You are on page 1of 14

1

MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU 1
I. ĐỊNH NGHĨA MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ 1
II. CÁC YẾU TỐ CỦA MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ ẢNH 1
HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH XÂM NHẬP THỊ
TRƯỜNG SINGAPORE
1) Môi trường tự nhiên 1
2) Môi trường chính trị – luật pháp 3
2.1. Môi trường chính trị 3
2.1.1/ Thể chế chính trị 3
2.1.2/ Chính sách đối ngoại 3
2.1.3/ Chính sách thương mại 4
2.2. Môi trường luật pháp 4
2.2.1/ Luật lệ, quy định 4
2.2.2/ Rào cản thương mại đối với các sản phẩm nhập khẩu 5
3) Môi trường văn hoá – xã hội 5
4) Môi trường kinh tế 7
5) Môi trường công nghệ 8
III. CƠ HỘI, THÁCH THỨC KHI XÂM NHẬP THỊ 10
TRƯỜNG SINGAPORE
1) Những cơ hội kinh doanh hấp dẫn tại Singapore 10
2) Những thách thức khi kinh doanh tại Singapore 10
KẾT LUẬN 12
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 13
2

LỜI MỞ ĐẦU


Nhắc đến Singapore là ta nghĩ đến một quốc gia có diện tích nho
nhất của Đông Nam Á. Chỉ rộng 683km 2 hơn thành phố Hà Nội của Việt
Nam một chút nhưng đất nước nho bé này lại có sự phát triển thần ky
đáng nể phục. Nước Singapore hiện nay là nước có thu nhập bình quân
đầu người lớn thứ 2 ở Châu Á (sau Nhật Bản), nằm trong hàng các nước
tiên tiến, văn minh, giàu có nhất và đặc biệt đây còn là đất nước được
chọn là môi trường kinh doanh tốt nhất trên thế giới. Và sau đây em xin
trình bày về môi trường vĩ mô của Singapore và những cơ hội, thách thức
của doanh nghiệp khi thâm nhập vào thị trường này.
I. ĐỊNH NGHĨA MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ
Môi trường vĩ mô thuộc môi trường kinh doanh bên ngoài khi ta đi
phân tích môi trường kinh doanh của một quốc gia. Môi trường vĩ mô
gồm các yếu tố nằm bên ngoài tổ chức, định hình và có ảnh hưởng đến
các môi trường tác nghiệp (gồm các yếu tố bên ngoài tổ chức, định hướng
sự cạnh tranh trong ngành) và môi trường nội bộ (gồm các nguồn lực bên
trong của tổ chức), tạo ra cơ hội và nguy cơ đối với tổ chức.
II. CÁC YẾU TỐ CỦA MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN QUÁ TRÌNH XÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG SINGAPORE
Khi xâm nhập một thị trường nào đó nhằm tiến hành hoạt động kinh
doanh của mình, các doanh nghiệp phải phân tích được môi trường kinh
doanh, trong đó phải nói đến môi trường vĩ mô của thị trường đó. Để làm
được điều này, ta phải hiểu rõ về các yếu tố chủ yếu cấu thành nên môi
trường vĩ mô. Và ở đây ta đang nói đến môi trường vĩ mô của Singapore.
1) Môi trường tự nhiên
Môi trường tự nhiên thể hiện khả năng thiếu hụt những vật tư nhất định,
chi phí năng lượng không ổn định, mức độ ô nhiễm và phong trào xanh
bảo vệ môi trường phát triển mạnh. Nó bao gồm vị trí địa lý, thời tiết -
khí hậu và nguồn tài nguyên khoáng sản. Đảo quốc Singapore nằm ở khu
3

vực Đông Nam Á, nằm ở nơi giao nhau của con đường huyết mạch vận
chuyển hàng hải giữa Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương và eo biển
Malacca. Nó có vị trí chiến lược quan trọng, là một trong những giao lộ
của thế giới, đó là điều kiện thuận lợi cho việc giao thương của Singapore
đối với các nước khác trên toàn thế giới nói chung và với Việt Nam nói
riêng. Vị trí thuận lợi như vậy sẽ giúp tiết kiệm thời gian cũng như chi
phí vận chuyển hàng hoá; việc xuất nhập khẩu của Singapore với các
nước khác cũng trở nên nhanh chóng, dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, cùng
với vị trí địa lý thuận lợi, địa hình bao gồm những đảo nho sẽ là cơ sở
phát triển ngành vận tải biển tại quốc gia này. Khí hậu nhiệt đới là điều
kiện rất thuận lợi cho việc trồng cây ăn trái, rau quả tươi… điều này ai
cũng có thể dễ dàng nhận thấy. Tuy nhiên, đối với Singapore, ngành nông
nghiệp lại không phát triển, đóng góp của ngành vào GDP là bằng 0.
Nguyên nhân là do địa hình nơi đây đa phần là các đảo nho, nhiều đồi
núi, diện tích đất canh tác nho, chủ yếu chỉ để trồng cao su, dừa, rau và
cây ăn quả. Hơn nữa, vấn đề rất đáng lưu ý đó là thiếu nước ngọt trầm
trọng. Singapore phải tận dụng nước từ những trận mưa rào và phải nhập
khẩu nước từ Malaysia. Chính vì vậy mà nền nông nghiệp Singapore khó
có thể phát triển được. Nước này sẽ gặp khó khăn trong việc đáp ứng nhu
cầu trong nước về lương thực, thực phẩm, đặc biệt là các mặt hàng nông
sản. Chúng ta nhìn thấy quốc gia này là một thị trường rất lớn và đầy tiềm
năng đối với những mặt hàng nông sản, lương thực, thực phẩm, rau củ,
trái cây… Đây là một điểm quan trọng và chính yếu cần khai thác khi có
ý định thâm nhập vào thị trường Singapore.
Với vị trí địa lý thuận lợi, Singapore phát triển thành một trung tâm quan
trọng trong lĩnh vực thương mại. Singapore được coi là một hải cảng tấp
nập trong khu vực cũng như trên toàn thế giới. Mặt khác, khoảng cách
đường biên khá gần giữa Singapore với một số nước như Việt Nam,
4

Philippine, Malaysia, Indonesia…tạo điều kiện cho doanh nghiệp tại các
nước trên lựa chọn phương thức kinh doanh xuất khẩu tại đây.
2) Môi trường chính trị – luật pháp
2.1. Môi trường chính tri
Nói đến môi trường chính trị là ta nói tới các đường lối, chính sách của
Đảng, môi trường chính trị trong nước và quốc tế, các chiến lược và
chính sách phát triển kinh tế – xã hội,…Nó thể hiện việc điều tiết hoạt
động kinh doanh cơ bản, các cơ quan Nhà nước được củng cố và sự phát
triển các nhóm bảo vệ lợi ích quan trọng.
2.1.1/ Thể chế chính tri
Singapore theo thể chế Cộng hoà đa đảng. Về cơ cấu hành chính,
Singapore không phân chia các khu vực hành chính. Còn về bộ máy nhà
nước, tuy Singapore bị chỉ trích rất nhiều vì sự bó buộc về chính trị và vai
trò quá lớn của đảng cầm quyền nhưng vẫn phải thừa nhận rằng đây là
một quốc gia có nền độc tài nhân ái, là một trong những quốc gia vận
hành hiệu quả nhất và hầu như không có tham nhũng. Thể chế chính trị ở
Singapore ổn định, tệ quan liêu bao cấp thuộc hàng thấp nhất trong khu
vực cũng như trên thế giới, góp phần giảm bớt những rủi ro trong kinh
doanh cho các công ty làm ăn tại đây. Tính minh bạch trong việc hoạch
định chính sách cũng như sự hiệu quả trong hoạt động của Chính phủ tạo
động lực cho nền kinh tế phát triển bền vững, thúc đẩy hoạt động kinh
doanh của những doanh nghiệp tại Singapore. Thêm vào đó, sự cải tiến
không ngừng của chính phủ Singapore nhằm tạo môi trường thông
thoáng, thuận lợi hơn cho doanh nghiệp cũng là một trong những yếu tố
hấp dẫn giới kinh doanh toàn cầu.
2.1.2/ Chính sách đối ngoại
Chính sách đối ngoại của Singapore dành ưu tiên cho việc tạo dựng
môi trường hoà bình ổn định tại Đông Nam Á và Châu Á- Thái Bình
Dương; duy trì hệ thống thương mại đa phương tự do và mở; sẵn sàng
5

hợp tác với bất ky quốc gia nào vì lợi ích chung và duy trì một nền kinh
tế mở. Singapore chủ trương dùng biện pháp hoà bình, đối ngoại để giải
quyết các vấn đề tranh chấp, cân bằng quan hệ ngoại giao với Hoa Ky,
Trung Quốc, Nhật Bản và các nước phương Tây nhằm đảm bảo môi
trường hoà bình ổn định, phục vụ cho nhu cầu giao lưu thương mại và
phát triển kinh tế. Những nỗ lực tăng cường quan hệ với các nước trong
khu vực, nâng tầm hội nhập với kinh tế toàn cầu tạo ra cơ hội lớn cho
Singapore phát triển kinh doanh trong môi trường quốc tế.
2.1.3/ Chính sách thương mại
Về chính sách thương mại, Singapore sử dụng chính sách bảo toàn
và mở rộng thị trường, giảm thiểu các rào cản, hướng đến tự do hoá
thương mại, thực hiện cam kết mở cửa thị trường với các tổ chức quốc tế.
Singapore đã và đang nâng cao uy tín quốc gia, ngày càng tạo ra nhiều cơ
hội kinh doanh cho mình cũng như cho những quốc gia muốn hợp tác
kinh doanh với quốc đảo này.
2.2. Môi trường luật pháp
2.2.1/ Luật lệ, quy đinh
Hệ thống pháp luật Singapore gần như hoàn toàn chịu ảnh hưởng của
pháp luật Anh, chỉ trừ một số vấn đề mang tính cá nhân đối với cộng
đồng các tôn giáo. Singapore áp dụng pháp luật Anh trong một số lĩnh
vực riêng biệt. Bên cạnh pháp luật Anh, Singapore đã ban hành nhiều luật
và pháp lệnh theo mô hình của các nước khác phù hợp hơn với điều kiện
thực tế.
Mạng lưới hải quan điện tử ở Singapore rút ngắn tối đa thời gian
thực hiện các thủ tục, khiến việc xuất nhập khẩu trở nên dễ dàng thuận
tiện hơn rất nhiều, từ đó tiết kiệm được chi phí cho các nhà kinh doanh.
99% hàng hoá nhập khẩu chỉ chịu thuế GST (7% tổng giá trị hàng nhập
khẩu) thực sự là một yếu tố rất hấp dẫn đối với các nhà doanh nghiệp. Ta
có thể lựa chọn phương thức xuất khẩu hàng hoá sang Singapore, sẽ tiết
6

kiệm được nhiều thời gian, chi phí nhờ hệ thống thủ tục hải quan hiện đại,
chính sách thuế nhập khẩu rõ ràng, hấp dẫn.
Các Luật lệ kinh doanh hiệu quả, tiện dụng và dễ tiếp cận đối với
mọi doanh nghiệp bên cạnh các tiêu chí về lao động, bảo hộ đầu tư và
thương mại được nới long; các chính sách khá cạnh tranh về thuế, quốc
gia hàng đầu Đông Nam Á này đang là trung tâm thương mại, hải cảng
lớn của khu vực cũng như trên thế giới, dẫn đầu về khối lượng hàng hoá
giao dịch.
Các doanh nghiệp có thể lựa chọn phương thức thành lập liên doanh,
công ty con sở hữu toàn bộ tại Singapore vì luật kinh doanh cực ky thông
thoáng và thuế thu nhập doanh nghiệp tương đối thấp so với các nước
trong khu vực.
2.2.2/ Rào cản thương mại đối với các sản phẩm nhập khẩu
Hệ thống tiêu chuẩn hàng hoá khá khắt khe, tương đương với tiêu
chuẩn ở các nước Châu Âu, đặc biệt là đối với các mặt hàng thực phẩm.
Các doanh nghiệp nước ngoài muốn xuất khẩu hàng hoá sang quốc gia
này cần phải nghiên cứu các tiêu chuẩn này thật kỹ càng, đáp ứng đầy đủ
các tiêu chuẩn và hướng đến xây dựng một thương hiệu để chiếm được
niềm tin của người tiêu dùng. Đây quả là một thách thức đối với các
doanh nghiệp xuất khẩu, nhưng nếu làm được điều này, doanh nghiệp có
thể tự tin mở rộng sản xuất và thâm nhập nhiều thị trường lớn khác thông
qua các cảng mậu dịch tự do ở Singapore.
3) Môi trường văn hoá – xã hội
Môi trường văn hoá - xã hội thể hiện xu hướng lâu dài muốn tự
khẳng định mình, hưởng thụ ngay và một định hướng thế tục hơn.
Singapore, một thành phố năng động với nhiều sự tương phản và màu
sắc, là một xã hội hiện đại với nhiều chủng tộc khác nhau. Nền văn hoá
của Singapore chịu ảnh hưởng nhiều bởi các dòng văn hoá Mã Lai, Trung
Quốc, Ấn Độ và Châu Âu tạo nên một bản sắc riêng biệt cho Singapore.
7

Về ngôn ngữ, ở Singapore có bốn ngôn ngữ chính thức được sử
dụng: tiếng Mã Lai, Quan Thoại, Tamil (ngôn ngữ của vùng Nam Ấn và
Sri Lanka) và tiếng Anh. Trong đó tiếng anh là ngôn ngữ dùng trong kinh
doanh và hành chính, được sử dụng rộng rãi.
Về tôn giáo, Singapore là một quốc gia đa tôn giáo, theo thống kê
khoảng 51% dân số Singapore theo Phật giáo và Dạo giáo, 15% dân số
(chủ yếu là người Hoa, người gốc Âu và người Ấn Độ) là tín đồ Dạo Cơ
đốc. Hồi giáo chiếm khoảng 14% dân số, chủ yếu tồn tại trong các cộng
đồng người Mã Lai, người Ấn Độ theo Hồi giáo và người Hồi (người Hoa
theo Hồi giáo). Có khoảng 15% dân số Singapore tuyên bố họ không có
tôn giáo, các tôn giáo khác không đáng kể.
Về giáo dục thì sự nghiệp giáo dục được xem là yếu tố then chốt cho
sự tăng trưởng và phát triển của đất nước Singapore, nhất là kể từ năm
1965, khi quốc gia này trở thành một nước cộng hoà độc lập.
Ở Singapore, xã hội khá cởi mở trong việc tiếp nhận các luồng thông
tin khác nhau. Nền giáo dục Singapore đã huấn luyện cho người
Singapore tư duy khách quan, khoa học và logic. Người Singapore đánh
giá sự vật hoặc đối tượng thông qua kinh nghiệm trực tiếp và các bằng
chứng cụ thể, chứ không qua diễn giải của người khác. Điều tạo ra sự yên
tâm ở Singapore đó là gia đình. Gia đình được xem là yếu tố quan trọng
nhất trong xã hội, nên nền tảng gia đình tạo ra sự yên ổn cho họ. Điều
đáng lưu ý nữa đó là cạnh tranh trong kinh doanh ở Singapore khá khốc
liệt, nên rất dễ phát sinh sự phân hoá do tài năng. Đặc biệt vấn đề lương
thực thực phẩm rất được quan tâm vì hằng năm Singapore chủ yếu nhập
khẩu lương thực. Tuy nhiên, người dân ở đây có thu nhập cao và phần lớn
đã từng đi du lịch các nước khác nên yêu cầu về chất lượng và giá trị thực
phẩm khá cao.
Có thể thấy, là một đất nước chỉ hơn 4 triệu dân nhưng Singapore là
nơi hội tụ của nhiều nền văn hoá khác nhau dẫn đến một nhu cầu đa dạng
8

về mọi mặt hàng nói chung cũng như về nhu cầu lương thực thực phẩm
nói riêng. Đặc biệt, văn hoá Trung Hoa ảnh hưởng mạnh đến phong tục
tập quán cũng như cách ứng xử và tập quán trong kinh doanh với người
Singapore, đây là một điểm quan trọng cần phải lưu ý khi thương lượng
kí kết hợp đồng hoặc kinh doanh tại Singapore. Bên cạnh đó, với nền
giáo dục tiên tiến, nhìn chung người dân tại Singapore đều có thể sử dụng
ít nhất hai thứ tiếng trong đó có tiếng Anh. Điều này tạo điều kiện rất
thuận lợi trong giao tiếp khi kinh doanh, giao thương với đối tác
Singapore, giảm bớt rào cản về ngôn ngữ trong kinh doanh quốc tế. Trình
độ chuyên môn cao của đội ngũ nhân lực giúp Singapore có một sự phát
triển vượt bậc trong các ngành như công nghệ thông tin, điện tử,…(những
ngành đòi hoi lượng chất xám cao).
4) Môi trường kinh tê
Môi trường kinh tế là một yếu tố rất quan trọng trong môi trường vĩ
mô. Nó thể hiện tốc độ tăng giảm thu nhập thực tế, tích luỹ tiết kiệm, nợ
nần và cách chi tiêu của người tiêu dùng thay đổi.
Singapore là một nước phát triển mạnh với nền kinh tế thị trường tự
do, trong đó nhà nước đóng vai trò chính. Môi trường kinh doanh mở cửa
và không có tham nhũng, giá cả ổn định và là một trong những nước thu
nhập bình quân đầu người cao nhất thế giới. Nhìn chung, nền kinh tế của
Singapore phụ thuộc khá nhiều vào hoạt động xuất khẩu hàng hoá điện
tử, hoá chất và cung cấp dịch vụ. Nền công nghiệp dịch vụ của đất nước
này rất phát triển đặc biệt là du lịch, đây là điều kiện thuận lợi để đầu tư
vào những ngành có chịu ảnh hưởng gián tiếp từ du lịch như khách sạn,
tiêu dùng, lương thực thực phẩm…
Thương mại là động lực chính tăng trưởng kinh tế và mang lại sự
thịnh vượng cho Singapore trong nhiều thập niên qua và do đặc điểm rất
riêng của Quốc đảo này đó là thị trường nội địa nho bé, nghèo tài nguyên,
ít nhân lực nên để phát triển bền vững, nền thương mại nước này tất yếu
9

phải lấy thị trường bên ngoài làm động lực, địa bàn phát triển để bù đắp
sự khiếm khuyết bên trong. Chính vì thế, thương mại Singapore phải gắn
kết và ngày càng phụ thuộc vào kinh tế khu vực, kinh tế thế giới, đặc biệt
lại càng bị cột chặt vào nền kinh tế các nước bạn hàng lớn như Mỹ, EU,
Nhật Bản,…cùng chịu chung số phận, chịu những bước thăng trầm của
các nền kinh tế ấy. Dưới tác động của khủng hoảng kinh tế 2008,
Singapore là nước chịu tổn thất nặng nề do bị ảnh hưởng từ sự thu hẹp thị
trường xuất khẩu cũng như dịch vụ, vốn là hoạt động chủ yếu của nền
kinh tế Singapore. Tuy nhiên, điều này cũng không làm giảm đi sức hấp
dẫn của thị trường này đối với các nhà đầu tư trên thế giới. Bằng chứng là
Singapore vẫn chiếm thứ hạng cao trong bảng xếp hạng “Những môi
trường đầu tư – kinh doanh tốt trong năm 2009”. Trong tương lai, với
những chính sách hợp lý của chính phủ và xu hướng phục hồi của các nền
kinh tế trển thế giới (đặc biệt là Mỹ) kinh tế của Singapore cũng sẽ phục
hồi và là điểm nhắm đến lý tưởng cho các doanh nghiệp tại Việt Nam.
Một điểm đáng chú ý nữa tại thị trường Singapore là trong khi công
nghiệp và dịch vụ chiếm phần lớn trong chỉ số GDP thì ngành nông
nghiệp hầu như không đóng góp gì. Do những đặc điểm về tự nhiên, vị trí
địa lý nên đất nước này hầu như phải nhập khẩu 100% lượng lương thực
thực phẩm nhằm cung cấp cho thị trường nội địa (cũng như xuất khẩu lại
cho các nước khác). Hàng hoá thực phẩm nhập vào Singapore không chỉ
cung ứng cho người dân trong nước, mà còn tái xuất, phân phối đến nhiều
thị trường khác trên thế giới. Mậu dịch thương mại của Singapore lớn gấp
2,7 lần tổng giá trị sản phẩm quốc nội GDP của Singapore.
5) Môi trường công nghê
Môi trường công nghệ thể hiện sự thay đổi công nghệ đang tăng tốc,
những cơ hội đổi mới vô hạn, ngân sách nghiên cứu và phát triển lớn, sự
tập trung vào những cải tiến nho và khám phá lớn, sự điều tiết quá trình
thay đổi công nghệ.
10

Trong bản báo cáo công bố thường niên tại Diễn đàn kinh tế thế giới
(WEF) vừa qua, các chỉ số cho thấy Singapore đứng ở vị trí số một thế
giới về sử dụng hiệu quả công nghệ thông tin và truyền thông (ICT).
Theo WEF, ICT đóng một vai trò trung tâm trong tăng trưởng và khả
năng cạnh tranh. Singapore được nhận định là quốc gia xuất sắc nhất
trong một số hạng mục như chất lượng của giảng dạy toán và khoa học,
mức độ “hợp lý” của cước phí kết nối điện thoại/internet cũng như các
chính sách của chính phủ dành cho ICT.
Trải qua vài thập kỷ, sự tăng trưởng kinh tế dựa vào xuất khẩu chủ
yếu là nhờ việc sản xuất, lắp ráp đồ điện cũng như giao thông vận tải và
vận chuyển. Tuy nhiên cuộc khủng hoảng kinh tế vào năm 2008 đã để lại
một lỗ hổng lớn trong mô hình đó, buộc các nhà lãnh đạo phải nhanh
chóng suy nghĩ đến việc thay đổi. Hiện nay, Singapore muốn phát triển
để trở thành một “phòng thí nghiệm sống” về R&D cho các công ty đa
quốc gia cũng như tự tạo ra một cuộc cách mạng về sự sáng tạo hướng tới
nền kinh tế tri thức. Singapore xác định những lĩnh vực công nghệ trọng
điểm có cơ hội phát triển giao thương lớn ở Châu Á như: y sinh học, công
nghệ xanh, các phương tiện truyền thông kỹ thuật số và đầu tư để thúc
đẩy tăng trưởng trong các lĩnh vực này.
Trong lĩnh vực y sinh học, Singapore tập trung vào y học nano để cải
thiện việc phát hiện sớm bệnh ung thư, vi tính hoá các thiết bị y tế để tăng
cường sự phục hồi của bệnh nhân đột quỵ, thúc đẩy sản xuất bền vững
hoá học và thuốc sinh học tổng hợp. Singapore đã thu hút một số nhà
khoa học lâm sàng hàng đầu thế giới tới làm việc trong lĩnh vực này.
Phát triển phương tiện truyền thông kỹ thuật số ở Singapore rất được
chú trọng. Khai thác dữ liệu, mật mã và giao tiếp người máy cũng được
đầu tư phát triển, điều này thể hiện sự quan tâm của chính phủ đối với
việc tạo lập web và phát triển trí thông minh nhân tạo.
11

Singapore ngày càng nâng tầm vị thế của mình trên trường quốc tế
bằng các giải thưởng quan trọng, với tốc độ tăng trưởng hơn 18% (cao
nhất thế giới) và dần bắt kịp thậm chí vượt qua các nước phương Tây
trong lĩnh vực công nghệ.
III- CƠ HỘI, THÁCH THỨC KHI XÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG
SINGAPORE
1) Những cơ hội kinh doanh hấp dẫn tại Singapore
Ta thấy Singapore là nước công nghiệp mới, có nền kinh tế thuộc
nhóm phát triển nhất thế giới, năm 2008 thu nhập bình quân đầu người
đạt gần 53.000 USD. Với sự phát triển kinh tế vượt bậc, vị trí địa lý thuận
lợi, quốc gia này thực sự trở thành trung tâm thu hút mọi hoạt động đầu
tư kinh doanh trong khu vực cũng như trên toàn thế giới. Hơn nữa,
Singapore từ lâu đã được biết đến với nền chính trị ổn định, minh bạch,
hệ thống pháp luật, thủ tục cực kì thông thoáng và không ngừng được cải
tiến. Những yếu tố đó trở thành nền tảng thúc đẩy nền kinh tế nơi đây
phát triển sôi động, đặc biệt là lĩnh vực thương mại, có thể nói Singapore
là cảng biển tự do, trung tâm vận chuyển quá cảnh hàng đầu của khu vực.
Ngoài ra, Singapore với những đặc thù của mình tạo nhiều cơ hội cho các
doanh nghiệp phát triển trong những lĩnh vực như lương thực thực phẩm;
du lịch, khách sạn, tiêu dùng; xuất khẩu lao động và lĩnh vực nông nghiệp
– một lĩnh vực đầy tiềm năng vì Singapore gần như phải nhập khẩu toàn
bộ rau quả từ các nước, nhu cầu tiêu dùng rất lớn, đa dạng.
2) Những thách thức khi kinh doanh tại Singapore
Đầu tiên phải kể đến các mối quan hệ. Bị ảnh hưởng nặng nề bởi
triết lý châu Á, Singapore nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tạo dựng
mối quan hệ tốt với đối tác trước khi tiến hành kinh doanh với họ. Người
Singapore rất thận trọng và họ muốn chắc chắn rằng họ đang hợp tác kinh
doanh với ai đó họ có thể tin tưởng được. Doanh nghiệp cần chứng minh
12

khả năng, nhân cách tốt và đầu tư thời gian để tạo dựng một mối quan hệ
chặt chẽ nhằm phục vụ cho lợi ích lâu dài.
Thứ hai là sự hoà hợp. Có gì đó cũng liên quan tới các mối quan hệ,
sự hoà hợp nói đến một giá trị thúc đẩy lợi ích của nhóm hơn là cá nhân.
Cốt lõi của điều này cũng xuất phát từ gia đình- nền tảng tạo ra sự yên ổn
cho họ. Các đối tác phải có sự hoà hợp với nhau như những thành viên
trong gia đình.
Thứ ba là sự kết hợp Đông - Tây. Là một đất nước tương đối trẻ,
Singapore chịu ảnh hưởng của cả phương Đông và phương Tây nên có
thể kinh doanh thuận lợi với cả hai đối tượng ấy. Nhưng quốc gia phát
triển nhất Đông Nam Á này luôn có sự va đập giữa cái truyền thống của
phương Đông và cái hiện đại của công nghệ phương Tây. Các doanh
nghiệp phải làm quen với sự kết hợp giữa hai nền văn hoá khác biệt này.
Vấn đề thứ tư cần lưu ý đó là khi đối mặt trực tiếp với đối tác kinh
doanh. Khi giao tiếp với người Singapore, ta phải tập trung điều khiển sắc
thái khuôn mặt vì nó nói lên sự tự tin và dộ uy tín của mình. Để tránh mất
mặt, người Singapore điều khiển hành động, cảm xúc của họ và không
chỉ trích, phê bình ai thẳng thừng vì điều đó có thể phá vỡ mối quan hệ
kinh doanh họ đang tạo dựng.
Cuối cùng là vấn đề không có bản sắc chung. Dân số đa dạng là một
trong những điểm mạnh của Singapore. Người dân Singapore chủ yếu là
người Trung Quốc, Malaysia hay Ấn Độ và do chính sách nhập cư cởi
mở, một phần ba dân cư nơi đây là người nước ngoài. Tuy nhiên, đó cũng
là một thách thức lớn. Để thành công khi kinh doanh tại Singapore, điều
quan trọng là phải hiểu rõ và thích nghi được với nhiều phong tục, truyền
thống khác nhau. Nó sẽ ảnh hưởng tới văn hoá giao tiếp và ứng xử trong
kinh doanh ở Singapore.
13

KẾT LUẬN
Là một nước hầu như không có tài nguyên, thậm chí phải nhập khẩu
cả nước ngọt, thế nhưng Singapore lại có nền kinh tế thuộc hàng phát
triển nhất trên thế giới. Singapore được nhắc đến như một đảo quốc năng
động, một hải cảng tự do, tấp nập nhất khu vực Đông Nam Á, điểm đến
thu hút nhiều nhà đầu tư, nhà kinh doanh trên toàn thế giới. Singapore sẽ
còn nhiều điều để doanh nghiệp các nước khám phá. Chinh phục đất nước
này là một hướng phát triển đầy tiềm năng. Khi lựa chọn môi trường kinh
doanh khó ai có thể không nghĩ tới Singapore – môi trường kinh doanh
tốt nhất thế giới.
14

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


• http://www.wattpad.com/1617138-c%C3%A2u-9-kh%C3%A1i-
ni%E1%BB%87m-v%E1%BB%81-m%C3%B4i-tr
%C6%B0%E1%BB%9Dng-kinh-doanh
• http://vi.wikipedia.org/wiki/M%C3%B4i_tr%C6%B0%E1%BB
%9Dng_v%C4%A9_m%C3%B4
• http://www.slideshare.net/Tangyenphuong/phn-tch-mi-trng-kinh-
doanh-ca-singapore
• http://www.focussingapore.com/singapore-industry/business-
opportunities.html
• http://blog.communicaid.com/cross-cultural-training/challenges-
of-doing-business-in-singapore/
• http://vietbao.vn/Kinh-te/Singapore-duoc-chon-la-moi-truong-
kinh-doanh-tot-nhat-the-gioi/20609730/87/
• http://bigthink.com/ideas/21853
• http://vietbao.vn/Vi-tinh-Vien-thong/Kinh-te-cong-nghe-
Singapore-qua-mat-My/20389012/226/

You might also like