You are on page 1of 5

Chương 4: KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO

I. Khái niệm và phân loại hàng tồn kho


1. Khái niệm
Hàng tồn kho là những tài sản ngắn hạn:
(a) Được giữ để bán trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường;
(b) Đang trong quá trình sản xuất, kinh doanh dở dang;
(c) Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ để sử dụng trong quá trình sản xuất,
kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ;
2. Phân loại
- Hàng hóa mua về để bán: Nhóm này gồm hàng hóa dự trữ trong kho, hàng mua
đi đường, hàng gửi đi bán, hàng gửi đi gia công chế biến.
- Thành phẩm đang trong kho chờ bán và thành phẩm gửi đi bán: là sản phẩm đã
được chế tạo xong ở giai đoạn chế biến cuối cùng trong quá trình sản xuất, được kiểm
nghiệm đủ tiêu chuẩn nhập kho.
- Sản phẩm đang chế tạo chưa hoàn thành và sản phẩm hoàn thành chưa làm thử
tục nhập kho thành phẩm (sản phẩm dở dang và bán thành phẩm): là những sản phẩm đã
được chế tạo xong một bước chế biến có thể đem ra ngoài bán.
- Nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho, gửi đi gia công chế biến hoặc đã
mua đang đi trên đường: là những nguyên vật liệu sẽ được sử dụng trong quá trình sản
xuất nhưng chưa chuyển vào quá trình sản xuất.
II. Các phương pháp quản lý hàng tồn kho
* Theo phương pháp kê khai thường xuyên
Giá gốc hàng Giá gốc hàng Giá vốn Giá gốc hàng
tồn kho đầu + tồn kho mua = hàng đã + tồn kho cuối
kỳ vào trong kỳ bán kỳ

Hoặc
Giá vốn Giá gốc Giá gốc hàng Giá gốc hàng
hàng đã = hàng tồn + tồn kho mua - tồn kho cuối
bán kho đầu kỳ vào trong kỳ kỳ

* Theo phương pháp kiểm kê định kỳ


Giá vốn Giá gốc Giá gốc hàng Giá gốc hàng tồn kho
hàng đã = hàng tồn + tồn kho mua - cuối kỳ (theo kết quả
bán kho đầu kỳ vào trong kỳ kiểm kê)

* Việc xác định khối lượng hàng tồn kho gồm hai bước:
- Thực hiệm kiểm kê kho thực tế: cân, đong, đo đếm mỗi loại hàng tồn kho
- Xác định quyền sở hữu hàng hóa:
+ Hàng mua đang đi đường: DN cần xác định hàng đã thuộc sở hữu của doanh
nghiệp phụ thuộc vào điều khoản mua bán hàng ký giữa 2 bên: FOB điểm đi (hàng trên
tàu thuộc sở hữu của người mua) hay FOB điểm đến (hàng trên tàu vẫn thuộc sở hữu
của người bán).
+ Hàng gửi đi bán, gửi đại lý, ký gửi: là trị giá hàng hóa hoặc thành phẩm mà
doanh nghiệp đã xuất kho gửi tới các đơn vị khác.
III. Tính giá hàng tồn kho
1. Phương pháp thực tế đích danh
- Phương pháp thực tế đích danh dựa trên giá trị thực tế của từng thứ hàng hóa
mua vào, từng thứ sản xuất: Giá xuất kho của hàng tồn kho được tính theo giá thực tế
của lần nhập kho hàng tồn kho đó.
- Đối tượng áp dụng: Các DN có ít mặt hàng hoặc mặt hàng ổn định và nhận diện
được, kinh doanh mặt hàng có giá trị lớn và có tính tách biệt cao.
2. Phương pháp tính giá dựa vào giả định
2.1. Phương pháp kiểm kê định kỳ
a) Phương pháp giá đơn vị bình quân
Theo phương pháp bình quân, giá trị của từng loại hàng tồn kho được tính theo
giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho tương tự đầu kỳ và giá trị từng loại hàng
tồn kho được mua hoặc được sản xuất trong trong kỳ.
Giá gốc hàng tồn kho đầu kỳ và nhập trong kỳ
Giá đơn vị bình quân = Số lượnghàng tồn kho đầu kỳ và nhậptrong kỳ
Giá gốc hàng xuất kho (GVHB) = Số lượng hàng xuất x Giá đơn vị bình quân
Số lượng Giá đơn
Tổng giá trị hàng tồn trong kho cuối kỳ = hàng tồn kho x vị bình
cuối kỳ quân
Hoặc
Giá gốc hàng tồn Giá gốc hàng
Tổng giá trị hàng tồn trong kho cuối kỳ = kho trong kỳ và – xuất kho
nhập trong kỳ (GVHB)
b) Phương pháp nhập trước – xuất trước
- Phương pháp này dựa trên giả định là hàng tồn kho được mua trước hoặc sản
xuất trước thì được xuất trước, và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng tồn kho được
mua hoặc sản xuất gần thời điểm cuối kỳ.
- Tính
o B1: Tính Tổng giá trị hàng tồn trong kho cuối kỳ: tính tổng giá từ cuối kỳ
ngược về những ngày trong kỳ
o B2: Tính
Tổng giá trị Giá gốc hàng tồn Tổng giá trị
hàng xuất = kho trong kỳ và – hàng tồn trong
(GVHB) nhập trong kỳ kho cuối kỳ
c) Phương pháp nhập sau – xuất trước
- Phương pháp này dựa trên giả định là hàng tồn kho được mua sau hoặc sản xuất
sau thì được xuất trước, và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc
sản xuất trước đó.
- Tính
o B1: Tính Tổng giá trị hàng tồn trong kho cuối kỳ: tính tổng giá từ ngày đầu
kỳ đến các ngày tiếp theo
o B2: Tính
Tổng giá trị Giá gốc hàng tồn Tổng giá trị
hàng xuất = kho trong kỳ và – hàng tồn trong
(GVHB) nhập trong kỳ kho cuối kỳ
* Lưu ý:

Giá gốc hàng bán = Giá gốc hàng + Giá gốc hàng
sẵn có để bán tồn kho đầu kỳ mua trong kỳ

Giá vốn hàng bán = Giá gốc hàng bán sẵn có để bán – Giá gốc hàng tồn kho cuối kỳ
2.2. Phương pháp kê khai thường xuyên
a) Phương pháp giá đơn vị bình quân
Theo phương pháp bình quân gia quyền, giá trị từng loại hàng tồn kho được tính
theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho tương tự đầu kỳ và giá trị từng loại
hàng tồn kho được mua hoặc được sản xuất trong trong kỳ.
Giá gốc hàng tồn kho đầu kỳ và nhập trong kỳ
Giá đơn vị bình quân = Số lượnghàng tồn kho đầu kỳ và nhậptrong kỳ
Giá gốc hàng xuất kho (GVHB) = Số lượng hàng xuất x Giá đơn vị bình quân
Số lượng Giá đơn
Tổng giá trị hàng tồn trong kho cuối kỳ = hàng tồn kho x vị bình
cuối kỳ quân
Hoặc
Giá gốc hàng tồn Giá gốc hàng
Tổng giá trị hàng tồn trong kho cuối kỳ = kho trong kỳ và – xuất kho
nhập trong kỳ (GVHB)
Tính
Giá vốn hàng bán trong ngày = Số lượng hàng xuất trong ngày x Giá đơn vị bình quân
b) Phương pháp nhập trước – xuất trước
- Tính Giá vốn hàng bán từ lúc nhập đầu kỳ đến các ngày tiếp theo trong kỳ theo
từng ngày.
c) Phương pháp nhập sau – xuất trước
- Tính Giá vốn hàng bán từ lúc nhập cuối kỳ ngược về ngày nhập trước đó theo
từng ngày.
IV. Phương pháp kế toán biến động hàng tồn kho
1. Tài khoản sử dụng
Nợ Tài khoản Hàng hóa/Nguyên vật liệu/Hàng gửi đi bán/Hàng mua đi đường Có
SDĐK: Giá trị hàng tồn kho cuối kỳ trước
Giá gốc hàng tồn kho tăng Giá gốc hàng tồn kho giảm
Tổng phát sinh tăng Tổng phát sinh giảm
SDCK: Giá trị hàng tồn kho cuối kỳ này

2. Trình tự kế toán nghiệp vụ tăng giảm hàng tồn kho


* Khi mua hàng nhập kho:
Nợ TK Hàng hóa/Nguyên vật liệu: Giá gốc hàng hóa nhập kho
Nợ TK Hàng mua đi đường: Giá trị hàng hóa, nguyên vật liệu đã mua
nhưng cuối kỳ đang trong quá trình vận chuyển chưa về kho.
Nợ TK Thuế GTGT đầu vào: số thuế GTGT của số hàng mua về
Có TK Phải trả người bán: Tổng số còn nợ người bán
Có TK Tiền: Tổng giá thanh toán
* Khi hàng đi đường cuối kỳ trước khi nhập kho kỳ này:
Nợ TK Hàng hóa: Trị giá thực tế hàng hóa nhập kho
Nợ TK Nguyên vật liệu: Trị giá thực nguyên vật liệu nhập kho
Có TK Hàng mua đi đường
* Khi xuất kho hàng hóa tiêu thụ:
Nợ TK Giá vốn hàng bán: Giá vốn hàng bán đã tiêu thụ
Nợ TK Hàng gửi bán: Giá vốn hàng gửi bán chờ chấp nhận
Có TK Hàng hóa: Giá thực tế hàng hóa xuất kho
* Khi xuất kho vật liệu cho sản xuất:
Nợ TK Chi phí sản xuất
Có TK Nguyên vật liệu: Trị giá nguyên vật liệu xuất kho
V. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
- Vào thời điểm cuối kỳ, khi giá thị trường của hàng tồn kho có thể thấp hơn giá
gốc do biến đổi thị trường, hoặc do hàng tồn kho quá hạn sử dụng, chất lượng giảm sút,
kế toán phải ghi giảm giá hàng gốc hàng tồn kho xuống giá trị thay thế số hàng đó.
- Chênh lệch giữa giá gốc với giá thay thế được ghi nhận như một khoản chi phí
dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
- Ghi nghiệp vụ:
Nợ TK Chi phí dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Có TK Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
VI. Trình bày thông tin hàng tồn kho trên báo cáo tài chính
1. Trình bày báo cáo tài chính
- Trên Bảng cân đối kế toán: Hàng tồn kho được trình bày dưới 2 chỉ tiêu “Hàng
tồn kho” và “Dự phòng giảm giá hàng tồn kho”.
- Trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Hàng tồn kho được trình bày dưới
chỉ tiêu “Giá vốn hàng bán” (giá gốc của hàng tồn kho được bán trong kỳ)
Giá trị thuần có thể thực hiện được = Giá gốc HTK – Dự phòng giảm giá HTK
2. Gian lận và sai sót về kế toán hàng tồn kho
Hàng tồn kho là một loại tài sản dễ có gian lận trên báo cáo tài chính như báo cáo
sai lượng hàng dự trữ

Gian lận/sai sót Giá vốn hàng bán Lợi nhuận


Báo cáo thiếu hàng tồn kho đầu kỳ Thấp Cao
Phóng đại hàng tồn kho đầu kỳ Cao Thấp
Báo cáo thiếu hàng tồn kho cuối kỳ Cao Thấp
Phóng đại hàng tồn kho cuối kỳ Thấp Cao

You might also like