You are on page 1of 24

DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA – NHÓM 5

STT Họ Tên MSSV Email


1 Nguyễn Thị Thanh Hiền 515196067 ntthien.vb2d19@ump.edu.vn
2 Lê Quý Khương 515196044 lqkhuong.vb2d19@ump.edu.vn
3 Nguyễn Bích Liên 515196019 nblien.vb2d19@ump.edu.vn
4 Trịnh Hoàng Phương Nguyên 515196052 thpnguyen.vb2d19@ump.edu.vn
5 Nguyễn Lê Nhất Phương 515196031 nlnphuong.vb2d19@ump.edu.vn
6 Ngô Thị Hồng Phương 515196068 nthphuong.vb2d19@ump.edu.vn
7 Hồng Vĩnh Thành 515196041 hvthanh.vb2d19@ump.edu.vn
8 Bùi Thị Minh Thư 515196028 btmthu.vb2d19@ump.edu.vn
9 Võ Ngọc Trâm 515196050 vntram.vb2d19@ump.edu.vn
10 Diệp Thúy Vy 515196030 dtvy.vb2d19@ump.edu.vn

Nhóm trưởng: Trịnh Hoàng Phương Nguyên


MỤC LỤC

I. Khái niệm - Định nghĩa ................................................................................................ 3

1. Chất gây nghiện là gì? .............................................................................................. 3

2. Rượu là gì? ............................................................................................................... 3

3. Các chất gây nghiện trong rượu: .............................................................................. 4

II. Tính chất vật lý – hóa học của Codeine ...................................................................... 5

1. Tính chất vật lý: ....................................................................................................... 5

2. Tính chất hóa học: .................................................................................................... 6

III. Phương pháp chiết xuất và định tính – định lượng: ................................................... 7

1. Phương pháp chiết xuất: ........................................................................................... 7

2. Phương pháp định tính – định lượng: .................................................................... 10

IV. Tác dụng dược lý của Codein: ................................................................................. 16

1. Dược động học: ...................................................................................................... 16

2. Dược lực học: ......................................................................................................... 17

3. Độc tính: ................................................................................................................. 19

V. Triệu chứng và tác hại của Nghiện rượu – Phòng và chống nghiện rượu: ............... 21

1. Triệu chứng nghiện rượu:....................................................................................... 21

2. Tác hại của nghiện rượu: ........................................................................................ 21

3. Phòng - chống việc nghiện rượu: ........................................................................... 22

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 23

2
I. Khái niệm - Định nghĩa
1. Chất gây nghiện là gì?
Chất gây nghiện là bất kỳ chất nào khi hấp thụ vào cơ thể của một sinh vật sống có thể
làm thay đổi các chức năng bình thường của cơ thể theo hướng tạo ra sự phụ thuộc của cơ
thể đối với chất đó hoặc làm tăng cảm giác thèm thuồng, nghiện ở những mức độ khác
nhau. [1]

2. Rượu là gì?
- Định nghĩa theo y học: rượu là một hợp chất đồ uống có chứa cồn, tên hoá học là
ethanol (C2H5OH), là một chất gây nghiện làm ức chế hoạt động của não bộ và hệ
thống thần kinh trung ương.
- Định nghĩa theo pháp luật: rượu là đồ uống có cồn thực phẩm, được sản xuất từ quá
trình lên men (có hoặc không chưng cất) từ tinh bột của các loại ngũ cốc, dịch đường
của cây và hoa quả hoặc được pha chế từ cồn thực phẩm. [2]
- Định nghĩa theo hoá học: rượu hay còn gọi là ancol, trong hóa học là một hợp chất
hữu cơ chứa nhóm -OH gắn vào một nguyên tử cacbon mà nó đến lượt mình lại gắn
với một nguyên tử hydro hay cacbon khác.
- Trong đời sống thông thường, từ alcol được hiểu như là những đồ uống có chứa cồn,
(cồn - etanol hay ancol etylic) (C2H5OH).
❖ Phân loại rượu theo cách sản xuất [3]:
- Rượu chưng cất: Loại rượu này dùng những nguyên liệu chứa đường và tinh bột,
nhưng sau khi lên men được cất lại. Rượu chưng cất là những loại rượu nặng như:
Brandy, Whisky, Rhum và Vodka…
- Rượu lên men thuần túy: Rượu được lên men từ các nguyên liệu có chứa đường và
tinh bột và đều có nồng độ thấp. Những điển hình của loại rượu này là: Rượu vang,
saké, rượu nếp…
- Rượu pha chế: Đây là thứ rượu lên men hoặc rượu cất có pha thêm đường, hương liệu,
dược liệu… mà thành. Trong nhóm này có các thứ rượu bổ, rượu sâm, Liqueur,
cocktail…

3
Theo video trên eL: rượu vang (10-20%) nước uống có cồn được lên men từ nước nho;
Rượu trắng (20-40%); Rượu mạnh (50-70%).

3. Các chất gây nghiện trong rượu:


Ethanol: Con người đã biết làm ra và sử dụng rượu làm thức uống từ lâu. Rượu là thức
uống hợp pháp có khả năng gây nghiện. Ethanol là thành phần chính để một thức uống
được gọi là rượu và chính ethanol là chất gây nghiện.

Codeine:

Những năm 1990, một loại thức uống được lan truyền phổ biến trong các band chơi
nhạc rap và lan ra thanh niên Bắc Mỹ gọi là “purple drank” hay “lean”. Purple drank là
siro ho có chứa codein, được pha với nước ngọt (ban đầu là Sprite) [4]. Thức uống Lean
đem lại cảm giác thư thái, giảm căng thẳng. Nó cũng được người dùng pha với alcohol để
tăng tác dụng. Tháng 11/2000, DJ nhạc rap, Screw đã tử vong vì được cho là đã sử dụng
codein-promethazine – alcohol quá liều. [5]

Morphine:

Chế phẩm rượu anh túc, dùng ngoài.

Cocaine:

Sự phối hợp cocaine với rượu có từ thế kỷ 19 được sản xuất với nhãn hàng Vin
Mariani. Vì tính gây nghiện cao mà sau đó cocaine chỉ phối hợp với nước ngọt như Coca
cola hiện nay.

NDMA (thuốc lắc):

Thuốc lắc và cả cocain lỏng được buôn lậu trong những chai rượu. Sau đó chúng được
hoàn nguyên dạng bột hoặc ép viên.

12/2019 người ta tìm thấy NDMA trong chai rượu RED Merlot Cabernet Sauvignon
2016 bị giả mạo. [6]

Như vậy những chất gây nghiện khác ngoài ethanol trong rượu được thêm vào nhằm
mục đích tăng cảm giác mạnh cho thức uống giải trí, buôn lậu...v.v… đều có thể gây nguy
hại cho người hoặc tử vong nếu uống quá liều hoặc uống nhầm.
4
II. Tính chất vật lý – hóa học của Codeine
1. Tính chất vật lý: [7]

Codein Codein phosphate

(Codeinum monohydricum) (Codeini phosphate)

Tinh thể không màu, hoặc bột kết tinh


trắng hoặc gần như trắng, vị đắng

Tan trong nước sôi (ở 25oC: 1g/120ml


nước, ở 80 oC: 2g/120 ml nước)
Tinh thể nhỏ, không màu hoặc bột kết
Dễ tan trong ethanol 96% , ether,
tinh trắng hoặc gần như trắng.
chloroform, benzene và acid loãng (tạo
Dễ tan trong nước, khó tan hoặc rất khó
muối) hay dung dịch ammoniac.
tan trong ethanol 96 %.
Không tan trong ether dầu hỏa và dung
Chế phẩm
dịch kiềm mạnh (tạo tủa).
Viên nén, dung dịch uống
Điểm chảy từ 155oC – 159 oC

Góc quay cực riêng: từ -142° đến -


146°, tính theo chế phẩm đã làm khô

Nhiệt độ sôi: 250oC

5
2. Tính chất hóa học: [7]

2.1. Tính base:

Tác dụng với tác nhân electropin như: RX, R-CO-Cl, SO3,...

R là gốc hydrocacbon như: -CH3, -C2H5,...

2.2. Phản ứng Alkyl hóa

R là gốc hydrocacbon như: -CH3, -C2H5,...

2.3. Phản ứng khử ở vòng không no

6
2.4. Phản ứng Oxi hóa

2.5. Phản ứng thế ái điện tử

III. Phương pháp chiết xuất và định tính – định lượng:


1. Phương pháp chiết xuất:

1.1. Từ vỏ cây thuốc phiện Papaver somniferum:


- Nghiền nhỏ mẫu dược liệu để tăng diện tích tiếp xúc với dung môi. Độ mịn của dược
liệu ảnh hưởng đến hiệu suất chiết. Tuy nhiên tùy theo dược liệu mà chọn độ mịn thích
hợp vì có trường hợp độ mịn tăng lượng hoạt chất cần chiết nhưng đồng thời cũng làm
tăng lượng tạp chất gây trở ngại cho quá trình định lượng.
- Loại tạp chất trước khi chiết. Ví dụ: loại chất béo bằng ether dầu hỏa, loại Clorophine
tạo màu dược liệu bằng than hoạt tính…
- Phương pháp chiết theo S.I Canepskaya và B.A. Kliaskinaya: Chiết Morphin hay
Codeine bằng nước nóng, sau đó cô đặc nước chiết trong chân không được cao nước cô
đặc. Phần không tan trong nước còn chứa Narcorin. Phần cao nước cô đặc được làm

7
loãng bằng một lượng cồn 950 tương đương rồi thêm Amoniac đến pH 10, sẽ xuất hiện
tủa (chứa Morphin và một phần Narcotin) và dịch lọc gồm Alkaloid khác như Codein,
Thebain, Papaverin... Lọc tủa, tách Morphin bằng Acid Acetic nhờ tính tan của
Morphin tạo Morphin acetat và được kiềm hóa bằng Amoniac 25% đến pH 10 tạo tủa
Morphin base. Lọc tủa, rửa bằng nước cất và sấy khô trong chân không. Phần dịch lọc
chứa Codein, Thebain, Papaverin… được lắc với Benzen và acid acetic. Thu được
Papaverin tan trong Benzen do tách lớp; Codeine và Thebain tan trong dung dịch acid.
Thêm dung dịch acid bằng Amoniac 25% thì xuất hiện tủa (Thebain), Codein tan trong
dung dịch, cô dịch lọc trong chân không thu được Codeine. [8]

Hình III-1. Phương pháp chiết Morphin và Codein theo S.I Canepskaya và B.A. Kliaskinaya

8
- Phương pháp chiết acid base: cũng là Phương pháp chiết nóng rồi cô đặc và tinh chế
từng phần alkaloid bằng acid base phù hợp. [9]

Hình III-2. Phương pháp chiết Morphin và Codeine từ vỏ cây thuốc phiện theo phương pháp
acid-base

9
1.2. Chiết xuất từ các thành phẩm có chứa Codeine: (kiểm nghiệm)
- Theo Dược điển Mỹ - USP 41: Tiến hành theo chỉ dẫn với mẫu thử codein và mẫu
chuẩn codein thu được từ 50 mg USP Codeine Sulfate RS được phân giải trong 15
mL nước, sau đó tạo kiềm hóa bằng amoni hydroxit 6N và được chiết xuất với một
lượng tương ứng10 ml cloroform, sau đó làm bay hơi dung môi chiết xuất cloroform
trên nồi cách thủy đến khô, và sấy ở 80 0C trong 4 giờ. [10]
- Chiết xuất Codeine trong rượu là dạng chiết xuất lỏng – lỏng nên sẽ dễ chiết hơn
khi chiết từ dược liệu rắn. Có thể áp dụng phương pháp theo dược điển Mỹ - USP 41
như trên.
- Tuy nhiên trong rượu có nhiều thành phần chất khác, cần có cách chiết loại tạp tốt
hơn để đạt kết quả định lượng hay định tính chính xác hơn, cụ thể là Phương pháp
chiết pha rắn bằng từ tính – MSPE (magnetic solid phase extraction): Ban đầu,
các hạt nano MNPs (magnetic nanoparticle) được thêm vào mẫu và trộn trong vài
phút để tăng sự hấp phụ của chất phân tích hoặc các chất phân tích lên bề mặt MNPs.
Sau đó, bằng từ trường bên ngoài (sử dụng nam châm), các MNPs tích tụ ở một bên
của ống nghiệm và phần nổi phía trên được thoát ra dễ dàng. Sau đó, các MNPs được
rửa bằng dung môi giải hấp phụ thích hợp và các chất cần phần tích được rửa giải
bằng dung môi. Dịch rửa giải (chiết xuất) có thể được tiêm trực tiếp vào hệ thống sắc
ký hoặc điện di mao quản (CE) hoặc đôi khi có thể thực hiện bằng phép đo quang phổ
tử ngoại khả kiến (UV-Vis) và phép đo khối lượng - khối phổ (MS). [25]

2. Phương pháp định tính – định lượng:


- Tại 20 0C, Codeine có pKa = 8,2, pH của dung dịch nước bão hòa là 9,8.
- Phổ hấp thu tử ngoại: có cực đại hấp thu ở 284 nm (dung dịch Acid).
- Phổ hấp thu hồng ngoại: 1052,1268, 1500, 1111, 793, 934 cm-1 (KBr).
- Theo dược điển Việt Nam V, 2007 [7].

10
Codein Codein phosphat

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính


Có thể chọn một trong hai nhóm định
sau:
tính sau:
Nhóm I: A, E, F.
Nhóm I: A, C.
Nhóm II: B, C , D, E, F, G.
Nhóm II: B, A, D, E.

A. Hòa tan 0,20 g chế phẩm trong 4 ml


A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục
nước, thêm 1 ml hỗn hợp đồng thể tích
4.2) của chế phẩm phải phù hợp với
dung dịch natri hydroxyd 10 M (TT) và
phổ hấp thụ hồng ngoại của codein
nước. Để tạo kết tinh, có thể cọ vào thành
chuẩn. Chuẩn bị mẫu đo dưới dạng
ĐỊNH ống nghiệm bằng một đũa thủy tinh và làm
đĩa nén sử dụng kaỉi bromid (TT).
TÍNH lạnh trong nước đá. Rửa tùa bằng nước và
sấy khô ờ 100 °C đến 105 °C. Phổ hấp thụ
hồng ngoại (Phụ lục 4.2) cùa tủa thu được
phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại
đổi chiếu của codein. Chuẩn bị mẫu đo
dưới dạng đĩa nén kali bromid.

B. Dung dịch S: Hòa tan 1,00 g chế


B. Thêm vào 2,0 ml dung dịch S
phẩm trong nước không có carbon dioxyd
(xem Độ trong và màu săc cùa dung
(TT) và pha loãng thành 25,0 ml với cùng
dịch) 50 ml nước và 10 ml dung dịch
dung môi. Pha loãng 1,0 ml đung dịch S

11
natri hydroxỵd 1 M (TT), pha loãng thành 100,0 ml bằng nước. Thêm 25 ml
thành 100,0 ml bằng nước. nước, 10 ml dung dịch natri hydroxyd 1 M

Đo phổ tử ngoại (Phụ lục 4.1) cùa (TT) vào 25,0 ml dung dịch thu được và

đung dịch thu được ờ dải bước sóng từ pha loãng thành 100,0 ml bằng nước. Đo
250 nm đển 350 nm. Dung dịch chỉ có phổ tử ngoại (Phụ lục 4.1) cùa dung dịch
duy nhất một cực đại hấp thụ ở bước trên ờ dải bước sóng từ 250 nm đến 350

sóng 284 nm. Độ hấp thụ riêng ờ bước nm. Dung dịch chỉ có duy nhất một cực đại
sóng cực đại khoảng 50, tính theo chế hấp thụ ờ bước sóng 284 nm. Độ hấp thụ
phẩm đã làm khô. riêng ở bước sóng cực đại khoảng 38, tính
theo chế phẩm đã làm khô.

C. Điểm chày của tủa thu được ở phép


C. Điểm chảy: Từ 155 °c đến 159 °C
thử A phải từ 155 °C đến 159 °C (Phụ lục
(Phụ lục 6.7).
6.7).

D. Thêm 1 ml acid sulfuric (TT) và 0,05


ml dung dịch sắt (III) clorỉd 1,3 % (TT)
vào khoảng 10 mg chế phẩm và đun nóng
trên cách thủy, sẽ xuất hiện màu xanh lam.
D. Thêm 1 ml acid suỉfuric (TT) và
Thêm 0,05 ml acid nitric (TT), màu chuyển
0,05 ml dung dịch sắt (III) clorìd 1,3
sang đỏ.
% (TT) vào khoảng 10 mG chế phẩm
và đun nóng trên cách thủy, sê xuất
hiện màu xanh lam. Thêm 0,05 ml E. Chế phẩm phải đáp ứng phép thử
acid nitric (TT), màu chuyến sang đỏ. “Mất khổi lượng do làm khô”.

E. Chế phẩm cho phản ứng của các F. Dung dịch S phải cho phản ứng (A)
alkaloid (Phụ lục 8.1). cùa phosphat (Phụ lục 8.1).

12
G. Chế phẩm phải cho phản ứng của các
alcaloid (Phụ lục 8.1)

Hòa tan 0,250 g chế phẩm trong 10 Hòa tan 0,350 g chế phẩm trong hỗn hợp
ml acid acetỉc khan (TT), thêm 20 ml gồm 10 ml acid acetic khan (TT) và 20 ml
dioxan (TT) và 0,05 ml dung dịch tím dioxan (TT). dùng 0,05 ml dung dịch tím
ĐỊNH tinh thể (TT). Chuẩn độ bằng dung tinh thể (TT) làm chỉ thị. Chuẩn độ bằng
LƯỢNG dịch acid percỉoric 0,1 N (CĐ). Song dung dịch acid percloric 0.1 N (CĐ). Song
song làm mẫu trắng. 1 ml dung dịch song làm mẫu trắng. 1 ml dung dịch acid
acidpercỉoric 0, 1 N (CĐ) tương percloric 0,1 N (CĐ) tương đương với
đương với 29,94 mg C18H21NO3 39,74 mg C18H21NO3.H3PO4.

- Ngoài ra, dựa vào tính chất tạo màu của nhóm Alkaloid đã nêu ở phần II, người ta
thường thực hiện các phản ứng hóa học hay sắc ký lớp mỏng để định tính, xác định loại
Alkaloid có trong mẫu thử.
- Phương pháp hóa học cho phản ứng với các nhóm thế đặc trưng như sau:
Bảng III-1- Các phản ứng tạo màu của các Alkaloid trong mỗi loại thuốc thử.

13
- Phương pháp sắc ký lớp mỏng: Phương pháp phát hiện sự có mặt đồng thời đánh giá
sơ bộ thành phần alkaloid có trong dược liệu khi sử dụng hệ dung môi thích hợp. Tiến
hành sắc ký song song với alkaloid chuẩn còn cho phép nhận định sự có mặt của một
alkaloid nào đó trong dược liệu. Sắc ký lớp mỏng còn hữu hiệu trong việc xác định một
dược liệu khi sắc ký sao sánh với một dược liệu chuẩn. [11]
• Hỗn hợp dung môi thường dùng trong khai triển sắc ký: Cloroform : methanol :
toluene = 50 : 36 : 80; hay hỗn hợp dung môi methanol : chloroform = 22 : 78.
• Mẫu thử: Alkaloid base hay hỗn hợp alkaloid toàn phần, được hòa tan trong các
dung môi ít phân cực và dễ bay hơi như chloroform, ether…Dung dịch alkaloid
muối (pha trong Ethanol hay Methanol) cũng có thể sử dụng khi dung môi khai
triển là dung môi phân cực mạnh, thường có thêm acid. [9], [11]
• Phát hiện vết: dùng thuốc thử Dragendorff thường được dùng để phun hay nhúng
bản mỏng sắc ký, các alkaloid cho vết màu đỏ cam trên nền vàng cam. Phương
pháp soi UV (254nm hay 365nm) hay hơ trong hơi Iod cũng được dùng như
Phương pháp bổ sung nhưng không đặc hiệu. [11]

Hình III-3. Vết sắc ký lớp mỏng khai triển trong 2 hệ hỗn hợp dung môi khác nhau.

- Phương pháp định lượng, ngoài phương pháp chuẩn độ điện thế,người ta thường
dùng đo lường mật độ quang, mức độ hấp thu hay ngăn cản ánh sáng của hình ảnh
trong kỹ thuật in hay của vật chất. Hình ảnh thu được nhờ thiết bị ghi hình có độ phân
giải phù hợp hay thiết bị densitometer sẽ được xử lý bởi phần mềm chuyên dụng
(Image, Fiji, Image Lab…) để cho kết quả. [11]. Bên cạnh đó, theo như Dược điển
Mỹ - USP 41, mẫu Alkaloid sau khi chiết sẽ được định lượng dựa vào phương pháp
đo quang theo định luật Lambert Beer – tìm độ hấp thu nhờ thiết bị quan phổ khả
ngoại khả kiến – UV - VIS ở bước sóng cực đại 284 nm. [10]

14
- Phương pháp định lượng bằng thiết bị phân tích khác từ mẫu chiết từ MSPE:
mẫu sau khi chiết được pha loãng trong dung môi phù hợp, đưa mẫu lỏng vào thiết bị
quang phổ hoặc sắc ký phù hợp.

Bảng III-2. Loại dung môi rửa giải từ hệ thống chiết MSPE và Phương pháp định lượng - định tính

15
IV. Tác dụng dược lý của Codein:
1. Dược động học:

1.1. Hấp thụ:


Codein và muối của nó được hấp thu tốt qua đường tiêu hóa.

1.2. Phân bố:


Sau khi uống, nồng độ đỉnh codein phosphat trong máu đạt được sau 1 giờ.

1.3. Chuyển hóa:


Khoảng 70 đến 80% liều lượng codein hấp thu được chuyển hóa ở gan bằng cách liên
hợp với acid glucuronic thành codein-6 glucuronid (C6G) và bằng cách O-demethyl hóa
thành morphin (khoảng 5-10%) và N-demethyl hóa thành Norcodeine (tương ứng
khoảng 10%). Ngoài ra còn có các chất chuyển hóa khác như Nomorphin và
Hydrocodon.

UDP-glucuronosyltransferase (UGT) 2B7 và 2B4 là các enzym chuyển hóa chính làm
trung gian cho quá trình glucurod hóa của codein thành chất chuyển hóa codein 6
glucuronid.

Cytochrome P450 2D6 là enzyme chính chịu trách nhiệm chuyển đổi codeine thành
morphine và P450 3A4 là enzyme chính làm trung gian chuyển đổi codeine thành
norcodeine. Morphine và norcodeine sau đó được chuyển hóa thêm bằng cách liên hợp
với acid glucuronic. Các chất chuyển hóa glucuronid của morphin là morphin-3-
glucuronid (M3G) và morphin-6-glucuronid (M6G). Morphin và M6G đã được chứng
minh là có hoạt tính giảm đau ở người. Hoạt động giảm đau của C6G ở người đến nay
vẫn chưa được biết rõ. Norcodeine và M3G thường không được coi là có đặc tính giảm
đau [18].

1.4. Thải trừ:


Codein và sản phẩm chuyển hóa của nó được thải trừ chủ yếu qua thận và vào nước
tiểu dưới dạng liên hợp với acid glucuronic. Thời gian bán thải là 3 - 4 giờ sau khi uống
hoặc tiêm bắp. Codein qua được nhau thai và phân bố vào sữa mẹ.

16
2. Dược lực học:

2.1. Cơ chế tác động:


Codeine là chất chủ vận chọn lọc receptor µ, nhưng ái lực với thụ thể này yếu hơn nhiều
morphin. Trong cơ thể, codeine được chuyển một phần thành morphin có đặc tính giảm đau
mạnh hơn. Khi liên kết với các receptor µ, dẫn truyền thần kinh cảm giác đau đến thần kinh
trung ương bị cắt đứt, do đó bệnh nhân giảm cảm giác đau.

Cụ thể, khi hoạt hóa các receptor µ ở màng trước synap, Ca2+ vào tế bào giảm, giảm giải
phóng các bọc dự trữ chứa chất dẫn truyền thần kinh. Còn ở màng sau synap, hoạt hóa các
receptor µ làm tăng đẩy dòng ion K+ ra khỏi tế bào, làm tăng ưu phân cực màng sau synap.
Hai tác dụng này hiệp đồng với nhau giảm dẫn truyền cảm giác đau đến thần kinh trung
ương [17].

2.2. Tác động chung:


Codein là một dẫn chất của phenanthren, hay còn gọi là methylmorphin, nhóm
methyl thay thế vị trí của hydro ở nhóm hydroxyl liên kết với nhân thơm trong phân tử
morphin, do vậy codein có tác dụng dược lý tương tự morphin, tức là có tác dụng giảm
đau và giảm ho. Ở liều điều trị, ít gây ức chế hô hấp (60% thấp hơn so với morphin) và ít
gây nghiện hay lệ thuộc thuốc như morphin nhưng hiệu lực giảm đau kém hơn nhiều so
với morphin. Một lượng nhỏ codeine được chuyển hóa thành morphin trong cơ thể.

Hình IV-1: Cấu trúc hóa học của Codeine và Morphin


Cụ thể: đường tiêm dưới da: 120mg Codein cho hiệu lực của 10mg Morphine

đường uống: 30mg tương đương 600mg Aspirin.

17
Codein tăng khả năng chịu đau, giảm cảm giác khó chịu hiện có. Ngoài việc giảm đau,
codeine còn có tác dụng an thần, gây buồn ngủ và ức chế hô hấp [12].

a. Tác động trị ho


Thuốc này đã cho thấy hoạt tính chống ho trong các thử nghiệm lâm sàng [13] và có
hiệu quả trong điều trị ho thứ phát sau bệnh lao và mất ngủ do ho [12]. Codein ức chế
phản xạ ho thông qua tác động trực tiếp đến trung tâm ho ở hành tủy [14] vì nó làm khô
dịch tiết đường hô hấp và làm tăng độ quánh của dịch tiết phế quản. Dùng đường uống
liều 20 - 60mg.

b. Tác động lên nhu động ruột


Codein có thể làm giảm nhu động ruột thông qua cả cơ chế tác động tại chỗ và tác
động trung ương. Do vậy đây là một thuốc phù hợp trong điều trị tiêu chảy do bệnh thần
kinh hay đái tháo đường. Tuy nhiên, không được chỉ định khi bị tiêu chảy cấp và tiêu
chảy do nhiễm khuẩn hay có thể dẫn đến táo bón [14]. Sử dụng mãn tính opioid, bao gồm
codein sulfat, có thể dẫn đến bệnh tắc nghẽn ruột, đặc biệt ở những bệnh nhân có rối loạn
cơ bản về đường ruột nhu động.

c. Tác động lên hệ thần kinh trung ương


Codein phosphat là một loại thuốc giảm đau opioid có công dụng tương tự như
morphin, nhưng ít tác dụng hơn. Vị trí hoạt động chính của nó là tại các thụ thể µ-opioid,
phân bố khắp hệ thần kinh trung ương. Các hoạt động an thần của codein kém mạnh hơn
của morphin [3]. Codein có thể gây ức chế hệ hô hấp bằng cách kích hoạt các thụ thể μ-
opioid tại các vị trí cụ thể trong hệ thần kinh trung ương [15]

d. Tác động giảm đau mãn tính trong điều trị ung thư và các cơn đau khác
Hoạt động chính của Codeine diễn ra tại các thụ thể µ-opioid, được phân phối khắp hệ
thống thần kinh trung ương. Thời gian tác dụng trung bình là khoảng 4 giờ 13 phút [14].

Thường xuyên dùng thuốc giảm đau opioid như codeine ở những bệnh nhân bị đau
nặng do ung thư đã được ghi nhận để cải thiện các triệu chứng [12], [16].

Codein và muối của nó có tác dụng giảm đau trong trường hợp đau nhẹ và vừa (tác
dụng giảm đau của codein có thể là do sự biến đổi khoảng 10 % liều sử dụng thành

18
morphin). Khi dùng với mục đích giảm đau thì codein nên cho với liều thấp nhất có tác
dụng để giảm sự lệ thuộc vào thuốc và thường kết hợp với các thuốc giảm đau không
steroid như aspirin, ibuprofen, paracetamol để tăng hiệu quả giảm đau do tác dụng cộng
hợp (cơ chế tác dụng giảm đau của các thuốc khác nhau).

3. Độc tính:

3.1. Dùng đơn liều:


LD50 đường uống: 427 mg. kg-1 (chuột) MSDS.

Codein được chuyển hoá thành morphin (chất chuyển hoá có hoạt tính) qua enzym
CYP2D6 tại gan. Nếu thiếu hụt một phần hoặc toàn bộ enzym này, bệnh nhân sẽ không
đạt được hiệu quả điều trị phù hợp. Ước tính có đến 7% dân số da trắng có thể thiểu hụt
enzym này. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân mang gene chuyển hoá mạnh hoặc siêu nhanh sẽ
tăng nguy cơ xảy ra các phản ứng có hại do ngộ độc opiod ngay cả ở liều kê đơn thường
dùng. Những bệnh nhân này có khả năng chuyển hoá codein thành morphin nhanh hơn,
dẫn đến nồng độ morphin trong huyết thanh cao hơn so với dự kiến. Các triệu chứng
thường gặp của ngộ độc opioid bao gồm rối loạn ý thức, buồn ngủ, thở nông, co đồng tử,
buồn nôn, nôn, táo bón và chán ăn. Trong các trường hợp nghiêm trọng có thể xuất hiện
các triệu chứng của suy giảm tuần hoàn và hô hấp, có thể đe dọa tính mạng và gây tử
vong.

Các triệu chứng ngộ độc opioid có thể bao gồm lú lẫn, buồn ngủ, thở nông, co đồng tử,
buồn nôn, nôn, táo bón và chán ăn. Trong những trường hợp nghiêm trọng, các triệu
chứng của suy giảm tuần hoàn và hô hấp có thể xảy ra sau đó, có thể đe dọa tính mạng
hoặc tử vong.

3.2. Dùng phối hợp giữa Alcohol và Codeine:


Tác dụng của codein được tăng lên bởi các thuốc khác có tác dụng ức chế thần kinh
trung ương (ví dụ như rượu) [19]. Mọi người đã lạm dụng rượu và các loại siro ho được
kê đơn như Codein trong nhiều thập kỷ; tuy nhiên, việc pha trộn và tiêu thụ hai thứ này
ngày càng trở nên phổ biến trong 20 năm qua, đặc biệt là trong giới trẻ (Lean – thức uống
trộn giữ siro ho kê toa và rượu, nước ngọt, kẹo cứng phổ biến những 1990 bắt nguồn từ

19
văn hóa Hip-hop, từ 2 rapper là Pimp C and DJ Screw. Lean là nguyên nhân gây ra cái
chết của một số nghệ sĩ hip-hop và hiện vẫn là thức uống tiệc tùng rất phổ biến trong giới
trẻ trên khắp thế giới). Do cách thức mà hai chất này ảnh hưởng đến não bộ, cảm giác say
do trộn lẫn chúng sẽ mãnh liệt hơn nhiều so với việc chỉ sử dụng một mình chúng.
Codeine làm giảm nhận thức về cơn đau và tạo ra cảm giác sảng khoái ở người dùng, và
khi nó được kết hợp với rượu, những tác dụng này tạm thời được tăng cường. Kết hợp
rượu và Codein là cực kỳ nguy hiểm vì hỗn hợp này tăng cường tác dụng của loại kia, làm
tăng nguy cơ quá liều và tổn hại sức khỏe lâu dài. Rượu có thể làm cho thuốc giảm đau có
codein giải phóng nhanh chóng, dẫn đến nồng độ trong máu cao và gây say. Hỗn hợp này
cũng có thể dẫn đến khả năng phán đoán cực kỳ kém, khiến việc lái xe và các hoạt động
hàng ngày khác trở nên đặc biệt nguy hiểm. Một số tác dụng phụ có hại nhất của việc
trộn lẫn hai chất bao gồm: trạng thái cực kỳ buồn ngủ hoặc mệt mỏi, nhức đầu, suy giảm
tinh thần, huyết áp thấp, mất trí nhớ, giảm vận động, suy hô hấp, ngất xỉu, hôn mê và
thậm chí tử vong.

❖ Ba đặc điểm khiến việc phối hợp codein và rượu là cực kỳ nguy hiểm:
➢ Ức chế hô hấp nghiêm trọng. Suy hô hấp khiến người dùng thở không đều, làm giảm
lượng oxy đến não và cơ thể. Sự thiếu hụt oxy này sau đó có thể dẫn đến tổn thương
lâu dài cho các hệ thống cơ quan chính và thậm chí tử vong.
➢ Tăng nguy cơ tổn thương gan và thận. Ngoài ra, sự kết hợp giữa rượu và Codein có thể
gây tổn thương hệ tiêu hóa, làm tăng nguy cơ đầy bụng, viêm, loét, khó tiêu và suy
dinh dưỡng.
➢ Kết hợp gây quá liều khó điều trị hơn. Liên quan đến quá liều opioid thông thường, bác
sĩ cấp cứu sẽ sử dụng Naloxone để tạm thời ngừng các triệu chứng quá liều cho đến khi
bệnh nhân có thể được vận chuyển đến bệnh viện. Tuy nhiên, khi rượu được thêm vào
hỗn hợp, chỉ riêng Naloxone không thể đảo ngược tình trạng quá liều. Kết quả là những
người dùng quá liều kết hợp Codeine và rượu sẽ bị tổn thương não, co giật, suy giảm
cơ bắp và các vấn đề về tim [20].

Ngoài ra, một số loại thuốc giảm đau opioid (ví dụ: codeine, propoxyphen và
oxycodone) được sản xuất dưới dạng các sản phẩm kết hợp có chứa acetaminophen.

20
Những sự kết hợp này có thể đặc biệt có hại khi kết hợp với rượu vì chúng cung cấp liều
acetaminophen “ẩn”. Tương tác dược động học quan trọng giữa rượu và acetaminophen
có thể làm tăng nguy cơ tác dụng độc hại liên quan đến acetaminophen trên gan. Sự phân
hủy acetaminophen bởi CYP2E1 (và có thể cả CYP3A) dẫn đến việc hình thành một sản
phẩm độc hại có thể gây tổn thương gan đe dọa tính mạng. Khi sử dụng rượu nặng giúp
tăng cường hoạt động của CYP2E1. Đổi lại, hoạt động CYP2E1 tăng cường làm tăng sự
hình thành sản phẩm acetaminophen độc hại [21].

V. Triệu chứng và tác hại của Nghiện rượu – Phòng và chống nghiện
rượu:
1. Triệu chứng nghiện rượu: [22]
- Uống rượu nhiều hơn dự định, không thể dừng lại.
- Cảm thấy đau đầu, chống mặt, buồn nôn, lo lắng, mệt nếu không uống rượu.
- Không thể kiểm soát hành động, hay quên.
- Tính cách thay đổi: hung hăng, cảm thấy khó khăn trong việc duy trì công việc hay
các mối quan hệ gia đình.
- Người nghiện rượu nặng còn có thể bị run rẩy không kiểm soát, hoảng loạn, ảo giác,
co giật.

2. Tác hại của nghiện rượu: [22]


- Viêm dạ dày, gan, tụy
- Chảy máu dạ dày, thực quản.
- Bất lực
- Tổn thương não, thần kinh (cảm giác tê, ngứa, mất thăng bằng, khó phối hợp cử động,
mất trí nhớ, khó nhớ).
- Tăng nguy cơ nhiễm trùng phổi (pneumonia), lao.
- Tổn thương tim, suy tim.
- Ung thư…

21
3. Phòng - chống việc nghiện rượu:

3.1. Phòng:
- Rượu chứa chất gây nghiện thường là rượu không có nguồn gốc rõ ràng, do đó, hạn
chế việc sử dụng rượu không rõ ràng, không có tiêu chuẩn chất lượng.
- Hạn chế uống rượu, bia khi không cần thiết.
- Nhận biết sớm các triệu chứng nghiện rượu hoặc nghiện codein.
- Tuyên truyền trong cộng đồng về tác hại của rượu bia, chất gây nghiện.
- Kiểm soát việc mua bán codein, siro trị ho.

3.2. Chống:
- Quá trình cai nghiện rượu cần sự hỗ trợ của chuyên gia và sự ủng hộ về tinh thần của
gia đình.
- Gồm ít nhất 4 bước [23]:
• Tìm đến tư vấn của bác sĩ, y tế để chữa các triệu chứng thiếu thuốc.
• Tư vấn tâm lý cùng với chuyên gia để đặt mục tiêu.
• Sử dụng các loại thuốc hỗ trợ cho quá trình cai nghiện như: Disulfiram (gây mệt
hoặc nôn khi uống rượu), Naltrexone (giảm cảm giác thoải mái khi uống rượu)
[24].
• Tham gia vào nhóm trị liệu để chia sẻ kinh nghiệm và cùng nhau hỗ trợ cai rượu.

22
Tài liệu tham khảo
[1] World Health Organization. (1969). WHO Expert Committee on Drug Dependence.
Sixteenth report. (Technical report series. No. 407). Geneva:World Health Organization.

[2] Khoản 1 Điều 3 Nghị định 105/2017/NĐ-CP

[3] https://medium.com/@hdhow/r%C6%B0%E1%BB%A3u-l%C3%A0-g%C3%AC-
ph%C3%A2n-lo%E1%BA%A1i-r%C6%B0%E1%BB%A3u-th%E1%BA%BF-
n%C3%A0o-cho-%C4%91%C3%BAng-b84bce872262

[4] https://www.addictioncenter.com/opiates/codeine/lean-addiction-abuse/

[5] https://en.wikipedia.org/wiki/Lean_(drug)

[6] https://www.vice.com/en/article/v74pz3/belgian-woman-dies-after-drinking-wine-
that-allegedly-contained-liquid-mdma

[7] Dược điển Việt Nam V, 2017

[8] Luận văn thạc sỹ dược học, Nghiên cứu định tính – định lượng đồng thời Morphin
và Codeine trong cao lỏng Opi và viên nén Opozoic bằng phương pháp sắc ký long hiệu
năng cao, Nguyễn Hải Bình, PGS. TS. Trần Tử An, TS. Trịnh Văn Lầu, Hà Nội – 2001.

[9] Luận án tiến sỹ dược học, Nghiên cứu chiết xuất Morphin từ cây thuốc phiện
(papaver somniferum L) Việt Nam và bán tổng hợp thành Codein 1994, TS. Bùi Lệ Mỹ,
Hà Nội – 1994.

[10] Dược điển Mỹ, The United States Pharmacopeia - USP 41, May 1, 2018, Vol. 1.

[11] Giáo trình Thực tập Dược liệu, Trường đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh,
Bộ môn Dược liệu, Khoa Dược – 2020.

[12] Bhandari M, Bhandari A, Bhandari A: Recent updates on codeine. Pharm Methods.


2011 Jan;2(1):3-8. doi: 10.4103/2229-4708.81082. (PubMed ID 23781422)

[13] Takahama K, Wakuda I, Fukushima H, Isohama Y, Kai H, Miyata T: Differential


effect of codeine on coughs caused by mechanical stimulation of two different sites in the
airway of guinea pigs. Eur J Pharmacol. 1997 Jun 18;329(1):93-7. (PubMed ID 9218689)

23
[14] Procedure under Article 31 of Directive 2001/83/EC resulting from
pharmacovigilance data, EPAR, Codeine, 2015

[15] Boom M, Niesters M, Sarton E, Aarts L, Smith TW, Dahan A: Non-analgesic effects
of opioids: opioid-induced respiratory depression. Curr Pharm Des. 2012;18(37):5994-
6004. doi: 10.2174/138161212803582469. (PubMed ID 22747535)

[16] Straube C, Derry S, Jackson KC, Wiffen PJ, Bell RF, Strassels S, Straube S:
Codeine, alone and with paracetamol (acetaminophen), for cancer pain. Cochrane
Database Syst Rev. 2014 Sep 19;(9):CD006601. doi: 10.1002/14651858.CD006601.pub4.
(PubMed ID 25234029)

[17] https://www.healcentral.org/, codeine

[18] https://go.drugbank.com/, codeine, metabolism

[19] https://www.infomed.ch/,codeine, interactions

[20] https://www.alcoholrehabguide.org/, Alcohol and codeine

[21] Weathermon R, Crabb DW. Alcohol and medication interactions. Alcohol Res
Health. 1999;23(1):40-54. PMID: 10890797; PMCID: PMC6761694.

[22] Alcohol abuse, Harvard Health Publishing. 2014


(www.health.harvard.edu/addiction/alcohol-abuse )

[23] www.webmd.com/mental-health/addiction/alcohol-use-disorder-treatments

[24] Joseph R.Volpicelli, Arthur I.Alterman, Motoi Hayashida, Naltrexone in the


Treatment of Alcohol Dependence, Arch Gen Psychiatry. 1992

[25] Serife Evrim Kepekci-Tekkeli, Zehra Durmus, Magnetic solid phase extraction
applications combined with analytical methods for determination of drug in different
matrices review, J. Chil. Chem. Soc. vol.64 no.2 Concepción jun. 2019

24

You might also like