You are on page 1of 8

Đề 1: cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

Truyền ta lái gió với buốm trăng


Lướt giữa mây cao với biển bằng
Ra đậu dặm xa dò bụng biển
Dàn đan thế trận lưới vây giăng
Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” là một trong những bài thơ hay viết về hình ảnh người lao động trong
thời kì mới của Huy Cận. Bài thơ là một khúc tráng ca về thiên nhiên, vũ trụ và con người, được làm rõ qua
bút pháp lãng mạn được sử dụng hợp lí và tinh tế xuyên suốt bài thơ. Doạn thơ sau đây thể hiện rõ nét nhất
nét thơ của HUy Cận: “thuyền....giăng”.

Với thể thơ bảy chữ được sử dụng hợp lí, Huy Cận đã cất lên những vần thơ như một khúc hát tươi
trẻ, khỏe khoắn, làm người đọc cảm nhận được sức mạnh con người trong trời đất bao la:

Thuyền ta lái gió với buồm trăng


Lướt giữa mây cao với biển bằng

Ở đây, tác giả đã làm nổi bật được sức mạnh và khí thế hùng hồn, khỏe khoắn của lớp trai tráng khi ra khơi
với những động từ mạnh được đặt đúng chỗ như: “lái”, “lướt”. Không những vậy, nhà thơ còn sử dụng phép
liên tưởng vô cùng độc đáo và sang tạo ở hình ảnh con thuyền “lái gió”, “lướt giữa mây cao với biển bằng”,
như muốn cho độc giả thấy rõ hơn vẻ đẹp của người lao động khi sánh ngang với thiên nhiên, vũ trụ. Phải
chăng, đây là sự chủ động làm chủ thiên nhiên của người lao động hay thực chất đó là nét đẹp kì vĩ, hào
hùng của thiên nhiên khi sóng đôi với con người?

Ra đậu dặm xa dò bụng biển


Dàn đan thế trận lưới vay giăng

Huy Cận thực sự là một cây bút rất đặc biệt khi ông có thể lồng vào những câu thơ lãng mạn kia hình ảnh của
một trận ra quân đầy khí thế và dũng mãnh như vậy. Câu thơ sử dụng các từ ngữ “dò”, “dàn”, “đan”, “vây
giăng” rất khéo léo và hợp lí, như hiện lên trước mắt chúng ta vẻ đẹp của thiên nhiên và con người lao động,
rất chân thực nhưng hoành tráng, kì vĩ lạ thường. Điều đó giúp ta thấy được sự háo hức, hăng say, miệt mài
của những người lao động đã và đang cố gắng từng ngày để xây dựng quê hương, đất nước.

Tuy khổ thơ chỉ vỏn vẹn 4 câu 7 chữ, nhưng đã đủ để khiến chúng ta phải tự hào về con người, thiên
nhiên, đất trời nước ta. Qua đó, chúng ta cũng thấy được sự khéo léo, tinh tế của Huy Cận khi sử dụng các
biện pháp tu từ độc đáo; thể thơ bảy chữ hợp lí; giọng thơ khỏe khoắn, tràn trề sức sống; bút pháp lãng mạn
xen lẫn hiện thực; hình ảnh giàu sức gợi cảm;... Đoạn trích đã khép lại nhưng mở ra cho ta một ngọn động
lực mới, thúc đẩy ta phải biết cố gắng cống hiến, làm việc vì quê hương, đất nước.
Đề 2: cảm nhận của em về đoạn thơ sau

Câu hát căng buồm với gió khơi


Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời
Mặt trời đội biển nhô màu mới
Mẳ cá huy hoàng muôn dặm phơi
Huy Cận là một nhà thơ tiêu biểu trong phong trào thơ mới, chuyên viết về con người lao động trong
thời kì mới của đất nước. “Đoàn thuyền đánh cá” là một trong những bài thơ xuất sắc của ông, thể hiện rõ nét
phong cách thơ lãng mạn, bay bổng của Huy Cận. Trong đó, đoạn trích “Câu hát căng buốm...hoàng muôn
dặm phơi” giúp người đọc cảm nhận rõ nét nhất về vẻ đẹp của thiên nhiên, vũ trụ và con người trong cảnh
bình minh rực rỡ.

Với sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa bút pháp hiện thực và lãng mạn, tác giả giúp ta cảm nhận được vẻ
đẹp lớn lao và hùng vĩ của con người trước thiên nhiên, vũ trụ, lồng ghép trong đó là sự hạnh phúc, tự hào khi
dược cống hiến, đóng góp xây dựng quê hương, đất nước:

“Câu hát căng buồm với gió khơi


Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời”

Bằng phép nhân hóa độc đáo, cùng với cấu trúc đầu cuối tương ứng hợp lí, nhà thơ cho ta cảm nhận được
một tinh thần lạc quan, yêu đời, tươi vui của ngư dân khi kết thúc một chuyến ra khơi đầy thành quả. Câu thơ
trên còn được tác giả thổi vào một vẻ đẹp rất hùng vĩ, tráng lệ của thiên nhiên trong buổi bình minh thông
qua biện pháp nói quá vô cùng tinh tế “đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời”. Bên cạnh đó, nhà thơ giúp
chúng ta hình dung được vẻ đẹp khỏe khoắn của người lao động sánh ngang với tầm vóc của thiên nhiên, vũ
trụ qua ngôn từ: “chạy đua”, “câu hát căng buồm”. Đó chính là vẻ đẹp thực thụ của người lao động, luoon
hăng hái, say mê lao động để góp công sức xây dựng quê hương đát nước.

“MẶt trời đội biển nhô màu mới


MẮt cá huy hoàng muôn dặm phơi”

Có thể nói, ngòi bút của Huy Cận vô cùng thú vị và sắc sảo khi sử dụng bút pháp lãng mạn xen lẫn hiện thực để
gợi tả màu nắng ấm của bình minh. Cách đặt biện pháp nhân hóa để xây dựng vẻ đẹp tươi sáng, rạng rỡ của
mặt trời đã hiện lên trong mắt người đọc sự tươi vui, phấn khởi, hạnh phúc bên thành quả lao động của ngư
dân. Câu thơ “mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi” phần naò làm rõ khát vọng chinh phục thiên nhiên của
người lao động, nhưng cũng muốn vẽ lên cái giàu và đjep của quê hương thông qua từ láy “huy hoàng”. Hai
câu thơ tuy không quá hùng vĩ, lớn lao như hai câu thơ trước, nhưng nó cho chúng ta thấy được một niềm tin
tươi sáng của người lao động về công cuộc xây dựng, đóng góp cho quê hương, đất nước.

Tuy khổ thơ đã khép lại nhưng trong em vẫn dạt dào với nhiều cảm xúc lẫn lộn. Với bút pháp hienj thực
xen lẫn lãng mạn; giọng thơ hào hùng, khỏe khoắn; hình ảnh thơ gợi cảm;... 4 câu thơ đã đưa ta đến với một
vẻ đẹp huy hoàng, tráng lệ của thiên nhiên mà ẩn trong đó là nét đẹp hào hùng, vạm vỡ và náo nức, phấn
khởi của người lao động khi đóng góp cho quê huong, đất nước. Khúc tráng ca hào hùng về hình ảnh người
lao động ấy sẽ mãi là khúc ca đẹp nhất trong lòng độc giả mỗi khi nhắc đến “đoàn thuyền đánh cá”.
Đề 3: cảm nhận của em về đoạn thơ sau

Quê hương anh nước mặn đồng chua


Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau
Súng bên sung đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ
Đồng chí!
Trong suốt những năm tháng kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, những câu thơ viết về kháng chiến
luôn là đề tài bất diệt trong thơ ca. “Đồng chí” là một bài thơ hay của Chính HỮu, tiêu biểu cho phong cách
thơ trên, nói lên sự gắn bó, thân thiết của tình đồng chí, đồng đội trong chiến tranh, qua đó làm rõ biểu tượng
cao đẹp của người lính cách mạng. Xuyên suốt bài thơ, để làm rõ được nhan đề và ý nghĩa một cách chi tiết
nhất, người đọc hẳn phải để ý đến khổ thơ sau:

“Quê hương anh....


Đồng chí!”

Với lối thơ chọn lọc tinh tế cả hình ảnh lẫn ngôn từ, chỉ vỏn vẹn 7 câu thơ mà cho người đọc hiểu được
cặn kẽ nguồn gốc của tình đồng đội, cảm nhận được sựu giản dị, mộc mạc nơi người lính. Thế mới thấy đúng
đắn làm sao khi nói phong cách thơ của Chính Hữu cảm xúc luôn hiện hữu trong mỗi ca từ. Không chỉ là dồn
nén cảm xúc, hình ảnh thơ trong hai câu đầu còn thể hiện rất rõ cảnh ngộ tương đồng, khó khăn của những
người lính cách mạng:

“Quê hương anh nước mặn đồng chua


LÀng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”

Qua cấu trúc sóng đôi “quê hương anh-làng tôi”, tác giả cho ta thấy một sự liên kết đặc biệt giữa những người
lính trước khi họ trở thành chí cốt của nhau. Sự liên kết này vốn không thể xuất phát từ cảnh ngộ hay xuất
thân bởi câu thành ngữ hàm súc và hình ảnh thơ cô đọng của Chính Hữu đã gợi lên trong ta nguồn gốc duyên
hải miền Trung “nước mặn đồng chua” và trung du Bắc Bộ “đất cày lên sỏi đá” riêng biệt. Và rằng cái liên kết
ấy chẳng nhẽ là sự khốn khó từ giai cấp nông dân? Chính điều này đã dấy lên một câu hỏi trong lòng độc giả,
liệu các anh đã có sự liên kết vô hình ấy từ bao giờ và vì điều gì. Đó là lí tưởng chiến đấu vì đất nước.

“Anh với tôi đôi người xa lạ


Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau
Súng bên súng đầu sát bên đầu”

Chính Hữu phải nói rằng rất tinh tế khi chọn lọc, chắt chiu những từ ngữ đắt giá như “xa lạ”, “tự phương trời”,
“chẳng hẹn quen nhau”, điều đó đã vẽ lên trong lòng độc giả nét lạ lẫm của các anh lính khi lần đầu gặp gỡ.
Nhưng nhờ vào sự tương đồng về ý chí chiến đấu được nhà thơ làm rõ qua phép điệp từ “súng” và “đầu”, các
anh trở thành những tri kỉ của nhau. Vẻ đẹp ấy không chỉ là biểu tượng của tình đồng đội gắn bó mà còn là
tình yêu, sự cảm thông sâu sắc lẫn nhau, một điều không thể thiếu khi trở thành một đôi bạn nghĩa tình:

“Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”


Sự cảm thông, yêu thương lẫn nhau được nhà thơ Chính Hữu khắc họa qua những ngôn từ rất đỗi chọn lọc và
câu từ trau chuốt một cách tự nhiên “chung chăn”, “thành đôi tri kỉ”. Đó chính là cơ sở để trở thành đồng đội
của nhau, những điều vốn rất giản dị nhưng lại ẩn chưa biết bao tâm tình, ý nghĩ của nhà thơ khi nhớ về
khoảng thời gian chiến đấu cùng đồng đội.

“Đồng chí!”

Tác giả một lần nữa phải khiến ta khâm phục. CHỉ với một câu thơ đặc biệt, chỉ với một từ “đồng chí”, nhưng
câu thơ ấy lại trào lên trong lòng người đọc một cảm xúc thật khó tả. Đây không chỉ là câu thơ liên kết cả toan
bài, đây còn là câu gọi được cất lên trong lòng những người lính, như sự liên kết giữa họ với nhau. CHính Hữu
ắt phải là một nhà thơ rất dạt dào cảm xúc về kháng chến, người lính cách mạng mới có thể viết ra những lời
thơ cô đọng mà giàu cảm xúc đến thế.

Đoạn trích đã khép lại nhưng dường như còn tồn lại trong lòng người đọc chút dư vị ấm nóng. Đó
phải chăng là sự tinh tế và kheo léo của nhà thơ khi chắt lọc hình ảnh, ngôn từ một cách hàm xúc và cô đọng,
hay là tình yêu của người đọc về cái giản dị, bình thường của sự hình thành tình đồng đội của các anh lính
cách mạng? Qua đoạn thơ, em cảm nhận được các chiến sĩ, những người lính cách mạng một vẻ đẹp giản dị,
mộc mạc nhưng cũng không kém phần cao cả và đẹp đẽ. Lúc này, em mới thấm câu thơ của Chế Lan Viên:

“Ôi Tổ quốc nếu cần ta chết


Cho mỗi ngôi nhà cây cối non sông...”

Dề 4: cảm nhận của em về đoạn thơ sau

Những chiếc xe từ trong bom rơi


Đã về đây họp thành tiểu đội
Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới
Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi

Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời


Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy
võng mắc chông chênh đường xe chạy
Lại đi lại đi trời xanh thêm.
Phạm Tiến Duật là một nhà thơ chuyên viết về những người lính và các cô thanh niên xung phong tham
gia vào ckháng chiến. “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” là một trong những bài thơ tiêu biểu cho phong cách
thơ ấy. Với giọng thơ dí dỏm, hóm hỉnh, lạc quan, nhà thơ đã cho ta thấy vẻ đẹp xông xáo, chủ động, lạc quan
và không kém phần dung cảm, gan dạ của thế hệ trẻ Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ. Trong đó, đoạn
trích sau đây là đoạn trích đặc sắc nhất và tieu biểu cho bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”:

“Những chiếc xe ....


.....trời xanh thêm”.
Bằng những trải nghiệm thực tế của mình khi tham gia vào kháng chiến, tác giả vận dụng khéo léo hồn
thơ tươi trẻ, phóng khoáng của mình để vẽ lên trong mắt người đọc hình ảnh gắn bó, đoàn kết của những
người lính lái xe. Với thể thơ bảy chữ cùng cách ngắt nhịp độc đáo, 4 câu thơ sau giúp ta cảm nhận được nét
hồn nhiên, tinh nghịch và sự gắn kết của tiểu đội xe không kính:

“Những chiếc xe từ trong bom rơi


Đã về đây họp thành tiểu đội
Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới
Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi”

Tác giả đã vận dụng rất hiệu quả lối thơ 7 chữ, đem đến cho ngừi đọc thấy được sự gắn kết của các anh lính
lái xe. Họ không cần biết người đồng chí kia là ai, cũng chẳng cần biết họ có ở trong quân đoàn của mình hay
không, chỉ cần biết rằng, đó là những người lính cung chiến đấu vì miền Nam, thì chúng ta là bạn bè. Thêm
vào đó, cách diễn lời thơ tự nhiên, vui tươi đã làm nười đọc hiểu rằng, sự khốc liệt của chiến tranh có thể hủy
hoại tất cả xe cộ, phương tiện di chuyển của tiểu đội, nhưng không thể hủy hoại đi sự gắn kết kì lạ giữa những
anh lính lái xe với khát vọng danhf độc lập cho đất nước. Ngoài ra, tác giả còn vận dụng từ ngữ rất mộc mạc,
chân thật tô đậm thêm nét hồn nhiên, tươi trẻ, pha chút tinh nghịch của những anh lính lsi xe khi “bắt tay
nhau qua cửa kính vỡ rồi”.

“Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời


Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy
Võng măcs chông chênh đường xe chạy
Lại đi, lại đi, trời xanh thêm”

Với cách nói dí dỏm, những lời thơ tựa lời kể, tự nhiên, mộc mạc, tác giả đã khắc họa nét đẹp lạc quan, gắn
kết và tình nghĩa anh em gắn bó giữa những người lính lái xe “chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy”. Tác giả đã
vận dụng đúng chỗ từ láy “chông chênh”, càng tô đậm rong lòng người đọc sự khó khăn, gian lao suốt con
đường mà các anh lái xe. Nhưng chính nhịp thơ 2/2/2, với phép lặp “lại đi”, nhà thơ gợi lên trong lòng độc giả
hình ảnh những anh linnhs lái xe ung dung, hiên ngang, tự tin bước đi vì biết rằng “lại đi, lại đi” trời sẽ thêm
“xanh”.

Phạm TIến Duật có một hồn thơ rất hóm hỉnh, tươi vui, yêu đời, lạc quan và không kém phần tinh
nghịch. Đoạn thơ trên đã rất xuất sắc miêu tả hồn thơ của ông. Với thể thơ bảy chữ hơp lí, phương thức biểu
đạt đúng đắn, hình ảnh thơ phóng khoáng, ngôn từ mộc mạc chân chất, nhà thơ đã vô cùng thành công khắc
họa biểu tượng của thế hệ trả Việt Nam thm gia kháng chiến. Đoạn trích khép lại, nhưng ddoogj lại trong ta
những dư vị khó quên về sự ngoan cường, bình tĩnh, ý chí mãnh liệt của thế hệ cha anh ta. Chúng ta càng phải
ra sức học tập, rèn luyện, phát triển để tiếp nối công sức gây dựng đất nước và để lại cho thế hệ mai sau.

Đề 5: Cảm nhận cuar em về đoạn thơ sau

Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa


Tu hú kêu trên những canhs đồng xa
Tú hú kêu bà còn nhớ không bà
Bà hay kể những chuyện ngày ở Huế
MẸ cùng cha công tác bận không về
Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe
Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học
Tu hú ơi chẳng đến ở cùng bà
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa
Bài thơ “Bếp lửa” của tác giả Bằng Việt là một trong số những bài thơ tiêu biểu viết về tình cảm thắm
thiết của tình bà cháu. Bài thơ như tâm thơ của tác giả dành cho người bà của mình, bày tỏ sự biết ơn và kính
trọng người bà cuar mình, qua đó thể hiện lối sống ân nghĩa thủy chung với quá khú của tác giả. Trong đó,
đoạn thơ sau đây là đoạn thơ thể hiện rõ nhất tâm thư của tác giả gửi gắm đến người bà của mình:

“Tám năm ròng....


.....cánh đồng xa”

Khí nhớ về người bà kính mến của mình, tác giả, với thể thơ tự do, đã gợi tả cho người đọc thấy tình
cảm sâu sắc mình dành cho người bà qua những kỉ niệm nhỏ được cất giữ rất cẩn thận và tỉ mỉ. Tuy chỉ mới
lên tám, nhưng nhà thơ vẫn nhớ rất sâu đậm những kỉ niệm với người bà của mình:

Tám năm ròng cháu cùng bà nhom lửa


TU hú kêu trên nhwunxg cánh đồng xa
Tú hú kêu bà còn nhớ không bà
Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế.

Cách sử dụng cụm từ “tám năm ròng” và hình ảnh “cùng bà nhóm lửa”, tác giả đã gợi lên trong lòng người
đọc sự khốn khó, gian nan của cuộc sống lúc bấy giờ nhưng bà luon đồng hành cùng cháu, “nhóm lửa” giữ ấm
cho cháu, thể hiện sự kính yêu, biết ơn mà tác cgiar dành cho người bà của mình. Mặc dù còn nhỏ, nhưng
những âu yếm, yêu thương của người bà tác giả không thể không nhớ. Với cách sử dụng lỗi thơ tự do, tình
cảm của tác giả như dạt dào, cuồn trào theo từng câu chữ, đến người đọc cũng phải cảm động khi tác giả nhớ
cả những câu chuyện bà kể. Đó là tình cảm kính trọng, yêu thương, mà tác giả muốn gửi gắm.

Mẹ cùng cha công tác bận không về


Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe
Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học

Vì phải sống trong thời kì chiến tranh, nên tác giả phải thường xuyên ở cùng bà. Nhưng cách ngắt nhịp 4/4
đều đặn và sự gắn kết hình ảnh “cháu-bà” đã cho độc giả cảm nhận được đứa cháu được nhận tình yêu
thương rất to lớn từ người bà, không hề vì thiếu vắng cha mẹ mà mất mát tình thương. Bởi vì thế, người cháu
vô cùng biết ơn bà đã làm đẹp cho khoảng thời gian thơ ấu, được bà “dạy”, “chăm”, “bảo”.

Tu hú ơi chửng đến ở cùng bà


Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa

Câu thơ ấy tưởng như lời trách mắng tu hú đã để lại những hoang vắng, rợn ngợp, lạnh lẽo nơi bà ở của đứa
cháu, nhưng thực chất là mượn lời để tác giả tự trách bản thân. Với phép ẩn dụ “tu hú” và câu hỏi tu từ đặt
đúng chỗ, tác giả giúp người đọc hieur rõ hơn về nỗi khổ tâm luôn dày vò đưa cháu khi xa nhà. Qua đó, độc
giả còn thấy roc được lỗi sống ân nghĩa thủy chung với quá khứ của tác giả đối với người bà, quê hương, đất
nước.

Qua đoạn trích trên, với thể thơ tự do và giọng thơ mộc mạc, giản dị, chân chất, Bằng Việt đã cho các
độc giả thấy được tình yêu thương, kính trọng, wuys mến, biết ơn vô hạn với người bà của mình khi xa nhà.
Bên cạnh đó, tác giả cũng gửi gắm vào những vần thơ ấy nỗi nhớ quê hương, đất nước và người bà, dấy lên
trong lòng người đọc một dư vị khó tả dù đoạnt rích đã khép lại. Trong chúng ta, ai ai cũng sẽ có một nơi được
gọi là nhà, nơi chứa đựng những niềm ui nhỏ bé, và chứa đụng cả những người mà chúng ta yêu quý, nơi sinh
ra để ta nhớ về.

Đề 7: cảm nhận của em về đoạn thơ sau

Đêm nay rừng hoang sương muối


Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo
CHính Hữu là một nhà thơ quân đội chuyên viết về ngưới lình và kháng chiến. “Đồng chí” là một trong số
những bài thơ hay và dặc sắc tiêu biểu cho phong cách thơ của ông. Bài thơ nói về những người lính cách
mạng và tình đồng đội gắn bó keo sơn của họ. Đoạn trích sau đây thể hiện rõ nhất cho ý nghĩa bài thơ:

“Đêm nay...
....trăng treo”

Tác giả đã sử dụng thành công bút pháp hiện thự xen lẫn lãng mạn vào các câu thơ làm cho người đọc
cảm nhận được vẻ đẹp của tình đồng chí đồng đội vào những lúc nguy hiểm và nét đẹp đến từ tâm hồn thi sĩ
ẩn chứa trong mỗi chiến sĩ. Trước hết chính là sự khó khăn gian lao mà các anh phải trải qua trong khi chiến
đấu nhưng nhờ vào tình bạn gắn bó giữa những người đồng chí, tất cả đều được vượt qua, kể cả là cái rét đến
buốt giá của rừng rậm

“Đêm nay rừng hoang sương muối


Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới”

Nhờ việc đặt đúng chỗ cụm từ “rừng hoang sương muối” giàu sức biểu cảm, tác giả đã đưa người đọc đến với
nỗi lạnh lẽo và hoang vắng rợn ngợp của chiến trường Trường Sơn, giúp ta thấu hiểu hơn về sự dũng cảm, gan
dạ của người lính cách mạng. Bên cạnh đó, việc sử dụng lối thơ tự do đã phát huy tác dụng triệt để trong câu
thơ “đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới”, làm người đọc thấm hơn về sự gắn kết keo sơn của những người lính,
dù cho phải đương đầu với bao nhiêu hiểm nguy, chỉ cần có nhau, các anh sẵn sàng vượt qua tất cả. Đó chính
là biểu tượng cao đẹp của chiến sĩ cách mạng. Không những vậy, các anh còn có một tâm hồn vô cùng thi sĩ,
thơ mộng được bieur hiện qua câu thơ:

“Đầu súng trăng treo”

Phải là một người có sự am hiểu rất sâu sắc về chiến trường và là người có sự hòa quyện, thống nhất sâu sắc
giữa cuộc đời thi sĩ và cách mạng mới có thể vẽ lên trong lòng độc giả một khung cảnh nửa thực nửa hư như
vậy. Với cách chắt lọc ngôn từ tinh tế, hình ảnh thơ giàu sức gợi tả và biểu cảm, một khung cảnh vừa thơ
mộng vừa chân thực như hiện lên trước mát người đọc. Đó là những người chiến sĩ, họ không kiềm mình
được trước vẻ đẹp của ánh trăng khó thấy tronh cánh rừng Trường Sơn rậm rạp nhưng cũng không quên
nhiệm vụ làm người lính cách mạng. Nhờ thế, ánh trăng như lấp lửng trên đầu súng, đầu súng như treo ngược
vầng trăng.

Đoạn thơ chỉ vỏn vẹn 3 câu chữ, nhưng đã mang đến cho người đọc những cảm xúc thật khó tả. Với bút
pháp hieenj thực xen lẫn lãng mạn, hình ảnh thơ giàu sức gợi cảm, ngôn từ cô đọng, hàm súc,... Chính Hữu đã
cho ta thấy được vẻ đẹp của những người lính cách mạng, tình đồng chí đồng đội gắn bó keo sơn của họ và
biểu tượng sức mạnh đến từ chính tâm hồn của những chiến sĩ. Có thể nói, đoạn thơ đã vô cùng thành công
đưa người đọc đến với gần hơn vẻ đẹp biểu tượng của những người lính, một vẻ đẹp của sự dũng cảm, sẻ
chia và trách nhiệm.

Đề 6: Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

Giờ cháu đã đi xa, có khói tram tàu


Có ngọn lửa tram nhà, có niềm vui tram ngả
Nhưng chẳng bao giờ cháu quên nhắc nhở:
Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?...

Đề 8: cảm nhận của em về đoạn thơ sau

Không có kính không phải vì xe không có kính


Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi
Ugn dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng

You might also like