You are on page 1of 22

18/11/2021

Chương 4. Các hình thức kinh doanh quốc tế

Một số hình thức kinh doanh quốc tế

1
18/11/2021

Xuất nhập khẩu và mua bán đối lưu

Xuất khẩu

Hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ một


quốc gia hoặc đưa vào khu vực đặc biệt
nằm trên lãnh thổ quốc gia đó nơi được
coi là khu vực hải quan riêng theo quy
định của pháp luật.

2
18/11/2021

- Xuất khẩu trực tiếp

- Xuất khẩu qua trung gian:

+ Đại lý thu mua xuất khẩu

+ Môi giới

+ Công ty quản lý xuất khẩu

+ Công ty thương mại

+ Hợp tác xuất khẩu

Lựa chọn xuất khẩu trực tiếp hay gián tiếp:

- Có nên trực tiếp kiểm soát các hoạt động ở nước ngoài?

- Nguồn lực cho bộ phận chuyên trách xuất khẩu ?

- Nguồn lực để tự thực hiện marketing quốc tế?

- Nguồn lực chi trả cho nhân sự ra nước ngoài để thúc


đẩy kinh doanh và xây dựng mạng lưới quan hệ?

3
18/11/2021

- Ưu điểm:

+ Ít rủi ro và không tốn quá nhiều chi phí

+ Mở rộng thị trường và đa dạng hóa khách hàng

+ Liên tục nghiên cứu đáp ứng nhu cầu khách hàng

- Nhược điểm:

+ Xuất khẩu gián tiếp có thể khiến doanh nghiệp xa rời thị
trường và khách hàng

Nhập khẩu

Đưa hàng hóa hay nguyên vật liệu từ


bên ngoài vào trong lãnh thổ một quốc
gia hoặc từ khu vực đặc biệt như khu
vực hải quan riêng nằm trên lãnh thổ
quốc gia đó để phục vụ tiêu dùng, sản
xuất, hoặc để chờ tái xuất.

4
18/11/2021

Ưu điểm:

- Nhập khẩu trực tiếp:

+ Có thể tiết kiệm chi phí kinh doanh

+ Bám sát được thị trường

+ Kiểm soát chặt chẽ các phần công việc

- Nhập khẩu qua trung gian

+ Tận dụng kinh nghiệm của trung gian

Nhược điểm:

- Nhập khẩu trực tiếp:

+ Tiềm ẩn rủi ro nếu doanh nghiệp không có kinh


nghiệm

- Nhập khẩu qua trung gian

+ Phải trả chi phí ủy thác

+ Có thể rơi vào thế bị động trước các tình huống


phát sinh

5
18/11/2021

Mua bán đối lưu

Là giao dịch trong đó hoạt động xuất


khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu.
Mục đích trao đổi không phải nhằm thu
về một khoản ngoại tệ mà thu về một
hàng hóa khác có giá trị tương đương.

Một số hình thức mua đối lưu:

- Hàng đổi hàng (barter)

- Mua đối lưu (counter purchase)

- Mua lại sản phẩm (buy back)

- Hình thức bù trừ (compensation)

- Chuyển nợ (switch trading)

- Giao dịch bồi hoàn (offset)

6
18/11/2021

Ưu điểm:

+ Tạo thuận lợi cho các quốc gia không có khả năng tài
chính giao dịch với các nước khác

+ Giúp thuận lợi trong việc chuyển lợi nhuận về nước

Nhược điểm:

+ Không phải lúc nào cũng sử dụng được vì có thể một


trong các bên không có khả năng nhập khẩu lại

+ Gặp khó trong việc định giá thị trường cho các loại
hàng hóa để trao đổi

Các hình thức thông qua hợp đồng

7
18/11/2021

Hợp đồng thuê ngoài hoạt động sản xuất

Doanh nghiệp thuê một đối tác ở nước


ngoài để sản xuất các sản phẩm mang
nhãn hiệu của mình và theo đúng quy
cách, phẩm chất cũng như mẫu thiết kế
mà mình đưa ra

Ưu điểm:

- Có thể tiết kiệm chi phí và các nguồn lực cần thiết

- Tận dụng công nghệ và năng lực sản xuất của đối tác

- Linh hoạt trong khâu sản xuất

- Tập trung phát triển năng lực cốt lõi của mình

8
18/11/2021

Nhược điểm:

- Nguy cơ mất kiểm soát đối với hoạt động sản xuất các
sản phẩm

- Rủi ro về bản quyền đối với sở hữu trí tuệ và có thể


tạo ra các đối thủ cạnh tranh mới

- Nguy cơ thiếu linh hoạt trong điều chỉnh nguồn cung


sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường

Hợp đồng cấp phép kinh doanh quốc tế

Bên được cấp phép được sử dụng các


tài sản trí tuệ như bằng sáng chế, thiết
kế công nghiệp, bí quyết kinh doanh hay
những tài sản vô hình như thương hiệu,
nhãn mác sản phẩm do bên cấp phép
trao cho trong một khoảng thời gian xác
định và trên một phạm vi địa lý cụ thể.

9
18/11/2021

Ưu điểm:

- Tận dụng cơ sở hạ tầng và các nguồn lực của bên


được cấp phép tại nước sở tại

- Ít chịu rủi ro hơn do luôn đảm bảo được nguồn thu từ


phí cấp phép

- Có thể tiến vào một số thị trường có nhiều rào cản

- Có thể hạn chế được tình trạng bị gian thương lén sao
chép và giả kiểu dáng thiết kế

Nhược điểm:

- Nguy cơ mất kiểm soát đối với các sở hữu trí tuệ hay
các tài sản vô hình mà mình đang nắm giữ

- Bên nhận cấp phép có thể trở thành đối thủ tiềm năng
trong tương lai.

10
18/11/2021

Hợp đồng nhượng quyền thương mại

Bên nhận quyền được cấp quyền bán


hoặc phân phối sản phẩm hoặc dịch vụ
theo cùng một kế hoạch kinh doanh hay
hệ thống tiếp thị mà bên nhượng quyền
đưa ra trong phạm vi địa lý và khoảng
thời gian xác định.

Ưu điểm:

- Giúp nhanh chóng mở rộng thị trường

- Học hỏi được từ bên nhận nhượng quyền về văn hóa


thị hiếu khách hàng bản địa

- Ít rủi ro hơn so với tự đầu tư vào hệ thống sản xuất và


phân phối trực tiếp

- Cho phép mức độ giám sát cao hơn so với phương


thức cấp phép

11
18/11/2021

Nhược điểm:

- Khó khăn trong việc duy trì nhằm đảm bảo bên nhận
nhượng quyền tuân thủ đúng các quy định

- Việc chuyển giao bí quyết và phương pháp kinh doanh


ra nước ngoài cũng tương đối phức tạp

Hợp đồng chìa khóa trao tay

Một bên sẽ đảm nhận toàn bộ công việc


của một dự án và sau khi hoàn thành sẽ
chuyển giao lại cho bên đặt hàng đưa và
sử dụng và khai thác

12
18/11/2021

Ưu điểm:

- Giúp xây dựng mối quan hệ với chính quyền sở tại

- Có sự chủ động thực hiện các công việc của dự án

Nhược điểm:

- Chi phí đầu tư ban đầu lớn, thường cần phải có mối
quan hệ tốt với chính phủ nước sở tại

- Có thể tạo ra những đối thủ cạnh tranh trong

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

13
18/11/2021

Công ty con sở hữu toàn phần

Doanh nghiệp sở hữu toàn bộ vốn và tài


sản cũng như trực tiếp điều hành các
hoạt động sản xuất và kinh doanh của
công ty con ở thị trường nước ngoài.

Công ty con có thể được thành lập theo


hình thức đầu tư hoàn toàn mới
(greenfield) hoặc qua mua bán và sáp
nhập doanh nghiệp (M&A)

Ưu điểm:

- Giúp bảo toàn bí quyết công nghệ kinh doanh

- Thuận lợi cho việc kiểm soát và liên kết hoạt động
giữa các công ty con ở thị trường các nước

- Không bị chia sẻ lợi nhuận

14
18/11/2021

Nhược điểm:

- Có thể tốn nhiều chi phí, thời gian và các nguồn lực
liên quan

- Có thể nảy sinh xung đột văn hóa giữa các bên sau khi
sáp nhập

Công ty liên doanh

Một doanh nghiệp trong nước kết hợp


với đối tác ở nước ngoài cùng đóng góp
các nguồn lực cần thiết để thành lập nên
một công ty chung nhằm tiến hành hoạt
động sản xuất kinh doanh ở thị trường
nước ngoài đó.

15
18/11/2021

Ưu điểm:

- Hưởng lợi từ kinh nghiệm của phía đối tác

- Giúp các bên tận dụng được nguồn lực sẵn có về vốn,
cơ sở hạ tầng, năng lực cốt lõi của bên còn lại

- Giúp đáp ứng được các quy định sở tại do chính phủ
nước ngoài đưa ra

Nhược điểm:

- Nguy cơ mất quyền kiểm soát bí quyết kinh doanh và


công nghệ vào tay đối tác liên doanh

- Cơ chế đồng quản lý có thể gây nên khó đưa ra các


quyết định

- Có thể nảy sinh xung đột lợi ích dẫn đến giành quyền
kiểm soát giữa các bên

16
18/11/2021

Liên minh chiến lược

Là một dạng hợp tác giữa hai hay nhiều


công ty trong cùng chuỗi giá trị nhằm
mục đích tăng lợi thế cạnh tranh của tất
cả các bên dựa trên việc chia sẻ các
nguồn lực và năng lực cốt lõi của từng
bên tham gia

Ưu điểm:

- Có thể tận dụng cơ sở vật chất, tài chính, công nghệ,


nhân sự, bí quyết kinh doanh, các mối quan hệ trên thị
trường mục tiêu… của đối tác

- Tạo nên tính linh hoạt của thỏa thuận hợp tác giữa các
bên tham gia

17
18/11/2021

Nhược điểm:

- Có thể mất công nghệ mới, bí quyết kinh doanh hay


năng lực cốt lõi vào tay đối tác

- Nguy cơ xảy ra xung đột và tranh chấp giữa các bên


do mâu thuẫn lợi ích hoặc khác biệt quan điểm

- Liên minh chiến lược trong thời gian dài có thể dẫn
đến sự lệ thuộc lẫn nhau

Đầu tư gián tiếp nước ngoài

18
18/11/2021

Đầu tư gián tiếp

Là dạng đầu tư xuyên biên giới, nhà đầu


tư mua vốn góp của các doanh nghiệp
chưa niêm yết, cổ phiếu, trái phiếu và
các loai chứng khoán trên thị trường,
các giấy tờ có giá khác, hoặc ủy thác đầu
tư thông qua các quỹ đầu tư chứng
khoán hay qua các định chế tài chính
trung gian khác.

Ưu điểm:

- Nhà đầu tư cá nhân cũng có thể tham gia

- Giúp nhà đầu tư đa dạng hóa danh mục đầu tư

- Có thể nhanh thu được lợi nhuận hơn so với đầu tư


trực tiếp

- Có tính thanh khoản cao hơn so với đầu tư trực tiếp

19
18/11/2021

Nhược điểm:

- Không nắm quyền kiểm soát hoặc có khả năng tác


động đến hoạt động quản lý, điều hành của doanh
nghiệp ở nước ngoài

- Phần lợi ích thu được cũng thấp hơn so với hình thức
đầu tư trực tiếp

Cơ sở lựa chọn các hình thức kinh doanh quốc tế

20
18/11/2021

Điều kiện cụ thể của doanh nghiệp

- Quy mô của doanh nghiệp

- Kinh nghiệm sẵn có về kinh doanh quốc tế

- Đặc tính của sản phẩm

Môi trường kinh doanh

- Sự khác biệt về văn hóa xã hội giữa nơi đặt trụ sở


chính của doanh nghiệp và thị trường nước ngoài
- Rủi ro quốc gia hoặc sự không ổn định về nhu cầu trên
thị trường
- Quy mô và tốc độ tăng trưởng của thị trường
- Các rào cản thương mại trực tiếp và gián tiếp
- Mức độ cạnh tranh trên thị trường
- Số lượng các trung gian thương mại trên thị trường

21
18/11/2021

Đặc điểm của từng hình thức KDQT

- Mức độ rủi ro

- Mức độ kiểm soát

- Mức độ linh hoạt

22

You might also like