You are on page 1of 2

NHỮ NG TÌM TÒ I VÀ ĐỔ I MỚ I TRƯỚ C

1986 CỦ A VIỆ T NAM


1. Yêu cầu cấp thiết
- Sản xuất ở Việt Nam tăng rất chậm, nhiều chỉ tiêu đặt ra nhưng không thực
hiện được không đạt được. Tài nguyên thiên nhiên thì bị lãng phí, phân phối
lưu thông rối ren. Người lao động thì thiếu việc làm, hàng tiêu dùng không
đủ thậm chí thiếu trầm trọng. Nhà ở và các cái điều kiện vệ sinh thì thiếu
thốn.
- Mất cân đối trong nền kinh tế chậm được thu hẹp, vai trò chủ đạo của kinh tế
quốc doanh bị suy yếu.
- Đời sống của nhân dân gặp rất nhiều khó khăn tiêu cực trong xã hội thì gia
tăng, công bằng xã hội thì bị vi phạm
 Quần chúng nhân dân giảm lòng tin với sự lãnh đạo của Đảng và sự điều
hành quản lý của Nhà nước
- Những sai lầm nghiêm trọng về chủ trương chính sách lớn của Đảng và Nhà
nước về chiến lược về chỉ đạo chiến lược và tổ chức thực hiện của Đảng và
Nhà nước. Thứ 2 là tại Hội nghị Trung ương lần thứ 24 khóa III, tại Hội
nghị này đã thừa nhận sự tồn tại của 5 thành phần kinh tế ở miền Nam và 3
thành phần kinh tế ở miền Bắc nhưng xác định mục tiêu và bước đi không
sát với thực tế, không coi trọng khôi phục kinh tế là nhiệm vụ cấp bách,
nông nghiệp chưa thực sự được xác định là mặt trận hàng đầu, nóng vội xóa
bỏ các thành phần kinh tế Phi XHCN
 Thực trạng của đất nước đã đặt ra 1 yêu cầu khách quan và bức thiết là
phải đổi mới
2. Quá trình đổi mới
- tháng 8/1979, Ban Chấp hành Trung ương khoá IV đã họp Hội nghị lần thứ
6 và rút ra nhận định: nhiều chủ trương trước đây do Đảng đề ra còn mang
nặng tính chủ quan nóng vội, thiếu căn cứ thực tiễn, Trung ương đã đề ra
nhiều biện pháp để điều chỉnh như thừa nhận sự tồn tại của nền kinh tế nhiều
thành phần, thừa nhận kinh tế hộ như một bộ phận của nền kinh tế xã hội
chủ nghĩa… Hội nghị đã ban hành 1 số chủ trương như trong nông nghiệp
Chính phủ đã ban hành các quyết định thúc đẩy sản xuất “bung ra” khuyến
kích tận dụng ruộng đất trong nông nghiệp và xóa bỏ các trạm kiểm soát có
tính cất ngăn sông cấm chợ ở các địa phương là bước đột phá đầu tiên của
quá trình đổi mới; ban hành Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 20/9/1979 về
“Phương hướng nhiệm vụ phát triển công nghiệp hàng tiêu dùng và công
nghiệp địa phương”; Chỉ thị 100-CT/TW ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư
khoá IV về “Cải tiến công tác khoán, mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm
lao động và người lao động trong hợp tác xã nông nghiệp” đã tạo ra 1 động
lực mới trong sản xuất nông nghiệp. Trong công nghiệp bắt đầu phát huy
quyền làm chủ về tài chính của các xí nghiệp quốc doanh cho phép các xí
nghiệp quốc doanh có nhiều nguồn cân đối và xây dựng kế hoach 3 phần mở
rộng hình thức trả lương khoán, lương sản phẩm và vận dụng hình thức tiền
thưởng trong các đơn vị sản xuất kinh doanh của Nhà nước . cùng với đó là
cải tiến công tác phân phối lưu thông thực hiện nguyên tắc giá cả phù hợp
với chi phí sản xuất lưu thông tiến đến xóa bỏ chế độ Tem phiếu.
- Hội nghị Trung ương 7 khóa V (12/1984), Ban Chấp hành Trung ương tiếp
tục khẳng định, điều quan trọng nhất hiện nay là phải kiên quyết nhanh
chóng bãi bỏ chế độ tập trung quan liêu, bao cấp, chuyển toàn bộ nền kinh tế
sang hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa.
- Đại hội V của Đảng (3/1982) đã phản ánh tư duy đổi mới của Đảng đang
hình thành đặc biệt là nhấn mạnh nông nghiệp là mặt trận hàng đầu trong
chặng đường trước mắt. Coi ổn định tình hình kinh tế xã hội là nhiệm vụ bức
thiết.
- Hội nghị Trung ương 8 khoá V (6/1985) chủ trương dứt khoát xoá bỏ cơ
chế tập trung quan liêu, bao cấp, thực hiện cơ chế một giá, thực hiện hạch
toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa, "thừa nhận sản xuất hàng hoá và các quy
luật của sản xuất hàng hoá”; Kết luận của Bộ Chính trị về một số vấn đề lớn
thuộc quan điểm kinh tế như: thực hiện kinh tế hàng hoá nhiều thành phần,
xoá bỏ cơ chế kinh tế tập trung bao cấp, sử dụng đúng quan hệ hàng hoá –
tiền tệ... Đây được coi là các “bước đột phá lớn”, một bước thử nghiệm, tìm
tòi quan trọng cho công cuộc đổi mới đất nước 1986, cốt yếu vẫn là cải tạo
lại quan hệ sản xuất sao cho phù hợp với trình độ hiện có để khôi phục nền
kinh tế, khắc phục khủng hoảng, nâng cao đời sống nhân dân.

You might also like