You are on page 1of 56

HỌC THUYẾT KINH LẠC

MỤC TIÊU
1. Trình bày được đại cương, tác dụng của học thuyết kinh lạc
2. Trình bày khái quát 12 kinh chính và đường đi của 12 kinh

ĐẠI CƯƠNG
Kinh lạc là một bộ phận của hệ thống lý luận YHCT được ứng dụng trong chẩn đoán,
chữa bệnh châm cứu.
Kinh lạc là tên gọi chung của kinh mạch, lạc mạch trong cơ thể. Kinh là đường thẳng
là cái khung đi ở sâu. Lạc là đường ngang, tỏa ra khắp nơi đi nông. Phân bố toàn thân, là
con đường vận hành của âm, dương, khí, huyết khiến con người từ ngũ tạng, lục phủ, cân,
mạch … kết thành một chỉnh thể thống nhất.
Trong kinh lạc có kinh khí vận hành, đảm bảo sự lưu thông huyết dịch để nuôi dưỡng và
duy trì sự hoạt động bình thường của tạng phủ.

I.TÁC DỤNG CỦA HỆ KINH LẠC


1. Sinh lý
- Nuôi dưỡng toàn thân.
- Duy trì hoạt ðộng bình thường của cơ thể.
- Bảo vệ cơ thể chống ngoại tà.
2. Bệnh lý
- Là nơi bệnh tà xâm nhập cơ thể và ra khỏi cơ thể
- Là nơi phản ánh sự thay đổi bệnh lý của cơ thể
VD: Bệnh ở phế đau ngực, cánh tay
Bệnh ở can đau mạng sườn
Bệnh ở tâm đau mặt trong cánh tay
3. Chẩn đoán
- Dựa vào kinh mạch nối với tạng phủ, dựa vào điểm đau có thể biết kinh nào, tạng
phủ nào bị bệnh.
VD: Nhức đầu vùng đỉnh do can
Đau nửa đầu do đởm
Đau sau gáy do bàng quang
4. Chữa bệnh
- Kinh lạc là nơi kích thích, dẫn thuốc vào tạng, phủ
- Là nơi áp dụng các thủ thuật châm cứu, xoa bóp, dán cao, tiêm thuốc …vào huyệt để
điều trị.

II. KHÁI QUÁT 12 KINH CHÍNH VÀ HAI MẠCH NHÂM ĐỐC


1. 12 kinh mạch chính:
Ở tay:
Ba đường kinh âm từ trong ngực đi dọc mặt trước chi trên tận cùng ở đầu ngón tay
cái,giữa và út
+ Thủ thái âm phế
+ Thủ thiếu âm tâm
+ Thủ quyết âm tâm bào
Ba đường kinh dương từ đầu ngón trỏ nhẫn và ngón út đi dọc sau chi trên lên tận cùng ở
mặt.
+ Thủ dương minh đại trường
+ Thủ thiếu dương tam tiêu
+ Thủ thái dương tiểu trường
Ở chân :
Ba đường kinh âm đi từ bàn chân dọc mé sau cẳng chân, đùi và lên tận cùng ở bụng và
ngực.
+ Túc thái âm tỳ
+ Túc quyết âm can
+ Túc thiếu âm thận
Ba đường kinh dương bắt đầu từ mặt đi dọc cơ thể, mặt ngoài đùi, cẳng chân tận cùng
đầu ngón 2;3 và út.
+ Túc dương minh vị
+ Túc thái dương bàng quang
+ Túc thiếu dương đởm
2. Mạch nhâm và mạch đốc
Mạch đốc đi dọc cột sống lưng bắt đầu từ huyệt Hội âm tận cùng ở huyệt Phong phủ vào
não.
Mạch nhâm đi dọc giữa bụng từ huyệt Hội âm chạy qua mặt vào hai mắt.

Kinh thủ thái âm phế: có 11 huyệt


* Đường đi
Từ trung tiêu xuống liên lạc với Đại trường quay lên dạ dày qua cơ hoành thuộc về Phế.
- Phế → thanh quản, họng rẽ hố nách → mặt trước ngoài cánh tay → khuỷu → mặt trước
cẳng tay → đầu dưới xương quay → góc móng tay cái (xương quay)
- Nhánh khác: từ cổ tay (huyệt liệt khuyết)→ góc móng ngón tay trỏ tiếp hợp với kinh
Thủ dương minh Đại trường.
Kinh thủ dương minh đại trường: 20 huyệt
Đường đi:
Ngón tay trỏ qua giữa 2 xương bàn tay một và hai (Hợp cốc) vào cổ tay bờ khuỷu tay vai
hội với các kinh dương ở Đại chuỳ hõm vai lạc với phế, thuộc với Đại trường.
Nhánh khác: Hõm vai -cổ -hàm răng dưới -môi trên qua nhân trung tận cùng ở huyệt
nghinh hương tiếp nối với kinh Vị.
Kinh túc dương minh vị: 45 huyệt
Đường đi:
Bắt đầu từ huyệt thừa khấp đi xuống phía dưới vòng qua môi trên giao mạch đốc tại
Nhân trung, vòng ngược lại qua địa thương lại giao với mạch đốc tại Thừa tương → đi
dọc hàm dưới ra sau Đại nghinh → trước tai qua Thượng quan theo bờ trước tóc mai →
bờ gúc trỏn theo chõn tóc lên trán.
Nhánh khác: Từ trước Đại nghinh xuống cổ dọc thanh quản → hố trờn đòn → vỳ →
bụng → ống bẹn, đùi → gối dọc ngoài xương chày → cổ chõn, mu chõn → bờ ngoài gúc
múng ngún chõn hai.
- Từ hố trờn đòn qua cơ hoành về vị, liên lạc với tỳ.

Kinh túc thái âm tỳ: 21 huyệt


Đường đi
Khởi đầu từ góc trong móng chân cái → bờ trước mắt cá trong → bắp chân dọc bờ sau
xương chày → mặt trong đùi, trước bẹn, vào bụng thuộc tạng tỳ, liên lạc với vị, qua
cách mô → cổ họng, lên cuống lưỡi toả ra dưới lưỡi.
-Nhánh khác: Dạ dày qua cách mô vào tâm, tiếp hợp với kinh Tâm.
Kinh thủ thiếu âm tâm: 9 huyệt
Đường đi:
khởi đầu từ trong ngực đi ra cánh tay sau hai kinh thủ Thái âm Phế và thủ Quyết âm Tâm
bào, xuống phía trong khuỷu tay dọc theo bờ sau trong cẳng tay đến đầu lồi xương trụ rồi
đi mé trong phía sau bàn tay, dọc theo bờ trong ngón tay út đến đầu ngón tiếp hợp với
kinh Thủ Thái dương Tiểu trường
Kinh thủ thái dương tiểu trường: 19 huyệt
. Đường đi: từ góc ngoài chân móng ngón út dọc theo bờ ngoài bàn tay - cẳng tay – cánh
tay, ra sau khớp vai đi quanh bả vai,vào hõm vai (huyệt Khuyết bồn), vào trong ngực liên
lạc với Tâm, men theo thực quản đến dạ dày xuống thuộc Tiểu trường.
- Một nhánh khác từ hõm vai dọc theo cổ đến góc hàm rồi đến đuôi mắt chuyển vào trong
tai.
- Lại một nhánh khác từ góc qua xương gò má kết hợp với kinh Túc Thái dương Bàng
quang tại huyệt Tình minh.

Kinh túc thái dương bàng quang:67 huyệt


Đường đi: khởi đầu từ đầu con mắt, lên trán, giao hội nhau ở đỉnh đầu, từ đỉnh đầu
xuống sau gáy, dọc theo phía trong bắp vai, đi dọc theo hai bên xương sống, thẳng tới
trong eo lưng và dọc theo hai cơ lưng to vào liên lạc với thận thuộc về bàng quang.
- Một nhánh khác từ trong eo lưng quặt theo xương sống, xuyên qua mông, vào trong
khoeo chân
- Lại một nhánh khác dọc theo mé sau ngoài đùi, đi xuống hợp với nhánh trước ở khoeo
chân đi qua bắp chân xuống bờ ngoài ngón út đến bờ trong góc móng ngón chân út nối
với kinh Thận.
Kinh túc thiếu âm thận: 27 huyệt
Đường đi: - Khởi đầu từ dưới ngón chân út, chạy xiên vào lòng bàn chân, đi ra chỗ trũng
mắt cá trong chạy vào gót chân từ đó chạy đến phía trong bắp chân ra mép trong khoeo
lên bờ sau phía trong đùi, thông qua cột xương sống vào thuộc với thận, lạc với Bàng
quang. - Một nhánh khác từ Thận chạy thẳng đến Can qua cơ hoành vào Phế, dọc theo
cổ họng đến cuống lưỡi.
- Một nhánh khác từ Phế đi ra lạc với tạng Tâm rồi vào trong ngực cùng kết hợp với
kinh thủ Quyết âm Tâm bào.
Kinh thủ quyết âm tâm bào: 9 huyệt
Đường đi: khởi đầu từ trong ngực thuộc với tâm bào lạc, đi xuống bụng lần lượt liên lạc
với ba tầng thượng trung và hạ tiêu.
Một nhánh từ ngực chạy ra sườn lên chỗ hõm nách, dọc theo phía trong cánh tay, đi qua
giữa hai kinh phế và kinh tâm vào trong khuỷu tay giữa cơ gan tay lớn và gan tay vào
giữa bàn tay, dọc theo giữa ngón tay giữa thẳng đến đầu ngón.
Lại một nhánh từ trong bàn tay dọc theo ngón tay nhẫn, thẳng đến góc ngoài chan móng
ngón nhẫn kết hợp với kinh Tam tiêu.
Kinh túc thiếu dương tam tiêu: 23 huyệt
Đường đi: khởi đầu từ góc ngoài chân móng ngón tay nhẫn, đi lên kẽ xương bàn 4-5 đến
cổ tay- cẳng tay, lên khuỷu tay- phía ngoài cánh tay lên vai chạy vào hõm vai, chạy thẳng
lên góc trên tai, từ đó quặt đi xuống quanh góc hàm đến dưới mắt.
- Một nhánh khác từ sau tai vào trong tai rồi ra trước tai đến đuôi mắt cùng tiếp hợp với
kinh Đởm.
Kinh túc thiếu dương đởm: 44 huyệt
Đường đi: Khởi từ góc ngoài mắt, lên góc trán xuống sau tai, đến gáy rồi vòng lên đầu
sang trán,  lại trở xuống gáy , tới vai vào hõm xương đòn . 
-  Từ hõm xương đòn chạy xuống nách, qua sườn tới khớp háng, đến mấu chuyển lớn. Từ
mấu chuyển lớn chạy xuống chân, theo mặt ngoài đùi, chạy dọc theo mặt ngoài cẳng
chân, đến trước mắt cá ngoài, lên trên mu chân, đi giữa xương bàn chân thứ 4 - 5, tận
cùng góc ngoài móng chân thứ 4.
 - Một nhánh đi từ sau tai, vào trong tai và ra trước tai, đến sau góc ngoài mắt.  từ đuôi
mắt xuống hàm dưới lên hố dưới mắt.
Kinh túc quyết âm can: 14 huyệt
Đưòng đi: khởi đầu từ gúc ngoài chõn móng ngón cái dọc theo mu bàn chân, lên đến chỗ
trước mắt cá trong - mặt trong khoeo, dọc theo phía trong đùi, vào xương mu, quanh bộ
sinh dục, đến bụng dưới, đi lên cùng đi song song với kinh vị vào trong bụng thuộc tạng
can, liên lạcvới đởm toả ra vùng mạng sườn, dọc theo phía sau cuống họng qua phía trên
xương hàm tới mắt, đi xuống trong góc hàm, vòng quanh môi.
- Một chi khác từ trong tạng can qua cơ hoành- phổi cùng tiếp nối với mạch thủ Thái âm
Phế.
Mạch đốc: 28 huyệt
Đường đi: Bắt đầu từ vùng tầng sinh môn, qua huyệt Trường cường(ở đầu xương cụt)
chạy lên dọc theo đường dọc giữa cột sống tới huyệt Phong phủ đi vào não, qua đỉnh đầu
sang trán, qua giữa 2 mắt, qua sống mũi, kết thúc tại huyệt Ngân giao(nằm ở giữa lợi và
môi trên).

Mạch nhâm: 24 huyệt


Đường đi:Bắt đầu từ tầng sinh môn ở huyệt Hội âm(phía trước hậu môn), chạy ra trước
lên trên theo đường dọc giữa cơ thể, qua vùng khớp mu đi vào bụng qua Quan nguyên
lên thẳng họng thanh quản, ra cằm vào mặt rồi vào trong mắt.
Hình 1: 14 kinh mạch thường dùng

HUYỆT - XÁC ĐỊNH HUYỆT - NGUYÊN TẮC CHỌN HUYỆT

MỤC TIÊU
1. Kể được cách xác định huyệt, nguyên tắc chọn huyệt
2. Trình bày được vị trí, tác dụng cách châm, của 45 huyệt theo vùng cơ thể
3. Kể được công thức điều trị một số bệnh chứng

ĐẠI CƯƠNG
1.Khái niệm về huyệt:
Huyệt là một điểm trên da là nơi kinh khí và khí của tạng phủ đến và đi ra ngoài cơ thể.
Là nơi áp dụng thủ thuật châm, cứu chữa bệnh.
2. Cách xác định huyệt:
2.1 Đo để xác định huyệt:
Dùng đơn vị đo là thốn (tấc)
- 1 thốn: bảo bệnh nhân co đầu ngón giữa và ngón cái thành vòng tròn, đoạn dài
giữa 2 nếp đốt giữa ngón tay là một thốn
- 3 thốn: chiều ngang giữa đốt 1,2các ngón tay 2,3,4,5 duỗi thẳng áp sát vào nhau
- Chiều ngang ngón cái : đoạn qua chân móng cái là một thốn

2.2 Nhìn để xác định huyệt:


- Dựa vào các mốc giải phẫu: cơ, xương, khớp, gân…
- Dựa vào tương quan mắt, miệng, mũi, tai…
- Dựa vào tư thế co duỗi tay chân...
3. Nguyên tắc chọn huyệt:
3.1 Lấy huyệt tại chỗ:
Nơi có bệnh đau sưng dùng huyệt ngay tại chỗ
VD: Đau đầu lấy huyệt Bách hội, Ấn đường, A thị, Thái dương, Phong trì…
- Đau nhức khớp vai: chọn các huyệt Kiên ngung, Kiên tỉnh, Trung phủ.
- Đau đầu vùng trán: chọn các huyệt Ấn đường, Toản trúc...
- Đau răng: chọn các huyệt Giáp xa, Địa thương, Hạ quan.
Chỉ định: cách chọn huyệt này được sử dụng trong điều trị mọi trường hợp, nhất là đau
nhức.
3.2 Lấy huyệt lân cận nơi đau:
Lấy huyệt xung quanh nơi đau phối hợp với các huyệt tại chỗ hoặc cơ quan bệnh.
VD: đau dạ dày châm Trung quản , Thiên khu ,Tỳ du Vị du, Can du…
- Các huyệt vùng đầu, cổ, ngực, lưng có tác dụng điều trị tại chỗ
- Các huyệt ở tay chân ngoài tác dụng tại chỗ và lân cận còn có tác dụng điều trị
toàn thân
3.3. CHỌN HUYỆT THEO LÝ LUẬN ĐƯỜNG KINH

Là cách chọn huyệt trên các đường kinh có liên hệ với bệnh và chứng cần điều trị.
- Cách chọn huyệt này dựa trên nguyên tắc kinh mạch đi qua vùng nào thì có tác
dụng phòng chống được bệnh tật liên quan đến vùng đó.
- Trên một hoặc những đường kinh có liên hệ đến bệnh chứng cần điều trị, người
thầy thuốc châm cứu đặc biệt chú ý đến những huyệt nằm ở những đoạn từ khuỷu
tay đến ngón tay và từ đoạn khoeo chân đến ngón chân.
- Các huyệt này thường thuộc các nhóm huyệt nguyên - lạc, khích huyệt, nhóm
huyệt ngũ du. Việc chọn những huyệt thuộc những nhóm này phải tuân theo những
luật nhất định về phối hợp huyệt.
A. CHỌN HUYỆT NGUYÊN - LẠC CỦA 12 ĐƯỜNG KINH CHÍNH

1. Hệ thống nguyên lạc:

Theo học thuyết kinh lạc thì cơ thể con người có 12 đường kinh chính: gồm 6 kinh của
tạng (kinh âm) và 6 kinh của phủ (kinh dương).
Mỗi kinh của tạng (kinh âm) đều có quan hệ biểu - lý (bên trong và bên ngoài) với một
kinh của phủ (kinh dương) nhất định (ví dụ như: kinh Phế với kinh Đại trường, kinh Can
với kinh Đởm, kinh Thận với kinh Bàng quang, kinh Tâm bào với kinh Tam tiêu, kinh
Tâm với kinh Tiểu trường, kinh Tỳ với kinh Vị).
Mỗi đường kinh đều có một huyệt nguyên và một huyệt lạc. Sự liên hệ giữa kinh âm và
kinh dương nêu trên được thực hiện bằng hệ thống nguyên - lạc.
Khí huyết của một đường kinh A có thể đến đường kinh B (có quan biểu lý tương ứng
với nó) thông qua hệ thống nguyên lạc này. Khí huyết của kinh A sẽ đi từ huyệt lạc của
kinh A đến huyệt nguyên của kinh B. Ngược lại khí huyết của kinh B sẽ đi từ huyệt lạc
của kinh B đến huyệt nguyên của kinh A.

Mối liên hệ nguyên - lạc trên được biểu thị bằng sơ đồ sau:
Tên huyệt nguyên lạc của 12 kinh chính:
KINH MẠCH NGUYÊN LẠC
Phế Thái uyên Liệt khuyết
Đại trường Hợp cốc Thiên lịch
Tâm bào Đại lăng Nội quan
Tam tiêu Dương trì Ngoại quan
Tâm Thần môn Thông lý
Tiểu trường Uyển cốt Chi chính
Can Thái xung Lãi câu
Đởm Khâu khư Quang minh
Tỳ Thái bạch Công tôn
Vị Xung dương Phong long
Thận Thái khê Đại chung
Bàng quang Kinh cốt Phi dương
2. Phương pháp sử dụng huyệt nguyên lạc:

- Dùng huyệt nguyên kinh tương ứng của bệnh chứng đó phối hợp với huyệt lạc của kinh
quan hệ biểu lý tương ứng với nó. Cách phối hợp này thường được áp dụng trong các
bệnh lý hư.

Ví dụ:

+ Trong điều trị bệnh chứng được chẩn đoán phế hư: huyệt được chọn gồm Thái uyên
(huyệt nguyên của Phế) và Thiên lịch (huyệt lạc của Đại trường).

+ Trong điều trị bệnh chứng được chẩn đoán Đại trường hư, huyệt được chọn gồm Hợp
cốc (huyệt nguyên của kinh Đại trường) và Liệt khuyết (huyệt lạc của Phế).

- Dùng huyệt lạc kinh tương ứng với chứng bệnh đó. Cách sử dụng riêng huyệt lạc
thường được sử dụng cho cả trường hợp bệnh lý thực và trong cả bệnh lý hư.

Những ví dụ:

+ Trong điều trị bệnh chứng được chẩn đoán Phế thực, huyệt được chọn là Liệt khuyết
(huyệt lạc của Phế).

+ Trong điều trị bệnh chứng được chẩn đoán Đại trường thực, huyệt được chọn là Thiên
lịch (huyệt lạc của Đại trường).

B. CHỌN HUYỆT DU - MỘ
Trong châm cứu học, có một nguyên tắc chọn huyệt rất gần với đặc điểm sinh lý giải
phẫu thần kinh. Đó là nguyên tắc sử dụng các huyệt du và mộ.

1. Hệ thống du - mộ huyệt của 12 đường kinh:

- Huyệt du: là những huyệt nằm trên kinh Bàng quang ở lưng (do đó còn gọi là bối du
huyệt), đại biểu cho các tạng phủ. Ví dụ :

+ Phế du (bối du huyệt của Phế) có vị trí ở ngang đốt sống lưng 3 - 4, dù thuộc về kinh
Bàng quang nhưng được sử dụng trong điều trị các bệnh lý của Phế (các bệnh lý có liên
quan đến hô hấp).

+ Tỳ du (bối du huyệt của Tỳ) có vị trí ở ngang đốt sống lưng 11 - 12, thuộc về kinh
Bàng quang, được sử dụng trong điều trị các bệnh lý của Tỳ (các bệnh lý có liên quan đến
tiêu hóa).

+ Đại trường du (bối huyệt du của Đại trường) có vị trí ở ngang đốt sống lưng 4 - 5, thuộc
về kinh Bàng quang, được sử dụng trong điều trị các bệnh lý của Đại trường (các bệnh lý
có liên quan đến ruột già).

- Huyệt mộ: là một loại huyệt đại biểu khác cho các tạng phủ, nằm ở các đường kinh
chính đi qua bụng. Ví dụ:

+ Đản trung (mộ huyệt của Tâm bào) nằm trên đường giữa ngực, ngang khoảng liên sườn
4; dù nằm trên mạch Nhâm nhưng được sử dụng trong điều trị các bệnh lý của Tâm bào
(có liên quan đến các bệnh lý của hệ tim mạch).

+ Trung quản (mộ huyệt của Vị) nằm trên đường giữa bụng, trên rốn 4 thốn; trên mạch
Nhâm; được sử dụng trong điều trị các bệnh lý của Vị (các bệnh của hệ tiêu hóa).

+ Trung cực (mộ huyệt của Bàng quang) nằm trên đường giữa bụng, dưới rốn 4 thốn; trên
mạch Nhâm, được sử dụng trong điều trị các bệnh lý của Bàng quang (các bệnh lý liên
quan đến tiết niệu).

Hai loại huyệt này (du và mộ huyệt) có đặc điểm chung là ở gần các tạng phủ mà chúng
đại diện. Vì vậy có tác dụng lớn trong chữa bệnh mạn tính của tạng phủ mà các huyệt này
đại diện.

Du và mộ huyệt của 12 đường kinh:


KINH MẠCH MỘ DU
Tâm Cự khuyết Tâm du
Can Kỳ môn Can du
Tỳ Chương môn Tỳ du
Phế Trung phủ Phế du
Thận Kinh môn Thận du
Tâm bào Đản trung Tâm bào du
Đại trường Thiên xu Đại trường du
Tam tiêu Thạch môn Tam tiêu du
Tiểu trường Quan nguyên Tiểu trường du
Vị Trung quản Vị du
Đởm Nhật nguyệt Đởm du
Bàng quang Trung cực Bàng quang du
2. Phương pháp sử dụng du - mộ huyệt:

- Nhóm huyệt du mộ được chỉ định trong các bệnh lý của các cơ quan nội tạng (bệnh của
tạng phủ) và thường dùng trong các bệnh được chẩn đoán hư theo YHCT.

- Cách sử dụng khi có chỉ định là phối hợp cả du huyệt và mộ huyệt của kinh tương ứng
với tạng phủ có bệnh.

- Ví dụ: chọn huyệt Trung phủ (mộ của Phế) và Phế du (du huyệt của Phế) để điều trị
bệnh lý Phế hư.

- Tuy nhiên, trong thực tế lâm sàng việc sử dụng đồng thời cả du và mộ huyệt có lúc khó
khăn, do đó du - mộ huyệt còn được sử dụng theo luật “dương dẫn âm, âm dẫn dương”,
nghĩa là bệnh của tạng (thuộc âm) thì sử dụng bối du huyệt (ở lưng, thuộc dương); và
ngược lại bệnh của phủ (thuộc dương) thì sử dụng mộ huyệt (ở bụng, thuộc âm), ví dụ:
bệnh lý phế hư (thuộc âm) chọn huyệt phế du (thuộc dương); bệnh lý phủ Vị (thuộc
dương) chọn huyệt Trung quản (thuộc âm).

C. CHỌN HUYỆT NGŨ DU

1. Ngũ du huyệt:

Ngũ du huyệt là một nhóm huyệt trong những huyệt đặc trị của 12 đường kinh. Nó được
phân bố từ khuỷu tay trở ra và đầu gối trở xuống.

Người xưa dựa vào sự vận hành của khí huyết trong kinh mạch, dùng hiện tượng nước
chảy tự nhiên để minh họa (khí hành từ nhỏ đến lớn, từ nông đến sâu). Để phân biệt,
người ta dùng 5 tên gọi: tỉnh, huỳnh, du, kinh, hợp với những tác dụng riêng để biểu hiện
sự lưu hành của khí qua mỗi huyệt trong kinh mạch.

- Nơi nước đầu nguồn, chỗ xuất của khí là tỉnh.


- Nơi nước chảy nhẹ, chỗ lưu của khí là vinh (huỳnh).

- Nơi nước dồn lại để lưu hành, chỗ chú của khí là du.

- Nơi nước đi qua, chỗ hành của khí là kinh.

- Nơi nước tụ lại, chỗ nhập của khí là hợp.

Tác dụng của ngũ du huyệt:

+ Tỉnh huyệt chủ trị dưới tâm đầy.

+ Huỳnh (vinh) huyệt chủ trị sốt.

+ Du huyệt chủ trị phong thấp, đau khớp.

+ Kinh huyệt chủ trị suyễn, ho.

+ Hợp huyệt chủ trị khí nghịch, tiết tả.

Sự phân bố của ngũ du theo ngũ hành:


Kinh âm Kinh dương
+ Tỉnh huyệt thuộc mộc + Tỉnh huyệt thuộc kim
+ Vinh huyệt thuộc hỏa + Vinh huyệt thuộc thủy
+ Du huyệt thuộc thổ + Du huyệt thuộc mộc
+ Kinh huyệt thuộc kim + Kinh huyệt thuộc hỏa
+ Hợp huyệt thuộc thủy + Hợp huyệt thuộc thổ
Hệ thống ngũ du huyệt của 6 âm chính kinh:

Tỉnh mộc Vinh hỏa Nguyên du thổ Kinh kim Hợp thủy
Huyệt
Kinh
Phế Thiếu dương Ngư tế Thái uyên Kinh cừ Xích trạch
Tâm bào Trung xung Lao cung Đại lăng Giản sử Khúc trạch
Tâm Thiếu xung Thiếu phủ Thần môn Linh đạo Thiếu hải
Tỳ Ẩn bạch Đại đô Thái bạch Thương khâu Âm lăng
Can Đại đôn Hành gian Thái xung Trung phong Khúc tuyền
Thận Dũng tuyền Nhiên cốc Thái khê Phục lưu Âm cốc
Hệ thống ngũ du huyệt của 6 dương chính kinh:
Tỉnh kim Vinh thủy Du mộc Nguyên Kinh hỏa Hợp thổ
Huyệt
Kinh
Thương
Đại trường Nhị gian Tam gian Hợp cốc Dương khê Khúc trì
dương
Tam tiêu Quan xung Dịch môn Trung chữ Dương trì Chi câu Thiên tĩnh

Tiểu trường Thiếu trạch Tiền cốc Hậu khê Uyển cốt Dương cốc Tiểu hải

Vị Lệ đoài Nội đình Hãm cốc Xung dương Giải khê Túc tam lý
Đởm Khiếu âm Hiệp khê Lâm khấp Khâu khư Dương phụ Dương lăng

Bàng quang Chí âm Thông cốc Thúc cốt Kinh cốt Côn lôn Ủy trung
2. Phương pháp sử dụng ngũ du huyệt:
Vận dụng cách chọn huyệt ngũ du phải dựa trên cơ sở của ngũ hành với luật sinh khắc để
tiến hành.
- Chẩn đoán bệnh theo ngũ hành.
- Điều trị theo nguyên tắc: hư bổ mẹ, thực tả con.
- Có thể sử dụng 1 - 2 đường kinh.
Những ví dụ về cách sử dụng ngũ du huyệt:
Ví dụ 1: Bệnh lý của Tâm hỏa
Ví dụ 2: Bệnh lý của Tỳ thổ
Ví dụ 3: Bệnh lý của Phế kim
Ví dụ 4: Bệnh lý của Can mộc
Ví dụ 5: Bệnh lý của Thận thủy
D. CHỌN HUYỆT KHÍCH
Khích có n ghĩa là khe hở, ý nói vùng mà mạch khí tụ lại nhiều. Mỗi kinh mạch trong 12
kinh chính đều có 1 huyệt khích. Ngoài ra những mạch âm duy, Dương duy, âm kiểu,
Dương kiểu cũng có huyệt khích. Như vậy có 16 huyệt khích và tất cả đều nằm trên
những kinh chính.
Đặc tính quan trọng của huyệt khích là điều trị rất tốt những bệnh cấp, nhất có là kèm đau
nhức của các kinh thuộc nó.
Bảng: Hệ thống huyệt khích:
Đường kinh Tên huyệt
Phế Khổng tối
Tâm bào Khích môn
Tâm Âm khích
Đại trường Ôn lưu
Tam tiêu Hội tông
Tiểu trường Dưỡng lão
Âm kiểu Giao tín
Dương kiểu Phụ dương
Tỳ Địa cơ
Can Trung đô
Thận Thủy tuyền
Vị Lương khâu
Đởm Ngoại khâu
Bàng quang Kim môn
Âm duy Trúc tân
Dương duy Dương giao
3.4 . CHỌN HUYỆT ĐẶC HIỆU
Đây là những huyệt được tổng kết bằng lý luận và bằng kinh nghiệm điều trị. Trong châm
cứu, có rất nhiều các huyệt đặc hiệu (nhóm tứ đại huyệt, lục tổng huyệt, bát hội huyệt,
giao hội huyệt ...)
- Bát mạch giao hội huyệt là huyệt giao hội của 8 mạch. Tất cả từng cặp đều nằm tương
đối cân xứng ở tay và chân. Đặc tính của bát mạch giao hội huyệt là dùng để trị bệnh của
8 mạch cũng như hỗ trợ điều trị bệnh kinh chính.
Bảng: Bát mạch giao hội huyệt:
Giao hội huyệt Chiếu hải Liệt khuyết Lâm khấp Ngoại quan
Kinh Thận Phế Đởm Tam tiêu
Mạch Âm kiểu Nhâm Đới Dương duy
 
Giao hội huyệt Hậu khê Thân mạch Công tôn Nội quan
Kinh Tiểu trường Bàng quang Tỳ Tâm bào
Mạch Đốc Dương kiểu Xung Âm duy
- Bát hội huyệt là 8 huyệt dùng để chữa bệnh cho 8 loại tổ chức trong cơ thể (tạng, phủ,
khí, huyết, gân, xương, tủy, mạch). Do đó, khi một loại tổ chức nào đó trong cơ thể có
bệnh, có thể sử dụng hội huyệt tương ứng mà chữa.
Bảng: Bát hội huyệt.
Bát hội Hội của Hội của Hội của Hội của Hội của Hội của Hội của Hội của
huyệt phủ tạng khí huyết cốt tủy gân mạch
Tên Trung Chương Đản Dương
Cách du Đại trữ Tuyệt cốt Thái uyên
huyệt quản môn trung lăng
- Lục tổng huyệt là 6 huyệt dùng để điều trị bệnh cho 6 vùng cơ thể khác nhau. Sự xuất
hiện của 6 huyệt trên có nguồn gốc từ 4 đại huyệt (Hợp cốc, Ủy trung, Liệt khuyết, Túc
tam lý) - Chu quyền trong càn khôn sanh lý - Châm cứu đại thành. Sau được bổ sung dần
thêm 2 huyệt là Nội quan và Tam âm giao mà thành. Toàn bài ca của lục tổng huyệt “Đổ
phúc Tam lý lưu, Yêu bối ủy trung cầu, Đầu hạng tầm liệt khuyết. Diện khẩu hợp cốc
thâu, Tâm hung thủ nội quan, Tiểu phúc tam âm mưu”.
- Hợp cốc: Chữa vùng đầu, mặt, miệng, răng.
- Liệt khuyết: Chữa vùng cổ gáy.
- Ủy trung: Chữa vùng lưng, thắt lưng.
- Tam âm giao: Chữa bệnh lý vùng bụng dưới tiết niệu, sinh dục.
- Nội quan: Chữa bệnh vùng ngực.
- Túc tam lý: Chữa vùng bụng trên, bụng giữa.

VỊ TRÍ TÁC DỤNG HUYỆT THEO VÙNG CƠ THỂ

I. HUYỆT VÙNG ĐẦU MẶT CỔ


1. Bách hội
- Vị trí: giao điểm của đường dọc giữa đầu với đường nối 2 đỉnh loa tai
- Chữa: đau đầu, ù tai, ngạt mũi, sa sinh dục, sa trực tràng, trĩ, trúng phong
- Châm cứu: châm xiên 0,2-0,3 thốn.Cứu điếu ngải 3 – 7 phút
2. Ấn đường
-Vị trí: điểm giữa đầu trong hai cung lông mày
- Chữa: đau đầu, chóng mặt, các bệnh ở mũi,xoang, trẻ em co giật
- Châm cứu: châm xiên 0,1- 0,2 thốn, cứu 3 - 7 phút
3.Dương bạch
- Vị trí: thẳng con đường từ đồng tử lên giữa cung lông mày đo lên1thốn
- Chữa: hoa mắt, đau đầu vùng trán, đau mắt, chắp lẹo, liệt dây VII…
- Châm cứu: 0,3 - 0,5 thốn (nghiêng kim hướng xuống dưới) Cứu 3 – 5 phút
4. Thái dương
-Vị trí: giao điểm của đường nối đầu ngoài cung lông mày và đuôi mắt
- Chữa: đau đầu, chóng mặt, tăng huyết áp, đau mắt, đau răng, liệt mặt
- Châm cứu: châm thẳng 0,3 – 0,5 thốn. Cứu ngải 3 – 5 phút
5. Thính cung
-Vị trí: huyệt ở trước giữa chân bình tai ( chỗ lõm khi há miệng )
- Chữa: đau tai, ù tai, điếc tai
- Châm cứu: châm thẳng 0,3 – 0,5 thốn, cứu điếu ngải 3 - 5 phút
6. Giáp xa
- Vị trí: từ địa thương đo ra sau 2 thốn (nơi cao nhất của cơ nhai khi cắn chặt)
- Chữa: liệt dây VII, đau TK V, đau răng lợi, cơ nhai, câm
- Châm cứu: châm thẳng 0,3 - 0,5 thốn. Cứu ngải 3 - 7 phút, 3 – 7 mồi
7.Địa thương
- Vị trí: phía ngoài khoé miệng 4/10 thốn.
- Chữa: liệt dây TK VII, dây V, đau răng, trẻ em chảy dãi.
- Châm cứu: 0,3 - 0,7 thốn (mũi kim hướng Giáp xa).Cứu điếu ngải 5 - 7 phút
8. Ế phong
- Vị trí: ấn dái tai đến đâu là huyệt
- Chữa: ù tai, điếc, câm, liệt dây TK VII, hàm răng nghiến chặt, viêm tai
- Châm cứu: thẳng 0,5 - 1 thốn. Cứu điếu ngải 3 - 5 phút
9. Nhân trung
- Vị trí: 1/3 trên và 2/3 dưới rãnh Nhân trung
- Chữa: sốt cao, co giật, động kinh, choáng ngất, hôn mê, cấm khẩu, liệt dây VII
- Châm cứu: châm thẳng 0,1-0,2 thốn, cứu 5 - 7 phút
10. Phong trì
- Vị trí: từ xương chẩm C1 đo ra ngoài 2 thốn, huyệt ở chỗ trũng ngoài cơ thang, trong cơ
ức đòn chũm ( giữa đáy hộp sọ đo ngang ra hai thốn )
- Chữa: nhức đầu,chóng mặt, đau vai gáy, hạ huyết áp, sốt cao, cảm cúm, trúng phong
-Châm cứu: 0,5 - 0,8 thốn, hướng mũi kim về phía nhãn cầu bên đối diện. Cứu ngải 3 - 7
phút.

11. Tứ thần thông: 4 huyệt nằm xung quanh huyệt Bách hội.
- Vị trí: Nằm ở 4 phía của Bách hội, cách Bách hội 1 thốn.
- Tác dụng:
+ Tại chỗ: nhức đầu.
+Toàn thân: choáng váng, mất ngủ
- Châm cứu: châm xiên; sâu 0,3 - 0,5 thốn; không cứu.

12. Giác tôn

- Vị trí: Đầu chót vành tai khi gấp vành tai và ấn sát vào chân tóc.
- Chữa: Đau đầu nửa bên, đau mắt đỏ, đau răng, quai bị.
- Châm xiên (xuống dưới) 0,5 thốn. Cứu điếu ngải 3 phút.
13. Xuất cốc
- Vị trí: Phía trên huyệt Giác tôn 1,5 thốn.
- Chữa: Đau nửa đầu, choáng váng
- Châm: Xiên 0,3 - 0,5 thốn. Cứu điếu ngải: 3-5 phút.
14. Tình minh

- Vị trí: cách khoé trong con mắt 2mm về phía sống mũi.
- Chữa: Viêm màng tiếp hợp, liệt dây TK VII, chắp lẹo, viêm tuyến lệ.
- Châm: 0,1 thốn hướng mũi kim về phía sống mũi, tránh châm vào nhãn cầu.
15. Toản trúc

- Vị trí: ở chỗ lõm đầu trong cung lông mày.


- Chữa: đau đầu vùng trán, mờ mắt chảy nước mắt, đau mắt đỏ, máy mắt liên tục.
- Châm xiên: 0,3 - 0,4 thốn, hướng mũi kim xuống dưới
16. Ngư yêu:
- Vị trí: Chỗ lõm chính giữa cung lông mày.
- Tác dụng tại chỗ: chữa đau mắt đỏ, máy mắt, sụp mi, mắt nhắm không kín, liệt mặt.
17. Ty trúc không

- Vị trí: Hõm đầu ngoài cung lông mày.


- Chữa: Đau đầu, hoa mắt, mi mắt nháy, giật.
- Châm xiên 0,3 thốn (hướng mũi kim ra phía ngoài thái dương).
18. Thừa khấp

- Vị trí: Từ mí mắt dưới đo xuống 7/10 thốn.


- Chữa: liệt dây thần kinh VII ngoại biên.
- Châm cứu: Châm ngang 0,3- 0,4 thốn, mũi kim hướng xuống dưới.
19. Đồng tử liêu
- Vị trí: Hõm cách khoé mắt ngoài 0,5 thốn.
- Chữa: Viêm màng tiếp hợp, chắp lẹo, nhức đầu, liệt dây VII.
- Châm xiên: 2/10 thốn. Cứu điếu ngải: 3 phút.
20. Thừa tương

- Vị trí: Chỗ lõm ở chính giữa môi dưới.


- Tác dụng: méo mồm, sưng lợi, đau răng hàm dưới.
- Châm Cứu: châm xiên; sâu 0,2 - 0,3 thốn; cứu 5 - 15 phút.
21. Thượng Liêm tuyền

Vị trí: Chính giữa hàm dưới xuống cách 1 thốn.


- Chủ trị: Tiếng nói không rõ, câm.
- Cách châm: Châm chếch kim hướng về phía góc lưỡi, châm chéo, sâu 1 – 1,5 thốn.
II. HUYỆT VÙNG CHI TRÊN
1. Kiên ngung
- VT: hõm dưới mỏm cùng vai đòn nơi bắt đầu của cơ delta (BN giơ tay vuông góc với
thân, chỗ lõm mé dưới bờ trước mỏm cùng vai là huyệt)
- Chữa: viêm quanh khớp vai, cánh tay co duỗi khó, liệt nửa người
- CC: châm thẳng 0,6 – 1,2 thốn. Cứu điếu ngải 5 - 10 phút
2. Khúc trì
- VT: gấp khuỷu tay, tận cùng phía ngoài nếp gấp khuỷu tay
- Chữa: đau họng, sốt cao, đau khớp khuỷu tay, liệt chi trên, liệt nửa người, đau bụng, ỉa
chảy, lao hạch, KNKĐ
-CC: châm thẳng 0,8 – 1,5 thốn, cứu điếu ngải 3 - 7 phút.
3. Thủ tam lý
- Vị trí: dưới huyệt Khúc trì hai thốn
- Chữa: liệt chi trên, đau vai cánh tay, đau răng, CHA, nôn nấc, say tàu xe
- Châm cứu: châm thẳng 0,5 – 1 thốn. Cứu điếu ngải 3 – 7 phút
4. Nội quan
- Vị trí: từ giữa lằn chỉ cổ tay đo lên 2 thốn, huyệt ở giữa hai gân cơ gan tay
- Chữa: đau vùng trước tim, nôn, sốt cao, cơn đau dạ dày, mất ngủ, đau cẳng tay
- Châm cứu: thẳng 0,5 thốn. Cứu điếu ngải 3 - 7 phút
5. Ngoại quan
- VT: từ cổ tay đo lên 2 thốn, đối xứng với huyệt nội quan, ở giữa xương quay và trụ
- Chữa: sốt cao, nhức đầu, ù tai, điếc tai, viêm tuyến mang tai, đau cánh tay, cổ tay
- CC: châm 0,5 – 0,8 thốn, cứu ngải 3 – 7 phút
6. Thái uyên
- VT: trên lằn chỉ cổ tay, ở phía ngoài động mạch quay (trong cơ gan tay lớn)
- Chữa: sưng đau cổ tay, mặt trước cánh tay, cẳng tay, đau ngực, ho hen, đau họng
- CC: châm 0,5 – 0,7 thốn, không cứu
7. Thần môn
- Vị trí: đầu trong nếp lằn cổ tay, ở khe bờ ngoài gân cơ trụ trước và góc ngoài bờ trên
xương đậu
- Chữa: hồi hộp, vật vã, đau vùng, tim, mất ngủ, đau khớp cổ tay, liên sườn, động kinh
- Châm cứu: châm thẳng 0,3 - 0,4 thốn. Cứu điếu ngải 3 - 5 phút
8. Hợp cốc
- Vị trí: đặt đốt 2 ngón cái của bàn tay này lên kẽ ngón cái và ngón trỏ của bàn tay bên
kia (của bệnh nhân) đầu ngón cái tới đâu là huyệt ở đó
- Chữa: đau vai cánh tay, mu tay, ngón tay, nhức đầu, ù tai, liệt dây VII, chảy máu
cam, đau răng, sốt cao, cảm cúm, ho hen, đau bụng, táo, co giật trẻ em, liệt nửa người
- Châm cứu: châm thẳng 0,5 – 0,8 thốn, cứu điếu ngải 3 - 7 phút
- CCĐ: phụ nữ có thai
9. Lao cung
- Vị trí: co ngón giữa vào lòng bàn tay, đầu ngón đến đâu là huyệt ( huyệt ở kẽ xương
bàn tay 2 – 3 )
- Chữa: run tay, mồ hôi tay, đau vùng trước tim, hồi hộp, điên cuồng, co giật, nôn
khát, hôi miệng
- Châm: 0,3 thốn, cứu điếu ngải 3 – 7 phút
10. Tý nhu

Vị trí : Đầu chót cơ denta


- Chữa: Đau nhức cánh tay, không giơ được cánh tay, viêm quanh khớp vai
- Châm cứu: Châm thẳng hoặc châm xiên 0,5 - 0,7 thốn. Cứu điếu ngải 5 - 10 phút.
11. Xích trạch

- Vị trí: Trên nếp lằn khủyu tay,phía ngoài gân cơ nhị đầu.
- Viêm họng, đau ngực, sốt cao không có mồ hôi, đau khớp khuỷu tay.
- Châm cứu: Châm thẳng 0,1 - 0,2 thốn
12. Khúc trạch
- Vị trí: Rãnh nhị đầu trong trên lằn chỉ khuỷu tay, phía trong gân cơ nhị đầu.
- Chữa: đau vùng trước tim, đau khớp khuỷu tay, đau dây TK giữa.
- Châm: thẳng 0,5 thốn. Cứu điếu ngải 3-7 phút.
13. Thiếu hải

- Vị trí: Gấp khuỷu tay, huyệt ở tận cùng đầu trong nếp gấp khuỷu tay.
- Chữa: Đau vùng tim, hoa mắt, đau, liệt dây thần kinh trụ.
- Châm cứu: Châm thẳng 0,5 - 0,8 thốn. Cứu 15 - 20 phút.
14. Tiểu hải

- Vị trí: Rãnh trụ, nơi có dây TK trụ đi qua.


- Chủ trị: đau dây thần kinh trụ.
- Châm cứu: Châm thẳng 0,3 - 0,5 thốn. Cứu điếu ngải 5 - 10 phút.
15. Kiên trinh:

- Vị trí: Tận cùng nếp lằn nách phía sau đo lên 1 thốn.
- Chữa: Đau, tê vùng vai, lưng.
- Châm: thẳng 1 – 2 thốn. Cứu 5 phút.
16. Dương trì

- Vị trí: Chỗ trũng ở nếp lằn mu cổ tay, phía ngoài gân cơ duỗi chung.
- Chữa: Ù tai, điếc tai, đau cánh tay, cổ tay
- Châm: xiên 0,3 thốn. Cứu điếu ngải: 3 – 5 phút.
17. Đại lăng

- Vị trí: Trên lằn chỉ cổ tay, chính giữa 2 cơ gan tay lớn và cơ gan tay bé.
- Chữa: Đau vùng trước tim, nôn, cơn đau dạ dày, đau khớp cổ tay.
- Châm: xiên 0,5 thốn. Cứu điếu ngải 3 - 7 phút.
18. Lạc chẩm:

- Vị trí: Kẽ ngón 2-3 phía mu tay đo lên 1,5 thốn.


- Tác dụng: đau nhức bàn ngón tay ,đau cứng cổ gáy.
- Châm cứu: châm xiên, sâu 0,2 - 0,3 thốn; cứu 5 - 10 phút.
19. Thiếu thương
- Vị trí: Cách 2mm góc trong chân móng tay cái.
- Chữa: Chảy máu cam, ho, hen, đau ngón tay cái.
- Châm cứu: Châm nghiêng 0,1 thốn hoặc dùng kim tam lăng chích nặn máu.
20. Thập tuyên:

- Vị trí: Gồm 5 huyệt mỗi bên. Lấy huyệt tại đỉnh cao nhất 10 đầu ngón tay.
- Tác dụng: Sốt cao, choáng ngất.
- Châm cứu: Chích nặn máu trong sốt cao. Châm thẳng, vê kim mạnh; sâu 0,1 thốn trong
cấp cứu choáng ngất.
IV. HUYỆT VÙNG NGỰC
1. Thiên đột
- Vị trí: chỗ lõm phía trên xương ức, giữa 2 cơ ức đòn chũm.
- Chữa: đau họng, mất tiếng đột ngột, ho hen, khó thở, tức ngực
- CC: châm xiên 0,3 thốn (hướng kim mặt sau xương ức ) cứu 3 -7 phút
2. Đản trung
- Vị trí: giữa xương ức ngang đường nối 2 núm vú (nam), ngang liên sườn 4 (nữ)
- Chữa: đau tức ngực, hen suyễn, khó thở, ứ sữa, viêm tuyến vú, nấp
- CC: 0,3 thốn (Châm xiên, hướng kim xuống dưới) cứu ngải 3 - 7 phút
3. Trung quản
- Vị trí: giữa con đường từ mũi kiếm xương ức đến rốn
- Chữa: cơn đau dạ dày, táo, nấc,nôn, tiêu chảy
- Châm: chếch 0,5-1 thốn. Cứu ngải 5 - 15 phút
4. Trung phủ
- Vị trí: giao điểm của khoang liên sườn 2 và đường nách trước
-Chữa: ho hen, suyễn, đau tức ngực, đau khớp vai, đau thần kinh liên sườn, viêm tuyến
vú, ứ sữa
- Châm cứu : 3 – 5/ thốn, cứu điểu ngải 3 – 5 mồi
5. Thiên khu :
- Vị trí: từ rốn đo ngang 2 thốn
- Chữa: đau dạ dày, đại tràng, ăn không tiêu, nôn mửa, ỉa chảy, táo bón
- Châm cứu: châm thẳng 0,5 - 1thốn. Cứu ngải 5 - 15 phút
6. Khí hải
- Vị trí: từ rốn đo xuống 1,5 thốn trên đường trắng giữa
- Chữa: di mộng tinh, đái dầm, bí tiểu, trụy mạch, hạ huyết áp, KNKĐ
- Châm cứu: châm xiên 0,5 - 1thốn. Cứu ngải 5 – 15 phút
Chú ý: là huyệt có tác dụng phòng bệnh, chữa choáng, trụy mạch, có thể cứu điếu ngải
từ 20 – 30 phút
7. Quan nguyên
- Vị trí: trên đường trắng giữa từ rốn đo xuống 3 thốn ( hoặc bờ trên xương mu đo lên hai
thốn )
- Chữa: đau vùng hạ vị, đau tinh hoàn, di tinh, bí tiểu, đau bụng kinh, liệt dương, cấp
cứu trúng phong
- Châm cứu: châm xiên 0,5-1 thốn. Cứu ngải 5 – 15 phút

8.Cưu vỹ
- Vị trí: Ở sát đầu mũi ức, chỗ đầu trên của đường trắng, dưới mũi ức 0,5 thốn.
- Tác dụng Đau tức ngực, khó thở, động kinh.
- Châm: chếch, sâu 0,5-0,8 thốn. Cứu 10-15 phút.
9. Thần khuyết

- Vị trí: Chính giữa lỗ rốn


- Tác dụng: đau bụng quanh rốn, sôi bụng, chướng bụng, tiêu chảy, sa trực tràng
- Cứu cách muối 20-200 phút.
* Đắp tỏi (bí trung, đại tiện, đầy chướng bụng, chậm tiêu).
10. Trung cực

- Vị trí: dưới rốn 4 thốn


- Tác dụng: đái dầm, đái són, đái rắt, đái buốt, bí đái. KN không đều, thống kinh, di tinh,
liệt dương,
Châm cứu: Châm xiên 0,3-1 thốn. Cứu 20-60 phút.
V. HUYỆT VÙNG LƯNG
1. Đại chùy
- Vị trí: chỗ lõm dưới mỏm gai đốt sống cổ C7 – D1
- Chữa: sốt cao, sốt rét, cảm mạo, đau cứng gáy, lưng, xương, ho suyễn
- Châm: châm chếch, hướng lên trên 0,5 thốn, cứu ngải 5 -15 phút, cứu 5 – 10 mồi
2. Kiên tỉnh
- Vị trí: trên vai, nằm giữa đường nối từ Đại chùy đến Kiên ngung
- Chữa: đau vai gáy, cánh tay liệt, tê không nhấc lên được, viêm tuyến vú
- CC: châm thẳng 0,5 thốn . Cứu điếu ngải 3 - 7 phút
3. Phế du
- Vị trí: từ giữa D3 - D4 đo ngang ra 2 bên mỗi bên 1,5 thốn
- Chữa: ho, hen, tức ngực, khó thở, ho máu, mồ hôi trộm, chắp lẹo, viêm tuyến vú
- CC: 0,5 thốn (nghiêng kim hướng xuống dưới) Cứu điếu ngải 5 - 10 phút
4. Tâm du
- Vị trí: từ giữa D5- D6 đo ra 2 bên mỗi bên 1,5 thốn
- Chữa: động kinh, mất ngủ, hay quên, hồi hộp vật vã, ho, mộng tinh
- CC: 0,3 thốn (nghiêng kim hướng xuống dưới) Cứu điếu ngải 5 - 15 phút
5. Cách du
- Vị trí: giữa khe D7 – D8 đo ngang ra hai bên mỗi bên 1,5 thốn
- Chữa: đau lưng, đau thần kinh liên sườn,nấp, kém ăn, sốt, mồ hôi trộm
- Châm: 0,5 thốn (nghiêng kim hướng xuống dưới). Cứu điếu ngải 5 - 15 phút, 3- 5
mồi
6. Can du
- Vị trí: từ giữa D9 - D10 đo ra 2 bên mỗi bên 1,5 thốn
- Chữa: đau mạng sườn, chảy máu cam, cao huyết áp, đau dạ dày, động kinh, đau mắt
-Châm cứu: 0,5 thốn (nghiêng kim hướng xuống dưới) Cứu điếu ngải 5 - 15 phút
7. Tỳ du
- Vị trí: từ khe D11 - D12 đo ra 2 bên 1,5 thốn
- Chữa: đau bụng, nôn mửa, ỉa chảy, đau lưng, hoàng đản, sốt rét, đau liên sườn, nấc
- CC: 0,5 thốn (nghiêng kim hướng xuống dưới) Cứu ngải5 – 10 phút
8. Thận du
- Vị trí: từ khe L2 - L3 đo ngang ra 2 bên 1,5 thốn
- Chữa: di tinh, liệt dương, kinh nguyệt không đều, đau lưng, ù tai, điếc, đái dầm
- CC: 0,5 - 1 thốn. Cứu điếu ngải 5 - 15 phút, cứu mồi 3 - 5 mồi
9. Đại trường du
- Vị trí: từ giữa L4 – L5 đo ra hai bên mỗi bên 1,5 thốn
- Chữa: đau lưng, đau dây tọa, liệt chi dưới, đầy bụng, ỉa chảy, táo
- Châm cứu: 0,7 – 1 thốn, cứu 5 – 15 phút

10. Thiên tông


- Vị trí: Giữa hố dưới xương bả vai.
- Chữa: Bả vai đau nhức, viêm quanh khớp vai, liệt chi trên.
- Châm cứu: Châm 0,5 - 0,7 thốn, cứu điếu ngải 3 - 5 phút.
11. Đại trữ

- Vị trí: Từ giữa khe D1 - D2 đo ngang ra 1,5 thốn.


- Chữa: ho, sốt, nhức đầu, đau vai gáy.
- Châm: chếch 0,5 thốn. Cứu điếu ngải 3 - 5 phút.
12. Phong môn

- Vị trí: Từ giữa khe D2 - D3 đo ngang ra 1,5 thốn.


- Chữa: ho, sốt, nhức đầu, cảm cúm, đau vai gáy.
- Châm xiên: 0,5 thốn, mũi kim hướng xuống dưới. Cứu điếu ngải: 3 - 5 phút.
13. Định suyễn:

- Vị trí: Đại chuỳ ngang ra 1 thốn.


- Chữa: Hen suyễn, khó thở.
- Châm: xiên 0,3-0,5 thốn. Cứu 5-15 phút.
14. Khí suyễn:

- Vị trí: Từ khe D7 - D8 ngang ra 2 thốn


- Chữa: Hen suyễn.
- Châm: Nghiêng, sâu 0,5 - 1 thốn. Cứu 5-15 phút.
15. Đởm du

- Vị trí: Từ D10 - D11 ngang ra 1,5 thốn.


- Chữa: đắng miệng, đau ngực sườn,
- Châm: 0,5 thốn (nghiêng kim hướng xuống dưới). Cứu điếu ngải: 5 - 15 phút; cứu mồi
ngải 3 - 5 mồi.
16. Vị du

- Vị trí: Từ D12 - L1 đo ngang ra 1,5 thốn.


- Chữa: Cơn đau dạ dày, nôn mửa, đau lưng.
- Châm: 0,5 thốn (nghiêng kim hướng xuống dưới). Cứu điếu ngải: 5 - 15 phút; cứu mồi
ngải: 3 - 5 mồi.
17. Mệnh môn
- Vị trí: Chỗ lõm dưới mỏm gai thắt lưng 2.
- Tác dụng:
+ Tại chỗ: Đau vùng TL, Đau lưng, đau đầu, lạnh từ đầu gối trở xuống, di mộng tinh, liệt
dương, đái đục...
- Châm cứu: xiên .
18. Dương quan

- Vị trí: Chỗ lõm dưới mỏm gai thắt lưng 4.


- Tác dụng: Đau vùng thắt lưng. Di mộng tinh, RLKN, đau 2 bên hông, đau TK hông to.
- Châm cứu: Châm chếch sâu 0,3-1 thốn, hướng kim lên trên Cứu 10-20 phút.
19. Chí thất

- Vị trí: L2 - L3 ngang ra 3 thốn hoặc từ huyệt Thận du ngang ra 1,5 thốn.


- Chữa: Đau ngang lưng, di tinh, liệt dương, đái dầm, bí đái cơ năng, phù.
- Châm thẳng:xiên 0,7 - 1 thốn. Cứu điếu ngải 5 - 10 phút. Cứu mồi ngải 5 - 7 phút.
20. Trường cường
- Vị trí: Chỗ lõm sau hậu môn và trước chót xương cụt 0,3 thốn.
- Tác dụng: Sa trực tràng, trĩ, đi ngoài ra máu. Đau cột sống, đái đục, đái khó, thao cuồng.
- Châm cứu: Châm xiên; sâu 0,3-0,5 thốn; cứu 10-15 phút.
III. HUYỆT VÙNG CHI DƯỚI
1. Hoàn khiêu
- Vị trí: điểm 1/3 ngoài và 2/3 trong của đường nối từ mấu chuyển lớn xương đùi đến
mỏm gai đốt sống cùng 4.
- Chữa: đau lưng, đau TK tọa, liệt nửa người, đau khớp háng
- CC: châm thẳng 1 - 1,5 thốn. Cứu điếu ngải 5 – 10 phút
2. Thừa sơn:
- Vị trí: mặt sau cẳng chân,giữa bắp chân, nơi hợp của hai cơ sinh đôi, huyệt trên cơ
dép
- Chữa: đau cẳng chân, đau thần kinh tọa, trĩ, táo, chuột rút
- CC: châm thẳng 7/10 thốn, cứu điếu ngải 5 – 10 phút
3. Huyết hải
- Vị trí: gấp gối 90°, từ giữa bờ trên xương bánh chè đo lên 1 thốn, vào trong 2 thốn
- Chữa: đau khớp gối, đau TK đùi, liệt chi dưới,rối loạn kinh nguyệt, ban dị ứng
- Châm cứu: 0,5 - 1 thốn. Cứu ngải 3 - 5 phút
4. Uỷ trung
- Vị trí: chính giữa nếp lằn khoeo chân
- Chữa: đau lưng, đau khớp gối, đau TK tọa, liệt chi dưới, đau bụng, nôn, sốt
- CC: châm 0,5 thốn
5. Túc tam lý
- Vị trí: từ hõm dưới ngoài xương bánh chè đo xuống 3 thốn , cách mào chày 1 thốn
- Chữa: đau dạ dày, đau hạ vị, đầy chướng bụng, nôn ỉa chảy, táo bón, sốt, liệt dây VII,
dây tọa, đau vùng trán, viêm mũi dị ứng…( huyệt cường tráng cơ thể)
- Châm cứu: châm thẳng 0,5-1 thốn. Cứu điếu ngải 10 - 15 phút
6. Dương lăng tuyền
- Vị trí: chỗ lõm phía trước chỗ thân nối với đầu trên xương mác
- Chữa: tê, liệt chi dưới, đau TK tọa, khớp gối, TK liên sườn, miệng khô đắng, nôn
mửa, đau nửa đầu, co giật trẻ em
- Châm cứu: châm thẳng 0,8 – 1,2 thốn, cứu ngải 5 – 7 phút
7. Tam âm giao
- Vị trí: từ lồi cao mắt cá trong xương chày đo thẳng lên 3 thốn, cách bờ sau xương
chày1
khoát ngón tay
- Chữa: rối loạn kinh nguyệt, di mộng tinh, đái dầm, bí đái, mất ngủ, đau khớp cổ chân,
liệt chi dưới, cao HA, nôn, ỉa chảy
- CC: châm thẳng 0,5 - 1 thốn. Cứu điếu ngải 5 - 10 phút
Chú ý:phụ nữ có thai không nên châm
8. Côn lôn
- Vị trí: điểm giữa đường nối đỉnh mắt cá ngoài và bờ ngoài gân gót
- Chữa: nhức đầu, hoa mắt, đau vùng gáy, cổ chân, đau dây tọa, khó đẻ, co giật, liệt
chi dưới
- CC: thẳng 0,5 thốn. Cứu điếu ngải 5 - 10 phút
Chú ý: phụ nữ có thai không châm
9. Thái xung
- Vị trí: kẽ ngón 1 - 2 đo lên 2 thốn về phía mu chân
- Chữa: đau mắt, đau đầu, mất ngủ, chóng mặt tăng HA, động kinh, đái dầm, bí đái,
đau tinh hoàn, đau mạng sườn, liệt dây VII, đau bàn chân
- CC: châm thẳng 0,5 thốn. Cứu 3 - 5 phút
10. Dũng tuyền
- Vị trí:chỗ lõm giữa gan bàn chân và ở điểm 2/5 đường nối từ đầu ngón chân thứ 2
đến giữa bờ sau gót chân.
- Chữa: đau đầu, bí đái sau đẻ, sốt cao trẻ em, táo bón, ngất, nóng lạnh bàn chân
- CC: châm 0,3 – 0,5 thốn, cứu 5 – 10 phút
11.Thừa phù

- Vị trí: Chính giữa nếp lằn mông.


- Chữa: Trĩ, đau lưng, đau TK hông.
- Châm: thẳng 0,7 - 1,5 thốn. Cứu điếu ngải 5 - 10 phút.
12. Phong thị
- Vị trí: Mé ngoài đùi, BN đứng thẳng, buông tay thẳng sát đùi, tận cùng ngón giữa là
huyệt.
- Chữa: Liệt nửa người, liệt chi dưới, lở ngứa khắp người, đau TK hông to.
- Châm thẳng: 0,7 - 1,2 thốn. Cứu điếu ngải 5 - 10 phút.
13. Lương khâu

- Vị trí: Chính giữa bờ trên x. bánh chè lên 2 thốn ra ngoài 1 thốn. Lấy huyệt khi đầu gối
co.
- Chữa: Viêm, đau khớp gối, liệt chi dưới, cắt cơn đau dạ dày, viêm đại tràng co thắt,
viêm tuyến vú.
- Châm cứu: Châm thẳng 0,7 - 1 thốn. Cứu điếu ngải 5 - 10 phút.
14. Độc tỵ

- Vị trí: Gấp đầu gối cẳng chân vuông góc với đùi, huyệt nằm ở hõm dưới ngoài xương
bánh chè.
- Chữa: Viêm khớp gối, chân co duỗi khó khăn, liệt chi dưới.
- Châm cứu: Châm thẳng 0,7 - 1 thốn. Cứu điếu ngải 5 - 10 phút.
15. Âm lăng tuyền

- Vị trí: Ngành ngang sau trên xương chày.


Chữa: đầy bụng, ăn chậm tiêu ,bí đái cơ năng, đau bụng kinh.
- Châm cứu: Châm thẳng 0,5 - 0,8 thốn. Cứu điếu ngải 3 - 5 phút
16. Huyền chung

- Vị trí: Từ lồi cao mắt cá ngoài đo lên 3 thốn trên đường từ huyệt Dương lăng tuyền đến
mắt cá ngoài
- Chữa: Liệt 1/2 người, cứng cổ gáy, đau TK hông, TK liên sườn, đau 1/2 đầu, liệt chi
dưới, đau khớp gối,
- Châm thẳng: 0,4 - 0,5 thốn. Cứu điếu ngải 3 - 5 phút
17. Thái khê

- Vị trí: Gồ cao mắt cá trong xương chày ngang ra sau 1/2 thốn, tương ứng với huyệt Côn
lôn bên ngoài.
- Chữa: Đau răng, ù tai, di tinh, liệt dương, đau lưng, mất ngủ.
- Châm: thẳng 0,3 thốn, cứu điếu ngải 3- 7 phút.
18. Giải khê
- Vị trí: Chính giữa nếp gấp cổ chân, chỗ lõm giữa gân cơ duỗi dài ngón cái và gân cơ
duỗi chung ngón chân.
- Chữa: Đau khớp cổ chân, liệt chi trên
- Châm cứu: Châm thẳng 0,4 - 0,5 thốn. Cứu điếu ngải 3 - 5 phút.
19.Thương khâu

- Vị trí: Chỗ trũng đầu dưới mắt cá trong xương chày.


- Chữa: Đầy bụng, đau bụng vùng hạ vị, đau khớp cổ chân.
- Châm cứu: Châm xiên 0,2 - 0,3 thốn. Cứu điếu ngải 3 - 5 phút.
20. Nội đình

- Vị trí: Kẽ ngón chân 2-3 đo lên 0,5 thốn về phía mu chân.


- Chữa: Đau răng, chảy máu cam, liệt dây TK VII, sốt cao, đau khớp bàn ngón chân 2-3.
- Châm cứu: Châm thẳng 0,3 - 0,5 thốn. Cứu điếu ngải 3 - 5 phút.
21. Hành gian

- Vị trí: Kẽ ngón 1 và 2 đo lên 0,5 thốn.


- Chữa: Kinh nguyệt quá nhiều, đái dầm, bí đái, nhức đầu, hoa mắt, ngủ ít.
- Châm: thẳng 0,5 thốn. Cứu điếu ngải 3 - 5 phút.
22. Bát phong:

- Vị trí: Gồm 4 huyệt mỗi bên, huyệt nằm trên đương tiếp giáp da gan - mu chân, ở đầu
nếp kẽ giữa 5 ngón chân.
- Tác dụng tại chỗ: Đau sưng bàn ngón chân.
- Châm xiên, sâu 0,1 - 0,2 thốn. Cứu 5 - 10 phút.
23. Khâu khư:

- Vị trí: Chỗ lõm phía trước ngoài cổ chân, trong mắt cá ngoài.
- Chữa: Đau gáy, ngực sườn, TK toạ, mắt cá ngoài
- Châm: xiên 3/10-5/10 thốn. Cứu ngải 3-5 phút
CÔNG THỨC ĐIỀU TRỊ MỘT SỐ BỆNH CHỨNG
Một số công thức
- Bệnh đầu mặt
Tại chỗ + Hợp cốc
- Bệnh tiêu hóa
Tại chỗ + Túc tam lý
- Bệnh cơ xương khớp
Tại chỗ + Dương lăng tuyền
- Bệnh vùng lưng
Tại chỗ + Ủy trung
Một số bệnh chứng:
+ Cảm mạo: Hợp cốc, Phong trì, Đại trùy, Nghinh hương
+ Đau đầu: Phong trì, Thái dương, Ấn đường, Bách hội, Thái xung
+ Vẹo cổ: Kiên tỉnh, A thị huyệt
+ Nấc : Cách du, Nội quan, Túc tam lý
+ Nôn mửa: Trung quản, Nội quan, Túc tam lý
+ Đầy bụng: Tỳ du, Vị du, Túc tam lý
+ Bí đái, đái dầm: Trung cực, Tam âm giao, Quan nguyên
+ Đau dây thần kinh hông: Đại trường du, Hoàn khiêu, Thừa phù, Phong thị,
Dương lăng tuyền, Ủy trung, Côn lôn
+ Liệt dây VII ngoại biên: Tình minh, Dương bạch, Thái dương, Nhân trung,
Địa thương, Giáp xa, Ế phong, Hợp cốc
PHƯƠNG PHÁP CHÂM CỨU

MỤC TIÊU
1.Trình bày được chỉ định, chống chỉ định, tai biến thường gặp, cách xử lý và đề phòng
các tai biến khi châm cứu
2.Thực hành được kỹ thuật châm cứu

NỘI DUNG
I. PHƯƠNG PHÁP CHÂM:
Châm là phương pháp điều trị không dùng thuốc, dùng kim châm vào huyệt
2. Dụng cụ:
2.1 Các loại kim châm:
- Tam lăng châm
- Mai hoa châm
- Hào châm:là loại kim nhỏ, thân dài ngắn khác nhautừ 1cm - 12cm ( thường sử
dụng
trong châm)
2.2 Dụng cụ để châm:
- Hộp đựng kim có nắp đậy vô khuẩn, kim vô khuẩn
- Hộp đựng bông vô trùng, cồn 70
- Panh, kẹp
- Khay nhỏ đựng kim, bông cồn đã dùng
- Khay to đựng toàn bộ dụng cụ
3.Chỉ định và chống chỉ định khi châm:
3.1Chỉ định:
- Một số bệnh cơ năng, triệu chứng của một số bệnh
- Thần kinh: nhức đầu, mất ngủ, co giật, đau các dây TK ngoại biên, dây tọa, dây
VII, di
chứng liệt nửa người…
- Tuần hoàn: rối loạn nhịp cơ năng, tăng HA
- Hô hấp: cơn hen phế quản
- Tiêu hóa: cơn đau dạ dày, nôn mửa, táo, ỉa lỏng
- Tiết niệu-sinh dục: bí đái, đái dầm, di tinh, liệt dương, RLKN…
- Ngũ quan: Ù điếc tai, viêm mũi dị ứng, đau mắt đỏ, chắp, lẹo…
3.2. Chống chỉ định:
- Các trường hợp cấp cứu, ngoại sản, cần mổ, cần theo dõi
- Người suy nhược nặng, mắc bệnh tim, phụ nữ có thai, đang hành kinh, hoặc cơ thể
đang ở trạng thái không bình thường: sợ hãi, mệt, đói, tâm thần…
- Cấm châm vào các huyệt ở vị trí rốn, đầu vú, thóp trẻ em
- Không châm sâu vào các huyệt vùng ngực, bụng, lưng, chẩm, gáy, sụn giáp
4. Tư thế, góc châm và độ sâu của kim:
4.1. Tư thế châm:
- Thầy thuốc phải ở tư thế thuận lợi nhất để thực hiện thủ thuật châm dễ dàng
- Bệnh nhân phải ở tư thế thoải mái nhất, chịu đựng được lâu
Một số tư thế châm:
+ Ngồi: châm ở vùng đầu, cổ , gáy, vai, cánh tay
+ Nằm ngửa: châm mặt, bụng, đùi…
+ Nằm nghiêng: châm bên ngoài, mặt ngoài cánh tay, chân
+ Nằm sấp: châm vai, gáy, lưng, mặt sau đùi
4.2 Góc châm:
- Châm ngang: kim và da tạo góc từ 10 - 15, châm vùng da sát xương, đầu, mặt,
khớp
- Ch chếch(xiên): kim và da tạo góc 30 - 45 hay châm vùng lưng, ngực, bụng
- Châm thẳng: kim và da tạo góc 75 - 90 châm ở nơi nhiều cơ dày

4.3Độ sâu của kim:


- Phụ thuộc vào vị trí huyệt và mức độ cảm giác của bệnh nhân
4.4 Thao tác châm:
- Sát trùng chỗ châm
- Căng da chỗ châm
- Châm kim: châm nhanh qua da để tránh đau, độ nông sâu tùy vùng để đạt đắc khí,
nếu đau buốt do châm vào mạch máu, thần kinh, vào xương, lui kim, rút kim. Thủ thuật
phải chắc chắn nhẹ nhàng
- Rút kim: cầm đốc kim rút nhanh và sát trùng lại chỗ châm
- Có 3 cách căng da: dùng 1 ngón tay căng da
dùng 2 ngón cái, trỏ căng da
dùng ngón trỏ, cái véo da
5.Đề phòng và xử trí các tai biến khi châm:
5.1. Choáng, ngất: (Vựng châm, say kim)
Do tâm lý sợ hãi, sức khỏe yếu, trạng thái cơ thể không bình thường (đói, mệt, vừa
laođộng nặng…)
+ Biểu hiện: chóng mặt, da tái, tức ngực, toát mồ hôi,buồn nôn, mạch nhanh,tim đập
yếuHA có thể hạ thấp, hoảng hốt, nặng có thể choáng, ngất…
+ Xử trí:rút kim ngay, cho nằm nơi thoáng, đầu hơi thấp, đắp ấm,day bấm huyệt Nhân
trung, Hợp cốc, Thập tuyên, giật tóc mai lay gọi, trợ tim nếu cần. Khi bệnh nhân tỉnh cho
uống trà gừng nóng, mật ong gừng
+Đề phòng: giải thích,động viên lựa chọn bệnh nhân trước khi châm, châm lần đầu ít
huyệt tư thế nằm, thủ thuật châm phải thành thạo, nhẹ nhàng
5.2. Chảy máu
Do châm vào tĩnh mạch khi rút kim gây chảy máu.Lấy bông khô ấn chặt vào nơi chẩy
máu, nếu bầm tím day nhẹ trên miếng bông chỗ bầm tím sẽ tan dần
+ Đề phòng:Châm đúng cách, tránh châm sâu hoặc vê kim mạnh khi châm vào khu
vực có nhiều mạch máu lớn
5.3. Gẫy kim:
Do kim cong, gỉ, do bệnh nhân dãy giụa, thủ thuật quá mạnh. Thường gãy ở phần nối
giữa thân và đốc kim.
+ Xử trí: Bảo bệnh nhân thở đều không gây phản ứng co cơ. Day mềm cơ bình tĩnh dùng
kẹp rút kim ra, nếu không xử trí được gửi chuyên khoa.
+ Đề phòng: Kiểm tra và loại bỏ kim gỉ, cong, không châm sâu lút cán kim, bảo bệnh
nhân thở đều, không để bệnh nhân dãy giụa khi châm.
5.4. Nhiễm trùng:
Do vệ sinh kim và dụng cụ không tốt, do cơ địa bệnh nhân dễ nhiễm trùng (tiểu đường)
abces, nhiễm HIV
+ Xử trí: Chấm hoặc bôi thuốc sát trùng tại chỗ, dùng kháng sinh, chích rạch ổ mủ
và làm vệ sinh tốt
+ Đề phòng: vô khuẩn tốt dụng cụ, sát trùng chỗ châm, dùng kim riêng vô trùng, dùng
kim 1lần
5.5. Châm vào nội tạng:
- Châm sâu có thể vào nội tạng
- Đề phòng:thận trọng là chủ yếu không châm sâu vùng ngực, bụng, lưng
6. Hiện tượng đắc khí khi châm:
- Đắc khí là biểu hiện lượng kích thích đã đến ngưỡng
- Bệnh nhân có cảm giáctê, tức, nặng dọc đường kinh hay giật nơi châm
- Thầy thuốc thấy kim bị mút chặt hoặc màu da quanh nơi châm thay đổi
6.1 Để đạt đắc khí cần chú ý:
- Châm đúng vị trí huyệt
- Góc châm, độ sâu của kim, kích thích lên huyệt đúng kỹ thuật
6.2 Khi châm đã đúng huyệt mà chưa đắc khí thì có thể dùng một số thủ thuật sau:
+ Búng kim: búng vào đốc kim
+ Vê kim: dùng ngón cái và ngón trỏ cầm vào đốc kim và vê đi vê lại nhiều lần
+ Tiến, lui kim: dùng ngón tay cầm vào đốc kim đẩy kim xuống sâu rồi rút lên làm liên
tục vài lần
+ Lưu kim: do chính khí suy yếu thì thường đắc khí chậm,có thể chờ một lúc rồi kích
thích lại bằng các cách như trên
7. Phương pháp Bổ-Tả:

Thủ pháp Bổ Tả

Cường độ Không vê kim Vê kim liên tục

Hô hấp Thở ra hết thì châm Hít vào thì châm


Hít vào thì rút kim Thở ra hết thì rút kim

Hướng kim Châm xuôi đường kinh Châm ngược đường


kinh

Tiến nhập kim Châm vào từ từ Châm vào nhanh


Rút kim nhanh Rút kim từ từ
Thời gian lưu kim Lưu kim lâu Lưu kim ngắn

Đóng mở chỗ châm Rút kim bịt chỗ châm Rút kim không bịt chỗ
châm

II.PHƯƠNG PHÁP CỨU


- Cứulà dùng sức nóng tác động lên huyệt nhằm mục đích chữa bệnh như châm
Có 2 cách cứu:
+ Cứu trực tiếp: dùng mồi ngải hoặc điếu ngải đốt trực tiếp trên da
+ Cứu gián tiếp: dùng mồi ngải đốt qua miếng gừng,tỏi hay cách muối
1. Dụng cụ:
- Hộp đựng ngải nhung, dao, gừng thái miếng 0,2mm, tỏi tươi, muối, diêm hương
đốt, gạt tàn, khay men để đựng dụng cụ.
2. Chỉ định và chống chỉ định:
Chỉ định:
- Hư hàn thì cứu
- Bệnh mạn tính, bệnh nhân yếu, sợ lạnh, chân tay lạnh, nôn mửa, ỉa chảy do lạnh
Chống chỉ định:
- Thực nhiệt không cứu
- Không nên cứu ở mặt, vùng có nhiều gân, cổ tay gây bỏng thành sẹo
3. Thủ thuật cứu:
3.1 Cách chế mồi ngải, điếu ngải:
Lấy một ít ngải nhung, để trên miếng ván, dùng 3 đầu ngón tay cái, trỏ, giữa ấn mạnh
thành hình tháp, nhỏ như hạt ngô. Cuốn thành điếu ngải (hiện nay có sẵn điếu ngải)
3.2 Cách cứu:
- Cứu mồi: Đặt mồi ngải lên miếng gừng, châm hương cháy, dùng đầu cháy que
hương châm lên đỉnh mồi ngải, thổi cho tắt lửa, đặt lên huyệt (nóng thay miếng gừng, hết
mồi thay mồi khác)
- Cứu điếu ngải: Đốt điếu ngải cháy, hơ sát da, khi bệnh nhân thấy nóng thì đưa ra xa
rồi lại đưa vào gần, cứ tiếp tục như vậy. Làm đến khi da đỏ lên và ướt lấp nhấp. Mỗi ngày
cứu một lần, từ 3 – 5 mồi ngải

3.3 Thời gian và mức độ nóng:


Khi bệnh nhân cảm thấy nóng thì lót thêm miếng gừng khác, không động viên chịu
nóng đến mức tối đa sẽ gây bỏng
- Người lớn mỗi huyệt cứu 3 - 5 mồi trung bình 15 phút
- Người già, trẻ em thời gian cứu ít hơn
4. Xử trí tai biến khi cứu:
-Bỏng: Do bị nóng quá, thường bỏng độ 1. Bôi thuốc mỡ bỏng và băng lại
- Cháy: Do bệnh nhân dãy dụa khi bị bỏng, làm rơi mồi ngải vào chăn, quần áo
Đề phòng cháy, bỏngkhông động viên bệnh nhân chịu nóng, khi nóng lót thêm miếng
gừng,không được cứu nhiều huyệt và không được rời bệnh nhân khi cứu.

You might also like