng, ban, xưởng sẽ giảm 10%.
- Đối với các KPI liên quan tới "Số lần bị kết luận là có sai sót, vi phạm, không tuân thủ, số lần xảy ra sự cố trong kỳ": TGĐ/ GĐ sẽ xác định tỷ lệ hoàn thành chỉ tiêu KPI
của phòng, ban, xưởng dựa trên mức độ nghiêm trọng của ảnh hưởng mang lại.

Lưu ý: Trong trường hợp loại KPI là KPI khuyến khích, Tỷ lệ hoàn thành chỉ tiêu KPI hàng tháng có thể được xác định tự động dựa trên tổng các giá trị thực tế hoàn thành chỉ
tiêu KPI được ghi nhận theo tuần. Do vậy, cần lưu ý cách thức ghi nhận số liệu thực tế hoàn thành trong kỳ đối với các KPI có đơn vị tính là phần trăm (%),
► Trường hợp 1: Nếu Mẫu số trong công thức đo lường KPI là giá trị cố định được xác định tại đầu tháng, Tử số sẽ là giá trị thực tế hoàn thành trong các tuần trong
tháng đó;
► Trường hợp 2: Nếu Mẫu số trong công thức đo lường KPI là giá trị biến đổi trong tháng, Số liệu thực tế hoàn thành chỉ tiêu KPI đã ghi nhận trong các tháng trước đó
cần phải được cập nhật tương ứng với giá trị biến đổi của Mẫu số trong các tuần trong tháng.

VÍ DỤ

b. Nguyên tắc xác định Tổng điểm kết quả hoàn thành KPI trong kỳ
HƯỚNG DẪN ĐIỀN THÔNG TIN VÀO BIỂU MẪU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOÀN THÀNH
CÔNG VIỆC CẤP PHÒNG, BAN

Tổng điểm kết quả hoàn thành KPI trong tháng (A):

A = ∑_(𝒊=𝟏)^𝒏▒ 〖𝑵 (𝒊) ∗𝒕(𝒊)


Trong đó: 〗
► N(i): Tỷ lệ hoàn thành chỉ tiêu KPI thứ i, (được xác định dựa trên mức độ hoàn thành chỉ tiêu KPI của đơn vị trong kỳ hoặc quyết định của TGĐ dựa trên mức độ
nghiêm trọng của ảnh hưởng mang lại (đối với một số loại KPI được quy định))
► t(i): Trọng số của KPI thứ i trong danh sách

c. Công thức xác định Kết quả hoàn thành công việc theo quý của phòng/ ban/ xưởng

(𝑲ế𝒕 𝒒𝒖ả 𝒉𝒐à𝒏 𝒕𝒉à𝒏𝒉 𝒄ô𝒏𝒈 𝒗𝒊ệ𝒄 𝐭𝐫𝐨𝐧𝐠 𝒕𝒉á𝐧𝐠 𝐭𝐡ứ 𝟏+ 𝑲ế𝒕 𝒒𝒖ả 𝒉𝒐à𝒏 𝒕𝒉à𝒏𝒉 𝒄ô𝒏𝒈 𝒗𝒊ệ𝒄
𝐭𝐫𝐨𝐧𝐠 𝒕𝒉á𝒏𝒈 𝒕𝒉ứ 𝟐+𝑲ế𝒕 𝒒𝒖ả 𝒉𝒐à𝒏 𝒕𝒉à𝒏𝒉 𝒄ô𝒏𝒈 𝒗𝒊ệ𝒄 𝒕𝒓𝒐𝒏𝒈 𝒕𝒉á𝒏𝒈 𝒕𝒉ứ 𝟑)/𝟑

d. Căn cứ rà soát kết quả hoàn thành công việc trong tháng của phòng/ ban/ xưởng:
► Báo cáo tình hình sản xuất, kinh doanh tháng trong toàn Công ty bao gồm các nội dung báo cáo tình hình triển khai kế hoạch và ngân sách hoạt động của các đơn
vị trực thuộc; các phòng, ban, xưởng trực thuộc Công ty;
► Báo cáo tình hình hoàn thành các mục tiêu hoạt động tháng của phòng/ ban/ xưởng so với các chỉ tiêu và kế hoạch và ngân sách hoạt động được duyệt đầu năm;
► Kết luận cuộc họp giao ban tại Công ty;
► Mức độ hoàn thành các chỉ tiêu KPI;
► Trao đổi giữa Tổ thường trực KPI với lãnh đạo đơn vị;
► Nguyên nhân (khách quan và/hoặc chủ quan) ảnh hưởng tới khả năng hoàn thành chỉ tiêu KPI của phòng/ ban/ xưởng.

e. Các nguyên tắc khác:


► Toàn bộ nội dung liên quan đến việc đánh giá hiệu quả hoàn thành công việc phải được ghi nhận một cách rõ ràng và đầy đủ trong Biểu mẫu đánh giá KPI nhằm
tạo căn cứ cho các bên có thẩm quyền rà soát, phê duyệt;
► Bất kỳ sự chênh lệch giữa kết quả hoàn thành chỉ tiêu KPI cuối tháng so với kết quả thực tế ghi nhận của các tuần trong tháng đó cần phải được các bên liên quan
giải trình bằng văn bản;
► Các biểu mẫu cần gửi cả bản cứng và bản mềm. Bản mềm phải được gửi cùng thời hạn với bản cứng.
CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG BỈM SƠN
TÊN ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC XXX

Biểu mẫu số 01

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOÀN THÀNH CÔNG VIỆC CẤP PHÒNG, BAN
QUÝ …./….
I. THÔNG TIN TỔNG QUÁT Trưởng phòng/ban
Tên đơn vị Chi nhánh Quảng Trị Phó phòng/ban KPI khuyến khích

Tên phòng/ ban Phòng Điều hành sản xuất

Họ & tên của Trưởng phòng/ ban Lãnh đạo phòng/ban Negative

Họ & tên của Phó phòng/ ban

Họ & tên người thực hiện theo dõi, đánh giá

II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHỈ TIÊU KPI CỦA PHÒNG, BAN

Chỉ tiêu hoàn thành trong quý Thực tế hoàn thành trong quý Kết quả hoàn thành KPI trong quý

Nhân sự chịu trách Tần suất Tỷ lệ hoàn Tỷ lệ hoàn Tỷ lệ hoàn


STT Mục tiêu Tên KPI Công thức tính toán Đơn vị tính Loại KPI Trọng số thành chỉ thành chỉ thành chỉ
nhiệm theo dõi Bình quân
Tháng thứ 1 Tháng thứ 2 Tháng thứ 3 Tuần 1 Tuần 2 Tuần 3 Tuần 4 tiêu KPI Tuần 1 Tuần 2 Tuần 3 Tuần 4 tiêu KPI Tuần 1 Tuần 2 Tuần 3 Tuần 4 tiêu KPI Tháng thứ 1 Tháng thứ 2 Tháng thứ 3
cả quý
trong tháng trong tháng trong tháng
thứ 1 thứ 2 thứ 3

Tổng 0% 0.00% 0.00% 0.00% 0.00%


HƯỚNG DẪN ĐIỀN THÔNG TIN VÀO BIỂU MẪU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOÀN THÀNH
CÔNG VIỆC CẤP CÁ NHÂN

I/ Mục tiêu

Giới thiệu tổng quan về biểu mẫu, các bước thực hiện ghi nhận thông tin, một số lưu ý trong việc thiết lập KPI, theo dõi đánh giá tình hình thực hiện và đánh giá mức
độ hiệu quả hoàn thành công việc cấp cá nhân.

II/ Hướng dẫn điền thông tin vào Biểu mẫu đánh giá hiệu quả hoàn thành công việc cấp đơn vị

Cấu trúc của Biểu mẫu đánh giá hiệu quả gồm thông tin tổng quát về nhân sự, bảng thể hiện kết quả thực hiện chỉ tiêu KPI của nhân sự được đánh giá và giải trình của về
hoàn thành công việc cấp cá nhân: kết quả thực hiện chỉ tiêu KPI trong tháng.

► Biểu mẫu này chỉ dành cho Nhân sự phụ trách theo dõi KPI tại phòng/ ban/ xưởng (theo phân công của Trưởng phòng/ban/xưởng) và Trưởng phòng/ban/xưởng thực hiện hoàn
* Lưu ý:
thiện các thông tin.

► Các anh/chị vui lòng chỉ điền thông tin vào các ô màu trắng. Đối với các ô thông tin có công thức (màu xanh), kết quả tính toán sẽ được hiển thị tự động, tuy nhiên, có thể xem xét
điều chỉnh công thức cho phù hợp với từng chỉ số KPI.
Bước 1: Anh/Chị điền đầy đủ các thông tin về nhân sự cần thiết lập KPI, nhân sự phụ trách theo dõi KPI và cấp quản lý trực tiếp

Bước 2: 1. Đối với Trưởng và Phó phòng/ban/xưởng:


► Trưởng phòng/ban/xưởng thực hiện đề xuất Danh mục KPI cho quý tới của bản thân và Phó phòng/ban/xưởng (gồm mục tiêu, tên KPI, công thức đo lường, trọng số và
chỉ tiêu hoàn thành), bao gồm: (1) Mục tiêu, (2) Tên, (3) Công thức tính toán, (4) Đơn vị tính, (5) Loại KPI, (6) Tần suất theo dõi, (7) Trọng số và (8) Chỉ tiêu hoàn thành cho
từng tháng trong quý. Các thông tin này sẽ được điền tương ứng vào các cột C, D, E, F, G, H, I, J và K trong Sheet 3.1. Báo cáo đánh giá hiệu quả hoàn thành công việc
cấp cá nhân.
► Trưởng phòng/ban/xưởng tại đơn vị gửi Biểu mẫu đánh giá hiệu quả hoàn thành công việc tới phòng TCHC/ phòng HCTH để rà soát, cho ý kiến điều chỉnh cùng với Tổ
thường trực KPI tại đơn vị.
► Sau khi được các bên liên quan thống nhất, KPI của toàn bộ các vị trí quản lý tại đơn vị sẽ được phòng TCHC/ phòng HCTH tổng hợp để trình Giám đốc đơn vị rà soát,
phê duyệt và ban hành chính thức.

2. Đối với các nhân sự làm việc tại phòng, ban, xưởng tại đơn vị:
► Các nhân viên trong phòng, ban, xưởng tại đơn vị thực hiện xây dựng Danh mục KPI cho bản thân trong quý tới, và điền thông tin về KPI đề xuất vào Biểu mẫu đánh giá
hiệu quả hoàn thành công việc, bao gồm: (1) Mục tiêu, (2) Tên, (3) Công thức tính toán, (4) Đơn vị tính, (5) Loại KPI, (6) Tần suất theo dõi, (7) Trọng số và (8) Chỉ tiêu hoàn
thành cho từng tháng trong quý. Các thông tin này sẽ được điền tương ứng vào các cột C, D, E, F, G, H, I, J và K trong Sheet 3.1. Báo cáo đánh giá hiệu quả hoàn thành
công việc cấp cá nhân; sau đó, chuyển cho nhân sự phụ trách KPI của phòng/ban (nếu có) để tổng hợp, trình Trưởng phòng/ban rà soát và phê duyệt.

Một số nguyên tắc trong quá trình thực hiện bước 02


a. Về số lượng KPI:
► Chỉ nên thiết lập tối đa 08 KPI cho mỗi nhân sự quản lý
► Chỉ nên thiết lập tối đa 05 KPI cho mỗi cá nhân còn lại
b. Căn cứ xác định, rà soát và phê duyệt KPI cấp cá nhân:
i. Căn cứ xác định, rà soát và phê duyệt KPI của Trưởng & Phó phòng/ban:
► Mục tiêu, kế hoạch và ngân sách hoạt động được giao của phòng/ban/xưởng trong kỳ;
► Bản mô tả công việc, phân công chức năng nhiệm vụ của vị trí đảm trách;
► Danh mục KPI ưu tiên cho Trưởng & Phó phòng/ban/xưởng và Thư viện chỉ số đo lường hiệu quả hoạt động (PI) của Công ty;
► Danh mục KPI của phòng, ban, xưởng đã được Giám đốc đơn vị phê duyệt;
► Đánh giá việc thực hiện chỉ tiêu KPI tháng trước của Trưởng và Phó phòng/ban/xưởng.

ii. Căn cứ xác định, rà soát và phê duyệt KPI của các nhân sự còn lại của phòng, ban:

► Danh mục KPI được TGĐ phê duyệt cho phòng/ ban/ xưởng có liên quan tới chức năng, nhiệm vụ chuyên môn của cán bộ phụ trách;
► Danh mục KPI đã thiết lập cho Trưởng & Phó phòng ban, xưởng;
► Bản mô tả công việc, phân công chức năng nhiệm vụ của vị trí đảm trách;
► Danh mục KPI ưu tiên cho vị trí chức danh và Thư viện chỉ số đo lường hiệu quả hoạt động (PI) của Công ty;
► Đánh giá việc thực hiện chỉ tiêu KPI tháng trước của vị trí;
► Kỳ vọng của cấp quản lý trực tiếp về khả năng và sự nỗ lực, cố gắng cải thiện hiệu quả làm việc sau khi được trao đổi và thống nhất với mỗi chủ thể dự kiến đánh giá.

c. Mục tiêu, tên, công thức đo lường và trọng số KPI được gắn cho mỗi nhân sự và không đổi giữa các tháng trong quý. Mọi điều chỉnh trong quá trình thực hiện phải được
Trưởng phòng/ban/xưởng giải trình bằng văn bản, gửi phòng TCHC/ phòng HCTH rà soát và trình Giám đốc đơn vị phê duyệt. Phòng TCHC/ phòng HCTH có trách nhiệm
tổng hợp và lưu trữ các văn bản liên quan.

d. Trong trường hợp cần thiết lập KPI mới phù hợp với thay đổi về mục tiêu và kế hoạch của phòng, ban, xưởng, KPI mới được thiết lập phải đảm bảo yếu tố SMART:
►S (Specific) - Cụ thể: Được diễn đạt rõ ràng và tập trung vào kết quả cuối cùng được kỳ vọng mang lại
►M (Measurable) - Đo lường được: Có thể đo lường hoặc định lượng một cách khách quan để xác định mức độ hoàn thành
►A (Achievable) - Có thể đạt được: Không vượt quá phạm vi về quyền hạn và năng lực của chủ thể dự kiến đánh giá
►R (Relevant) - Liên quan: Gắn liền với chức năng, nhiệm vụ của đơn vị
►T (Time-bound) - Được đặt trong thời gian cụ thể: Xác định rõ thời hạn để hoàn thành

e. Tiêu chí phân loại KPI khuyến khích (Positive) và KPI hạn chế (Negative)
HƯỚNG DẪN ĐIỀN THÔNG TIN VÀO BIỂU MẪU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOÀN THÀNH
CÔNG VIỆC CẤP CÁ NHÂN

1. KPI khuyến khích (Positive KPI):


► Là các chỉ số đo lường mục tiêu công việc/hoạt động mà chỉ tiêu hoàn thành tỷ lệ thuận với lợi ích mang lại
► Đối với các KPI này, chủ thể được đánh giá có thể đạt tỷ lệ hoàn thành là trên 100% và doanh nghiệp cũng khuyến khích hoàn thành vượt chỉ tiêu đề ra.

2. KPI hạn chế (Negative KPI):


► Là các chỉ số đo lường mục tiêu công việc/hoạt động cần được hạn chế và kiểm soát do có thể ảnh hưởng tiêu cực khả năng hoàn thành mục tiêu về sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp
► Các KPI này chỉ cho phép chủ thể được đánh giá đạt tỷ lệ hoàn thành tối đa là 100%.

f. Đối với một số KPI đặc thù gắn liền với trách nhiệm cơ bản của đơn vị nhằm duy trì hoạt động ổn định của toàn Công ty, xem xét thống nhất nguyên tắc thiết lập chỉ tiêu
hoàn thành để đảm bảo sự công bằng của hệ thống quản lý hiệu quả hoàn thành công việc. Cụ thể:
► Chỉ số đo lường Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch thực hiện công việc liên quan tới mảng chức năng/ công việc được giao trong kỳ: Khuyến nghị áp dụng chỉ tiêu hoàn thành là
100%;
► Chỉ số đo lường Tỷ lệ nhân viên tham dự các chương trình đào tạo của phòng/ ban/ phân xưởng/ đơn vị theo yêu cầu trong kỳ: Khuyến nghị áp dụng chỉ tiêu hoàn thành
là 100%;
► Chỉ số đo lường Số lần bị cấp có thẩm quyền kết luận là xảy ra chậm trễ, sai sót trong việc cung cấp thông tin và lập báo cáo theo phân công phụ trách trong kỳ: Khuyến
nghị áp dụng chỉ tiêu hoàn thành là 0 lần.

g. Một số nguyên tắc khác:


i. Đối với danh mục KPI của các vị trí cấp trưởng và phó phòng, ban, phân xưởng tại đơn vị:
► Danh mục KPI của các vị trí này được chia thành 02 nhóm:
► Nhóm các KPI liên quan tới trách nhiệm chuyên môn của vị trí: được phân bổ từ danh mục KPI được duyệt của toàn Công ty, đơn vị, phòng, ban, phân xưởng.
► Nhóm các KPI liên quan tới trách nhiệm quản trị nội bộ (nếu có) của vị trí: được thiết lập căn cứ trên kỳ vọng của cấp quản lý trực tiếp đối với vai trò, trách nhiệm
của vị trí trong công tác:
► Thúc đẩy đào tạo phát triển đội ngũ;
► Quản lý ngân sách một cách hiệu quả;
► Đảm bảo tính kịp thời, chính xác trong việc cung cấp thông tin phục vụ hoạt động điều hành của doanh nghiệp.
► Để đảm bảo tính công bằng trong quá trình đánh giá, tỷ lệ phân bổ trọng số đối với 02 nhóm KPI này cần được thống nhất trong toàn Công ty. Thông thường, tỷ lệ phân
bổ này sẽ là 80% đối với nhóm KPI chuyên môn và 20% đối với nhóm KPI quản trị nội bộ. Đồng thời, tỷ lệ phân bổ trọng số giữa các KPI thuộc nhóm KPI quản lý cũng nên
được thống nhất giữa các vị trí trong toàn Công ty.

iii. Đối với danh mục KPI của nhóm vị trí quản lý cơ sở gồm Trưởng ca, Đội trưởng, Tổ trưởng (chuyên trách):
► Danh mục KPI của nhóm vị trí này chỉ nên tập trung vào trách nhiệm chuyên môn.
► Các KPI được thiết lập phải đảm bảo phù hợp với bản mô tả công việc của vị trí cũng như gắn liền các mục tiêu, kế hoạch hoạt động được giao của toàn bộ phận mà vị
trí phụ trách.

iii. Đối với danh mục KPI của các vị trí chức danh còn lại gồm nhân viên, Tổ trưởng kiêm nhiệm:
► Trong trường hợp có nhiều nhân sự cùng đảm nhận một vị trí chức danh công việc, tên, công thức đo lường và trọng số của các KPI trong danh mục cần được đồng
nhất giữa các nhân sự. Tùy thuộc vào quy mô, mức độ phức tạp công việc đảm nhận, chỉ tiêu hoàn thành KPI sẽ được điều chỉnh phù hợp với từng nhân sự.
► Liên quan tới các nhân sự kiêm nhiệm chức danh Tổ trưởng, áp dụng danh mục KPI tương ứng với chức danh công việc chuyên môn đảm nhận.

Lưu ý: ► Trọng số của từng KPI được xác định dựa trên phương pháp so sánh cặp (tại Phần 4 - Biểu mẫu xác định trọng số giữa các KPI trong Danh mục KPI)
► Trong trường hợp Loại KPI được chọn là Positive (Khuyến khích), Tỷ lệ hoàn thành chỉ tiêu KPI của từng kỳ có thể được tính toán tự động theo công thức có sẵn và thể
hiện tại các cột R, W và AB.
► Công thức tính toán có thể được thay đổi nếu cần.

Bước 3: Cập nhật thông tin về tình hình thực hiện chỉ tiêu KPI và đánh giá hiệu quả hoàn thành công việc của đơn vị:
1. Đối với Trưởng, Phó phòng, ban, xưởng tại đơn vị:
► Trước ngày 13 hàng tháng, Trưởng các phòng, ban tại đơn vị trực thuộc điền thông tin kết quả thực hiện chỉ tiêu KPI theo tháng vào cột N, O, P, Q, S, T, U, V, X, Y, Z,
AA và cập nhật tỷ lệ hoàn thành chỉ tiêu KPI của Trưởng, Phó phòng, ban, xưởng vào cột R, W, AB; đề xuất kết quả đánh giá hiệu quả hoàn thành công việc của Ban GĐ
đơn vị và Trưởng, Phó phòng, ban, xưởng và ghi nhận các Giải trình liên quan (nếu có vào Mục 1. Giải trình kết quả thực hiện chỉ tiêu KPI , Phần III- Đánh giá kết quả thực
hiện chỉ tiêu KPI trong kỳ của biểu mẫu), gửi Tổ thường trực KPI của đơn vị để tổng hợp, rà soát trước khi trình GĐ đơn vị phê duyệt;
► Tổ thường trực KPI của đơn vị trình Giám đốc đơn vị phê duyệt kết quả đánh giá hiệu quả hoàn thành công việc trong tháng của Trưởng, Phó phòng, ban, xưởng.

2. Đối với các nhân sự làm việc tại các phòng ban thuộc các đơn vị trực thuộc:
► Trước ngày 13 hàng tháng, nhân sự phụ trách theo dõi KPI tại phòng, ban, xưởng điền thông tin kết quả thực hiện chỉ tiêu KPI theo tháng vào cột N, O, P, Q, S, T, U, V,
X, Y, Z, AA và cập nhật tỷ lệ hoàn thành chỉ tiêu KPI của các nhân sự còn lại làm việc tại phòng, ban, xưởng vào Biểu mẫu đánh giá hiệu quả hoàn thành công việc của đơn
vị vào cột R, W, AB; đề xuất kết quả đánh giá hiệu quả hoàn thành công việc của các nhân sự và ghi nhận các Giải trình liên quan (nếu có vào Mục 1. Giải trình kết quả thực
hiện chỉ tiêu KPI , Phần III- Đánh giá kết quả thực hiện chỉ tiêu KPI trong kỳ của biểu mẫu).;
► Nhân sự phụ trách theo dõi KPI tại phòng, ban, xưởng trình Trưởng phòng, ban, xưởng phê duyệt kết quả đánh giá hiệu quả hoàn thành công việc trong tháng của các
nhân sự làm việc tại phòng, ban, xưởng phụ trách.

Một số nguyên tắc trong quá trình thực hiện bước 03


a. Nguyên tắc xác định Tỷ lệ hoàn thành chỉ tiêu KPI
Đối với các KPI khuyến khích (Positive KPI):

Tỷ lệ hoàn thành chỉ tiêu KPI = (𝑻𝒉ự𝒄 𝒕ế 𝒉𝒐à𝒏 𝒕𝒉à𝒏𝒉 𝑲𝑷𝑰)/(𝑪𝒉ỉ 𝒕𝒊ê𝒖 𝒉𝒐à𝒏 𝒕𝒉à𝒏𝒉 𝑲𝑷𝑰) x 100%
Đối với các KPI hạn chế (Negative KPI):
HƯỚNG DẪN ĐIỀN THÔNG TIN VÀO BIỂU MẪU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOÀN THÀNH
CÔNG VIỆC CẤP CÁ NHÂN

Tỷ lệ hoàn thành chỉ tiêu KPI =


[𝟏−((𝑻𝒉ự𝒄 𝒕ế 𝒉𝒐à𝒏 𝒕𝒉à𝒏𝒉 𝑲𝑷𝑰)/(𝑪𝒉ỉ 𝒕𝒊ê𝒖 𝒉𝒐à𝒏 𝒕𝒉à𝒏𝒉 𝑲𝑷𝑰) - 1 )] x
100%
► Nếu kết quả tính toán nhỏ hơn 0%, áp dụng tỷ lệ hoàn thành bằng 0%;
► Nếu kết quả tính toán lớn hơn 100%, áp dụng tỷ lệ hoàn thành bằng 100%;
► Đối với các KPI hạn chế có chỉ tiêu hoàn thành KPI bằng 0, áp dụng tỷ lệ hoàn thành bằng 100% nếu thực tế hoàn thành chỉ tiêu KPI bằng 0. Trong trường hợp còn lại,
sẽ xác định tỷ lệ hoàn thành chỉ tiêu KPI dựa trên mức độ nghiêm trọng của ảnh hưởng mang lại.
► Đối với các KPI hạn chế có tác động trực tiếp đến kết quả sản xuất kinh doanh, góp phần giảm chi phí và tăng lợi nhuận của Công ty, áp dụng cơ chế cộng điểm nếu
nhân sự hoàn thành KPI tốt hơn chỉ tiêu đã đặt ra.

► Phân loại về kết quả hoàn thành công việc (KPI) cá nhân
Mức độ hoàn thành Tỷ lệ % hoàn thành công việc Tiêu chí

Xuất sắc Trên 100% Hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.

Có tinh thần trách nhiệm, chủ động thực hiện công việc và
Hoàn thành tốt Từ 90% đến 100% phối hợp tốt với các cá nhân, đơn vị liên quan trong phạm
vi chức năng, nhiệm vụ được giao.
Nhiệm vụ công tác được đánh giá ở mức hoàn thành
Hoàn thành Từ 80% đến 90%
nhiệm vụ; đúng thời hạn theo yêu cầu được giao.
Công việc, nhiệm vụ được giao hoàn thành, nhưng chất
lượng và tiến độ một số công việc không đảm bảo;
Cần cố gắng Từ 60% đến 80%
Chưa có nỗ lực, chưa chủ động trong việc thực hiện và
hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Nhiệm vụ được giao chưa hoàn thành, ảnh hưởng tới tiến
độ công việc chung, nhưng chưa tới mức kỷ luật;
Không hoàn thành Dưới 60%
Chưa có sự hợp tác tốt với các đơn vị trong và ngoài đơn
vị liên quan tới nhiệm vụ được giao.

► Quy định về điểm và hệ số hoàn thành công việc cấp cá nhân (Kkpi ca nhan)
Mức độ hoàn thành Tỷ lệ % hoàn thành công việc Tiêu chí
Xuất sắc Trên 100% = Tỷ lệ hoàn thành công việc được đánh giá / 100%
Hoàn thành tốt Từ 90% đến 100% 1
Hoàn thành Từ 80% đến 90% 0.9
Cần cố gắng Từ 60% đến 80% 0.75
Không hoàn thành Dưới 60% 0.65

► Công thức tính toán đối với các KPI hạn chế nêu trên sẽ không áp dụng:
- Đối với KPI về "Số lần bị kết luận là xảy ra chậm trễ, sai sót trong việc cung cấp thông tin và lập báo cáo trong kỳ": Với mỗi lần chậm trễ liên quan tới các báo cáo định kỳ,
tỷ lệ hoàn thành của cá nhân đối với chỉ tiêu KPI này sẽ giảm 20%. Với mỗi lần chậm trễ liên quan tới việc lập báo cáo đột xuất so với thời hạn đề ra, tỷ lệ hoàn thành chỉ
tiêu KPI này của cá nhân sẽ giảm 10%.
- Đối với các KPI liên quan tới "Số lần bị kết luận là có sai sót, vi phạm, không tuân thủ, số lần xảy ra sự cố trong kỳ": Cấp quản lý sẽ xác định tỷ lệ hoàn thành chỉ tiêu KPI
của cá nhân dựa trên mức độ nghiêm trọng của ảnh hưởng mang lại.
Lưu ý: Trong trường hợp loại KPI là KPI khuyến khích, Tỷ lệ hoàn thành chỉ tiêu KPI hàng tháng có thể được xác định tự động dựa trên tổng các giá trị thực tế hoàn thành chỉ tiêu
KPI được ghi nhận theo tuần. Do vậy, cần lưu ý cách thức ghi nhận số liệu thực tế hoàn thành trong kỳ đối với các KPI có đơn vị tính là phần trăm (%),
► Trường hợp 1: Nếu Mẫu số trong công thức đo lường KPI là giá trị cố định được xác định tại đầu tháng, Tử số sẽ là giá trị thực tế hoàn thành trong các tuần trong tháng
đó;
► Trường hợp 2: Nếu Mẫu số trong công thức đo lường KPI là giá trị biến đổi trong tháng, Số liệu thực tế hoàn thành chỉ tiêu KPI đã ghi nhận trong các tháng trước đó cần
phải được cập nhật tương ứng với giá trị biến đổi của Mẫu số trong các tuần trong tháng.

VÍ DỤ

b. Nguyên tắc xác định Tổng điểm kết quả hoàn thành KPI trong kỳ
Tổng điểm kết quả hoàn thành KPI trong tháng (A):

A = ∑_(𝒊=𝟏)^𝒏▒ 〖𝑵 (𝒊) ∗𝒕(𝒊)


Trong đó: 〗
► N(i): Tỷ lệ hoàn thành chỉ tiêu KPI thứ i, (được xác định dựa trên mức độ hoàn thành chỉ tiêu KPI của đơn vị trong kỳ hoặc quyết định của TGĐ dựa trên mức độ
nghiêm trọng của ảnh hưởng mang lại (đối với một số loại KPI được quy định))
► t(i): Trọng số của KPI thứ i trong danh sách

c. Công thức xác định Kết quả hoàn thành công việc theo quý của phòng/ ban/ xưởng

(𝑲ế𝒕 𝒒𝒖ả 𝒉𝒐à𝒏 𝒕𝒉à𝒏𝒉 𝒄ô𝒏𝒈 𝒗𝒊ệ𝒄 𝐭𝐫𝐨𝐧𝐠 𝒕𝒉á𝐧𝐠 𝐭𝐡ứ 𝟏+ 𝑲ế𝒕 𝒒𝒖ả 𝒉𝒐à𝒏 𝒕𝒉à𝒏𝒉 𝒄ô𝒏𝒈 𝒗𝒊ệ𝒄
𝐭𝐫𝐨𝐧𝐠 𝒕𝒉á𝒏𝒈 𝒕𝒉ứ 𝟐+𝑲ế𝒕 𝒒𝒖ả 𝒉𝒐à𝒏 𝒕𝒉à𝒏𝒉 𝒄ô𝒏𝒈 𝒗𝒊ệ𝒄 𝒕𝒓𝒐𝒏𝒈 𝒕𝒉á𝒏𝒈 𝒕𝒉ứ 𝟑)/𝟑

d. Căn cứ rà soát kết quả hoàn thành công việc trong tháng của các nhân sự làm việc tại phòng/ ban/ xưởng tại đơn vị:
► Kết quả hoàn thành công việc (KPI) được phê duyệt của đơn vị mà cá nhân đó trực thuộc;
► Mức độ hoàn thành các chỉ tiêu KPI đã được thống nhất giữa nhân sự và cấp quản lý tại đầu kỳ đánh giá;
► Nguyên nhân (khách quan và chủ quan) ảnh hưởng tới khả năng hoàn thành công việc được giao của nhân sự
► Mức độ trọng yếu và kết quả hoàn thành các công việc mà nhân sự được giao bổ sung trong kỳ đánh giá. Cụ thể: Đối với các công việc/ nhiệm vụ quan trọng góp phần
vào kết quả hoàn thành công việc chung của phòng ban nhưng không được xác định trong danh sách KPI được phê duyệt tại đầu kỳ đánh giá, thì Trưởng đơn vị sẽ xem xét
và bổ sung điểm cộng cho nhân sự. Tuy nhiên, số điểm này không vượt quá 10% tỷ lệ hoàn thành KPI của nhân sự trong biểu mẫu đánh giá. Đồng thời, việc bổ sung điểm
cộng cho nhân sự cần phải được giải thích rõ ràng trong báo cáo về kết quả hoàn thành KPI của nhân sự để phòng Tổ chức & Nguồn nhân lực tổng hợp và rà soát.
► Tương quan về khối lượng công việc được giao, mục tiêu và mức độ hoàn thành công việc, khả năng đáp ứng các yêu cầu về năng lực làm việc giữa các nhân sự cùng
đảm nhiệm một chức danh công việc.
HƯỚNG DẪN ĐIỀN THÔNG TIN VÀO BIỂU MẪU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOÀN THÀNH
CÔNG VIỆC CẤP CÁ NHÂN

Lưu ý Tùy theo đặc thù công việc và năng lực cá nhân mà mỗi đơn vị có thể thực hiện phương pháp quản lý công việc đối với cá nhân khác nhau như giao việc hàng
ngày/tuần/tháng, xây dựng hệ thống ghi nhận phản hồi hoặc quy định việc ghi nhận phản hồi của đơn vị, cũng như hình thức ghi nhận sai sót trong việc thao tác nghiệp vụ
của các nhân sự. Trưởng đơn vị cần thống nhất phương pháp quản lý trước từ đầu kỳ đối với các CBCNV thuộc phòng/ban/phân xưởng để đảm bảo quá trình đánh giá sát
với thực tế, hiệu quả.

e. Các nguyên tắc khác:


► Toàn bộ nội dung liên quan đến việc đánh giá hiệu quả hoàn thành công việc phải được ghi nhận một cách rõ ràng và đầy đủ trong Biểu mẫu đánh giá KPI nhằm tạo căn
cứ cho các bên có thẩm quyền rà soát, phê duyệt;
► Bất kỳ sự chênh lệch giữa kết quả hoàn thành chỉ tiêu KPI cuối tháng so với kết quả thực tế ghi nhận của các tuần trong tháng đó cần phải được các bên liên quan giải
trình bằng văn bản;
► Các biểu mẫu cần gửi cả bản cứng và bản mềm. Bản mềm phải được gửi cùng thời hạn với bản cứng.
CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG BỈM SƠN
TÊN ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC XXX

Biểu mẫu số 03

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOÀN THÀNH CÔNG VIỆC CẤP CÁ NHÂN
QUÝ …./….
I. THÔNG TIN TỔNG QUÁT
Tên nhân sự: Tên nhân sự phụ trách theo dõi KPI: Tên cấp quản lý trực tiếp:

Chức danh: Chức danh: Chức danh:

Phòng/ Ban/ Bộ phận: Phòng/ Ban/ Bộ phận: Phòng/ Ban/ Bộ phận:

Đơn vị: Đơn vị: Đơn vị:

Mã nhân sự: Mã nhân sự: Mã nhân sự:

II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHỈ TIÊU KPI CỦA CÁ NHÂN

Chỉ tiêu hoàn thành trong quý Thực tế hoàn thành trong quý Kết quả hoàn thành KPI trong quý

Tần suất Tỷ lệ hoàn Tỷ lệ hoàn Tỷ lệ hoàn


STT Mục tiêu Tên KPI Công thức tính toán Đơn vị tính Loại KPI Trọng số thành chỉ thành chỉ thành chỉ
theo dõi Bình quân
Tháng thứ 1 Tháng thứ 2 Tháng thứ 3 Tuần 1 Tuần 2 Tuần 3 Tuần 4 tiêu KPI Tuần 1 Tuần 2 Tuần 3 Tuần 4 tiêu KPI Tuần 1 Tuần 2 Tuần 3 Tuần 4 tiêu KPI Tháng thứ 1 Tháng thứ 2 Tháng thứ 3
cả quý
trong tháng trong tháng trong tháng
thứ 1 thứ 2 thứ 3

Tổng 0% 0.00% 0.00% 0.00% 0.00%


CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG BỈM SƠN
TÊN ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC XXX

Biểu mẫu số 03

BIỂU MẪU XÁC ĐỊNH TRỌNG SỐ KPI TRONG DANH MỤC KPI ƯU TIÊN
1. Hướng dẫn thực hiện xác định trọng số đối với từng chỉ số KPI trong KPI ưu tiên
Căn cứ vào mức độ trọng yếu của từng mục tiêu đo lường, áp dụng phương pháp so sánh cặp (pair comparison) để xác định trọng số tương quan giữa các KPI trong danh mục ưu tiên.

Phương pháp so sánh cặp (pair comparison)


Bước 1: Xác đinh mức độ trọng yếu của từng mục tiêu đo lường gắn với các KPI trong danh mục ưu tiên căn cứ:
Chức năng, nhiệm vụ, mục đích hoạt động của chủ thể dự kiến được đánh giá;
Mục tiêu, kế hoạch hoạt động chung của doanh nghiệp, đơn vị, có ảnh hưởng trực tiếp tới chức năng, nhiệm vụ và mục
đích hoạt động của chủ thể trong từng thời kỳ.
Bước 2: Từng cặp chỉ số KPI sẽ được lần lượt so sánh và xác định tương quan về mức độ trọng yếu theo 03 cấp độ.

Bước 3: Xác định trọng số của từng KPI dựa trên tổng số điểm đạt được khi so sánh về tính trọng yếu với các KPI còn lại
trong danh mục.
CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG BỈM SƠN
TÊN ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC XXX

Biểu mẫu số 03

BIỂU MẪU XÁC ĐỊNH TRỌNG SỐ KPI TRONG DANH MỤC KPI ƯU TIÊN
2. Biểu mẫu thực hiện xác định trọng số đối với từng chỉ số KPI trong KPI ưu tiên

KPI A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T

Tổng điểm 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

Trọng số #DIV/0! #DIV/0! #DIV/0! #DIV/0! #DIV/0! #DIV/0! #DIV/0! #DIV/0! #DIV/0! #DIV/0! #DIV/0! #DIV/0! #DIV/0! #DIV/0! #DIV/0! #DIV/0! #DIV/0! #DIV/0! #DIV/0! #DIV/0!

STT Chỉ số KPI Mã KPI Trọng số Mã KPI A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T

1 A A
#DIV/0!

2 B B
#DIV/0!

3 C C
#DIV/0!

4 D D
#DIV/0!

5 E E
#DIV/0!

6 F F
#DIV/0!

7 G G
#DIV/0!

8 H H
#DIV/0!

9 I I
#DIV/0!

10 J J
#DIV/0!

11 K K
#DIV/0!

12 L L
#DIV/0!

13 M M
#DIV/0!

14 N N
#DIV/0!

15 O O
#DIV/0!
CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG BỈM SƠN
TÊN ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC XXX

Biểu mẫu số 03

BIỂU MẪU XÁC ĐỊNH TRỌNG SỐ KPI TRONG DANH MỤC KPI ƯU TIÊN
16 P P
#DIV/0!

17 Q Q
#DIV/0!

18 R R
#DIV/0!

19 S S
#DIV/0!

20 T T
#DIV/0!

Tổng #DIV/0!
KPI khuyến khích
KPI hạn chế

Không

Tháng
Quý
Năm

Trưởng phòng/xưởng
Phó phòng/xưởng
Lãnh đạo phòng/xưởng

You might also like