You are on page 1of 7

I.

Tổng quan
1. Tổng quan về siro thuốc
1.1. Định nghĩa và đặc điểm dạng bào chế
Siro thuốc là dạng chế phẩm lỏng, có vị ngọt và có chứa hàm lượng đường cao.
Theo Dược điển, nồng độ đường siro thường 54 – 64%
Siro thuốc có cấu trúc dung dịch hoặc hỗn dịch mịn
Có thể đóng bao bì đa liều hoặc đơn liều
Siro khô có thể được hòa tan với nước trước khi sử dụng
1.2. Ưu, nhược điểm của siro thuốc

Ưu điểm Nhược điểm

Môi trường ưu trường, ngăn phát triển Dễ nhiễm vi sinh vật nếu không pha chế
vi sinh vật đúng cách

Che dấu mùi vị tốt Thể tích cồng kềnh khó bảo quản trong
quá trình vận chuyển

Thích hợp đối với trẻ em Bào chế dạng đa liều có nguy cơ dùng
sai liều

Vì là dạng lỏng nên sinh khả dụng cao Hoạt chất dễ hỏng trong môi trường
nước

Lượng đường cao nên có tác dụng dinh Không phù hợp với bệnh nhân kiêng
dưỡng cao đường

II. Công thức


1. Công thức của 1 đơn vị siro thuốc:
Dung dịch Bromoform dược dụng 1g
Cồn Aconit 500 mg
Eucalyptol 0.012g
Siro Húng chanh 15g
Nước Bạc hà 6ml
Acid citric 0.1g
Natri benzoat 0.1g
Ethanol 90% 3.0ml
Siro vỏ quýt vừa đủ 80ml
=> Công thức điều chế cho 3 đơn vị thành phẩm siro thuốc
Dung dịch Bromoform dược dụng 3g
Cồn Aconit 1.5g
Eucalyptol 0.036g
Siro Húng chanh 45g
Nước Bạc hà 18ml
Acid citric 0.3g
Natri benzoat 0.3g
Ethanol 90% 9.0ml
Siro vỏ quýt vừa đủ 240ml
2. Vai trò của các thành phần
STT Tên thành phần Tính chất Vai trò
1 Dung dịch Dung dịch không màu, vị ngọt tê lưỡi Hoạt chất chính có
Bromoform dược Dễ tan trong nước tác dụng chống co
dụng Tỉ trọng d=1 ( ở 20oC) thắt cơ trơn, giảm ho
2 Cồn Aconit Chất lỏng màu nâu, vị đắng, gây cảm Hoạt chất
giác kiến cắn đầu lưỡi. Có tác dụng giảm
Tỉ trọng 0.825-0.855 ở 25oC đau, trị ho
3 Eucalyptol Tinh dầu không màu, có vị cay mát, Tạo mùi thơm
không tan trong nước. Có công dụng sát
Tan tốt trong alcohol, chlorofom, khuẩn, trị ho
ether.
Tỉ trọng: 0,921- 0.923 ở 25oC
4 Siro Húng chanh Chất lỏng sánh, có vị thơm, cay Tạo vị ngọt, mùi
Có công dụng trị ho,
long đờm
5 Nước Bạc hà Chất lỏng trong suốt, mùi thơm bạc hà. Tạo mùi thơm cho
Dễ bị mất mùi thơm bởi nhiệt độ, ánh siro.
sáng và vi sinh vật Sát khuẩn, trị ho,
thông mũi
6 Acid citric Bột kết tinh hay hạt màu trắng, hơi hút Chất chống oxy hóa,
ẩm. Dễ tan trong nước, trong ethanol điều chỉnh pH
96%.
Tỉ trọng 1,665g/cm3
7 Natri benzoat Bột kết tinh hay hạt màu trắng, hơi hút Chất bảo quản
ẩm. Dễ tan trong nước, trong ethanol
96%.

8 Ethanol 90% Chất lỏng trong suốt, không màu, dễ Chất dẫn, dung môi
bay hơi, có mùi đặc trưng, dễ cháy. dùng trong điều chế
Hòa lẫn được với nước, chloroform, cồn aconit, siro vỏ
ether, glycerin. quýt
9 Siro vỏ quýt Chất lỏng sánh, màu vàng nhạt, có vị Tạo vị ngọt, tạo mùi
ngọt, hơi đục, thơm mùi vỏ quýt thơm.
Có công dụng: trị ho,
long đờm

3. Tính toán
- Dung dịch bromoform dược dụng sử dụng 3g tuy nhiên mình nên pha 10g để sử
dụng
Theo công thức pha 100ml
Bromoform 10g
Glycerin 30g
Ethanol 90% 60g
⇨ Tuy nhiên ta chỉ cần 10g dung dịch bromoform nên công thức pha chế là
Bromoform 1g
Glycerin 3g
Ethanol 90% 6g
- Cồn Aconit
3 đơn vị thành phẩm siro cần dùng 1,5ml tương đương 1,5g
Theo dược điển Việt Nam I 100g bột ô đầu chiết với ethanol 90% thu được
Bột ô đầu 15g
Ethanol 90% vđ 105ml

- Dung dịch Eucalytol


Vì 3 đơn vị siro thành phẩm cần 0.036g lượng chất khá nhỏ không thể cân chính xác
và tinh dầu bay hơi do đó cần phải pha dung dịch mẹ
Eucalyptol 0.2g
Ethanol 90% vđ 10ml
- Siro húng chanh
3 đơn vị siro thành phẩm cần 45g, ta nên pha 60g để tránh hao hụt trong quá trình
làm
Pha theo phương pháp nguội
Đường 180g
Nước cất 100g
⇨ Do đó cần
Nước húng chanh 25,2g
Đường saccarose 44,8g
Nước bạc hà : 18ml
- Cồn ethanol
- Siro đơn
- Siro vỏ quýt
II. Phần chuẩn bị nguyên liệu
Bài 1: DUNG DỊCH BROMOFORM DƯỢC DỤNG
1. Nguyên liệu đầu vào
- Bromoform: chất lỏng không màu, nặng hơi nước. Tan tốt trong cồn, benzen;
khó tan trong nước. Dễ bị phân hủy trong không khí và ánh sáng.
- Glycerin: chất có độ nhớt cao, giúp hạn chế sự bay hơi của bromoform và
ethanol 90%. Chất dẫn
- Ethanol 90%: hỗn hòa với bromoform, dễ bay hơi, dễ cháy.
2. Công thức
- Dung dịch bromoform dược dụng sử dụng 3g tuy nhiên mình nên pha 10g để
sử dụng
- Theo công thức pha 100ml
- Bromoform 10g
- Glycerin 30g
- Ethanol 90% 60g
Tuy nhiên ta chỉ cần 10g dung dịch bromoform nên công thức pha chế là
- Bromoform 1g
- Glycerin 3g
- Ethanol 90% 6g
3. Quy trình pha chế
- Cân lần lượt các chất 6g ethanol 90%, 1g bromoform, 3g glycerin vào erlen có
nút mài. Lắc đều
- Đóng chai, dán nhãn
4. Giải thích
- Nên cân theo thứ tự trên vì bromoform là một chất bay hơi khá tốt do đó nếu
cân bromoform trước sẽ không đảm bảo được hàm lượng của dung dịch
bromoform thành phẩm.
- Cho vào erlen nút mài để tránh bay hơi
5. Tính chất sản phẩm và bảo quản:
- Dung dịch trong không màu, trong, có mùi và vị ngọt.
- Bảo quản trong chai màu nâu, kín, để nơi thoáng mát, tránh ánh sáng.
Bài 2: CỒN ACONIT
1) Nguyên liệu đầu vào
- Bột ô đầu: là rễ củ mẹ đã phơi sấy khô của cây Ô đầu, là dược liệu rất độc
(bảng A). Có thành phần hoá học là alkaloid chủ yếu là aconitin
- Ethanol 90%: dễ bay hơi, dễ cháy.
2) Công thức
- Bột ô đầu. 15g
- Ethanol 90%. 105ml
3) Quy trình pha chế:
- Cân 15g bột ô đầu cho vào elern
- Làm ẩm dược liệu với ethanol (vừa ngập dược liệu) trong 30 phút
- Bình ngấm kiệt: Cho một ít bông gòn xuống đáy bình của bình ngấm kiệt, đặt
miếng giấy lọc có kích thước phù hợp lên trên lớp bông gòn và sau đó cho bột
ô đầu đã làm ẩm vào bình, vừa cho vừa trải đều bột này cho đến khi hết khối
bột.
- Tiếp tục đặt miếng giấy lọc kích thước vừa với đường kính của bình lên trên
mặt bột ô đầu.
- Thêm từ từ ethanol 90% đến ngập dược liệu. Mở khóa bình ngấm kiệt khi
dung môi chảy ra mà không còn bọt khí, đóng khoá và cho tiếp dung môi ngập
mặt dược liệu 2-3 cm.
- Ngâm dược liệu trong khoảng 24 giờ
- Rút dịch chiết ở tốc độ 1,5 ml/phút với tỷ lệ dịch chất : dược liệu khác nhau ở
các tiểu nhó, đồng thời bổ sung dung môi luôn ngập dược liệu.
4) Giải thích:
- Nên ngâm dược liệu trước để dược liệu trương nở hoàn toàn, tốc độ chảy
không bị quá chậm, tránh bít tắc vòi chiết
- Không cần đặt giấy lọc ở dưới do dược liệu thô, và có nhiều dược liệu có chất
nhầy sẽ làm tắt lỗ lọc.
- Đặt giấy lọc trên lớp dược liệu để tránh cho bề mặt dược liệu bị xáo trộn và
dịch chiết đi một chiều
- Loại bỏ không gian chiết bằng cách xả dung môi để lấp khoảng trống.
5) Tính chất sản phẩm và bảo quản
- Chất lỏng, màu nâu nhạt, vị đắng và gây cảm giác kiến cắn trên đầu lưỡi
- Bảo quản trong chai kín, tránh ánh sáng, để nơi thoáng mát
6) Định lượng

Bài 3: Dung dịch Eucalyptol


1. Nguyên liệu đầu vào
- Eucalyptol: không tan trong nước, trộn lẫn được trong cồn, chloroform, ether.
- Ethanol 90%: dễ bay hơi, dễ cháy
2. Công thức
- Eucalyptol 0.2g
- Ethanol 90% 10ml
3. Quy trình pha chế:
- Cân 0.2g eucalyptol cho vào erlen. Thêm từ từ ethanol 90% vào và lắc đều
- Điều chỉnh thể tích cho đúng với yêu cầu
4. Giải thích
- Sử dụng phương pháp pha chế dung dịch mẹ do eucalyptol là tinh dầu dễ bay
hơn, và trong công thức cần sử dụng lượng rất nhỏ không thể cân chính xác
được do đó cần phải pha chế dung dịch mẹ.
5. Tính chất sản phẩm và bảo quản
- Dung dịch trong suốt dễ bay hơi.
- Bảo quản trong chai kín, để ở nơi thoáng mát.

You might also like