You are on page 1of 6

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

BÀI THI GIỮA KÌ


MÔN: GIÁO DỤC HỌC ĐẠI CƯƠNG
Giảng viên: Nguyễn Lê Hà

Tên: Lê Thị Diễm Quỳnh


MSSV: 4459010297
MLHP: 212110027802
Lớp: Giáo dục Tiểu học K44A

Bình Định, ngày 30 tháng 5 năm 2022


BÀI KIỂM TRA GIỮA KÌ MÔN GIÁO DỤC HỌC ĐẠI CƯƠNG
Đề bài: Anh (Chị) hãy phân tích mối quan hệ giữa giáo dục và nhân cách con người qua
câu tục ngữ:
“Cá không ăn muối cá ươn
Con cãi cha mẹ trăm đường con hư”.
Bài làm:
Đạo đức, phẩm chất là một phần quan trọng đối với bản thân con người. Lòng hiếu thảo, lễ
phép và vâng lời vốn là vấn đề quen thuộc mà chúng ta thường xuyên đề cập đến, nhất là
trong giáo dục học đường. Ở Việt Nam, bài học nhận thức răn dạy phận làm con phải biết
lắng nghe sự dạy bảo, lời khuyên răn của bậc cha mẹ chính là đặc trưng của dân tộc, thể hiện
qua câu ca dao “Cá không ăn muối cá ươn – Con cãi cha mẹ trăm đường con hư” có tính
truyền thống ngàn năm.
Cách nói “cá ăn muối” nghĩa là đem cá đã được mổ sạch đem ướp muối để cho thịt cá
được ngấm muối, săn chắc và đỡ mùi tanh khi chế biến. Nếu cá không được ướp muối để lâu
sẽ bị ươn, “cá ươn” chính là trạng thái cá chết để lâu, thịt mềm nhũn và có mùi hôi không còn
mùi tanh đặc trưng của cá. “Con cãi cha mẹ” là những lời nói hay hành động làm trái lại lời
dạy bảo của cha mẹ, cãi cha mẹ sẽ trở thành người “con hư” có nghĩa là người con không có
giáo dục. Ngụ ý của câu ca dao này là con cãi lại lời cha mẹ giống như cá mà không được ăn
muối, sẽ trở thành thứ hư hỏng, đốn mạt, không thể trở thành một người tốt, một người thành
công. Muối ở đây tương ứng với những lời răn dạy, chỉ bảo của cha mẹ, không ăn muối cá sẽ
ươn giống như con không nghe lời cha mẹ, con sẽ khó mà nên người.
Vậy những lời răn dạy, chỉ bảo của ấy ảnh hưởng gì tới nhân cách của con người? Một
con người, khi đại diện cho loài người là một cá thể, khi là thành viên của xã hội thì con
người là một cá nhân, khi là chủ thể hoạt động thì con người trở thành một nhân cách. Người
Việt Nam khi nói đến nhân cách thường quan niệm đó là sự thống nhất giữa phẩm chất và
năng lực tức là giữa đức và tài của con người. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Có tài mà
không có đức chỉ là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Bởi
vậy, tu dưỡng và rèn luyện bản thân để trở thành nhân cách vừa có đức vừa có tài là hết sức
quan trọng đối với mỗi người, là nhiệm vụ hàng đầu của thành niên, học sinh, sinh viên. Tóm
lại, nhân cách là bộ mặt tâm lý đặc trưng của một cá nhân, với tổ hợp với những phẩm chất
phù hợp với những giá trị và chuẩn mực xã hội, được xã hội thừa nhận. Khi con người mới
sinh ra đã có nhân cách chưa? Và tại sao? Con người khi sinh ra chưa có nhân cách vì nhân
cách là một thuộc tính tâm lí phản ánh bản chất xã hội của mỗi cá nhân được hình thành và
phát triển trong hoạt động và giao lưu. Sự phát triển nhân cách là một quá trình cải biến toàn
bộ các sức mạnh về thể chất và tinh thần cả về lượng và chất; có tính đến đặc điểm của mỗi
lứa tuổi. Sự phát triển nhân cách được thể hiện trên cả 3 phương diện như: sự phát triển thể
chất, sự phát triển về tâm lý và sự phát triển về phương diện xã hội. Từ sự xác định trên,
chúng ta có thể đưa ra 4 yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự phát triển và hình thành
nhân cách, đó là:
1. Yếu tố sinh học (Yếu tố di truyền):
a) Khái niệm:
- Di truyền là sự truyền lại từ thế hệ cha mẹ đến con cái những đặc trưng sinh học nhất
định của nòi giống, được ghi lại tròn một chương trình độc đáo bởi hệ thống gen.
VD: Cấu tạo giải phẫu, sinh lý cơ thể, những đặc điểm như màu mắt, màu tóc, vóc dáng,
thể trạng, các giác quan, tư chất, một số đặc điểm của hệ thần kinh...
- Bẩm sinh là những thuộc tính, đặc điểm sinh học có ngay khi đứa trẻ mới sinh.
b) Vai trò của yếu tố bẩm sinh – di truyền đối với sự hình thành và phát triển nhân cách:
Bẩm sinh- di truyền là “tiền đề, là cơ sở, nền tảng” sự phát triển nhân cách cá nhân.
- Bẩm sinh-di truyền là tiền đề vật chất (mầm mống) của sự phát triển tâm lý, nhân
cách. Nó nói lên chiều hướng, tốc độ, nhịp độ của sự phát triển. Những tư chất di
truyền định hướng cho con người vào các lĩnh vực hoạt động rộng rãi chứ không vào
một lĩnh vực hoạt động cụ thể. Không qua định trước năng lực cụ thể của cá nhân.
- Yếu tố di truyền, bẩm sinh không quyết định sự phát triển nhân cách, nên cần chú ý
đúng mức vai trò của di truyền, không nên coi nhẹ hoặc đánh giá quá cao vai trò của
nhân tố này.
 KLSP:
1- Cần đánh giá đúng vai trò của di truyền trong sự hình thành và phát triển nhân cách,
không nên xem nhẹ, bỏ qua yếu tố tư chất, tiền đề vật chất cho sự phát triển nhân cách.
2- Cần quan tâm đúng mức để phát huy hết bản chất tự nhiên, những tư chất và những
năng lực vốn có, những say mê hứng thú của trẻ để có kế hoạch chăm sóc, bồi dưỡng kịp
thời nhằm phát triển tài năng của các em.
3- Ngược lại nhà giáo dục không nên định kiến với trẻ. Mà cần đánh giá đúng mức yếu tố
bẩm sinh di truyền trong sự phát triển nhân cách của trẻ. Tạo điều kiện, giúp đỡ những em
có đặc điểm bẩm sinh di truyền bất lợi như: di tật, cận, nặng tai,... để các em tích cực tham
gia hoạt động, giao tiếp tự tin hòa nhập với cộng đồng.
4- Mỗi con người là một đặc điểm riêng về các tố chất, không ai giống ai vì vậy giáo dục
cần tránh tránh rập khuôn, máy móc mà cần cá biệt hóa trong dạy học và giáo dục. Tuy
nhiên, yếu tố di truyền, bẩm sinh đó là những mầm mống, tư chất sinh học có vai trò tiền
đề phát triển một số phẩm chất, năng lực của nhân cách.
2. Yếu tố môi trường:
Môi trường là một hệ thống phối hợp của các hoàn cảnh bên ngoài và các điều kiện tự
nhiên và xã hội chung quanh cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của con người. Nói cách
khác, môi trường là hệ thống các nhân tố kích thích mang tính xã hội, văn hóa và tự nhiên
tác động đến con người và ảnh hưởng đến việc hình thành nhân cách của họ.
Phân loại:
+ Môi trường gồm 2 loại: môi trường tự nhiên và môi trường xã hội.
+ Ngoài ra môi trường còn chia ra thành môi trường lớn và môi trường nhỏ.
* Vai trò của yếu tố môi trường đối với sự hình thành và phát triển nhân cách:
Môi trường là phương tiện, điều kiện “quyết định gián tiếp” phát triển nhân cách cá nhân.
- Môi trường đưa ra những nhu cầu khách quan đối với nhân cách con người trong
những giai đoạn phát triển lịch sử nhất định.
- Môi trường tạo ra những phương tiện, điều kiện cho sự hình thành và phát triển nhân
cách theo yêu cầu khách quan đã được xác định.
- Môi trường quan tâm đặc biệt đến sự khai thác và sử dụng hợp lý, có hiệu quả nhất
những khả năng hiện có của con người nhằm thúc đẩy nhân cách theo định hướng xác
định.
- Môi trường ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách con người thông qua
các mối quan hệ xã hội đa dạng.
Ví dụ: Một đứa trẻ sống ở Mỹ- đất nước phát triển, đa sắc tộc, đa văn hóa sẽ khác một
đứa trẻ sống ở Việt Nam- đất nước phát triển với nền văn hóa phương Đông đậm nét.
Đứa trẻ sống ở Mỹ sẽ có lối sống phóng khoáng hơn, tự do hơn cũng có thể năng động
hơn, đứa trẻ sống ở Việt Nam sẽ có lối sống khuôn phép, kín đáo hơn.
- Môi trường ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách song ảnh hưởng đó
không hoàn toàn giống nhau về tính chất, mức độ ở các loại thành phần xã hội khác
nhau, ở các cá nhân khác nhau.
- Môi trường không chỉ đem lại ảnh hưởng tích cực mà còn đem lại không ít những ảnh
hưởng tiêu cực cho sự hình thành và phát triển nhân cách.
 KLSP:
 Nhà giáo dục cần đánh giá đúng môi trường, không được tuyệt đối hóa.
 Nhà trường cần có kế hoạch ‘Sư phạm hóa’ từng bước môi trường. Phát huy tính tích
cực của môi trường, phòng ngừa, hạn chế và dần dần xóa bỏ những yếu tố tiêu cực.
 Giúp cá nhân hình thành khả năng tự giáo dục theo hệ thống định hướng giá trị chuẩn
mực xã hội, để họ biết chọn lựa học hỏi những điều tích cực lành mạnh và biết loại
bỏ tránh xa những điều xấu xa tiêu cực trong môi trường sống.
3. Yếu tố giáo dục:
Giáo dục là quá trình hoạt động phối hợp thống nhất giữa chủ thể (nhà GD) và đối trọng
(người được GD) nhằm hình thành và phát triển nhân cách theo những yêu cầu của xã hội
trong mỗi giai đoạn lịch sử nhất định.
* Vai trò của yếu tố giáo dục đối với sự hình thành và phát triển nhân cách:
Giáo dục “đóng vai trò chủ đạo” đến sự phát triển nhân cách cá nhân.
- Giáo dục vạch ra chiều hướng, mục tiêu hình thành và phát triển nhân cách của học
sinh và tổ chức, chỉ đạo, dẫn dắt học sinh thực hiện quá trình đó đạt kết quả mong
muốn.
- Giáo dục cải biến những nét tính cách, hành vi, phẩm chất lệch lạc, không phù hợp với
yêu cầu, chuẩn mực của xã hội (do ảnh hưởng tiêu cực của môi trường, sự lôi kéo của
bạn bè xấu...).
- Giáo dục đặc biệt quan trọng đối với những người khuyết tật, thiểu năng, tai nạn hoặc
bẩm sinh- di truyền tạo ra.
- Giáo dục phát hiện, tận dụng những yếu tố thuận lợi; hạn chế, khắc phục những yếu tố
không thuận lợi do yếu tố bẩm sinh- di truyền, môi trường gây ra.
Ví dụ: Trẻ con không cần yếu tố giáo dục, đến 2 tuổi sẽ biết đi, 3 tuổi sẽ biết nói (đó là
những cái mà yếu tố bẩm sinh- di truyền đem lại) nhưng trẻ không thể tự biết đọc, biết
viết nếu không được dạy (là cái mà chỉ có yếu tố giáo dục có thể đem lại)
 KLSP:
 Giáo dục phải diễn ra theo một quá trình, trong đó có sự vận động và phát triển đồng
bộ của các thành tố.
 Cần có sự phối hợp thống nhất giữa các lực lượng giáo dục: gia đình, nhà trường bà
xã hội.
 Giáo dục cần phát huy triệt để mặt tích cực và hạn chế, kìm hãm các tác động tiêu
cực của yếu tố bẩm sinh- di truyền, môi trường, hoạt động cá nhân mang lại.
 Giáo dục phải đi trước và kéo theo sự phát triển của người được giáo dục.
4. Yếu tố hoạt động:
Hoạt động và giao tiếp là hai mặt cơ bản của quá trình sống của con người. Hoạt động là
sự tiêu hao năng lượng thần kinh và cơ bắp hướng vào thế giới khách quan để thỏa mãn
những nhu cầu của con người do tồn tại xã hội đặt ra. Hoạt động là quá trình con người
làm biến đổi thế giới, thông qua biến đổi thế giới con người biến đổi chính bản thân
mình.
* Vai trò của yếu tố hoạt động cá nhân đối với sự hình thành và phát triển nhân cách:
Hoạt động cá nhân “quyết định trực tiếp” đối với sự hình thành và phát triển nhân cách.
- Nó ko thể có tâm lí con bên ngoài mối quan hệ giao tiếp, con người không thể tồn tại
bên ngoài giao tiếp. Thông qua giao tiếp để tiếp thu, lĩnh hội những kinh nghiệm lịch
sử - xã hội mà các thế hệ trước để lại để trở thành thành viên của xã hội.
Ví dụ: Con người không thể tự mình chứng minh các định lí, công thức toán học mà
phải thông qua giao tiếp dưới hình thức học tập, trao đổi các nghiên cứu của những
nhà toàn học thời trước để lĩnh hội kết quả nghiên cứu của họ.
- Giao tiếp thúc đẩy sự hình thành ở con người những hứng thú nhận thức khác nhau,
điều này có thể làm đòn bẩy để dẫn đến sự tự đào tạo.
Ví dụ: Thông qua việc tham gia các hội thảo về môi trường, học sinh A có thể thấy
hứng thú với vấn đề bảo vệ môi trường, điều đó thúc đẩy em tự nghiên cứu tìm tòi và
từ đó dẫn đến sự tự đào tạo.
- Trong giao tiếp con người không chỉ nhận thức người khác mà còn nhận thức chính
bản thân mình, bất kì người nào cũng đối chiếu mình với cái mà họ nhìn thấy ở người
khác, so sánh cái mà họ làm được với cái mà người xung quanh làm. Do đó, qua giao
tiếp, con người tự đánh giá bản thân mình như một nhân cách.
Ví dụ: Các em học sinh cùng trao đổi cách giải một bài toán khó. Qua việc tranh luận
đó, các em có thể tự thấy cách làm của mình là đúng hay sai, có nhanh gọn hay không.
- Nhu cầu giao tiếp là một nhu cầu xã hội cơ bản và xuất hiện sớm nhất ở con người.
Việc không thỏa mãn nhu cầu này ở con người ở bất cứ lứa tuổi nào đều dẫn đến
những rung động tiêu cực.
Ví dụ: Những trẻ em không được đi nhà trẻ, các em không được tập giao tiếp làm
quen với thầy cô và bạn bè nên khi đi học lớp 1 sẽ rất rụt rè, nhút nhát.
 KLSP:
 Thông qua hoạt động biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục.
 Cần tổ chức tốt các loại hình hoạt động cho học sinh như hoạt động học tập, hoạt động
lao động, xã hội, vui chơi,.. một cách phong phú, đa dạng, hấp dẫn.
 Thay đổi tính chất của hoạt động: phong phú về nội dung, phương pháp và hình thức
hoạt động nhằm lôi cuốn học sinh.
 Nhà giáo dục cần nắm được các hoạt động chủ đạo ở từng thời kỳ nhất định để tổ chức
các loại hoạt động cho phù hợp với lứa tuổi.
 Cần tạo ra không khí thi đua sôi nổi, phấn khởi, quan tâm, giúp đỡ, kiểm tra, đôn đốc.
Tuy nhiên không được biến thi đua thành ganh đua.
Sự phối hợp đồng bộ các lực lượng giáo dục cũng như sự thống nhất giữa mục tiêu và
phương pháp giáo dục trở nên hết sức cần thiết. Nó tạo ra những tác động tích cực cùng chiều
tới sự hình thành nhân cách của thế hệ trẻ. Muốn vậy, phải khai thác tối đa sức mạnh của giáo
dục truyền thống lịch sử dân tộc, truyền thống cách mạng; kết hợp giáo dục khoa học để rèn
luyện phương pháp tư duy sáng tạo và phát triển trí tuệ với giáo dục đạo đức và trau dồi sự
tinh tế trong cảm thụ nghệ thuật, nâng cao khiếu thẩm mỹ để làm phong phú thế giới tinh
thần của học sinh. Đó là những lực đẩy cần thiết giúp con người phát triển và hoàn thiện nhân
cách. Nó còn cần thiết để thức tỉnh những người đã bị lệch lạc về nhân cách, thậm chí đánh
mất nhân cách của mình mà trong hoàn cảnh và ở thời điểm nào đó. Giáo dục nhân cách
không thể chỉ bằng lời nói mà phải bằng những công việc cụ thể, mọi hành vi thái độ, lối
sống của người lớn có tác động trực tiếp đến hình thành nhân cách trẻ nhỏ, từ đó ảnh hưởng
tới tương lai. Do đó, ngoài giáo dục trong nhà trường, giáo dục trong gia đình là rất cần thiết.
Học sinh tiểu học rất hiểu động, hăng hái và ham thích vận động. Hứng thú hoạt động
chưa bền vững, chưa biết điều khiển nên dễ bị kích động, thiếu kiềm chế và dễ dẫn đến vô tổ
chức... Do đó, trong giáo dục cần rèn luyện cho các em năng lực tập trung chú ý, có ý thức,
có hứng thú bền vững vào những hoạt động phù hợp để mang lại hiệu quả cao. Cần tổ chức
các hoạt động tập thể đa dạng để giúp các em phát triển nhân cách.
Trong cuộc sống nhân cách tiếp tục biến đổi và hoàn thiện dần thông qua việc cá nhân tự ý
thức, tự rèn luyện, tự giáo dục, tự hoàn thiện nhân cách của mình ở trình độ phát triển cao
hơn, đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao của cuộc sống, của xã hội. Vì vậy, con người phải
thường xuyên tự rèn luyện nhân cách của mình dựa trên bốn nhân tố đó.

*******************************************

You might also like