You are on page 1of 49

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN



KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ

BÁO CÁO CUỐI KỲ

Đề án: PHÂN TÍCH CUỘC CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI MỸ -


TRUNG, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CHO VIỆT NAM.

Ngành: Kinh doanh quốc tế


Môn: Kinh tế quốc tế
Lớp: NT203DV01_2688
Giảng viên: La Hoàng Lâm
Nhóm: 3

Tháng 12/2021
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN



KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ

BÁO CÁO CUỐI KỲ

Đề án: PHÂN TÍCH CUỘC CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI MỸ -


TRUNG, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CHO VIỆT NAM.

Ngành: Kinh doanh quốc tế


Môn: Kinh tế quốc tế
Lớp: NT203DV01_2688
Giảng viên: La Hoàng Lâm
Nhóm: 3
Thành viên: Đặng Quốc Vinh – 2190961
Nguyễn Thị Thanh – 2194080
Lâm Thị Thúy Vy – 2198424
Lê Thị Mỹ Oanh – 2195503
Trần Thị Ngọc Trang – 2197995
Lại Ngọc Yến Nhi – 2194374
Phạm Đức Anh – 2195764
Đặng Anh Trung – 2198669

Tháng 12/2021
TRÍCH YẾU

Mục tiêu chính của bài báo cáo Phân tích cuộc chiến tranh thương mại
Mỹ - Trung, cơ hội và thách thức cho Việt Nam là hiểu sâu hơn về chiến tranh
thương mại Mỹ - Trung, cuộc chiến này sẽ gây ra những tác động như thế nào
đến nền kinh tế thế giới, đặc biệt VN.Chỉ ra được cơ hội và thách thức của VN,
cùng với những chính sách, giải pháp đối với nhà nước và doanh nghiệp cùng
nhau vượt qua.

Nhóm đã chọn sử dụng rất nhiều phương pháp nghiên cứu cho bài báo cáo
lần này. Đó là tìm kiếm thông tin một cách có chọn lọc trên mạng Internet, tra
cứu các tài liệu có liên quan với đề án. Thêm vào đó, nhóm cũng đã đọc các bài
báo về cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung nhằm phục vụ đề án này.

Thông qua kết quả báo cáo lần này, nhóm muốn nói lên sự phát triển và vị
trí của Việt Nam trên thị trường thế giới.

1
LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, nhóm chúng tôi chân thành cảm ơn thầy La Hoàng Lâm dạy
môn Kinh tế quốc tế đã truyền tải đầy đủ kiến thức và hướng dẫn vô cùng nhiệt
tình cho đề án lần này. Từ những kiến thức thầy đã truyền đạt nhóm chúng tôi
đã hoàn thành đề án lần này.

Bên cạnh đó, chúng tôi xin gửi lời cảm ơn tới nhà trường và các giảng
viên đã tạo điều kiện cho chúng tôi đến với môn học bổ ích này, giúp chúng tôi
tiếp thu được những kiến thức cốt lõi của môn Kinh tế quốc tế. Qua đó, cũng có
thêm các kĩ năng làm việc nhóm hay tìm kiếm các thông tin một cách có chọn
lọc.

Thông qua bài báo cáo lần này, nhóm chúng tôi đã biết thêm cuộc chiến
thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã ảnh hưởng tích cực và tiêu
cực tới Việt Nam. Quan trọng hơn hết là có thêm các kĩ năng để hoàn thành một
bài báo cáo hoàn chỉnh.

2
MỤC LỤC

TRÍCH YẾU..........................................................................................................1

LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................2

MỤC LỤC.............................................................................................................3

DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH ẢNH.......................................................6

NỘI DUNG...........................................................................................................7

LỜI MỞ ĐẦU....................................................................................................7

1. Lý do chọn đề tài:........................................................................................7

2. Mục tiêu nghiên cứu:...................................................................................7

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................7

4. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................8

CHƯƠNG 1...........................................................................................................9

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI...............................9

1. Lịch sử hai nền kinh tế Mỹ - Trung:............................................................9

1.1 Kinh tế Hoa Kỳ........................................................................................9

1.2 Kinh tế Trung Quốc...............................................................................10

2. Chiến tranh thương mại là gì ?...............................................................11

3. Nguyên nhân gây ra chiến tranh thương mại..........................................11

4. Những đặc điểm của cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung...........................14

5. Chiến tranh thương mại Hoa Kỳ- Trung ảnh hưởng đến nền kinh tế thế
giới....................................................................................................................15

CHƯƠNG 2.........................................................................................................17

3
TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI HOA KỲ -
TRUNG ĐẾN NỀN KINH TẾ CỦA VIỆT NAM..............................................17

1. Tác động đến thuế:.....................................................................................17

2. Tác động đến xuất nhập khẩu :..................................................................18

3. Tác động đến thị trường tài chính tiền tệ :.................................................20

4. Tác động đến thị trường chứng khoán VN:...............................................22

5. Tác động đến dòng vốn đầu tư của các doanh nghiệp FDI........................23

CHƯƠNG 3.........................................................................................................24

CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CHO VIỆT NAM................................................24

1. Cơ hội:........................................................................................................24

1.1 Xét về hoạt động xuất nhập khẩu:.........................................................24

1.2 Xét về phương diện đầu tư.........................................................................26

2. Thách thức:................................................................................................27

2.1 Xuất – nhập khẩu:......................................................................................27

2.2 Quản lý về việc gian lận trong thương mại của Chính Phủ.......................28

2.3 Cơ sở hạ tầng do sự biến đổi đột ngột của FDI..........................................29

2.4 Nhà quản lý môi trường và an ninh xã hội.................................................29

2.5 Thị trường tài chính tiền tệ:........................................................................30

2.6 Thị trường chứng khoán:............................................................................31

2.7 Chuỗi cung ứng toàn cầu:...........................................................................32

CHƯƠNG 4.........................................................................................................33

CHÍNH SÁCH CỦA VIỆT NAM.......................................................................33

1. Đối với Nhà nước.......................................................................................33

2. Đối với Doanh Nghiệp:..............................................................................34

4
KẾT LUẬN.........................................................................................................38

TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................39

5
DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH ẢNH

Hình 1: Số liệu Mỹ và Trung Quốc vào năm 2017.............................................12


Hình 2:Diễn biến xung đột thương mại Mỹ - Trung...........................................14
Hình 3: Thị trường ngoại hối, tỷ giá, lãi suất......................................................20
Hình 4:Thị trường xuất nhập khẩu của Việt Nam qua các năm..........................25
Hình 5:Tình hình vốn FDI của Trung Quốc vào Việt Nam................................29
Hình 6: Diễn biến tỷ giá VND/USD trong tháng 7.............................................30
Hình 7: Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa.....................................................31

6
NỘI DUNG

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có tầm quan trọng rất lớn, gây ra
nhiều tác động tới kinh tế thế giới. Chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch trỗi dậy, tác động
đến cung-cầu trên phạm vi toàn thế giới. Vì vậy, nó có thể làm tăng trưởng kinh
tế toàn cầu chững lại và ảnh hưởng đến Việt Nam

Để có thể đứng vững và phát triển trong hệ thống thương mại toàn cầu khi
mà chiến tranh thương mại Mỹ – Trung nổ ra, cũng như nắm bắt, hiểu rõ được
tình hình, những tác động của chúng tới nền kinh tế Việt Nam, biết được đâu là
cơ hội cũng như thách thức và kịp thời đưa ra những chính sách đúng đắn, vì
vậy nhóm đã chọn đề tài này để trình bày tiểu luận.

2. Mục tiêu nghiên cứu:


Hiểu sâu hơn về chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, cuộc chiến này sẽ gây
ra những tác động như thế nào đến nền kinh tế thế giới, đặc biệt Việt Nam.

Chỉ ra được cơ hội và thách thức của Việt Nam, cùng với những chính sách,
giải pháp đối với nhà nước và doanh nghiệp cùng nhau vượt qua.

Nắm vững và hoàn thành được môn học Kinh tế quốc tế.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


Bài tiểu luận nhóm này, nhóm chúng tôi tìm hiểu về 3 đối tượng: Hoa Kỳ,
Trung Quốc và Việt Nam và đặc biệt là Việt Nam - đối tượng được đề cập đến
nhiều nhất. Đề tài mà chúng tôi đề cập đến là tập trung nghiên cứu hoạt động và
phân tích cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung giai đoạn 2018 – 2109. Qua
đó, cuộc chiến đã mở ra cho Việt Nam ta những Cơ hội hay Thách thức gì?

7
4. Phương pháp nghiên cứu
Để phục vụ cho quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi cần phải có phương
pháp nghiên cứu một cách thích hợp, một cách cụ thể nhằm đạt được hiệu suất
tốt nhất, đáp ứng cho yêu cầu nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu đề tài này,
nhóm chúng tôi sử dụng chủ yếu hai phương pháp đó là: phương pháp thống kê
kinh tế và phương pháp thu nhập tài liệu. Phương pháp thống kê kinh tế là cung
cấp số tiệu, tài liệu về tình hình chung của hai cường quốc Hoa kỳ và Trung
Quốc. Từ đó, nhóm tôi đã tích hợp, hệ thống hóa tài liệu, tìm hiểu và tổng hợp
thông tin để kết luận lý do gây ra cuộc chiến tranh thương mại Hoa Kỳ - Trung.
Tiếp theo, phương pháp thu nhập tài liệu là thu nhập những thông tin đáp ứng
cho việc tác động đến nền kinh tế thị trường thế giới nói chung hay Việt Nam
nói riêng. Ta có thể lấy thông tin từ các nguồn như: Số liệu thống kê các cấp
(Tổng cục thống kê, phòng thống kê,…), Các công trình khoa học (luận văn,
luận án), Mạng Internet, Báo cáo từ các địa phương hay từ các cơ quan ban
ngành,… qua đó cụ thể hóa sự tác động của cuộc chiến thành những thông tin rõ
ràng, từ đó có thể đưa ra các biện pháp, chính sách hiệu quả để giải quyết vấn đề
một cách phù hợp.

8
CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI

1. Lịch sử hai nền kinh tế Mỹ - Trung:


1.1 Kinh tế Hoa Kỳ
Kinh tế Hoa Kỳ là nền kinh tế tư bản chủ nghĩa kết hợp với kỹ nghệ, có
trình độ công nghiệp hóa và tăng trưởng cao.Theo giá trị GDP danh nghĩa thì
Hoa Kỳ được xem là nền kinh tế lớn nhất thế giới và nếu tính theo giá trị ngang
giá sức mua thì Hoa Kỳ lớn thứ hai thế giới. Do đó đồng tiền được sử dụng
nhiều nhất trên thế giới thông qua các giao dịch quốc tế chính là đồng USD của
Mỹ

Vào thế kỷ XVII và XVIII, người Anh bắt đầu di dân và định cư trên bờ
biển phía đông Hoa Kỳ. Quá trình định cư và di dân này của người Anh đã tạo
nên những thuộc địa ở Châu Mỹ, sau này các thuộc địa ấy được biết với cái tên
là “Mười ba thuộc địa” và kinh tế Hoa Kỳ bắt nguồn từ đây. Tuy nhiên, “Mười
ba thuộc địa” sau này đã giành được độc lập và họ tiến hành tăng trưởng nền
kinh tế từ kinh tế thuộc địa sang kinh tế chú trọng vào sản xuất nông nghiêp.

Vào TK XIX, Hoa Kỳ rất chú tâm vào việc canh tác nông nghiệp hơn
80% dân số. Là một đất nước rộng lớn với nguồn tài nguyên thiên phong phú,
tốc độ phát triển kinh tế và mở rộng thị trường đã nhanh chóng tăng trưởng
xuyên suốt thế kỷ XIX. Đất đai màu mỡ cùng những vùng đồng bằng rộng lớn
đã giúp cho nhân dân Hoa Kỳ tiếp tục mở rộng canh tác sản xuất ở các lĩnh vực
như vận tải, công nghiệp, dịch vụ và vô số lĩnh vực khác với mức độ tăng trưởng
cao. Vì vậy, vào năm 1860 tỉ lệ làm nông ở Mỹ đã giảm rất đáng kể ở mức 80%
chỉ còn khoảng 50%.

9
Ở thế kỷ XX, Hoa Kỳ đã nâng cao đời sống nhân dân của họ bằng những
phát minh, sáng tạo kỹ thuật của những nhà khoa học nổi tiếng. Nhiều doanh
nghiệp đã phát triển nhờ nắm bắt được những lợi thế kinh tế cùng với sự quy mô
và phát triển của thông tin liên lạc để mở rộng mạng lưới ra khắp quốc gia. Bắt
đầu vào năm 1920, nước Mỹ được xem là đất nước có nền kinh tế lớn nhất tính
theo GDP. Vào 24 tháng 10 năm 1929, thị trường chứng khoán Hoa Kỳ sụp đổ.
Sự kiện này được xem là tàn khốc nhất trong lịch sử của thị trường chứng khoán
Hoa Kỳ. Vụ sụp đổ này xảy ra ngay sau khi Sở giao dịch chứng khoán London
sụp đổ vào tháng 9 năm 1929, nó được xem là một lời cảnh báo cho sự khởi đầu
cuộc Đại khủng hoảng kinh tế kéo dài 12 năm.

Vào thế kỷ XXI, năm 2001 Hoa Kỳ lại tiếp tục hứng chịu một cuộc khủng
hoảng về việc phục hồi các việc làm với tiến độ cực kì chậm chưa từng có. Đến
1/2005, Hoa Kỳ mới khắc phục được sự việc ấy về lại mức tháng 2 năm 2001.
Các chương trình cứu trợ tài chính với tên gọi là Keynesian đã được thực thi vào
2 đời tổng thống Bush và Obama nhằm phục hồi nền kinh tế nhà nước khi các
hộ gia đình khi ấy đã trả được hết nợ trong giai đoạn 2009 – 2012.

1.2 Kinh tế Trung Quốc


Kinh tế của Trung Quốc là một nền kinh tế đang phát triển định hướng thị
trường phối hợp với các chính sách công nghiệp và kế hoạch chiến lược 5 năm.

Trong thời sử, Trung Quốc từng là cường quốc kinh tế đứng đầu thế giới
gần suốt hai thiên niên kỷ từ TK I đến TK XIX. Cuối 1700, GDP của Trung
Quốc từng chiếm tới ¼ toàn cầu và khi cách mạng Công nghiệp ở Anh bắt đầu
thì GDP của Trung Quốc lại chiếm tới 1/3 toàn cầu.

Vào năm 1978, các chính sách cải cách kinh tế bắt đầu được thực hiện
dưới sự lãnh đạo của Đặng Tiểu Bình. Nhờ vào các chính sách cải cách này,
Trung Quốc đã trở thành một cường quốc với mức độ của nền kinh tế phát triễn

10
nhanh nhất thế giới với tốc độ tăng trưởng trung bình là 10% trong khoảng 30
năm.

Sau 40 năm mở cửa và cải cách, GDP TQ đã tăng trưởng rất nhanh. Vào
2017, GDP đã tăng lên đến 12.000 tỷ USD, đứng thứ hai thế giới chỉ sau Hoa
Kỳ. Trung Quốc đóng góp vào GDP toàn cầu tăng từ 1,8% vào 1978 lên 15,2%
vào 2017.

Sự phát triển kinh tế với tốc độ cao cùng với sự đa dạng hóa của nền kinh tế,
Trung Quốc đã trở thành một trong những nước có trách nhiệm cực kì thiết yếu
trong các giao dịch, thương mại quốc tế. Do đó, Trung Quốc có rất nhiều lĩnh
vực kinh tế với sức cạnh tranh cao như: khai khoáng, bán lẻ, sản xuất, dệt máy,
năng lượng xanh, thép và sản xuất ô tô cùng với những mặt hàng “made in
China” v.v…. Dự kiến đến 2035, Thượng Hải, Bắc Kinh, Quảng Châu và Thâm
Quyến sẽ nằm trong số mười thành phố lớn nhất toàn cầu tính theo GDP danh
nghĩa.

2. Chiến tranh thương mại là gì ?


Là một cuộc xung đột kinh tế xảy ra giữa các quốc gia. Việc này gây ra cả
hai quốc gia đều áp đặt chính sách bảo hộ mậu dịch với nhau dưới hình thức rào
cản thương mại. Những rào cản này bao gồm: thuế quan, phá giá tiền tệ, hạn
ngạch xuất khẩu…Khi các quốc gia áp dụng các rào cản thương mại, quốc gia
còn lại sẽ trả thù bằng các chính sách khác. Vì thế, cuộc chiến tranh được hình
thành.

Có 4 loại hình thức chiến tranh thương mại:

Chiến tranh tiền tệ: những quốc gia tham dự sẽ tìm cách giành quyền lợi về
mình bằng cách hạ giá trị đồng nội tệ nước mình so với đồng ngoại tệ của nước
khác.

Chiến tranh thuế quan: hang hoá nước ngoài được nhập với mức thuế cao.

11
Cấm vận kinh tế: là một hình phạt các nước đối thủ về mặt thương mại, tài
chính nhắm vào các tổ chức, cá nhân hoặc chính phủ nước đó

Chiến tranh kinh tế: một chiến lược kinh tế với mục đích áp dụng các phương
thức mà có thể làm suy yếu nền kinh tế của các phe đối lập.

3. Nguyên nhân gây ra chiến tranh thương mại


Nguyên nhân sâu xa:

Cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ - Trung càng ngày càng mâu thuẫn
gay gắt. Theo số liệu của Cục Tình báo Trung ương Mỹ, dự báo rằng, vào 2030
GDP danh nghĩa của Trung Quốc sẽ vượt Hoa Kỳ.

Hình 1: Số liệu Mỹ và Trung Quốc vào năm 2017

Theo số liệu thống kê của Bảng 1, ta thấy, xét về lĩnh vực sức mua tương
đương (PPP), GDP của Trung Quốc hiện nay đã vượt qua Hoa Kỳ. Qua đó, ta
cũng thấy được Hoa Kỳ và Trung Quốc là 2 cường quốc về thương mại, Hoa Kỳ
là nước nhập khẩu lớn nhất và xuất khẩu thứ 2 trên thế giới và ngược lại Trung
Quốc là nước xuất khẩu lớn nhất và nhập khẩu thứ 2 trên thế giới.

Từ đó, ta thấy được sức mạnh của Mỹ đang có dấu hiệu suy giảm, trước
tình hình đó Trung Quốc đã biểu hiện rõ tham vọng của mình muốn thay thế Mỹ
thống trị bàn cờ thương mại thế giới. Cũng chính vì điều này là nguyên nhân sâu
xa dẫn đến sự cạnh tranh của 2 cường quốc của thế giới lúc bấy giờ, Mỹ muốn
lấy lại vị trí thống lĩnh của mình, còn Trung Quốc muốn vượt mặt “ông lớn” Mỹ

Nguyên nhân cụ thể:

12
Cuộc chiến càng trở nên căng thẳng hơn khi mà Trung Quốc bắt đầu gia
nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào 2001, đó chính là ngòi nổ tạo ra
cuộc chiến tranh thương mại.

Sau đây sẽ là những lý do cụ thể dẫn đến cuộc chiến thương mại Hoa Kỳ -
Trung:

Thứ nhất, chính sách bảo hộ của chính quyền Tổng thống Trump

Từ khi lên cầm quyền, Tồng thống Trump đã theo đuổi chính sách bảo hộ
mậu dịch với mục tiêu “nước Mỹ trên hết” nhằm biến “Nước Mỹ vĩ đại trở lại”.
Vì chính lý do này đã gây ra chiến tranh thương mại, không chỉ là chiến tranh
thương mại giữa Mỹ và TQ, nó còn lan rộng ra các nước được xem là đồng
minh của Mỹ (như là EU, Nhật Bản hay Hàn Quốc) đồng thời với các nước lân
cận của Mỹ (như Canada, Mexico).

Thứ hai, thâm hụt thương mại lớn của Hoa Kỳ với Trung Quốc

“Đây chính là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến chiến tranh thương mại Hoa
Kỳ - Trung. Năm 2017, Mỹ nhập khẩu 506 tỷ USD hoàng hóa từ Trung Quốc,
nhưng chỉ xuất khẩu 131 tỷ USD hàng hóa sang TQ => Thâm hụt thương mại
của Mỹ với Trung Quốc lên đến con số 375 tỷ USD.” Đáng chú ý hơn là sự
thâm hụt này ngày càng tăng khi mà TQ gia nhập WTO.

“Thứ ba, tham vọng của Trung Quốc trở thành quốc gia công nghệ hàng
đầu thế giới”

Với tham vọng “trở thành nền kinh tế tiên tiến trên thế giới, không phụ
thuộc nhiều vào nhập khẩu các công nghệ”, Trung Quốc đã đổ rất nhiều vốn vào
chương trình “Sản xuất tại TQ 2025” nhằm tạo động lực phát triển ngành công
nghệ, trong số đó phải kể đến: người máy, ô tô điện, hàng không vũ trụ, trí tuệ
nhân tạo,…

13
Nhưng thực tế, Trung Quốc lại có trình độ công nghệ còn hạn chế và
muốn thực hiện thành công chính sách “Sản xuất tại Trung Quốc 2025” thì phải
dựa vào các công nghệ cốt lõi từ Mỹ. Từ đó, Mỹ mới các “buộc Trung Quốc
bằng những thỏa thuận ngầm buộc các công ty Mỹ phải chuyển giao công nghệ
cho các đối tác Trung Quốc trong liên doanh. Trung Quốc bác bỏ cáo buộc này”.
Tuy nhiên Hoa Kỳ còn cho rằng Trung Quốc đang ăn cắp công nghệ của Hoa
Kỳ bằng cách nhập khẩu công nghệ

Thứ tư, tình trạng vi phạm bản quyền ở Trung Quốc

Nguyên nhân này cũng chính là hệ quả của nguyên nhân thứ ba, Hoa Kỳ
đã rất nhiều lần cáo buộc về tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nghiêm
trọng ở Trung Quốc. Điều này được thể hiện rất rõ qua:

Hình 2:Diễn biến xung đột thương mại Mỹ - Trung

Cuối cùng, các biện pháp hạn chế đầu tư của Trung Quốc

14
Mỹ phản ứng kịch liệt trước “việc Trung Quốc không trao cho các công ty
nước ngoài quyền tiếp cận thị trường một cách tương xứng”. Mặc dù, “Chính
phủ Trung Quốc đưa ra cam kết là nới lỏng giới hạn sở hữu nước ngoài trong
nhiều lĩnh vực, nhưng Mỹ tỏ ra nghi ngờ cam kết trên vì Trung Quốc đã nhiều
lần hứa hẹn khi gia nhập WTO mà chưa thực hiện”.

4. Những đặc điểm của cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung


Mỹ nhận thức được mối đe dọa to lớn từ Trung Quốc – chủ động đẩy cạnh
tranh lên hình thái mới đối đầu toàn diện

Cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung bộc lộ các mâu thuẫn mang tính cấu trúc
cần điều chỉnh, cụ thể hơn là:

Mâu thuẫn về định hướng phát triển

Mâu thuẫn về mô hình phát triển kinh tế

Mâu thuẫn về hình thức ý thức hệ

Mâu thuẫn về vai trò đi đầu lãnh đạo thế giới

Trong cạnh tranh này, xuất hiện những hình thái đối đầu, phân tách nguy
hiểm. Cạnh tranh Mỹ - Trung đang rơi vào tình trạng “Chiến tranh lạnh kiểu
mới”

5. Chiến tranh thương mại Hoa Kỳ- Trung ảnh hưởng đến nền kinh tế thế
giới
Nguy cơ suy thoái toàn cầu

Trong cuộc chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ - Trung Quốc, ngân hàng
Morgan Stanley đã đưa ra dự báo về nguy cơ toàn cầu suy thoái. Nếu hai bên
vẫn tiếp tục xảy ra mâu thuẫn thì dự đoán đến hết nă 2020 mức tăng tưởng kinh
tế thế giới sẽ giảm dưới 2,5%

“Ngay vào lúc có những dấu hiệu cho thấy kinh tế toàn cầu hồi phục, thì
căng thẳng thương mại lại nổi lên thành một mối nguy rất thực và to lớn đối với
15
chu kỳ kinh doanh” lời nhận xét rất thực tế của ông Chetan Ahya – chuyên gia
kinh tế trưởng cảu Morgan Stanley. Đặc biệt, ông đã nhấn mạnh “ảnh hưởng
nghiêm trọng đối với niềm tin của doanh nghiệp” từ cuộc chiến thuế quan không
khoan nhượng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Không những vậy, Lindsey Piegza – nhà kinh tế trưởng tại Stifel cũng nói
“Ước tính ít nhất 50% khả năng là kinh tế Hoa Kỳ sẽ suy thoái vào năm 2020”
thâm chí theo Văn phòng Ngân sách Quốc hội Hoa Kỳ liệu sẽ thâm hụt 1 nghìn
tỷ USD trong năm 2020 sớm hơn 2 năm so với ước tính trước đây.

Đây chính là tác động lực cực kỳ to lớn đối với nền kinh tế thế giới, khi
mà cuộc đấu tranh giữa hai nền kinh tế nhất và nhì thế giới, Hoa Kỳ - Trung
Quốc sẽ làm thay đổi toàn cầu. Hai bên sẽ là cú hích lớn trong cuộc chiến
thương mại gây thiệt hại cho nền kinh tế thế giới, điều đó cũng làm cho nền kinh
tế toàn cầu chậm lại, cũng ảnh hưởng đến các nhà xuất khẩu và sản xuất của
Hoa Kỳ và Trung Quốc

Các doanh nghiệp và người tiêu dùng bị ảnh hưởng

“Hoạt động của các nhà máy đã giảm trầm trọng vào tháng 8 theo báo cáo
của HIS Markit – công ty hàng đầu thế giới trong lĩnh vực thông tin, phân tích
và giải pháp quan trọng”. Jeffrey Sherman cũng nhận thấy rằng 75% kinh tế Hoa
Kỳ sẽ suy thoái trước cuộc bầu cử tổng thống vào năm 2020.

“Nếu cứ tiếp tục đánh thuế, Tổng thống Trump sẽ làm cho đầu tư thế giới
lo sợ về việc gây thiệt hại đến người tiêu dùng. Nhiều nhà bán lẻ nói rằng họ có
ít sự lựa chọn ngoài việc đổ chi phí lên người tiêu dùng. Ngay cả các công ty
như Walmart và Macy cũng đang cảnh báo rằng người tiêu dùng sẽ sớm phải
mua hàng hóa với giá cao hơn. Theo đó, chi tiêu trung bình hằng năm của hộ gia
đình sẽ tăng thêm 800USD” - giáo sư Katheryn Russ thuộc Đại học California
cho hay.

16
CHƯƠNG 2

TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI HOA


KỲ - TRUNG ĐẾN NỀN KINH TẾ CỦA VIỆT NAM

Cuộc chiến tranh của 2 cường quốc đã gây nên rất nhiều tác động cho hệ
thống quốc gia toàn cầu, đến các nước trên toàn thế giới đều bị ảnh hưởng ít
nhiều về cả mặt tích cực lẫn tiêu cực, và VN cũng chịu những tác động như :

1. Tác động đến thuế:


Tác động tích cực :

Như chúng ta đã biết, Hoa Kỳ và Trung Quốc là hai thị trường thương mại
lớn của Việt Nam, việc Hoa Kỳ áp một mức thuế cao với những hàng hóa xuất
khẩu từ Trung Quốc, và ngược lại đã khiến cho một lượng hàng hóa lớn không
đến được thị trường của nhau, lúc này, Hoa Kỳ sẽ nhắm đến các mặt hàng nông
sản, dệt may từ thị trường VN bởi Hoa Kỳ bị sụt giảm các mặt hàng, sản phẩm,

17
gây nên sự thiếu hụt. Khi đó, Hoa Kỳ cần thêm những nguồn cung nhập khẩu từ
các nước khác, đây cũng là một cơ hội tốt cho Việt Nam để có thể xuất khẩu gia
tăng ở thị trường Hoa Kỳ. Đặc biệt, là các mặt hang nông sản nước ta có chất
lượng tương đương hàng xuất khẩu của Trung Quốc, bằng chứng là khi cuộc
chiến tranh thương mại này diễn ra, xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ tăng
thêm 1,7%. Đây là một lợi thế lớn để Việt Nam có cơ hội xuất khẩu nhiều hơn,
mở rộng thị trường xuất khẩu, nâng cao chất lượng các mặt hàng và hạ giá thành
sản phẩm để có mức giá ưu đãi hơn. Điều này sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh
của Việt Nam so với các quốc gia khác trong thời gian tới.

Tác động tiêu cực :

Tất nhiên không thể so sánh ngang bằng giữa các mặt hàng, sản phẩm của
Việt Nam so với Trung Quốc, bởi Trung Quốc là cường quốc siêu mạnh, hệ
thống sản xuất, quản lí chất lượng và năng suất lao động cũng rất cao, do vậy mà
khi gặp chiến tranh thương mại, thay vì quá tập trung vào thị trường Hoa Kỳ,
Trung Quốc sẽ tập trung nhiều vào việc tiêu thụ hàng hóa nội địa để giải quyết
lượng hàng không xuất khẩu được. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng sẽ tìm những
thị trường ở những nước khác để xuất khẩu, chính vì thế mà mặt hàng Việt Nam
không hề dễ dàng thay thế được các mặt hàng từ Trung Quốc.

Thứ hai, việc mà cả 2 nước này đều giảm lượng xuất khẩu, sẽ gây ra một hệ
lụy cho toàn cầu, đó chính là sự suy giảm về tăng trưởng của nền kinh tế toàn
thế giới, đồng thời là sự gia tăng trong chủ nghĩa bảo hộ, điều này có tác động
xấu đến Việt Nam khi chúng ta đang trong giải đoạn phát triển kinh tế mở.

Thứ ba, chiến tranh thương mại gây ra một bộ phận các thành phần gian thuế
và trốn thuế khi xuất khẩu sang Hoa Kỳ, điều này sẽ làm Hoa Kỳ thắt chặt và
gây nên sự khó khăn hơn khi đưa sản phẩm của Việt Nam sang Hoa Kỳ, cụ thể
giữa năm 2019, Hải quan của nước ta thu được một lượng lớn bao gồm các giấy
tờ, tài liệu và các giấy chứng nhận xuất xử giả mạo và vận chuyển trái phép

18
hàng hóa, điều này làm ảnh hưởng xấu đến mặt hàng của nước ta trong mắt Hoa
Kỳ, và Hoa Kỳ sẽ thắt chặt hơn cũng như có những điều khoản bắt buộc, khó
khăn hơn cho nước ta, gây ra nhiều bất lợi trong nhiều khoản dặc biệt là về thuế
quan.

2. Tác động đến xuất nhập khẩu :


Từ chiến tranh thương mại Hoa Kỳ - Trung tạo nên những tác động tích cực
và tiêu cực đến nền kinh tế của các quốc gia khu vực Đông Nam Á và đặc biệt là
Việt Nam, thứ nhất:

Tác động tích cực :

Khi mà Hoa Kỳ áp một mức thuế quan cao lên mặt hàng nhập khẩu từ Trung
Quốc, điều này làm cho Hoa Kỳ tìm đến các thị trường khác để thay thế, trong
dó có Việt Nam, bên cạnh đó Hoa Kỳ cần nhiều mặt hàng và các sản phẩm đa
dạng nên Việt Nam cũng có nhiều cơ hội về nông thủy sản, các mặt hàng về dệt
may, điện tử cũng là những mặt hàng có tiềm năng phát triển về xuất khẩu, đặc
biệt là về lương thực thực phẩm, Việt Nam có thể đáp ứng nhu cầu của Hoa Kỳ.

Từ những tác động của thuế quan mà Hoa Kỳ đã áp lên Trung Quốc gây nên
những tác động mạnh, Việt Nam tăng thêm khả năng xuất khẩu và mở ra thêm
những nhu cầu về hàng hóa của nước ta, đặc biệt trong ngành dệt may.

Thứ hai, do trong công tác sản xuất của nước ta còn hạn chế do nguồn cung
ứng những nguyên liệu với giá thành cao, nhưng chính từ cuộc chiến tranh
thương mại này làm cho giá nguyên liệu đầu vào trở nên rẻ hơn, điều đó có ảnh
hưởng tốt đến giá thành sản xuất và giá thành những thành phẩm của Việt Nam,
nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.

Thứ ba, việc Hoa Kỳ cho rằng Trung Quốc ăn cáp chất xám và công nghệ
điện tử trong sản phẩm Huawei nên Hoa Kỳ đã đưa nó vào danh mục cấm nhập
khẩu,bên cạnh đó còn kêu các nước đồng minh tẩy chay và ngừng sử dụng, điều

19
này làm gia tăng tiềm năng xuất khẩu về ngành điện tử.sử dụng, điều này làm
gia tăng tiềm năng xuất khẩu về ngành điện tử.

Tác động tiêu cực :

Do Việt Nam đang trong quá trình hội nhập sâu vào thế giới, và chính vì thế
mà cuộc chiến tranh của 2 cường quốc cũng gây nên những tác động tiêu cực
đến nền kinh tế, tình hình xuất nhập khẩu nước ta:

Thứ nhất, việc mà 2 nước đánh nhau trên lĩnh vực thương mại sụt giảm đáng
kể về sự phát triển kinh tế thế giới. Khi 2 nước này có xu hướng chủ nghĩa bảo
hộ và điều này làm giảm mức nhập các mặt hằng từ các nước khác trong đó có
Việt Nam. Bằng chứng là mức xuất khẩu hàng hóa nước ta năm 2019 đã giảm
0,3% và dự kiến còn giảm mạnh hơn trong các khoảng từ 2021-2023, song song
nhập khẩu cũng giảm đi 0,6%.

Thứ hai, các doanh nghiệp tại Việt Nam cũng sẽ chịu ảnh hưởng từ việc
chiến tranh thương mại này, vì các mặt hàng của nước ta chủ yếu nằm trong
chuỗi mắt xích giá trị sản phẩm, vì thế điều này gây nên tác động xấu đến kinh
tế xuất nhập khẩu của Việt Nam.

Thứ ba, Việc hai nước Hoa Kỳ Trung cùng áp dụng chung chiến lược sẽ làm
cho cán cân thương mại thay đổi, ảnh hưởng đến nước còn lại trong đó có VN,
đặc biệt với Hoa Kỳ lúc này có thể sẽ xếp Việt Nam chung với Trung Quốc,
điều này gây nên nhiều khó khăn hơn trong việc đưa hàng hóa Việt Nam sang
Hoa Kỳ, cũng như tạo nên những rào cản thương mại về chất lượng, quy định,…

Thứ tư, Trung Quốc khi gặp những khó khăn mà Hoa Kỳ gây ra sẽ tiến hành
những chính sách để nhằm phá giá, đẩy những mặt hàng, sản phẩm sang các
nước láng giềng trong đó có Việt Nam để giải quyết vấn đề tồn tắc hàng hóa,
cũng như giải quyết vấn đề với Hoa Kỳ và duy trì năng suất sản lượng sản
phẩm. Và điều này ảnh hưởng xấu đến cán cân thương mại Việt - Trung khi nó

20
gây nên sự gia tăng về cán cân thương mại trong khi chúng ta đang cố gắng đạt
mục tiêu sao cho cân bằng thương mại với Trung Quốc.

3. Tác động đến thị trường tài chính tiền tệ :


Tác động đến thị trường ngoại hối, tỷ giá, lãi suất :

Hình 3: Thị trường ngoại hối, tỷ giá, lãi suất

Cuộc chiến diễn ra với tình hình kinh tế Hoa Kỳ khá ổn, nên tỷ giá của Hoa
Kỳ không hề giảm mà vẫn có xu hướng tăng, tuy nhiên chiến tranh thương mại
cũng gây ra sự biến đổi ít nhiều đối với thị trường ngoại hối quốc tế.

Bằng chứng là vào khoảng cuối tháng 6, đầu tháng 7 năm 2018, lúc này xuất
hiện dấu hiệu chiến tranh thương mại leo thang, tỷ giá USD/VND lúc này tăng
mạnh (đỉnh điểm là hơn 23.000 VND) sau đó có phần giảm dần do có sự can
thiệp kịp thời từ phía ngân hàng nhà nước. Sau đó vào khoảng giữa tháng 4 năm
2019, tỷ giá giao dịch ổn định trở lại, nhìn theo biểu đồ ta còn nhận thấy mức
tăng nhẹ trong tỷ giá của VND.

Tuy nhiên thì về lâu dài, tỷ giá vẫn sẽ phụ thuộc vào các yếu tố vĩ mô như :
mức tăng trưởng GDP, cán cân thương mại, cán cân thanh toán, giá vàng, thu
hút về FDI,… bên cạnh đó kinh ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam đối với Trung
Quốc chiếm đến khoảng 23% (theo thống kê năm 2018), vì thế trong cuộc chiến

21
tranh thương mại đồng CNY mất giá cũng làm cho đồng VND cũng giảm đi một
lượng không nhỏ.

Ngược lại Trung Quốc và ngân hàng trung ương Trung Quốc làm rất hiệu
quả trong vấn đề phá giá đồng CNY, để đồng CNY không bị mất giá mà vẫn
tiếp tục trong quá trình quốc tế hóa đồng CNY, vì vào tháng 5 đồng CNY giảm
giá mạnh nhưng Trung Quốc cũng đã có những biện pháp kịp thời để không làm
mất giá đồng tiền CNY, điều này cũng là một ảnh hưởng đến tiền tệ VN.

Theo như những dự đoán và thống kê, đồng tiền của USD/VND sẽ tăng thêm
2-3% tuy nhiên đây vẫn là một mức tỉ giá có thể chấp nhận, vì nguồn lực ngoại
hối được tăng cường, quan hệ cung cầu về căn bản cũng ổn định.

Về vấn đề lãi suất, Khi mà chiến tranh thương mại Hoa Kỳ - Trung bước vào
giai đoạn căng thẳng, lãi suất của cả 2 cường quốc này cũng có những thay đổi,
tuy rằng nó không tác động trực tiếp đến lãi suất Việt Nam nhưng nó lại gây ra
những tác động gián tiếp về sự thay đổi tỷ giá và lạm phát ở Việt Nam. Cụ thể,
đồng USD/VND tăng thì làm cho lạm phát cũng bắt đầu tăng lên, điều này khiến
cho mặt bằng chung lãi suất sẽ tăng nhẹ so với trước. Tuy nhiên nếu chiến tranh
thương mại vẫn cứ kéo dài thậm chí là căng thẳng hơn thì FED (cục dữ trữ liên
bang Hoa Kỳ) có thể bắt đầu điều chỉnh lãi suất cho chúng giảm đi áp lực lãi
suất tại VN của USD/VND, điều này cũng sẽ có thể làm cho lãi suất của Việt
Nam tăng nhẹ hoặc vẫn giữ nguyên như trước.

4. Tác động đến thị trường chứng khoán VN:


Trong năm 2018-2019, thị trường chứng khoán nước ta có sự biến động rõ
rệt hơn, tuy nhiên Việt Nam vẫn là nước thu hút mạnh từ vốn nước ngoài, bằng
chứng là trong đầu năm 2019, hoạt động trên thị trường chứng khoán như : góp
vốn, hay mua cổ phần từ nhà đầu tư nước ngoài có xu hướng tăng rất mạnh, đạt
mức cao nhất trong thị trường chứng khoán Việt Nam, cụ thể tổng giá trị góp

22
vốn đã lên tới 7,14 tỷ USD (mức tăng xét là khoảng 210% so với năm 2018).
một mức tăng trưởng vô cùng đáng kể.

Mặc dù thanh khoản thị trường ở mức khá thấp,tuy nhiên khối ngoại tiếp tục
mua ròng mạnh mẽ, đạt hơn 5.100 tỷ đồng đầu năm 2019, trong đó chiếm một
lương lên tận 85% đến từ các quỹ chỉ số ETFs. Đây là dấu hiệu cho thấy khả
năng cao khối ngoại sẽ tiếp tục mua ròng và nó chính là động lực giúp ổn định
TTCK. Trong khi chiến tranh thương mại của Hoa Kỳ - Trung vẫn có nhiều diễn
biến phúc tạp thì ngay lúc này nguồn vốn FII (nguồn vốn đầu tư gián tiếp) vào
các nước mới phát triển hay đang phát triển có xu hướng sụt giảm, do vậy số
liệu về dòng vốn FII vào VN đầu năm 2019 là tín hiệu tốt cho cả nền kinh tế
cũng như thị trường chứng khoán của Việt Nam.

Bên cạnh những tác động tích cực thì vẫn có những ảnh hưởng xấu ảnh
hưởng về lâu dài đến thị trường chứng khoán Việt Nam, vì trong bối cảnh còn
tồn tại những rủi ro, những nhà đầu tư sẽ bắt đầu rút vốn khỏi các thị trường
nguy hiểm để về lại vùng an toàn là những thị trường khác, và đó là một điều
đáng lưu ý để Việt Nam có thể chuẩn bị những trường hợp xấu nhất để ứng phó
kịp thời, cũng như đưa ra những giải pháp để tối ưu nhất.

Chính vì thế để tránh những động thái xấu hoặc tình hình thương mại diễn ra
căng thẳng khó lường thì việc mà Chính phủ, doanh nghiệp, ngành, bộ,… cần
phải lưu ý theo dõi sát sao những biến động từ thị trường tài chính tiền tệ thế
giới, từ đó đưa ra những kịch bản kịp thời, có những hướng giải quyết linh hoạt
để luôn nằm trong thế chủ động. Đồng thời, tăng dự trữ ngoại hối, sử dụng
những cơ hội công cụ để nhằm kiếm soát, quản lí tỷ giá, lãi suất,… tạo ra cơ hội
và giảm thiểu rủi ro cho thị trường tài chính tiền tệ Việt Nam.

5. Tác động đến dòng vốn đầu tư của các doanh nghiệp FDI
Với những lợi thế từ vị trí chiến lược của Việt Nam, nguồn lao động với chi
phí còn khá thấp, nguồn nhân lực dồi dào, môi trường chính trị và vĩ mô ổn

23
định, sự mở cửa kinh tế đáng kể và việc gia nhập hai hiệp định thương mại tự do
(CPTPP và EVFTA) đã giúp các nhà sản xuất nhanh chóng tiếp cận với các thị
trường xuất khẩu lớn. Cùng với đó, chi phí sản xuất gia tăng ở Trung Quốc cũng
đã giúp Việt Nam trở thành giải pháp thay thế của các nhà đầu tư. Hơn nữa, Việt
Nam đang từng bước nâng cấp bậc thang công nghệ mới là một trong những lý
do khiến vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực công nghệ cao được kỳ
vọng sẽ đổ vào Việt Nam Tuy nhiên, dòng vốn FDI từ Trung Quốc tăng trưởng
mạnh cũng là điều đáng lo ngại, vì nhiều dự án FDI tại Việt Nam lạc hậu về
công nghệ, gây ra môi trường bị ô nhiễm đa số đến từ Trung Quốc. Hơn thế,
cũng có ý kiến e ngại rằng Trung Quốc có thể gia tang đầu tư vào Việt Nam
nhằm thực hiện xuất xứ hàng hóa “Made in Vietnam” và để hưởng lợi từ các
loại thuế và lệnh áp thuế của Hoa Kỳ thông qua hiệp định thương mại tự do mới
của Việt Nam. Nếu Việt Nam mất cảnh giác, không nghiêm ngặt về vấn đề này,
Hoa Kỳ có thể sẽ sử dụng các biện pháp trừng phạt đối với các công ty của Việt
Nam cũng như Trung Quốc.

CHƯƠNG 3

CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CHO VIỆT NAM

1. Cơ hội:
Việt Nam là một quốc gia phụ thuộc vào đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và
đã xây dựng được mức kinh tế tăng trưởng ấn tượng, trung bình trên 6% trong
20 năm qua (mặc dù từ mức rất thấp) nhờ vào nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài FDI. Với thặng dư thương mại trong 6 năm qua và hơn 70% kim ngạch
xuất khẩu đến từ khu vực đầu tư nước ngoài, Việt Nam đang gặt hái được nhiều
thành quả từ các trọng tâm thương mại và đầu tư nước ngoài. Hoa Kỳ, Trung
Quốc đều là đối tác thương mại, xuất nhập khẩu quan trọng của Việt Nam, nên

24
khi cuộc chiến thương mại giữa hai nước leo thang, sẽ tác động không nhỏ theo
hai mặt tiêu cực và tích cực đến Việt Nam mang lại nhiều cơ hội cũng như thách
thức.

25
1.1 Xét về hoạt động xuất nhập khẩu:
Cuộc chiến tranh thương mại Hoa Kỳ -Trung đã tạo ra nhiều cơ hội cho
hoạt động thương mại xuất nhập khẩu hàng hóa để nền kinh tế Việt Nam phát
triển. Việt Nam là nước có quan hệ thương mại sâu rộng giữa Hoa Kỳ và Trung,
khi cuộc chiến tranh thương mại diễn ra, Hoa Kỳ và Trung có thể chuyển hướng
đầu tư, chọn Việt Nam là nước trung gian tạo tiền đề cho việc xuất nhập khẩu
hàng hóa sang nước bên kia một cách dễ dàng và không phải chịu mức thuế cao.
Đồng thời nếu cuộc chiến tranh này vẫn tiếp diễn, các doanh nghiệp xuất nhập
khẩu ở Việt Nam sẽ có điều kiện mở ra những cơ hội thị trường mới, gia tăng
hoạt động xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ và nhập khẩu hàng công nghệ cao
của Trung Quốc trên cơ sở lợi thế so sánh. Trong ngắn hạn, kinh tế Việt Nam sẽ
nhận được những lợi ích mà cuộc chiến đem đến. Những nghiên cứu định lượng
về tác động của cuộc chiến thương mại đến tăng trưởng thương mại của Việt
Nam cho thấy, Việt Nam đang nằm trong nhóm có cơ hội cao nhất từ việc thay
thế hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc sang Hoa Kỳ cũng như hàng hóa xuất
khẩu của Hoa Kỳ sang TQ.

Hình 4:Thị trường xuất nhập khẩu của Việt Nam qua các năm

26
Trước đây, hàng Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ chủ yếu là hàng tiêu
dùng như giày dép, hàng may mặc, điện thoại, đồ gỗ,…. Theo số liệu của Ủy
ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ, nhập khẩu điện thoại di động từ Việt Nam
tăng hơn gấp đôi trong bốn tháng đầu năm 2019 so với cùng kỳ bốn tháng năm
2018 và nhập khẩu máy tính cũng tăng 79% so với cùng kỳ năm ngoái. Số lượng
hàng dệt may của Việt Nam cũng tăng lên, đồ gỗ và cá khô xuất khẩu sang Hoa
Kỳ - những mặt hàng trước đây được chế biến ở Trung Quốc trước khi Hoa Kỳ
tăng thuế quan. Nhìn chung, xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ đã tăng
27,3% trong sáu tháng đầu năm 2019, do kết quả của cuộc chiến thương mại.
Ngược lại, xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc tăng 0,3% so với cùng kỳ.
Có thể thấy rằng sự gia tăng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc thấp hơn
nhiều so với mức tăng của Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ.

Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc chủ yếu bao gồm
hàng điện tử, chất bán dẫn, hàng may mặc, giày dép, đồ thể thao và đồ nội thất.
Việt Nam thường đóng vai OEM của Trung Quốc trong các ngành này và chỉ
xuất khẩu nguyên liệu thô hoặc đầu vào trung gian để sản xuất tại TQ. Mặt khác,
theo Yasuyuki Sawada, người châu Á Chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng
Phát triển, Việt Nam được hưởng lợi nhiều nhất từ cuộc chiến tranh thương mại
với Trung Quốc vì hàng hóa Trung Quốc bị ảnh hưởng bởi thuế quan cũng được
tiêu thụ và sản xuất tại Việt Nam. Do đó, Việt Nam có thể xuất khẩu trực tiếp
các sản phẩm này sang Hoa Kỳ, và do đó giành được nhiều thị phần hơn từ các
sản phẩm của Trung Quốc bị áp thuế khi xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Đồng thời, có
thể thu hút thêm vốn FDI vào các ngành này, từ đó gia tăng việc làm, xuất khẩu
và cải thiện cán cân thương mại tổng thể của Việt Nam.

1.2 Xét về phương diện đầu tư


Theo các chuyên gia kinh tế nhận định, Hoa Kỳ và Trung có khả năng sẽ
gia tăng nguồn đầu tư FDI vào Việt Nam, nhờ vào đó để giảm những tổn thất từ
cuộc chiến thương mại. Một trong những điểm đến quan trọng của dòng FDI

27
dịch chuyển khỏi Trung Quốc chính là Việt Nam. Việt Nam được đánh giá cao
nhờ vị trí địa lý mang tính chiến lược, chi phí nhân công rẻ, nguồn nhân lực dồi
dào, môi trường chính trị ổn định, tăng trưởng tốt, tỷ giá ổn định, lạm phát thấp,
dự trữ ngoại hối cao, độ mở kinh tế lớn. Ngoài ra, Việt Nam cũng đã tham gia
nhiều hiệp định thương mại tự do đã giúp các nhà sản xuất tiếp cận tốt hơn các
thị trường xuất khẩu chính. Thay vì chọn thị trường Trung Quốc với chi phí sản
xuất cao cũng làm cho các nhà đầu tư thay đổi hướng đầu tư qua các địa điểm
tiết kiệm chi phí hơn, và Việt Nam được xem là một lựa chọn thay thế.

Một ví dụ điển hình là các công ty đa quốc gia như Foxconn, Samsung và
Daikin đã và đang mở các nhà máy mới ở Việt Nam thay vì ở Trung Quốc. Tuy
nhiên, quá trình này sẽ diễn ra ở quy mô vừa phải, như sản xuất ở Trung Quốc
vẫn hấp dẫn đối với các tập đoàn đa quốc gia do kỹ năng lao động tốt và mạng
lưới cơ sở hạ tầng hiện đại của đất nước.

Hơn nữa, Việt Nam đang tiếp cận với nền công nghệ hiện đại, tiên tiến,
không ngừng nâng cao và tiếp thu với những nền khoa học mới đây cũng là lý
do để kỳ vọng dòng vốn FDI trong lĩnh vực công nghệ cao có thể tìm đến Việt
Nam. Ngoài ra, do căng thẳng thương mại giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ dự kiến
sẽ tăng cường, xu hướng các nhà đầu tư nước ngoài chuyển sang các thị trường
như Đông Nam Á và Ấn Độ sẽ được đẩy mạnh

Ở một mức độ nào đó, Việt Nam có một số tính năng hấp dẫn sẽ cho phép
Việt Nam hưởng lợi từ di dời các doanh nghiệp FDI. Trước hết, Việt Nam có
một nền kinh tế tương đối ổn định chính phủ và mức lương rẻ, đó là những lợi
thế mà các nước khác không có. Hơn nữa, sự gần gũi của Việt Nam với Trung
Quốc, cùng với vị trí địa lý ở Khu vực ASEAN, cho phép các nhà sản xuất bán
và chuyển thiết bị nhanh hơn qua biên giới. Các công ty có thể bán và chuyển
hàng hóa và thiết bị từ Trung Quốc sang Việt Nam và sau đó chuyển tiếp sang
các nước ASEAN khác.

28
2. Thách thức:
Chiến tranh thương mại đem đến cho nền kinh tế Việt Nam rất nhiều cơ hội
nhưng cũng không ít những thách thức mà chúng ta cần phải đối mặt.

2.1 Xuất – nhập khẩu:


Việt Nam có nền kinh tế tuy bé nhưng phụ thuộc phần lớn vào xuất –
nhập khẩu. Tuy nhiên, Hoa Kỳ và Trung là hai đối tác rất lớn về ngoại thương
của Việt Nam. Vì thế, khi hai đối tác xảy ra chiến tranh sẽ tạo ra một cuộc hỗn
chiến làm cho các mặt hàng Trung Quốc dồn dập nhập vào thị trường Việt Nam
khi CNY suy giảm, thuế xuất khẩu sang Hoa Kỳ cao và các mặt hàng Trung
Quốc không thể xuất sang Hoa Kỳ nhiều như lúc chưa xảy ra cuộc chiến tranh.
Nếu như Trung Quốc muốn duy trì nỗ lực và phạm vi phát triễn thì phải tìm thị
trường mới hoặc sử dụng phương pháp truyền tải và có những chính sách bán
phá giá, xuất hàng hoá sang các thị trường lân cận xung quanh. Một trong những
thị trường kỳ vọng của Trung Quốc chính là Việt Nam. Và đây chính là sức ép
lớn cho các doanh nghiệp trong nước phải cạnh tranh với một lượng hàng hoá
giá rẻ. Mặt khác, các mặt hàng xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc sẽ gặp
nhiều trở ngại hơn. Do Trung Quốc phải đặt trọng tâm tiêu thụ các sản phẩm nội
địa bởi những sản phẩm này đáng lẽ ra phải được xuất khẩu. Vì thế, Trung Quốc
hạn chế nhập khẩu tạo ra áp lực cạnh tranh đối với các mặt hàng xuất khẩu của
Việt Nam.

2.2 Quản lý về việc gian lận trong thương mại của Chính Phủ.

Khi cuộc chiến tranh diễn ra, việc đánh thuế lẫn nhau giữa hai quốc gia.
Đây cũng là một thách thức lớn cho Việt Nam vì phải tìm các giải pháp để xử lý
các vấn đề về chống hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng đối với các hàng
hoá nhập khẩu từ Trung Quốc. Bên cạnh đó, Trung Quốc sẽ xuất những sản
phẩm giá thấp vào Việt Nam, rồi tìm cách xuất sang Hoa Kỳ và làm gia tăng rủi
ro gian lận về xuất xứ. Nếu các doanh nghiệp tại Việt Nam chỉ vì lợi nhuận cho
bản thân hợp tác với Trung Quốc thì Việt Nam đứng trước mối đe doạ sẽ trở
29
thành điểm trung chuyển hàng hoá Trung Quốc dưới hình thức tạm nhập - xuất
khẩu sang Hoa Kỳ để lẩn tránh thuế. “ Hiệp hội Da giày túi xách VN khuyến cáo
không loại trừ nguy cơ các mặt hàng của TQ sẽ đội lốt “made in Việt Nam” để
xuất khẩu khi doanh nghiệp Trung Quốc đưa hàng bán thành phẩm sang Việt
Nam gia công hoặc hợp tác với doanh nghiệp Việt rồi gắn nhãn mác của Việt
Nam để xuất khẩu”. Do vậy, Việt Nam rất dễ rơi vào hành vi bất hợp pháp. Một
khi cơ quan thương mại Hoa Kỳ biết được các hành vi dối trá thì công ty phía
Việt Nam sẽ tổn thất rất lớn. Hơn nữa, không chỉ một mặt hàng mà là tất cả các
mặt hàng sẽ thiệt hại. Về vấn đề này còn liên quan đến danh tiếng và uy tín của
các công ty Việt Nam, và dễ dàng đưa Việt Nam vào tầm kiểm soát của Hoa Kỳ,
vì thế các mặt hàng của Việt Nam xuất sang Hoa Kỳ sẽ bị đánh thuế cao hơn
cũng như phía Trung Quốc.

2.3 Cơ sở hạ tầng do sự biến đổi đột ngột của FDI

Hình 5:Tình hình vốn FDI của Trung Quốc vào Việt Nam

Việt Nam không thể phủ nhận những lợi ích mà FDI mang lại. Nhưng dù
sao, cũng không thể bỏ qua những tác động tiêu cực mà FDI mang lại và gây ra
không ít áp lực cho Việt Nam. Đối với vấn đề về cơ sở hạ tầng và chất lượng
nguồn lực nhân công lao động và đất đai xây dựng nhà máy tại Việt Nam vẫn

30
chưa được đảm bảo và cần được cải thiện. Bên cạnh đó, sự vượt mức này sẽ tác
động đến môi trường kinh doanh và đầu tư tại thị trường Việt Nam trong dài hạn
nếu Chính phủ không có những biện pháp cải thiện và điều chỉnh cho thích hợp.

2.4 Nhà quản lý môi trường và an ninh xã hội


Tuy nhiên, khi Trung Quốc tăng cường đầu tư vào thị trường Việt Nam và
di chuyển các nhà máy sản xuất có trụ sở tại Trung Quốc mang lại tác động tiêu
cực đến môi trường của Việt Nam. Tuy nhiên, việc di dời này dẫn đến sự gia
tăng xuất khẩu và FDI trong ngắn hạn, nhưng cũng đang biến Việt Nam trở nên
một trung tâm ô nhiễm. Bên cạnh đó, khi nhà máy Trung Quốc di dời sang Việt
Nam sẽ gây ra nạn thất nghiệp tại TQ. Đối với những lao động thất nghiệp tại
Trung Quốc sẽ dời sang các nước láng giềng tìm việc làm, trong đó có Việt
Nam. Vấn đề này, không chỉ ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam mà còn cả về
an ninh xã hội.

2.5 Thị trường tài chính tiền tệ:


Tỷ gía hối đoái: khi cuộc chiến tranh thương mại xảy ra, tỷ giá CNY/USD
và VND/USD thay đổi. USD có khuynh hướng tăng giá còn đối với CNY thì có
khuynh hướng giảm giá. Điều này dẫn đến VND bị tác động. Bởi vì, VND phụ
thuộc nhiều vào tỷ giá giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Tỷ giá (31/7) được Ngân
hàng Nhà nước công bố ở mức 22.669 đồng, tiếp tục tăng thêm 10 đồng so với
phiên giao dịch hôm trước. Như vậy, so với 1/7 tỷ giá trung tâm đã tăng thêm
tổng là 19 đồng và đây cũng là mức tỷ giá trung tâm cao nhất kể từ khi cơ chế tỷ
giá này được Ngân hàng Nhà nước áp dụng vào 2015. Ngoài ra, việc tăng lãi
suất VND làm cho người dân ít nắm giữ USD hơn nhưng nó sẽ ảnh hưởng đến

31
lãi suất cho vay, tăng chi phí vốn của doanh nghiệp và ảnh hưởng tới giá bán sản
phẩm trong nước.

Thách thức này sẽ tác động đến nền kinh tế Việt Nam khi chúng ta vẫn
còn phụ thuộc vào hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc để cung cấp cho quá
trình sản xuất hàng xuất khẩu như: dệt may, da giày, và các linh kiện…. Dẫn
đến việc chi phí nguyên liệu đầu vào tang cao. Cụ thể, vào 1/2019, Việt Nam
xuất hàng hóa xấp xỉ $22,08 tỷ, tăng 12,4% so với 12/2018 và tăng 8,9% so với
1/2018. Bên cạnh đó, Việt Nam nhập trên $21,26 tỷ, chỉ tăng 4% so với 12/2018
và tăng 5,4% so với 1/2018. Do đó, nhà xuất, nhập khẩu tại Việt Nam thiệt hại
rất nặng nề. Bên cạnh đó, việc Trung Quốc phá giá CNY sẽ làm cho các doanh
nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng hoá khó khăn hơn. Bởi vì giá của các mặt hàng
Việt sẽ đắt hơn so với Trung khi Việt Nam nhập khẩu các nguyên vật liệu từ
Trung Quốc. Vì thế, đây chính là nguy cơ gây ra thâm hụt thương mại giữa

Hình 7: Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa


Trung – Việt.

2.6 Thị trường chứng khoán:


Khi tỷ giá hối đoái giao động sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến các nguồn vốn
đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán. Do đó, các nhà đầu tư nước
ngoài có thể thực hiện đợt rút ròng lớn ở các quốc gia mà có tiền tệ giảm giá so

32
với USD. Trong đó có thị trường chứng khoán Việt Nam. Các nhà đầu tư ở các
nước lân cận Việt Nam, cụ thể là Trung Quốc sẽ tìm hiểu và khai thác mua cổ
phần tại các công ty kinh doanh sản xuất lớn ở Việt Nam để chuyển trọng tâm
đầu tư, kinh doanh từ Trung Quốc sang Việt Nam, do đó hình thành các mặt
hàng có xuất xứ nguồn gốc từ Việt Nam để xuất sang Hoa Kỳ để lãng tránh
được các mức thuế mà Hoa Kỳ đã đánh vào hàng hóa có nguồn gốc Trung
Quốc. Vì thế thị trường chứng khoán Việt Nam có thể “tăng nhiệt” lên ở giai
đoạn sắp tới.

2.7 Chuỗi cung ứng toàn cầu:


Đa số các sản phẩm sẽ bị đảo lộn, trì hoãn do tranh chấp thương mại giữa
hai cường quốc có nền kinh tế lớn trên toàn cầu và chính sách bảo hộ gia tăng
của các quốc gia...Các công ty Việt Nam đã và đang thực hiện tích cực vào
những chuỗi cung ứng toàn cầu với các vai trò khác biệt nên sẽ phải chịu sự tác
động tiêu cực đến hoạt động thương mại, và sự đóng góp cho việc phát triển nền
kinh tế Việt Nam sẽ hạn chế.

Cuộc chiến tranh thương mại Hoa Kỳ - Trung mang lại nhiều cơ hội
nhưng cũng không ít thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam. Vì vậy, Việt Nam
cần phải nắm bắt thời cơ để phát triễn, và ngăn chặn những tác động tiêu cực về
mặt thách thức mà do cuộc chiến tranh thương mại gây ra sẽ giúp nền kinh tế
Việt Nam phát triển vững chắc và lâu dài.

33
CHƯƠNG 4

CHÍNH SÁCH CỦA VIỆT NAM

1. Đối với Nhà nước


Nhà nước cần quan sát, bám chắc tình hình biến đổi kinh tế thế giới, trong đó
có động thái chính sách thương mại và tỷ giá của Trung Quốc để đưa ra những
phân tích, dự báo chuẩn xác và kịp thời đưa ra các kịch bản ứng phó khác nhau.

Động thái giữa hai bên Hoa Kỳ - Trung, các danh mục hàng hóa bị áp thuế
trừng phạt, cùng các thông tin liên quan khác phải được Nhà nước cung cấp, cập
nhật đủ thông tin, kịp thời đến tất cả các đối tượng tham gia trong chuỗi giá trị
hàng hóa xuất nhập khẩu với mục đích bình ổn tâm lý thị trường.

Để giảm thiểu các hiểm nguy phát sinh từ tranh chấp thương mại, Việt Nam
phải tập trung tăng cường khả năng tiếp cận thị trường. Các doanh nghiệp nên
được định hướng đa dạng hóa, tiếp cận và mở rộng các thị trường xuất khẩu, đặc
biệt là trong các thị trường mà VN đã ký kết FTA, với hai hiệp định lớn là “Hiệp
định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương” (CPTPP) và “Hiệp
định thương mại tự do Việt Nam – EU” (EVFTA).

Tuy nhiên chuỗi cung ứng của Việt Nam chưa phát triển, nhập khẩu nguyên
liệu thô còn phụ thuộc nhiều và thiếu các ngành công nghiệp hỗ trợ. Nhà nước
cần phải tập trung vào việc tháo gỡ những trở ngại này để không chỉ tồn tại
trong các cuộc chiến thương mại mà còn nhận thức đầy đủ những lợi ích của các
FTA sắp tới. Tiếp tục đầu tư vào cơ sở hạ tầng và sản xuất công nghệ cao, việc
này tạo điều kiện cho sự phát triển của doanh nghiệp gắn kết hơn nữa với chuỗi
cung ứng toàn cầu . Chính phủ cần xem xét việc thoái vốn các doanh nghiệp nhà

34
nước bị sa vào tham nhũng và thiếu trách nhiệm giải trình. Quản trị doanh
nghiệp cũng cần được cải thiện để ngang bằng với các tiêu chuẩn quốc tế.

Để thu hút vốn FDI, Việt Nam cần có nhiều chính sách linh động và cởi mở
hơn nữa. Nếu Việt Nam có những chính sách thuận lợi, mạnh mẽ, chủ động tìm
kiếm và mời gọi đầu tư hơn nữa thì vốn FDI sẽ tăng lên và giúp duy trì tăng
trưởng bền vững nền kinh tế.

Để có thể tận dụng lợi thế tham gia vào thị trường Hoa Kỳ một cách vững
chắc. Nhà nước cần có cơ chế hỗ trợ trong việc nâng cao đầu tư chất lượng sản
phẩm, đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, mẫu mã và mức giá cạnh tranh cho
các doanh nghiệp trong nước.

Các hàng hoá của Trung Quốc cần được nghiên cứu kỹ trước khi có thể “đổ
bộ” vào Việt Nam. Trung Quốc có thể mượn việc dán nhãn mác Việt Nam để
xuất khẩu sang Hoa Kỳ tránh bị áp thuế cao. Nhà nước cần đặc biệt tăng cường
kiểm soát những mặc hàng “đội lốt” này để tránh bị ảnh hưởng về xuất khẩu khi
Hoa Kỳ tăng cường thực hiện các biện pháp chống lẩn tránh hàng hóa của Trung
Quốc khi mượn địa bàn của Việt Nam xuất khẩu.

Chuẩn bị tốt các phương án, thông tin và sớm thực hiện các biện pháp phòng
vệ thương mại, đầu tư, tài chính tiền tệ,… có hiệu lực trong trường hợp căng
thẳng thương mại Hoa Kỳ - Trung leo thang.

2. Đối với Doanh Nghiệp:


Đầu tiên, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải tỉnh táo nhận thức được
những biến động tiêu cực mà chiến tranh thương mại Hoa Kỳ - Trung đem lại
tới thị trường cũng như bản thân của mỗi doanh nghiệp. Để nhìn nhận một cách
thự tế hơn, đây chính là một bằng chứng điển hình nhất trong vụ việc gian lận
xuất xứ của doanh nghiệp FINEWOOD VN khi bị Hải quan Hoa Kỳ phát hiện
đã có những hành vi phạm pháp khi nhập khẩu gỗ dán từ Trung Quốc, sau đó
FINEWOOD đã đưa về xưởng để thay đổi nhãn mác xuất xứ VN và xuất khẩu

35
sang Hoa Kỳ. Không những vậy, doanh nghiệp DINEWOOD còn làm giả C/O
nhằm mục đích lẩn tránh thuế, chính vì điều đó, gỗ dán đã bị cảnh báo ở mức độ
cao nhất.

Những thông tin trên đó chính là lời cảnh tỉnh cho các doanh nghiệp của
Việt Nam phải biết nhìn nhận đúng đắn và tìm hiểu kỹ càng về thị trường Hoa
Kỳ và Trung Quốc trong bối cảnh chiến tranh thương mại.

Thứ hai, các doanh nghiệp Việt Nam cần liên kết cùng với Nhà nước
trong việc ứng phó với những tác động mà Hoa Kỳ - Trung mang lại. Đầu tiên,
VN cần phải hỗ trợ các doanh nghiệp FDI cũng như doanh nghiệp VN trong
việc thu nhập thông tin chính xác về thị trường Hoa Kỳ - vốn là một thị trường
khá là “khó tính”, đặc biệt là về mảng hàng hóa áp thuế, từ đó tìm ra những cơ
hội riêng cho mình như: gia tăng chất lượng sản phẩm, hàng hóa hay đa dạng về
mẫu mã đồng thời cũng cân bằng lại giá cả một cách phù hợp để tăng sức cạnh
tranh xuất nhập khẩu trong và ngoài nước. Ngoài ra, khi mà thị trường của hai
nước Hoa Kỳ - Trung đang bị ảnh hưởng nặng nề, cách doanh nghiệp Việt Nam
cần phải tiếp cận nhanh với các nhà đầu tư FDI lớn tại Trung Quốc nhằm mục
đích để thu hút đầu tư vào Việt Nam. Đó là một cơ hội lớn nếu các doanh nghiệp
Việt Nam biết nắm bắt nhưng cũng có những khó khăn đòi hỏi các doanh nghiệp
cần phải thận trọng hơn về các sản phẩm, hàng hóa của Trung Quốc có thể nhập
khẩu của Việt Nam khi xuất khẩu sang Hoa Kỳ, cái thách thức này cần các
doanh nghiệp cần phải tìm hiểu kỹ càng và cập nhật liên tục để đối phó, tránh
rơi vào tình trạng rủi ro không may như nhóm mình đã nói ở trên, trường hợp
của FINEWOOD. Tiếp đó, mỗi doanh nghiệp cần phải có những chiến lược
riêng định hướng xuất nhập khẩu bền vững và đồng thời phát triển xuất khẩu cả
về chiều rộng và chiều sâu. Song song đó cần phải chuẩn bị, thu nhập các thông
tin phục vụ cho việc đối phó tình hình thương mại nếu Hoa Kỳ lan rộng chiến
tranh thương mại, để cụ thể hóa và thực hiện tốt nhất điều này thì Chính phủ cần
phải báo lại thông tin liên quan đến tình hình chiến tranh thương mại Hoa Kỳ -

36
Trung bao gồm các động thái đôi bên và các danh mục sản phẩm, hàng hóa bị áp
thuế cho các doanh nghiệp của mình. Sau đó, doanh nghiệp cần theo dõi và bám
sát vào các thông tin này để điều chỉnh lại phương thức sản xuất, lựa chọn thị
trường, đối tác riêng hay chuẩn bị cho bản thân những đối sách để đối phó với
tác động của thương mại trong và ngoài nước.

Thứ ba, các doanh nghiệp cần tích cực trong việc khai thác được những
lợi ích của các Hiệp định thương mại tự do (FTA) mang lại. Trong bối cảnh
chiến tranh thương mại Hoa Kỳ - Trung xảy ra gắt gao như vậy, dù các doanh
nghiệp Việt Nam có chuẩn bị các phương án đề phòng kỹ càng như thế nào hay
được sự hỗ trợ của Nhà nước nhiều như thế nào thì cũng ko thể tránh được rủi
ro, sự cố mà cuộc chiến mang lại. Vì vậy, với các hiệp định FTA, ở đó có rất
nhiều thị trường lớn nhỏ, nó cũng đóng góp một phần nhỏ bù đắp vào những
thiệt hại do chiến tranh thương mại gây nên.

Cuối cùng, các doanh nghiệp cần chủ động liên kết với các thị trường
“béo bở” này. Với thị trường Trung Quốc, các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ
động hợp tác với doanh nghiệp Trung Quốc để phát triễn các phương pháp xuất
nhập khẩu hiệu quả và liên kết thương mại mang tính lâu dài, song song với đó
là việc thiết lập liên doanh với các công ty Trung Quốc bằng phương pháp xâm
nhập hệ thống phân phối bán buôn. Đối với thị trường Hoa Kỳ, các doanh
nghiệp lớn đã từng xuất khẩu tại Hoa Kỳ, đã một phần nào hiểu rõ Hoa Kỳ với
nhu cầu “khắt khe” của thị trường Hoa Kỳ, nắm bắt được cơ hội để nâng cao số
lượng sản phẩm, hàng hóa đặc biệt về mảng thị trường ngách, nhằm chiếm vị trí
quan trọng dưới “con mắt khó tính” của Hoa Kỳ. Còn đối với các loại hình
doanh nghiệp nhỏ và vừa cần liên kết lại với nhau, để hoạt động sản xuất cùng
tạo ra thế lực chung, thương hiệu chung cho từng loại hàng hóa. Cần phải biết
rằng, thị trường Hoa Kỳ rất quan tâm đến việc đa dạng về nông sản, mà Việt
Nam lại có lợi thế về những nông sản nhiệt đới, vì vậy các doanh nghiệp cần
phải có kế hoạch xuất nhập khẩu hợp lý. Tuy nhiên, để xuất khẩu được vào Hoa

37
Kỳ thì họ lại đòi hỏi cao về nguồn gốc xuất xứ, đặc biệt về việc đảm bảo an toàn
vệ sinh thực phẩm . Vì vậy, doanh nghiệp Việt Nam cần nâng cao nhận thức,
năng lực thực hiện đúng pháp luật về các quy tắc nguồn gốc, xuất xứ và các tiêu
chí đảm bảo về vệ sinh, an toàn thực phẩm.

38
KẾT LUẬN

Trong cuộc chiến ngoài tâm bão, diễn biến khó lường của cuộc chiến
thương mại Hoa Kỳ - Trung đã tác động ngày càng lớn đến ngành chế xuất của
Việt Nam. Vấn đề là cơ hội hay rủi ro đã được xác định. Trong giai đoạn nhạy
cảm này, việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro thương mại, đặc biệt là gian lận xuất
xứ phải là nhiệm vụ hàng đầu của các bên liên quan và các doanh nghiệp.

39
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. https://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/chien-tranh-thuong-mai-my-trung-
va-mot-so-tac-dong-den-viet-nam-309898.html?
fbclid=IwAR3GgFYjW9XdxyZYZ2-C_vSSVrOxgWO7vdeOW-
mdT7GViKACA7fSl17DoTk
2. https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/chien-tranh-thuong-mai-my-trung-va-
nhung-tac-dong-den-thi-truong-xuat-khau-cua-viet-nam-67861.htm?
fbclid=IwAR1d9NPHUb1iMDHglFxRstUM5oRfa9gmQjgqBfq9VcA-
IONN6emQEK-_xsU
3. https://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-quoc-te/chien-tranh-thuong-mai-my-trung-
nguyen-nhan-va-phuong-thuc-cac-nuoc-ap-dung-301016.html
4. https://tapchicongsan.org.vn/web/guest/the-gioi-van-de-su-kien/-/
2018/820419/dac-diem-moi-cua-canh-tranh-chien-luoc-my---trung-quoc-va-
doi-sach-cua-viet-nam.aspx
5. https://bytuong.com/tong-hop/nguyen-nhan-chien-tranh-thuong-mai-my-trung-
quoc.html
6. http://nfsc.gov.vn/vi/nghien-cuu-trao-doi/chien-tranh-thuong-mai-my-trung-tac-
dong-the-nao-den-thi-truong-tai-chinh-chung-khoan-tien-te-viet-nam/?
fbclid=IwAR1iqJiz7B4CQPz5rWkMdg_dO9ruwat2cGXLUfBbltx_v3PMUjuM
OCEEVrs
7. https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/chien-tranh-thuong-mai-trung-my-va-anh-
huong-doi-voi-viet-nam-69628.htm?
fbclid=IwAR2dz3j16uIF6epjx_0qQPSFYq7CuVBY0ETOJWMNJs_FgL-
PH_heFYxBv_Q
8. https://trungtamwto.vn/chuyen-de/13615-chien-tranh-thuong-mai-my--trung-
va-mot-so-tac-dong-den-viet-nam?
fbclid=IwAR2la9kyxht4CAQfxLFtOCsbIEnrPHoVuq060P6Ba1bemJhl3vIb5t_
UNXw

40
9. https://fulbright.edu.vn/vi/toan-canh-chien-tranh-thuong-mai-my-trung-phan-
tich-anh-huong-toi-vn/?
fbclid=IwAR3AJUBPqRVZAZh9C3zKkc4NnTInsNu2tSFoZ3sTitOZl_C39Te
Ubl7vyfY
10. https://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-quoc-te/nhung-tac-dong-tu-chien-tranh-
thuong-mai-my-trung-301002.html?
fbclid=IwAR2dz3j16uIF6epjx_0qQPSFYq7CuVBY0ETOJWMNJs_FgL-
PH_heFYxBv_Q
11. https://www.sggp.org.vn/than-trong-voi-hang-hoa-doi-lot-made-in-viet-nam-
548685.html
12. https://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/thach-thuc-dat-ra-doi-voi-nen-
kinh-te-viet-nam-tu-cuoc-chien-tranh-thuong-mai-my-trung-141565.html
13. https://trungtamwto.vn/file/17885/4.%20Nhung%20tac%20dong%20cua
%20chien%20tranh%20thuong%20mai%20My%20Trung%20Quoc%20den
%20Viet%20Nam.pdf
14. https://www.tapchicongsan.org.vn/quoc-phong-an-ninh-oi-ngoai1/-/
2018/54033/viet-nam-dung-truoc-thoi-co-va-thach-thuc-cua-cuoc-chien-
thuong-mai-my---trung.aspx
15. http://nghiencuuquocte.org/2014/12/22/khai-quat-ve-nen-kinh-te/
16. https://tcnn.vn/news/detail/41652/Trung-Quoc-Nhin-lai-qua-trinh40-nam-cai-
cach-mo-cua.html
17. https://vietnambiz.vn/chien-tranh-thuong-mai-trade-war-la-gi-loi-ich-va-tac-
hai-cua-chien-tranh-thuong-mai-20191002120057026.htm
18. Irwin, D.A (2018). Trade Policy in American Economic History. The Oxford
Handbook of American Economic History, 2, 305.
19. William J. Bernstein (2008). A Splendid Exchange
20. https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/chien-tranh-thuong-mai-trung-my-va-anh-
huong-doi-voi-viet-nam-69628.htm
21. http://baokiemtoannhanuoc.vn/goc-nhin-chuyen-gia/tac-dong-cua-chien-tranh-
thuong-mai-my---trung-den-viet-nam-141725

41
42
43
44
45
46
47

You might also like