You are on page 1of 5

CHƯƠNG 7: KẾ TOÁN NỢ PHẢI TRẢ

I. Khái quát chung về nợ phải trả


1. Khái niệm
* Khái niệm: là một trong những nguồn hình thành nên tài sản của doanh nghiệp,
được định nghĩa là nghĩa vụ hiện tại mà doanh nghiệp phải sử dụng các nguồn lực để
thanh toán.
* Hình thức thanh toán nợ phải trả:
- Trả bằng tiền
- Trả bằng tài sản khác
- Cung cấp dịch vụ hoặc thay thế nghĩa vụ này bằng nghĩa vụ khác.
* Nợ phải trả phổ biến: sử dụng dịch vụ hoặc hàng hóa chưa trả tiền, vay nợ, phải
trả người lao động, thuế phải nộp…
* Điều kiện ghi nhận một khoản nợ phải trả:
- Nghĩa vụ phải trả hiện tại của doanh nghiệp phải được xác định một cách
đáng tin cậy về giá trị và thời gian.
- Nghĩa vụ phải trả được hình thành từ một nghiệp vụ trong quá khứ.
* Các nguyên tắc sau phải đảm bảo nhằm cung cấp thông tin đầy đủ và kịp thời cho
người sử dụng thông tin:
- Theo dõi chi tiết các khoản nợ theo từng chủ nợ;
- Theo dõi chi tiết các khoản nợ theo từng thời hạn thanh toán để có kế hoạch
thanh toán các khoản nợ khi đến hạn tương lai
2. Phân loại
Nợ phải trả ngắn hạn Nợ phải trả dài hạn
Khái là nghĩa vụ mà đơn vị phải thanh toán là nghĩa vụ mà đơn vị phải thanh toán
niệm trong vòng 1 năm hoặc 1 chu kỳ kinh sau 12 tháng hoặc sau 1 chu kỳ kinh
doanh tính từ ngày lập báo cáo tài chính. doanh tính từ ngày lập báo cáo tài chính.
Bao - Phải trả người bán - Trái phiếu phải trả
gồm - Phải trả người lao động - Vay nợ phải trả
- Thương phiếu phải trả - Thuê tài chính dài hạn
- Lãi vay phải trả - Thương phiếu phải trả dài hạn
- Thuế nộp ngân sách nhà nước - Vay dài hạn
II. Kế toán Nợ phải trả ngắn hạn
1. Phải trả người bán
* Khái niệm: là nghĩa vụ phải thanh toán đối với nhà cung cấp do doanh nghiệp sử
dụng dịch vụ hoặc mua hàng nhưng chưa trả tiền.
* Kết cấu tài khoản
Nợ Tài khoản Phải trả người bán Có
SDĐK: Số nợ người bán đầu kỳ
Số nợ giảm do DN thanh toán cho người bán Số nợ tăng do DN mua chịu

Tổng phát sinh giảm Tổng phát sinh tăng


SDCK: Số nợ người bán cuối kỳ
* Các nghiệp vụ chủ yếu:
- Khi doanh nghiệp mua chịu hàng hóa, dịch vụ chưa thanh toán:
Nợ TK Hàng hóa, TSCĐ, Chi phí dịch vụ: Trị giá mua không thuế
GTGT đầu vào
Nợ TK Thuế GTGT được khấu trừ: Số thuế GTGT đầu vào
Có TK Phải trả người bán: Tổng giá thanh toán cả thuế GTGT
- Khi thanh toán khoản nợ phải trả người bán:
Nợ TK Phải trả người bán
Có TK Tiền mặt, TGNH
- Được hưởng chiết khấu do thanh toán sớm cho người bán:
Nợ TK Phải trả người bán: Tổng giá thanh toán được giảm
Có TK Hàng hóa: Trị giá hàng hóa được giảm
Có TK Thuế GTGT được khấu trừ: Số thuế giảm tương ứng
2. Khách hàng ứng trước
* Khái niệm: Khách hàng ứng trước là nghĩa vụ phải trả khách hàng do doanh
nghiệp nhận trước tiền hàng mà chưa cung cấp hàng hóa, dịch vụ
* Kết cấu tài khoản
Nợ Tài khoản Khách hàng ứng trước Có
SDĐK: Số tiền khách hàng ứng trước đầu kỳ
Trị giá hàng giao cho khách hàng liên Số tiền ứng trước của khách hàng tăng
quan đến số tiền ứng trước

Tổng phát sinh giảm Tổng phát sinh tăng


SDCK: Số tiền khách hàng ứng trước cuối kỳ

* Các nghiệp vụ chủ yếu:


- Khi nhận tiền khách hàng ứng trước:
Nợ TK Tiền mặt, Tiền gửi ngân hàng
Có TK Khách hàng ứng trước
- Khi giao hàng liên quan tới số khách hàng ứng trước, bên cạnh bút toán
phản ánh giá vốn, kế toán phản ánh doanh thu:
Nợ TK Khách hàng ứng trước
Có TK Doanh thu bán hàng
Có TK Thuế GTGT phải nộp

3. Doanh thu chưa thực hiện


* Khái niệm: Doanh thu chưa thực hiện là nghĩa vụ phải cung cấp dịch vụ trong
tương lai trong nhiều kỳ kế toán do nhận trước tiền của khách hàng nhưng chưa hoàn
thành việc cung cấp dịch vụ.
* Để ghi nhận doanh thu trong kỳ, DN phải thỏa mãn nguyên tắc doanh thu thực
hiện: có thể đo lường được doanh thu và đã đạt được doanh thu.
- Cuối kỳ kế toán: xác định khối lượng công việc hoàn thành để ghi nhận doanh thu
* Kết cấu tài khoản
Nợ Tài khoản Doanh thu chưa thực hiện Có
SDĐK: Nghĩa vụ phải cung cấp dịch vụ
cho khách hàng đầu kì
Các phát sinh giảm doanh thu chưa thực Các phát sinh tăng doanh thu chưa thực
hiện hiện

SDCK: Nghĩa vụ phải cung cấp dịch vụ


cho khách hàng cuối kì

* Các nghiệp vụ
- Khi doanh nghiệp nhận trước tiền doanh thu cung cấp dịch vụ hoặc hoàn
thành xong sản phẩm:
Nợ TK Tiền/Phải thu khách hàng
Có TK Doanh thu nhận trước: Doanh thu ban đầu nhận theo hợp đồng
- Khi đến cuối kỳ mà dịch vụ hoặc sản phẩm chưa sử dụng xong
Nợ TK Doanh thu nhận trước:
Có TK Doanh thu cung cấp dịch vụ hoặc hoàn thành xong sản
phẩm

Doanh thu cung cấp dịch vụ hoặc = Doanh thu x thời gianđã sử dụng
sản phẩm ứng với thời gian sử dụng nhận trước thời gian sử dụng ước tính

4. Phải nộp ngân sách nhà nước


* Khái niệm: Phải nộp ngân sách nhà nước là nghĩa vụ phải nộp các khoản thuế, phí,
lệ phí của doanh nghiệp.
* Kết cấu tài khoản
Nợ Tài khoản Phải nộp ngân sách nhà nước Có
SDĐK: Số thuế, phí lệ phí phải nộp nhà
nước đầu kỳ
Các phát sinh giảm nghĩa vụ phải nộp Các phát sinh tăng nghĩa vụ phải nộp nhà
nhà nước nước

SDCK: Số thuế, phí lệ phí phải nộp nhà


nước cuối kỳ

* Thuế GTGT
- Khái niệm: là thuế tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát
sinh qua từng khấu sản xuất, bán buôn, bán lẻ.
- Cách xác định số thuế GTGT phải nộp:
Số thuế GTGT phải nộp = Số thuế GTGT đầu ra – Số thuế GTGT đầu vào
được khấu trừ
- Các nghiệp vụ:
+ Khấu trừ thuế GTGT đầu vào:
Nợ TK Thuế GTGT phải nộp
Có TK Thuế GTGT được khấu trừ
+ Khi nộp thuế GTGT còn phải nộp:
Nợ TK Thuế GTGT phải nộp
Có TK Tiền mặt, Tiền gửi ngân hàng
* Thuế Thu nhập doanh nghiệp
- Khái niệm: là thuế trực thu, thu trên kết quả tài chính của doanh nghiệp.
- Cách xác định số thuế GTGT phải nộp:
Số thuế TNDN = Tổng số thu nhập chịu – Thuế suất thuế thu
phải nộp trong kỳ thuế nhập doanh nghiệp

- Các nghiệp vụ:


+ Cuối năm tài chính, nếu doanh nghiệp có lãi sẽ phải tính ra số thuế thu
nhập phải nộp ngân sách và đưa vào chi phí của doanh nghiệp:
Nợ TK Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
Có TK Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp
+ Khi nộp thuế, kế toán ghi nhận:
Nợ TK Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp
Có TK Tiền mặt, TGNH

5. Phải trả người lao động


* Khái niệm: Là nghĩa vụ phải thanh toán của doanh nghiệp đối với người lao động
do sử dụng sức lao động của họ, bao gồm: tiền lương phải trả, tiền ăn ca, thưởng, phụ
cấp, bảo hiểm và các khoản khác.
* Tổng số phải trả cho người lao động: bao gồm tiền lương, phụ cấp, phúc lợi
* Các khoản giảm trừ:
- Các khoản trích theo lương:
+ Bảo hiểm xã hội
+ Bảo hiểm y tế
+ Bảo hiểm thất nghiệp,…
* Thuế thu nhập cá nhân: được khấu trừ trực tiếp từ thu nhập hàng kỳ
Tỷ lệ trích lương:
Bảo hiểm xã hội Bảo hiểm y tế Bảo hiểm thất nghiệp Tổng cộng
Người lao động 8% 1,5% 1% 10,5%
Doanh nghiệp 17,5% 3% 1% 21,5%
Tổng cộng 25,5% 4,5% 2% 32%

* Kết cấu tài khoản


Nợ Tài khoản Phải trả người lao động Có
SDĐK: Nghĩa vụ phải trả người lao động
đầu kỳ
Các khoản phải trả người lao động giảm Các khoản phải trả người lao động tăng

SDCK: Nghĩa vụ phải trả người lao động


cuối kỳ

* Xác định:
Tiền thuần phải trả người lao động = Tổng số phải trả - Các khoản giảm trừ
* Các nghiệp vụ:
- Khi doanh nghiệp tính ra số tiền phải trả người lao động:
Nợ TK Chi phí tiền lương – bộ phận bán hàng/ quản lý
Có TK Bảo hiểm xã hội: phần bảo hiểm người lao động phải đóng
Có TK Bảo hiểm y tế: phần bảo hiểm người lao động phải đóng
Có TK Bảo hiểm thất nghiệp: phần bảo hiểm người lao động phải
đóng
Có TK Thuế TNCN phải nộp: số thuế TNCN người lao động phải
nộp
Có TK Phải trả người lao động: tiền thuần còn phải trả người lao
động
- Ghi nhận số bảo hiểm doanh nghiệp phải đóng cho người lao động:
Nợ TK Chi phí tiền lương – bộ phận bán hàng/quản lý
Có TK Bảo hiểm xã hội: phần bảo hiểm doanh nghiệp phải đóng
Có TK Bảo hiểm y tế: phần bảo hiểm doanh nghiệp phải đóng
Có TK Bảo hiểm thất nghiệp: phần bảo hiểm doanh nghiệp phải
đóng
- Khi doanh nghiệp thanh toán tiền lương phải trả cho người lao động:
Nợ TK Phải trả người lao động
Có TK Tiền mặt, Tiền gửi ngân hàng
- Khi doanh nghiệp nộp số bảo hiểm lên cơ quan quản lý quỹ:
Nợ TK Bảo hiểm xã hội: Tổng số BHXH phải nộp
Nợ TK Bảo hiểm y tế: Tổng số BHYT phải nộp
Nợ TK Bảo hiểm thất nghiệp: Tổng số BHTN phải nộp
Có TK Tiền mặt, Tiền gửi ngân hàng
III. Kế toán NPT dài hạn (tự đọc)
IV. Trình bày thông tin nợ phải trả trên báo cáo tài chính

You might also like