You are on page 1of 8

CHƯƠNG 5: KẾ TOÁN TÀI SẢN BẰNG TIỀN VÀ CÁC

KHOẢN PHẢI THU

I. Kế toán tài sản bằng tiền


1. Khái niệm và phân loại
a) Khái niệm
* Tài sản bằng tiền là một bộ phận của tài sản ngắn hạn trong doanh nghiệp,
tồn tại trực tiếp dưới hình thái giá trị, có tính thanh khoản cao nhất. Do vậy, thông tin
về tài sản bằng tiền được dùng để đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
* Đặc điểm:
- Có tính linh hoạt, luân chuyển cao
- Có thể chuyển đổi đề dùng các loại tài sản khác
- Đây cũng chính là đối tượng của sự gian lận tham ô và tiêu cực trong doanh
nghiệp. Bởi vậy, tài sản bằng tiền cần đươc quản lý chặt chẽ và cần thực hiện nguyên
tắc bất kiêm nhiệm.
b) Phân loại
* Xét theo trạng thái tồn tại:
- Tiền mặt tại quỹ
- Tiền gửi ngân hàng
- Tiền đang chuyển
* Xét theo biểu hiện trạng thái:
- Tiền Nội tệ
- Ngoại tệ
- Kim loại quý (Vàng)
* Xét theo luồng tiền hoạt động:
- Luồng tiền từ hoạt động đầu tư
- Luồng tiền từ hoạt động tài chính
- Luồng tiền từ hoạt động kinh doanh

2. Phương pháp kế toán


2.1. Tiền mặt
a) Kết cấu

Nợ Tài khoản Tiền mặt Có


SDĐK: Số tiền mặt đầu kỳ
Các nghiệp vụ làm tăng tiền mặt Các nghiệp vụ làm tăng tiền mặt

Tổng tiền mặt tăng Tổng tiền mặt giảm


SDCK: Số tiền mặt cuối kỳ

b) Trình tự ghi kế toán


* Các nghiệp vụ làm tăng tiền mặt
- Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt:
Nợ TK Tiền mặt
Có TK Tiền gửi ngân hàng
- Bán hàng cho khách hàng và thu được bằng tiền mặt:
Nợ TK Tiền mặt
Có TK Doanh thu bán hàng
Có TK Thuế GTGT đầu ra phải nộp
- Khách hàng trả nợ bằng tiền:
Nợ TK Tiền mặt, TK Tiền gửi ngân hàng
Có TK Phải thu khách hàng
* Các nghiệp vụ làm giảm tiền mặt
- Chi tiền mặt để mua hàng hóa, nguyên vật liệu hoặc tài sản cố định phục vụ
cho hoạt động SXKD:
Nợ TK Hàng hóa, TK Nguyên vật liệu, TK Tài sản cố định
Nợ TK Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Có TK Tiền mặt
- Chi tiền mặt để tạm ứng cho công nhân viên:
Nợ TK Tạm ứng
Có TK Tiền mặt
- Chi tiền để trả nợ người bán:
Nợ TK Phải trả người bán
Có TK Tiền mặt
- Chi tiền mặt để thanh toán cho người lao động:
Nợ TK Phải trả người lao động
Có TK Tiền mặt
2.2. Tiền gửi ngân hàng
a) Kết cấu

Nợ Tài khoản Tiền gửi ngân hàng Có


SDĐK: Số tiền gửi ngân hàng đầu kỳ
Các nghiệp vụ làm tăng tiền gửi ngân Các nghiệp vụ làm giảm tiền gửi ngân
hàng hàng
Tổng tiền gửi ngân hàng tăng Tổng tiền gửi ngân hàng giảm
SDCK: Số tiền gửi ngân hàng cuối kỳ

b) Trình tự ghi kế toán


* Các nghiệp vụ làm tăng tiền gửi ngân hàng
- Chuyển tiền mặt vào tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp:
Nợ TK Tiền gửi ngân hàng
Có TK Tiền mặt
- Bán hàng cho khách hàng và thu chuyển khoản:
Nợ TK Tiền gửi ngân hàng
Có TK Doanh thu bán hàng
Có TK Doanh thu cung cấp dịch vụ
Có TK Thuế GTGT đầu ra, phải nộp
- Khách hàng chuyển khoản trả nợ cho doanh nghiệp:
Nợ TK Tiền mặt, TK Tiền gửi ngân hàng
Có TK Phải thu khách hàng
* Các nghiệp vụ làm giảm tiền gửi ngân hàng
- Rút tiền gửi ngân hàng để mua hàng hóa, nguyên vật liệu hoặc tài sản cố
định phục vụ cho hoạt động SXKD:
Nợ TK Hàng hóa, TK Nguyên vật liệu, TK Tài sản cố định
Nợ TK Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Có TK Tiền gửi ngân hàng
- Rút tiền gửi ngân hàng để trả nợ người bán:
Nợ TK Phải trả người bán
Có TK Tiền gửi ngân hàng
- Chuyển khoản trả lương cho người lao động:
Nợ TK Phải trả người lao động
Có TK Tiền mặt, Tiền gửi ngân hàng

II. Kế toán các khoản phải thu


1. Khái niệm
Các khoản phải thu là một bộ phận thuộc tài sản của DN đang bị các đơn vị và
các cá nhân khác chiếm dụng mà doanh nghiệp có trách nhiệm phải thu hồi. Bao
gồm:
- Phải thu khách hàng: phát sinh khi doanh nghiệp bán sản phẩm hoặc cung
cấp dịch vụ cho khách hàng nhưng khách hàng chưa trả tiền.
- Thương phiếu phải thu:
- Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
- Tạm ứng cho CNV
- Ứng trước cho người bán
- Phải thu khác
DN cần phải theo dõi các khoản phải thu chi tiết theo từng đối tượng và theo
thời hạn nợ. Việc theo dõi chi tiết nợ theo thời hạn sẽ giúp doanh nghiệp quản lý và
đôn đốc thu hồi nợ hiệu quả hơn

2. Phương pháp kế toán các khoản phải thu


2.1. Kế toán phải thu khách hàng
a) Kết cấu

Nợ Tài khoản Phải thu khách hàng Có


SDĐK: Số nợ phải thu đầu kỳ
Các nghiệp vụ làm tăng nợ phải thu Các nghiệp vụ làm giảm nợ phải thu
khách hàng khách hàng
Tổng nợ phải thu tăng Tổng nợ phải thu giảm
SDCK: Số nợ phải thu cuối kỳ

b) Trình tự ghi kế toán


- Khi bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ cho khách hàng nhưng chưa thu được
tiền:
Nợ TK Phải thu khách hàng: tổng thanh toán
Có TK Doanh thu bán hàng, TK Doanh thu cung cấp dịch vụ
Có TK Thuế GTGT đầu ra phải nộp
- Khi khách hàng thanh toán tiền hàng cho doanh nghiệp:
Nợ TK Tiền mặt, TK Tiền gửi ngân hàng
Có TK Phải thu khách hàng
- Khi khách hàng trả lại hàng hoặc giảm giá cho khách hàng hoặc cho khách
hàng hưởng :
Nợ TK Hàng bán bị trả lại và giảm giá hàng bán/Chiết khấu thương mại
Nợ TK Thuế GTGT phải nộp
Có TK Phải thu khách hàng
- Khi cho KH hưởng chiết khấu thanh toán:
Nợ TK Chiết khấu bán hàng
Có TK Phải thu khách hàng

2.2. Kế toán thương phiếu phải thu


a) Khái niệm và thông tin cơ bản
* Khái niệm: Thương phiếu phải thu là chứng chỉ cam kết sẽ thanh toán một
khoản nợ vào một thời điểm cụ thể trong tương lai.
* Thông tin cơ bản trên thương phiếu bao gồm:
(1) Nợ gốc thương phiếu
(2) Lãi suất thương phiếu
(3) Thời hạn nợ thương phiếu
b) Công thức tính thương phiếu
* Các bước
- Xác định ngày đến hạn
- Tính lãi suất: bỏ qua ngày đầu tiên phát hành phiếu, tính lãi suất từ ngày tiếp
theo đến ngày đến hạn.
* Cách tính
Vào ngày đáo hạn, người phát hành thương phiếu có nghĩa vụ thanh toán cho
người thụ hưởng thương phiếu toàn bộ gốc và lãi thương phiếu (giá trị thương phiếu
khi đáo hạn)
Giá trị thương phiếu = Nợ gốc của + Lãi của thương
khi đáo hạn thương phiều phiếu

Lãi của = Nợ gốc của x Lãi suất thương x Thời hạn nợ của
thương phiếu thương phiếu phiếu thương phiếu

Lãi của thương Nợ gốc của Thời hạn nợ đến


phiếu tại thời = thương x Lãi suất thương phiếu x thời điểm kế toán
điểm kế toán phiếu của thương phiếu

* Chiết khấu thương phiếu


- Trường hợp thương phiếu phải thu chưa đến hạn thanh toán, doanh nghiệp
mang thương phiếu bán cho ngân hàng hoặc các công ty tài chính để lấy tiền.
- Khi đó khoản chênh lệch giữa giá trị thương phiếu phải thu đến hạn và số
tiền mà bên thụ hưởng nhận được trước hạn gọi là phần chiết khấu thương phiếu.
Nếu doanh nghiệp cần tiền trước ngày đáo hạn có thể mang thương phiếu đến
chiết khấu sớm tại ngân hàng:

Chiếu khấu = Giá trị thương x Lãi suất chiết x Thời hạn nợ còn lại
thương phiều phiếu khi đáo hạn khấu của thương phiếu

Số tiền nhận được = Giá trị thương - Chiết khấu thương


khi chiết khấu phiếu khi đáo hạn phiếu
c) Ghi nhận bút toán
- Khi doanh nghiệp tiếp nhận thương phiếu từ khách hàng, kế toán ghi:
Nợ TK Thương phiếu phải thu
Có TK Doanh thu bán hàng/Cung cấp dịch vụ
Có TK Phải thu khách hàng
- Cuối kỳ, nếu thương phiếu phải thu chưa đáo hạn, ghi nhận tiền lãi
thương phiếu đã phát sinh:
Nợ TK Lãi thương phiếu phải thu
Có TK Doanh thu lãi thương phiếu
- Khi thương phiếu đáo hạn, doanh nghiệp nhận tiền, kế toán ghi:
Nợ TK Tiền: Gốc và Lãi
Có TK Thương phiếu phải thu: Gốc
Có TK Lãi thương phiếu phải thu: Lãi của những kỳ trước
Có TK Doanh thu lãi thương phiếu: Lãi kỳ này
- Nếu doanh nghiệp chiết khấu thương phiếu trước ngày đáo hạn. Tùy thuộc
vào số tiền nhận được, kế toán ghi sổ như sau:
+ Nếu số tiền nhận được > nợ gốc:
Nợ TK Tiền
Có TK Thương phiếu phải thu
Có TK Doanh thu lãi thương phiếu
+ Nếu số tiền nhận được < nợ gốc:
Nợ TK Tiền: Số tiền thu
Nợ TK Chi phí lãi thương phiếu: Lãi chiết khấu thương phiếu
Có TK Thương phiếu phải thu: Số nợ gốc
2.3. Kế toán các khoản phải thu khác
* Kế toán thuế GTGT được khấu trừ: Trường hợp DN tính thuế GTGT theo phương
pháp khấu trừ và khi phát sinh hóa đơn đầu vào, ghi nhận thuế GTGT đầu vào:
Nợ TK Hàng tồn kho, TK TSCĐ, TK Chi phí: Giá mua các yếu tố đầu vào
Nợ TK Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ: Số thuế GTGT đầu vào tương ứng
Có TK Tiền mặt, TK Tiền gửi ngân hàng, TK Phải trả NB
* Kế toán khoản tạm ứng cho công nhân viên:
- Khi doanh nghiệp tạm ứng tiền cho công nhân viên:
Nợ TK Tạm ứng
Có TK Tiền mặt
- Khi công nhân viên thực hiện thanh toán hoàn ứng cho doanh nghiệp:
Nợ TK Hàng hóa, TK Nguyên vật liệu, TK Tài sản cố định
Nợ TK Tiền mặt, TK Phải trả người lao động: số tạm ứng thừa
Có TK Tạm ứng
* Kế toán ứng trước tiền cho người bán
- Khi ứng trước tiền cho người bán để mua hàng:
Nợ TK Ứng trước tiền cho người bán
Có TK Tiền mặt, TK Tiền gửi ngân hàng
- Khi nhận được hàng hóa, nguyên vật liệu… trừ vào tiền ứng trước:
Nợ TK Hàng hóa, TK Nguyên vật liệu…
Nợ TK Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK Ứng trước tiền cho người bán
- Nhận lại tiền ứng trước thừa từ người bán:
Nợ TK Tiền mặt, TK Tiền gửi ngân hàng
Có TK Ứng trước tiền cho người bán
* Phải thu khác phát sinh với đối tượng vãng lai: như phải thu về tiền bồi thường
làm hư hỏng tài sản, các khoản kiểm sê thiếu tài sản tạm thời chưa tìm ra nguyên
nhân:
Nợ TK Phải thu khác
Có TK Tiền mặt, TK Nguyên vật liệu…

3. Kế toán dự phòng phải thu khó đòi


3.1. Phương pháp xóa sổ trực tiếp
Nợ TK Chi phí nợ khó đòi
Có TK Phải thu khách hàng
3.2. Phương pháp lập dự phòng phải thu khó đòi
a) Các bước thực hiện
Giá trị có thể = Tổng số tiền phải thu - Khoản ước tính
thu hồi được khách hàng không thu hồi được

b) Kết cấu
Nợ Tài khoản Dự phòng nợ PT khó đòi Có
Dư đầu kỳ: Dự phòng nợ phải thu
khó đòi đầu kỳ
Dự phòng bù đắp nợ PT không thu hồi được
Trích lập dự phòng cuối năm
Dư CK: Dự phòng phải thu khó đòi
cuối kỳ

c) Phương pháp kế toán


1. Doanh nghiệp ước tính nợ phải thu khách hàng khó đòi.
2. Doanh nghiệp ghi nợ khó đòi ước tính:
Nợ TK Chi phí nợ khó đòi
Có TK Dự phòng nợ phải thu khó đòi
3. Khi doanh nghiệp chính thức xóa nợ phải thu khách hàng không thu hồi
được, sẽ ghi:
Nợ TK Dự phòng nợ phải thu khó đòi
Có TK Phải thu khách hàng.
d) Phương pháp ước tính Nợ phải thu khó đòi
(1) Phương pháp ước tính theo tỉ lệ phần trăm doanh thu: Theo phương pháp
này, nhà quản lý sẽ ước tính bao nhiêu phần trăm doanh thu bán hàng chịu sẽ không
thu hồi được.
(2) Phương pháp phân tích tuổi nợ của khách hàng: Theo phương pháp này,
ước tính nợ phải thu khó đòi dựa trên ước tính bao nhiêu phần trăm khoản phải thu
khách hàng sẽ không thu hồi được.
III. Trình bày thông tin về tài sản bằng tiền và các khoản phải thu trên BCTC
- Thông tin về tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, phải thu khách hàng được trình
bày bên phần tài sản ngắn hạn của Bảng cân đối kế toán.
- DN sẽ cung cấp thông tin về số tiền phải thu khách hàng và đồng thời cung
cấp kèm thêm thông tin về khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi trên Bảng cân đối kế
toán.
- Thông tin về dự phòng nợ phải thu khó đòi được trình bày trên mục tài sản
ngắn hạn của Bảng cân đối kế toán nhưng ghi số tiền âm.

You might also like