You are on page 1of 4

Trắc nghiệm củng cố tuần 11

Chủ đề: Thống nhất đất nước, xây dựng CNXH trên phạm vi cả nước
và các đột phá tư duy của Đảng trước đổi mới.
Người biên soạn: Cô Thanh Tùng
Câu 1. Chủ trương hoàn thành thống nhất nước nhà, đưa cả nước tiến nhanh, tiến mạnh lên chủ
nghĩa xã hội được nêu ở hội nghị nào dưới đây?
A. Hội nghị Ban Chấp hành trung ương lần thứ 23 (8/1975)
B. Hội nghị Ban Chấp hành trung ương lần thứ 24 (8/1975)
C. Hội nghị Ban Chấp hành trung ương lần thứ 25 (8/1975)
D. Hội nghị Ban Chấp hành trung ương lần thứ 26 (8/1975)
Câu 2. Quan điểm: Nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam là một, nước nhà cần sớm thống nhất về
mặt nhà nước được nêu tại hội nghị nào dưới đây?
A. Hội nghị Hiệp thương chính trị của hai đoàn đại biểu Nam Bắc tại Đà Lạt.
B. Hội nghị Hiệp thương chính trị của hai đoàn đại biểu Nam Bắc tại Hà Nội.
C. Hội nghị Hiệp thương chính trị của hai đoàn đại biểu Nam Bắc tại Sài Gòn.
D. Hội nghị Hiệp thương chính trị của hai đoàn đại biểu Nam Bắc tại Đà Nẵng.
Câu 3. Quyết định đổi tên Đảng Lao động Việt Nam thành Đảng Cộng sản Việt Nam được thông
qua ở sự kiện nào?
A. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (1960)
B. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng (1976)
C. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng (1982)
D. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (1986)
Câu 4. Hội nghị nào đánh dấu bước đột phá đầu tiên trong đổi mới kinh tế của Đảng?
A. Hội nghị Trung ương 3 khoá IV (1979)
B. Hội nghị Trung ương 4 khoá IV (1979)
C. Hội nghị Trung ương 5 khoá IV (1979)
D. Hội nghị Trung ương 6 khoá IV (1979)
Câu 5. Giai đoạn nào sau đây đánh dấu đột phá đầu tiên trong việc tìm tòi, khảo nghiệm về con
đường, biện pháp đổi mới đất nước của Đảng?
A. Từ năm 1979 đến trước Đại hội V (1982)
B. Từ Đại hội IV (1976) đến trước Đại hội VI (1986)
C. Từ năm 1982 đến trước đến trước Đại hội VI (1986) gắn với bước đột phá về lưu
thông và cơ chế quản lý.
D. Từ năm 1979 đến năm 1986 gắn với ba đột phá tư duy của Đảng trước đổi mới.
Câu 6. Hội nghị nào đánh dấu bước đột phá thứ hai trong quá trình tìm tòi, đổi mới kinh tế của
Đảng?
A. Hội nghị Trung ương 8 khoá V (1985)
B. Hội nghị Trung ương 9 khoá V (1985)
C. Hội nghị Trung ương 10 khoá V (1985))
D. Hội nghị Trung ương 11 khoá V (1985)
Câu 7. Nội dung nào có tính đột phá trong nhận thức của Đảng tại Hội nghị Trung ương 8 khoá
V?
A. Chủ trương coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu
B. Chủ trương coi công nghiệp hoá là khâu đột phá
C. Chủ trương xoá quan liêu, báo cấp trong giá và lương
D. Chủ trương ưu tiên phát triển nông nghiệp phù hợp với xuất phát điểm của Việt Nam.
Câu 8. Yếu tố nào được coi là nhân tố đột phá để chuyển đổi từ chế độ bao cấp sang hách toán
kinh doanh xã hội chủ nghĩa?
A. Sản phẩm, giá cả
B. Giá, lương, tiền
C. Giá, hàng hoá, chất lượng
D. Hàng hoá, lưu thông
Câu 9. Bản chất trong đột phá nhận thức của Đảng về đổi mới kinh tế tại Hội nghị Trung ương 8
khoá V (1985) là gì?
A. Thừa nhận đổi mới kinh tế phải mang tính toàn diện, đồng bộ
B. Thừa nhận cần thiết phải đổi mới nền kinh tế
C. Thừa nhận những sai lầm, khuyết điểm khi thực hiện cơ chế một giá
D. Thừa nhận sản xuất hàng hoá và những quy luật sản xuất hàng hoá
Câu 10. Hội nghị nào đánh dấu bước đột phá thứ ba trong quá trình tìm tòi, đổi mới kinh tế của
Đảng?
A. Hội nghị Trung ương 8 khoá V (1985)
B. Hội nghị Trung ương 9 khoá V (1985)
C. Hội nghị Bộ Chính trị khoá V (1986)
D. Hội nghị Trung ương 11 khoá V (1985)
Câu 11. Đâu là nguyên nhân quan trọng ảnh hướng tới sản xuất giảm sút trong giai đoạn 1982-
1986 trong nhận thức của Bộ Chính trị?
A. Chủ quan, nóng vội đề ra một số chủ trương về quy mô và nhịp độ sản xuất.
B. Thừa nhận sản xuất hàng hoá và những quy luật sản xuất hàng hoá.
C. Chủ trương ưu tiên phát triển nông nghiệp phù hợp với xuất phát điểm của Việt Nam.
D. Thực hiện điều chỉnh cơ chế quản lý phân phối cho phù hợp với thực tế.
Câu 12. Chương trình quan trọng được Hội nghị Bộ Chính trị (8/1986) chủ trương thực hiện là?
A. Lương thực- thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng dịch vụ
B. Hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu và thiết bị y tế
C. Lương thực- thực phẩm, hàng tiêu dùng
D. Lương thực- thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu
Câu 13. Điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh quan điểm sau đây của Bộ Chính trị (8/1986)?
“Cần tiến hành một cuộc điều chỉnh lớn về cơ cấu sản xuất và cơ cấu đầu tư theo hướng
lấy….”
A. công nghiệp là mặt trận hàng đầu
B. nông nghiệp là mặt trận hàng đầu
C. công nghiệp hoá là mặt trận hàng đầu, đi đôi với phát triển nông nghiệp
D. nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, đi đôi với phát triển công nghiệp nặng.
Câu 14. Tại Hội nghị Bộ Chính trị (8/1986) xác định trong cải tạo xã hội chủ nghĩa cần phải làm
gì?
A. Lựa chọn bước đi và cách thức thích hợp trên quy mô cả nước
B. Lựa chọn bước đi và hình thức thích hợp ở từng vùng, từng lĩnh vực
C. Lựa chọn bước đi và hình thức thích hợp trên quy mô cả nước cũng như từng vùng,
từng lĩnh vực
D. Lựa chọn bước đi và tổ chức thực hiện thích hợp trên quy mô cả nước cũng như từng
vùng, từng lĩnh vực
Câu 15. Tại Hội nghị Bộ Chính trị (8/1986) xác định việc bố trí lại cơ cấu kinh tế phải đi đôi với
đổi mới yếu tố nào?
A. Cơ chế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa
B. Cơ chế thị trường
C.Cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp
D. Cơ chế quản lý kinh tế
Câu 16. Hoàn thành bảng Đ/S sau đây về quá trình tìm tòi, khảo nghiệm của Đảng 1979-1982?
STT Phát biểu Đúng/ Sai
1 Diễn ra trong bối cảnh cách mạng khoa học kĩ thuật diễn ra với tốc độ nhanh
D
hơn, tạo ra cả thời cơ và thức cho các quốc gia trên thế giới.
2 Diễn ra trong bối cảnh: Các nước trong phe TBCN đã tạo ra nhiều thành tựu vĩ
đại, điển hình là Liên Xô. Tuy nhiên, đã xuất hiện sự trì trệ trong sản xuất, S
khủng hoảng về KT, XH
3 Diễn ra trong bối cảnh Sau Đại hội IV, mô hình chủ nghĩa xã hội lộ những ưu D
điểm trong tình hình mới, đặc biệt là vấn đề công nghiệp hóa
4 Hội nghị lần thứ 6 BCHTW khóa IV (8-1979) đã thông qua Nghị quyết 20 –
NQ/TW về tình hình và nhiệm vụ cấp bách; Nghị quyết 21 – NQ/TW về D
phương hướng, nhiệm vụ phát triển hàng công nghiệp, tiêu dùng và công
nghiệp địa phương.
5 Hội nghị lần thứ 6 BCHTW khóa IV (8-1979) đánh giá thực trạng kinh tế - xã
hội của đất nước, tìm ra nguyên nhân của tình hình khó khăn về kinh tế là do D
việc xây dựng kế hoạch kinh tế thiếu căn cứ khoa học; chưa kết hợp chặt chẽ
kế hoạch hoá với thị trường…..
6 Hội nghị lần thứ 6 BCHTW khóa IV (8-1979) chưa quyết định những chủ
trương và giải pháp mới, mạnh dạn và sáng tạo, sát hợp với yêu cầu cấp bách S
của đời sống kinh tế.
7 Về đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, hàng tiêu dùng và
xuất khẩu, HNTW6 (1979): Nhiệm vụ quan trọng nhất hiện nay là động viên
D
cao độ và tổ chức toàn dân, toàn quân đẩy mạnh sản xuất công nghiệp, lâm
nghiệp, ngư nghiệp, nhằm trước hết bảo đảm vững chắc lương thực và thực
phẩm, đồng thời cung ứng nhiều nguyên liệu cho công nghiệp thực phẩm, công
nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và tăng nhanh nguồn hàng xuất khẩu.
8 Về cải tạo xã hội chủ nghĩa, HNTW6 (1979): phải tận dụng các thành phần
kinh tế ngoài quốc doanh và tập thể để phát triển sản xuất; phải tuỳ từng ngành D
nghề, từng mặt hàng và xuất phát từ hiệu quả kinh tế mà vận dụng linh hoạt các
hình thức tổ chức sản xuất cho thích hợp
9 HNTW6 (1979): Không đề cập đến việc Giải quyết những yêu cầu cấp bách về
đời sống; Cải tiến các chính sách lưu thông, phân phối (giá, lương, tiền tài
S
chính, ngân hàng)

10 Thông báo số 22 của BBT (1980). Trước hiện tượng “khoán chui”, Ban Bí thư
Trung ương Đảng ra Thông báo số 22, cho phép các địa phương mở rộng thí
D
điểm khoán sản phẩm và khoán việc đối với cây lúa trong các hợp tác xã nông
nghiệp.

11 - Nghị quyết 26/NQ-TW (1980). Trên mặt trận phân phối lưu thông, ngày 23-6-
1980, Bộ Chính trị ra Nghị quyết 26/NQ-TW về cải tiến công tác phân phối, S
lưu thông. Nghị quyết đã đề ra mục tiêu, biện pháp và các bước cụ thể của việc
cải tiến công tác phân phối lưu thông.
12 - Chỉ thị số 100/CT-TW (1981). 1/1981, Ban Bí thư ra Chỉ thị số 100/CT-TW
về khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong các hợp tác xã nông
nghiệp. Theo tinh thần của Chỉ thị này, mỗi xã viên nhận mức khoán trên một D
diện tích nhất định và tự mình làm 3 khâu, cấy, chăm sóc và thu hoạch, còn
những khâu khác do hợp tác xã đảm nhiệm. Nếu thu hoạch vượt mức khoán thì
xã viên được hưởng.
13 - Quyết định 25, 26 – CP (1981). Trong lĩnh vực nông nghiệp, thương nghiệp
+ Chính phủ đã ban hành Quyết định 25-CP về quyền chủ động sản xuất
kinh doanh và quyền tự chủ về tài chính của các xí nghiệp quốc doanh. D
+ Quyết định số 26-CP về việc mở rộng hình thức trả lương khoán, lương
sản phẩm và vận dụng hình thức tiền thưởng trong các đơn vị sản xuất kinh
doanh của Nhà nước.

Ghi chú: Bản quyền này thuộc về Ms Tùng/0984910334/Đại học Sư phạm Hà Nội.

You might also like