You are on page 1of 3

Chương 1: MỘT SỐ KHÁI NIỆM TRONG KINH TẾ

1.1. Doanh nghiệp và phân loại doanh nghiệp:


Doanh nghiệp là đơn vị kinh tế có tư cách pháp nhân nhằm thực hiện các hoạt động
sản xuất, cung ứng, tiêu thụ sản phẩm hoặc dịch vụ, trên cơ sở tối đa hóa lợi ích của người
tiêu dùng, thông qua đó tối đa hóa lợi ích của chủ sở hữu, đồng thời kết hợp một cách hợp lý
các mục tiêu xã hội. Doanh nghiệp được phân thành các loại: DN nhà nước, DN tư nhân,
công ty, hợp tác xã (HTX)
1.1.1. Doanh nghiệp Nhà nước: là tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu tư vốn. Nhà
nước tổ chức thực hiện chức năng quản lý trên mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh.
Doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân, có các quyền và nghĩa vụ dân sự trong phạm
vi số vốn do doanh nghiệp quản lý.
1.1.2. Doanh nghiệp hùn vốn: là một tổ chức kinh tế mà vốn được đầu tư do các
thành viên tham gia góp vào và được gọi là công ty. Theo Luật doanh nghiệp, công ty hùn
vốn có các loại: công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần.
12.1.3. Doanh nghiệp tư nhân: là đơn vị kinh doanh do một cá nhân làm chủ và tự
chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

1.1.4. Hợp tác xã: là loại hình kinh tế tập thể, do những người lao động và các tổ
chức có nhu cầu, lợi ích chung tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của pháp
luật để phát huy sức mạnh của tập thể và của từng xã viên nhằm giúp nhau thực hiện hiệu
quả hơn các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, và cải thiện đời sống, góp phần phát
triển kinh tế xã hội.

1.2. Hàng hoá tiêu dùng và hàng hoá sản xuất:


Trong kinh tế, hàng hoá được phân thành hai nhóm: hàng hoá tiêu dùng và hàng hoá
sản xuất.
Hàng hoá tiêu dung là hàng hoá hay dịch vụ thoả mãn sự mong muốn của con người
một cách trực tiếp. Ví dụ như: tivi, nhà cửa, giày dép, dịch vụ khám chữa bệnh .v.v.

Hàng hoá sản xuất là hàng hoá hay dịch vụ thoả mãn nhu cầu của con người một
cách gián tiếp, như là một bộ phận của quy trình sản xuất hay xây dựng. Nói cách khác,
hàng hoá sản xuất được sử dụng như là các phương tiện để tạo ra hàng hoá hay dịch vụ cho
tiêu dùng. Ví dụ như: máy công cụ, máy xây dựng, tàu bè .v.v.

1.3. Các khái niệm về chi phí:


1.3.1. Chi phí ban đầu: là chi phí đầu tư tài sản, bao gồm chi phí vận chuyển, lắp đặt
và các chi phí liên quan khác trong giai đoạn đầu. Ví dụ như để đầu tư một thiết bị, chi phí
ban đầu bao gồm các khoản: mua máy, vận chuyển, lắp đặt, tập huấn, kiễm tra, đánh giá
.v.v.

1.3.2. Chi phí vận hành và chi phí bảo trì: là nhóm chi phí xảy ra liên tục trong suốt
khoảng thời gian sử dụng, bao gồm cả chi phí cho công nhân làm công tác vận hành và bảo
trì, chi phí năng lượng, nhiên liệu, chi phí cho các phụ tùng thay thế, sữa chữa, chi phí bảo
hiểm, thuế và chi phí gián tiếp khác.

1
1.3.3. Chi phí cố định: là chi phí phải trả, nó cố định và không thay đổi, không phụ
thuộc vào mức độ sản xuất trong phạm vi về năng suất hay tiềm năng hoạt động của nhà
máy.

1.3.4. Chi phí biến đổi: là chi phí hoạt động, nó thay đổi theo số sản phẩm hay hình
thức định lượng khác của cấp độ hoạt động.

1.3.5. Chi phí gia tăng: là chi phí bổ sung do tăng năng suất của hệ thống lên một hay
nhiêu đơn vị hoặc do đổi PA này bằng một PA khác.

1.3.6. Chi phí bình quân: là giá bình quân cho một đơn vị sản phẩm

1.3.7. Chi phí thời cơ (opportunity cost) là giá trị kinh tế thật sự của một tài nguyên
dùng để sản xuất ra một loại hàng hoá nào đó . Giá trị đó biểu thị bằng lợi ích thu được nếu
ta đem tài nguyên trên để sản xuất ra một loại hàng hóa khác. Có thể phân thành 2 nhóm giá
thời cơ: giá có thị trường và giá không có thị trường.

* Giá thời cơ có thị trường: là giá cả của thị trường trong một thị trường canh tranh.
Ví dụ người mua trả giá cho một tấn than là 1.50; 1.51; 1.52 triệu đồng, thì người bán sẽ
chọn giá 1.52 triệu $ (giá cao nhất) để bán. Trong trường hợp nầy giá thời cơ cho 1 tấn than
(cơ hội tốt thứ hai đã bỏ qua) là 1.51 triệu đồng.

* Giá thời cơ không có thị trường: ví dụ một sinh viên nếu đi làm thay vì đi học thì
có thể thu được là 2 triệu $ /năm, nhưng nếu đi học thì sẽ tốn 1 triệu $ /năm. Như vậy chi
phí thời cơ cho việc đi học là 3 triệu $ /năm.

Việc sử dụng vốn cũng được xem như là một giá thời cơ khi đem vốn dùng trong các
dự án khác nhau, người ta thường dùng một giá thời cơ để so sánh.

1.3.8. Chi phí chìm (sunk cost): là những chi phí không thu lại được do những quyết
định đã xảy ra trong quá khứ. Loại chi phí này thường không được đưa vào trong tính toán
dự án.

1.3.9. Chi phí tiền mặt và chi phí bút toán:


Chi phí tiền mặt (cash cost) bao gồm tiền phải chi trả đòi hỏi có sự giao dịch thanh toán
bằng tiền từ “túi người này sang túi người khác”.

Chi phí bút toán (book cost) là loại chi phí chỉ ghi trong sổ sách chớ không có trong
thực tế. Ví dụ các khoản tính khấu hao cho đầu tư vốn dùng trong việc tính thuế.

1.3.10. Chi phí trực tiếp: là chi phí có thể được đo lường và phân bổ một cách hợp lý
cho một hoạt động trong một công đoạn hay sản phẩm cụ thể.

1.3.11. Chi phí gián tiếp/chi phí chung: là chi phí mà khó phân bổ vào hoạt động của
một công đoạn hay sản phẩm cụ thể.

2
1.4. Chỉ số chi phí/ chỉ số giá cả tiêu dùng (Cost indices/ Consumer price index - CPI):
là một thước đo lạm phát. Chỉ số chi phí không có thứ nguyên, được đo bằng cách lập tỷ lệ,
vì vậy các số đo chỉ có giá trị tương đối trong hai lần đo bất kỳ.

Ví dụ, trong năm 1920, số đo khoảng 20; trong năm 1997 số đo khoảng 160. Kết luận
rằng một người nào đó phải chi tiêu 160/20, hay gấp 8 lần trong năm 1997 so với năm 1920
nhưng mức hưởng thụ tương đương.

1.5. Giá trị theo thời gian của tiền tệ:


Đồng tiền có giá trị theo thời gian - tiền đẻ ra tiền. Giá trị theo thời gian của tiền tệ
được thể hiện qua lãi tức.
Lãi tức và lãi suất:

• Quan điểm 1: Tiền là “tài sản” có giá trị, nó có thể được thuê tương tự như tài sản
khác. Lãi tức là khoản tiền bù đắp cho việc sử dụng tiền.

• Quan điểm 2: Lãi tức là khoản tiền bù đắp cho những điều không chắc chắn về giá
trị tương lai của tiền tệ.v.v.

You might also like