You are on page 1of 22

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA


----------

BÁO CÁO

BÀI TẬP LỚN GIẢI TÍCH 1

Nhóm: P01 Lớp: L09

ĐỀ TÀI:

ỨNG DỤNG CỦA ĐA THỨC TAYLOR

GVHD: TS. Huỳnh Thị Hồng Diễm


ThS. Trần Thị Ngọc Huyền

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 5 tháng 1 năm 2022


Lớp lý thuyết L09 – lớp bài tập L09 - Nhóm P01

➣Danh sách thành viên:

STT Họ và tên MSSV Mức độ hoàn


thành
1 Phan Kế Vĩnh Hưng 2111412 100%
2 Trương Thanh Nhàn 2111891 100%
3 Lường Tú Đồng 2111068 100%
4 Nguyễn Minh Chiến 2112934 100%

Mục lục

Lời nói đầu……………………………………………….….…………3


Chương 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Định lý Taylor……………………………………………………4
1.2. Dạng khác của công thức Taylor…………………………………5
1.3. Công thức Maclaurint…………………………………….…..…..6
1.4. Công thức khai triển của một số hàm sơ cấp thường gặp…..…….6
1.5. Khai triển hàm thành chuỗi Taylor……………………………….7
Chương 2. ỨNG DỤNG
2.1. Ứng dụng công thức khai triển Taylor vào giải một số
dạng toán hàm một biến.
2.1.1 Ứng dụng công thức khai triển Taylor để tính gần đúng……….8
2.1.2. Ứng dụng công thức khai triển Taylor để tính giới hạn….…….9
2.1.3. Ứng dụng công thức khai triển Taylor để tìm cực trị của hàm
số………………………………………………………………….…10
2.2. Ứng dụng công thức khai triển Taylor trong vật lý
học……………………………….…………………….………12
2.3 Chuỗi Taylor và sự liên hệ với ADN…………………..….15
Kết luận…………………………..………………….………..19
Tài liệu tham khảo ………………………………………..…19

-2-
LỜI NÓI ĐẦU

Trong hầu hết các chương trình của các trường đại học thuộc
khối ngành kỹ thuật và giáo dục đều bao gồm môn khoa học tự
nhiên từ những năm đầu tiên của hành trình tại đại học. Chúng
đóng một vai trò hết sức quan trọng làm nền tảng để phát triển
và tư duy trong các môn sau này và môn giải tích cũng chính là
một trong số các môn khoa học tự nhiên cần thiết đó. Trong
môn giải tích bao hàm rất nhiều các công thức và ứng dụng thực
tế về những gì chúng có thể làm được. Khi nhắc tới những công
thức và ứng dụng thực tế, thì không thể nào không kể đến công
thức Taylor và những ứng dụng thực tế tuyệt vời mà nó mang lại.
Vì vậy, hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu sâu hơn và cụ thể hơn
về công thức Taylor, từ đó giúp quý độc giả hiểu và vận dụng
vào thực tế một cách sáng tạo cho từng tình huống khác nhau.

-3-
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1 Định lý Taylor

Giả sử hàm số f(x) có các đạo hàm đến cấp n liên tục trên [a;b] và có
đạo hàm cấp n + 1 trên (a;b). Khi đó tồn tại 1 điểm c ∈(a;b) sao cho:
𝑓′(𝑎) 𝑓"(𝑎) 𝑓(𝑛) (𝑎) 𝑓(𝑛+1) (𝑐)
𝑓(𝑏)=𝑓(𝑎) + 1!
(𝑏 − 𝑎) + 2!
(𝑏 − 𝑎)2 +. . + 𝑛!
(𝑏 − 𝑎)𝑛 + (𝑛+1)!
(𝑏 − 𝑎)𝑛+1
(1)

Đẳng thức (1) cũng đúng trong trường hợp a > b. Khi đó [a; b] được
thay đổi thành [b;a] và khoảng (a;b) được chuyển thành (b;a).

𝑓(𝑛 + 1) (𝑐)
Công thức (1) gọi là công thức Taylor. Biểu thức (𝑏 − 𝑎)(𝑛+1)
(𝑛 + 1)!
được gọi là phần dư Lagrange.

• Chú ý
Có thể biểu diễn phần dư 𝑅𝑛 dưới nhiều dạng khác nhau. Nhưng ở đây
chúng ta sẽ nói tới phần dư Cauchy.

Nếu hàm số f thỏa các giả thuyết của định lý trên thì tồn tại 1 số ξ ∈
(a;b) sao cho:

𝑓′(𝑎) 𝑓"(𝑎) 𝑓 (𝑛) (𝑎)


𝑓(𝑏) = 𝑓(𝑎) + (𝑏 − 𝑎) + (𝑏 − 𝑎)2 +. . + (𝑏 − 𝑎)𝑛 + 𝑅𝑛
1! 2! 𝑛!
(2)

Trong đó:
𝑓(𝑛 + 1)(𝜉 )
𝑅𝑛 = (b - a)(𝑏 − 𝜉)𝑛 (3)
𝑛!

Biểu thức (3) được gọi là phần dư dạng Cauchy


Trong công thức (1) và công thức (2) thay b bởi x, ta được

-4-
𝑓(𝑥) = 𝑃𝑛 (x) + 𝑅𝑛 (x).

với:

𝑓′(𝑎) 𝑓"(𝑎) 𝑓(𝑛) (𝑎)


𝑃𝑛 (𝑥) = 𝑓(𝑎) + (x - a) + (𝑥 − 𝑎)2 +. . + (𝑥 − 𝑎)𝑛
1! 2! 𝑛!

𝑓 (𝑛 + 1) (𝑐 ) 𝑓(𝑛 + 1) (𝜉 )
𝑅𝑛 = (𝑥 − 𝑎)𝑛+1 hoặc 𝑅𝑛 = (b - a)(𝑏 − 𝜉)𝑛
(𝑛+1)! 𝑛!

Trong đó c, 𝜉 là những số thực nằm giữa a và x.𝑃𝑛 (𝑥) được gọi là đa thức
Taylor bậc n của hàm số f(x) tại điểm a và 𝑅𝑛 (x) được gọi là phần dư theo
thứ tự Lagrange và dạng Cauchy.

Nếu lim 𝑅𝑛 (𝑥) = 0 thì với x đủ gần a, có thẻ xấp xỉ f(x) bởi đa thức
𝑥→𝑛
𝑃𝑛 (x).

1.2 Dạng khác của công thức Taylor

Trong các công thức (1) và (2) ta đặt 𝑥0 = 𝑎, ℎ = 𝑏 − 𝑎, ta được


b = 𝑥0 + h và công thức Taylor có dạng:

𝑓′(𝑥0 ) 𝑓"(𝑥0 ) 𝑓(𝑛) (𝑥0 )


𝑓(𝑥0 + ℎ) = f(𝑥0 ) + ℎ+ ℎ2 +. . + ℎ𝑛 + 𝑅𝑛 (4)
1! 2! 𝑛!

Với số dư dạng Lagrange, ta có c = 𝑥0 + θh, θ là một số sao cho


0<θ<1 và thỏa:

𝑓 (𝑛 + 1) ( 𝑥0 + 𝜃ℎ)
𝑅𝑛 = ℎ𝑛+1
(𝑛+1)!
(5)

Với số dư dạng Cauchy, ta có 𝜉 = 𝑥0 + 𝜃ℎ, 0<θ<1, 𝑏 − 𝜉= (1-𝜃)ℎ


và thỏa:

𝑓 (𝑛 + 1) ( 𝑥0 + 𝜃ℎ)
𝑅𝑛 = (1 − 𝜃)𝑛 ℎ𝑛+1
𝑛!
(6)

-5-
Chú ý rằng số thực 𝜃 trong cả 2 công thức (5) và (6) đều thuộc khoảng
(0;1) nhưng nói chung chúng khác nhau. Tùy theo trường hợp sẽ sử dụng
công thức Taylor và phần dư theo dạng này hay dạng kia.

1.3. Công thức Maclaurin

Giả sử hàm số f(x) có các đạo hàm đến cấp n + 1 trên một lân cận của
điểm 0. Trong các công thức (4), (5), (6) thay bởi 0 và h bởi x, ta được:

𝑓 ′ (0) 𝑓"(0) 2 𝑓 (𝑛) (0) 𝑛


𝑓(𝑥) = 𝑓(0) + 𝑥+ 𝑥 + ⋯+ 𝑥 + Rn (x)
1! 2! 𝑛!
𝑓(𝑛+1) (𝜃𝑥)
Trong đó, 𝑅𝑛 (𝑥) = (𝑛+1)!
𝑥 𝑛+1 , 0 < 𝜃 < 1 (phần dư dạng Lagrange)

𝒇(𝒏+𝟏) (𝜽𝒙)
Hoặc 𝑅𝑛 (𝑥) = (1 − 𝜃)𝑥 𝑛 , 0 < 𝜃 < 1 (phần dư dạng
(𝒏+𝟏)!
Cauchy)

Công thức trên còn được gọi là công thức Maclaurin.

1.4. Công thức khai triển của một số hàm sơ cấp thường gặp

1.4.1 f(x) = 𝒆𝒙
(n)
Ta có: f (n) (x) , ∀x∈R và mọi n, f (0)=1 với mọi n. Áp dụng công
thức Maclaurin ta có:
2 3 𝑛 𝑛+1
𝑒𝑥 = 1 + 𝑥 + 𝑥 + 𝑥 + ⋯ + 𝑥 + 𝑥 𝑒 𝜃𝑥 , ∀𝑥 ∈ 𝑅, 𝜃 ∈ (0,1)
1! 2! 3! 𝑛! (𝑛 + 1)!

1.4.2 f(x) = ln(1+x), x > 1


1
Ta có: 𝑓′(𝑥) = 1+𝑥 = (1 + 𝑥)−1

−2
𝑓′′(𝑥) = (−1)(1 + 𝑥) ,
−3
𝑓′′′(𝑥) = (−1)(−2)(1 + 𝑥)

-6-
𝑓 (𝑛) (𝑥) = (−1)𝑛−1 (𝑛 − 1)! (1 + 𝑛)−𝑛

Do đó:
(𝑛)
𝑓(0)=0 , 𝑓′(0) = 1, 𝑓′′(0) = −1, 𝑓 (0)= (−1)𝑛−1 (𝑛 − 1)!

𝑓 (𝑛+1) (𝜃𝑥) 𝑥 𝑛+1


và 𝑅𝑛 (𝜃𝑥) = 𝑥 𝑛+1 = (−1)𝑛 𝑛! (1 + 𝜃𝑥)−𝑛−1 (𝑛+1)!
(𝑛+1)!

𝑥2 𝑥3 𝑥𝑛 𝑥𝑛+1 1
Vậy 𝑙𝑛(1 + 𝑥) = x − 2! + 3! − ⋯ + (−1)𝑛−1 𝑛! + (−1)𝑛 (𝑛+1)! 𝑛+1
(1+𝜃𝑥)

1.4.3 f(x) = cos(x)


𝜋
Ta có: 𝑓 (𝑛) (𝑥) = 𝑐𝑜𝑠(𝑥 + 𝑛 2 )
𝜋
Do đó, : 𝑓 (2𝑘) (0) = 𝑐𝑜𝑠(𝑘𝜋) = (−1)𝑘 =, 𝑓 (2𝑘+1) (0) = 𝑐𝑜𝑠(𝑘𝜋 + 2 )

Áp dụng công thức Maclaurin với n = 2k +1 ta có:


𝑥2 𝑥4 𝑥 2𝑘
Cos(x) = 1 − + − ⋯ + (−1)𝑘−1 + 𝑅(2𝑘+1) 𝑥
2! 4! (2𝑘)!

𝑓 2𝑘+2 (𝜃𝑥) 𝑥 2𝑘+2


Trong đó, 𝑅(2𝑘+1) 𝑥 = 𝑥 2𝑘+2 = cos(𝜃𝑥 + kπ + π)
(2𝑘+2)! (2𝑘+2)!

𝜃 ∈ (0,1), (phần dư dạng Lagrange)

1.5. Khai triển hàm thành chuỗi Taylor

Nếu hàm 𝑓(𝑥) có thể khai triển trên khoảng (a-R, a+R) thành chuỗi luỹ
thừa thì chuỗi này là chuỗi Taylor đối với hàm f(x).

Để hàm 𝑓(𝑥) có thể khai triển thành chuỗi Taylor trên khoảng (a-R, a+R)
điều kiện cần và đủ là hàm 𝑓(𝑥) khả vi vô hạn và phần dư trong công thức
Taylor đối với hàm này tiến tới 0 khi n → ∞ trên khoảng đó. Khai triển
có dạng:

𝑓 (𝑘) (𝑎)
𝑓(𝑥) = ∑ (𝑥 − 𝑎)𝑘 (∗)
𝑘!
𝑘=0

Trong thực hành, các trường hợp quan trọng là các trường hợp biểu diễn
phần dư của khai triển trên dưới dạng Lagrange:
-7-
𝑛
𝑓 (𝑘) (𝑎) 𝑘
𝑓 (𝑘) [𝑎 + 𝜃(𝑥 − 𝑎)]
𝑅𝑛 (𝑥) = 𝑓(𝑥) − ∑ (𝑥 − 𝑎) = (𝑥 − 𝑎)𝑛+1
𝑘! (𝑛 + 1)!
𝑘=0

𝑓(𝑘) [𝑎+𝜃1 (𝑥−𝑎)]


Hay dạng Cauchy: 𝑅𝑛 (𝑥) = (1 − 𝜃1 )𝑛 (𝑥 − 𝑎)𝑛+1
(𝑛+1)!

trong đó 0 < 𝜃 < 1; 0 < 𝜃1 < 1.

Trong công thức (*) nếu đặt a = 0 ta nhận được 5 khai triển cơ bản:

𝑥𝑛
I. 𝑒𝑥 = ∑ , (|𝑥| < ∞)
𝑛=0 𝑛!


𝑚(𝑚−1)…(𝑚−𝑛+1)
II. 𝑙𝑛(1 + 𝑥) = 1 + ∑ 𝑥 𝑛 , (−1 < 𝑥 ≤ 1)
𝑛=1 𝑛!


𝑚(𝑚−1)…(𝑚−𝑛+1)
III. (𝑥 + 1)𝑚 = 1 + ∑ 𝑥𝑛, (−1 < 𝑥 < 1)
𝑛=1 𝑛!


(−1)𝑛 𝑥 2𝑛+1
IV. 𝑠𝑖𝑛 𝑥 = ∑ , ( |𝑥| < ∞)
𝑛=1 (2𝑛+1)!


(−1)𝑛 𝑥 2𝑛
V. cos 𝑥 = ∑ , ( |𝑥| < ∞)
𝑛=1 (2𝑛)!

Chương 2. ỨNG DỤNG

2.1. Ứng dụng công thức khai triển Taylor vào giải một số dạng toán
hàm một biến.

2.1.1 Ứng dụng công thức khai triển Taylor để tính gần đúng

Trên thực tế, việc tính toán các giá trị của hàm số như hàm số lượng
giác, hàm số mũ, hàm số logarit không dễ dàng và đơn giản. Có khi
chúng a không dễ dàng tính toán được giá trị chính xác của một hàm số
nhưng nhiều hàm số có thể tính xấp xỉ bởi những đa thức với sai số đủ
nhỏ và có rất nhiều phương pháp tính xấp xỉ một hàm số bởi một đa thức,
trong đó phương pháp được sử dụng nhiều nhất là phương pháp khai triển
Taylor.

-8-
Ví dụ: Tính gần đúng số e

Thay x = 1 vào công thức ở mục 1.4 ta được:

1 1 1 𝑒𝜃
𝑒 =2+ + + +⋯+ , 0<𝜃<1 (*)
2! 3! 𝑛! (𝑛+1)!

1
Trước hết ta chứng minh e ≤ 3. Thật vậy, ta có: e = lim (1 + )𝑛
𝑛→∞ 𝑛
Áp dụng công thức khai triển nhị thức Newton ta có:

1 1 𝑛(𝑛−1) 1 𝑛(𝑛−1)…(𝑛 − 𝑛 +1) 1


(1 + )𝑛 = 1 + 𝑛 × + × +⋯+ <2+
𝑛 𝑛 2! n2 𝑛! nn
1 1 1 1 1 1
+ + ⋯+ <2+ + +⋯+
2! 3! 𝑛! 2 22 2𝑛

Chuyển qua giới hạn ta có:


1 1 1 1
e = lim (1 + )𝑛 < lim ( 2 + + + ⋯+ ) ≤3⇒e≤3
𝑛→∞ 𝑛 𝑛→∞ 2 22 2𝑛
1 1 𝑒𝜃
Trong (*) với n = 6 ta có: e = 2 + + +…+ , khi đó
2! 3! 7!
e ≈ 2 + 0,5 + 0,16667 + 0,04167 + 0,00833 + 0,00139 ⇒e ≈2,71806 (*)

𝑒𝜃 1 𝑒𝜃 3
Sai số phạm phải là , 0<<1. Vì e ≤ 3 nên 1 < 𝑒 𝜃 < 3 và < <
7! 7! 7! 7!

𝑒𝜃
Do đó 0,000198 < < 0,000595 (**)
7!

Từ (*) và (**) ta được 2,718258 <e< 2,718655. Vậy nên


e ≈2,718 với độ chính xác đến 3 chữ số thập phân, n càng lớn thì độ
chính xác của e càng cao.

Nhận xét: Ứng dụng trên cũng đã giúp chúng ta thấy được vai trò của đa
thức Taylor trong toán học ở giai đoạn mà khoa học kỹ thuật chưa phát
triển hiện đại như ngày nay.

2.1.2. Ứng dụng công thức khai triển Taylor để tính giới hạn

Để tìm giới hạn của một hàm số, ta có thể thực hiện bằng định nghĩa, tính
chất, định lí hay quy tắc L’hopital. Tuy nhiên, cũng có một số hàm không
thể thực hiện bằng các phương pháp trên, và thay vào đó chúng ta vẫn có
thể dựa vào công thức Taylor để tìm giới hạn của hàm.

Ví dụ: Tìm giới hạn hàm số sau:


-9-
3
lim (𝑐𝑜𝑠(𝑥𝑒 𝑥 ) − 𝑙𝑛(1 − 𝑥) − 𝑥)𝑐𝑜𝑡𝑔𝑥
𝑥→0

1 1
Ta có: cotg𝑥 3 = = ,𝑥 → 0
𝑡𝑎𝑔𝑥 3 𝑥 3 +𝑜(𝑥 3 )

Do đó ta cần khai triển hàm 𝑓(𝑥) = cos(x𝑒 𝑥 ) - ln(1-x) - x theo công thức
Taylor đến o(𝑥 3 ). Sử dụng các khai triển ở 1.4 ta được:

𝑥𝑒 𝑥 = x + 𝑥 2 + o(𝑥 2 )

𝑡2
Cos(t) = 1 - + o(𝑡 3 )
2

𝑥2 𝑥3
- 𝑙𝑛(1 − 𝑥) = x + + + 𝑜(𝑥 3 )
2 3

2
Do đó 𝑓(𝑥) = 1 - 𝑥 3 + 𝑜(𝑥 3 ), 𝑥 → 0
3

1
𝑐𝑜𝑡𝑔(𝑥 3 ) 2 3 3 𝑥3 + 𝑜(𝑥3 )
Và [𝑓(𝑥)] = [1 − 𝑥 + 𝑜(𝑥 )] ,𝑥→0
3

Để tính giới hạn của [𝑓(𝑥)]𝑔(𝑥) khi x dần tới 0, đầu tiên ta cần tìm giới
hạn của Logarit cảu nó, tức là tìm: lim [𝑔(𝑥)𝑙𝑛𝑓(𝑥)]
𝑥→0

Ta có: lim[𝑐𝑜𝑡𝑔𝑥 3 × 𝑙𝑛[𝑐𝑜𝑠(𝑥𝑒 𝑥 ) − 𝑙𝑛(1 − 𝑥) − 𝑥]]


𝑥→0

2 2
𝑙𝑛[ 1 − 𝑥 3 + 𝑜(𝑥 3 )] − 𝑥 3 + 𝑜(𝑥 3 ) 2
3 3
= lim = lim =−
𝑥→0 𝑥 3 + 𝑜(𝑥 3 ) 𝑥→0 𝑥 3 + 𝑜(𝑥 3 ) 3

3 2
Vậy: lim [𝑓(𝑥)]𝑐𝑜𝑡𝑔(𝑥 ) = 𝑒 − 3 .
𝑥→0

- 10 -
Nhận xét: Nhờ vào những khai triển căn bản ở mục 1.4, ta đã giải quyết
được bài toán tìm giới hạn của một hàm số mà bằng định nghĩa, tính chất,
định lý, quy tắc Lopitan chưa thể tìm được. Tuy nhiên, ta cần phải ghi
nhớ các công thức khai triển và vận dụng đúng chỗ.

2.1.3.Ứng dụng công thức khai triển Taylor để tìm cực trị hàm số

Định lý
Giả sử hàm số f(x) có đạo hàm cấp n tại 𝑥0
𝑓′(𝑥0 ) = 𝑓"(𝑥0 ) =. . . = 𝑓 𝑛−1 (𝑥0 ) = 0 và 𝑓 (𝑛) (𝑥0 ) ≠ 0. Khi đó:
a) Nếu n chẵn thì có cực trị tại điểm 𝑥0 (nếu 𝑓 (𝑛) (𝑥0 ) > 0 thì f có cực tiểu
tại 𝑥0 , nếu 𝑓 (𝑛) (𝑥0 ) < 0 thì 𝑓 có cực đại tại 𝑥0 ).
b) Nếu n lẻ thì hàm số f không có cực trị tại điểm 𝑥0 .
Ví dụ: Tìm cực trị của hàm số y = sin(𝒙) - 𝒙cos(𝒙)
Ta có:
y’ = cos(𝑥) - cos(𝑥) + 𝑥sin(𝑥) = xsin(𝑥)
𝑥1 = 0
Với y’= 0 thì {
𝑥2 = 𝑘𝜋, 𝑘 ≠ 0, 𝑘 ∈ 𝑍
Xét đạo hàm cấp 2 của hàm số ta có:

y” = sin(𝑥) + 𝑥cos(𝑥), y”(0) = 0 và y”(k𝜋) = (−1)𝑘 .k𝜋, 𝑘 ≠ 0, 𝑘 ∈ 𝑍

Do vậy ta xét đạo hàm cấp 3 :y”’ = 2cos(𝑥) - xsin(𝑥), y”’(0) = 2≠ 0

Theo định lí trên ta có:

• n = 2 là chẵn nên hàm số có cực trị tại 𝑥2 = 𝑘𝜋, 𝑘 ≠ 0, 𝑘 ∈ 𝑍


- 11 -
Cụ thể :
- Nếu k = 2m, 𝑚 ≠ 0, 𝑚 ∈ 𝑍 ta có y”(2m𝜋) = 2m𝜋 > 0, 𝑚 ≠ 0, 𝑚 ∈ 𝑍.
Hàm số đạt cực tiểu tai các điểm x = 2m𝜋, 𝑚 ≠ 0, 𝑚 ∈ 𝑍.

- Nếu k = 2m + 1, 𝑚 ≠ 0, 𝑚 ∈ 𝑍 ta có y”(2m𝜋 + 𝜋) = - (2m+1)𝜋 < 0,


𝑚 ≠ 0, 𝑚 ∈ 𝑍. Hàm số đạt cực đại tai các điểm x = (2m+1)𝜋, 𝑚 ≠
0, 𝑚 ∈ 𝑍.

• n = 3 là số lẻ nên hàm số không có cực trị tai 𝑥1 = 0.

Nhận xét: Nhờ vào định lý trên ta dễ dàng tìm được cực trị của hàm số
mà không cần phải thông qua bảng biến thiên. Tuy nhiên, đối với nững

- 12 -
dạng bài này, cần tính đạo hàm cấp cao hơn và xét tính cực trị tại các đạo
hàm dó để không bỏ sót điểm cực trị mà bài toán yêu cầu.

2.2. Ứng dụng công thức khai triển Taylor trong vật lý học

Các đa thức Taylor cũng được sử dụng thường xuyên trong lĩnh vực vật
lý. Để hiểu thấu đáo một phương trình, một nhà vật lý thường phải đơn
giản hoá một hàm số bằng cách chỉ xét hai hoặc ba số hạng đầu tiên trong
chuỗi Taylor. Hay nói cách khác, nhà vật lý sử dụng một đa thức Taylor
làm một xấp xỉ cho hàm số. Bất đẳng thức Taylor sau đó có thể được sử
dụng để đo độ chính xác của phép tính xấp xỉ. Ví dụ sau đây sẽ chỉ cho
chúng ta một cách để áp dụng ý tưởng này trong thuyết tương đối hẹp.

Ví dụ 1: Theo thuyết tương đối hẹp của Einstein thì khối lượng của một
vật thể đang di chuyển với vận tốc v là
𝑚0
𝑚=
√1 − 𝑣 2 /𝑐 2

Trong đó m0 là khối lượng của vật thể khi đứng yên và c là vận tốc ánh
sáng. Động năng của vật thể là phần chênh lệch giữa tổng năng lượng
chuyển động của nó với năng lượng khi nó đứng yên:
𝐾 = 𝑚𝑐 2 − 𝑚0 𝑐 2
a) Chứng minh rằng khi v rất nhỏ so với c, thì biểu thức K đúng với
vật lý cổ điển của Newton: 𝐾 = 1/2𝑚0 𝑣 2
b) Sử dụng bất đẳng thức Taylor để ước tính phần chênh lệch trong
các biểu thức của K khi |𝑣| ≤ 100 m/s.
Giải:
a) Sử dụng các biểu thức K và m đã cho, ta có:
2 2
𝑚0 𝑐 2
𝐾 = 𝑚𝑐 − 𝑚0 𝑐 = − 𝑚0 𝑐 2
2
√1 − 𝑣 2
𝑐
−1/2
2
𝑣2
= 𝑚0 𝑐 [(1 − 2 ) − 1]
𝑐
Với x = -v2/c2, chuỗi Maclaurint cho (1+x)-1/2 được tính dễ dàng
nhất như tính một chuỗi nhị thức với k = -1/2. (Lưu ý |𝑥| < 1 bởi
vì v<c). Vì vậy, ta có:
−1 −3 −1 −3 −5
1 1 ( ) ( 2 𝑥2 + 2 ) ( 2 ) ( 2 ) 𝑥3
) (
(1 + 𝑥)−2 = 1 − 𝑥 + 2
2 2! 3!
+⋯

- 13 -
1 3 5
=1− 𝑥 + 𝑥2 − 𝑥3 + ⋯
2 8 16
1 𝑣2 3 𝑣4 5 𝑣6
và 𝐾 = 𝑚0 𝑐 2 [(1 + 2
+ 4
+ + ⋯ ) − 1]
2𝑐 8𝑐 16 𝑐 6

1 𝑣2 3 𝑣4 5 𝑣6
= 𝑚0 𝑐 2 ( 2
+ 4
+ + ⋯)
2𝑐 8𝑐 16 𝑐 6

Nếu v nhỏ hơn c rất nhiều thì tất cả các số hạng sau số hạng đầu tiên sẽ
rất nhỏ khi so sánh với số hạng đầu tiên. Nếu bỏ chúng đi thì ta được:
2
1 𝑣2 1
𝐾 ≈ 𝑚0 𝑐 2
= 𝑚0 𝑣 2
2𝑐 2

b) Nếu x = -v2/c2, 𝑓(𝑥) = 𝑚0 𝑐 2 [(1 + 𝑥)−1/2 − 1] và M là một số


sao cho 𝑓 " (𝑥) ≤ M thì chúng ta có thể sử dụng Bất đẳng thức
Taylor để viết:
𝑀
|𝑅1 (𝑥)| < 𝑥 2
2!

Ta có: 𝑓 " (𝑥) = 3/4𝑚0 𝑐 2 (1 + 𝑥)−5/2 và được |𝑣| ≤ 100 m/s, vì vậy

"
3𝑚0 𝑐 2 3𝑚0 𝑐 2
|𝑓 (𝑥)| = ≤ (= 𝑀)
4(1 − 𝑣 2 /𝑐 2 )5/2 4(1 − 1002 /𝑐 2 )5/2

Như vậy, với c= 3 × 108 m/s thì


1 3𝑚0 𝑐 2 1004
|𝑅1 (𝑥)| ≤ . 5. < (4.17 × 10−10 )𝑚0
2 𝑐4
1002 2
4(1− 2 )
𝑐
Chúng ta kết luận rằng: khi |𝑣| ≤ 100 m/s, độ lớn của sai số khi sử
dụng biểu thức động năng của Newton lớn nhất bằng (4.2×10-10)m0.

Ví dụ 2:
Một chiếc xe đang di chuyển với vận tốc 20 m/s, và gia tốc là 2m/𝑠 2
ngay lúc đó. Hãy sử dụng một đa thức Taylor bậc 2 để ước tính khoảng
cách mà xe đi được trong giây tiếp theo. Có hợp lý không nếu chúng ta
tiếp tục sử đụng đa thức này để ước tính khoảng cách mà xe đi được trong
phút tiếp theo

Giải:

Gọi S(t) là vị trí của chiếc xe và tại t = 0, S(0)=0.

- 14 -
Ta có: vận tốc V(t) = S’(t) và gia tốc a(t) = S’’(t).
Ta có đa thức Taylor bậc 2 như sau:

𝑎(0) 2
𝑆(𝑡) ≈ 𝑇2 (𝑡) = 𝑆(0) + 𝑉(0)𝑡 + 𝑡
2!

Ta có: V(0) = 20 m/s và a(0) = 2 m/s2

Và 𝑆(𝑡) ≈ 20𝑡 + 𝑡 2

Vậy vị trí của xe ở giây tiếp theo là: 𝑆(1) ≈ 20 + 1 = 21 𝑚


=> 𝑆(1) ≈ 21 𝑚

Hàm T2(t) sẽ không chính xác trong phút tiếp theo vì gia tốc không là
hằng số (≠ 2 𝑚/𝑠 2 ).

2.3.Chuỗi Taylor và sự liên quan đến ADN

Cơ thể con người có một đặc tính kỳ lạ: bạn có thể nghiên cứu về toàn bộ
cơ thể từ chỉ một tế bào. Chọn một tế bào, nghiên cứu sâu nhân của nó và
xác định ADN bên trong. Chỉ với mẫu ADN bé nhỏ này, bạn có thể tạo ra
một sinh vật hoàn chỉnh từ đó.
Chọn một hàm số, chọn một điểm cụ thể, nghiên cứu sâu hơn điểm này
và trạng thái của hàm tại điểm đó, ta có thể rút ra được đầy đủ thông tin
để xây dựng lại hoàn chỉnh hàm số kia. Chuỗi Taylor khám phá ra "ADN
Toán Học" của hàm số và để cho chúng ta xây dựng lại hàm số đó từ chỉ
một điểm duy nhất.

Xây dựng hàm và Xác định các thành phần của ADN

Giả sử ta có hàm của bộ ADN 𝑓(𝑥). Nếu cứ tiếp tục tính đạo hàm các cấp
cao hơn, ta sẽ có thể khảo sát được sự thay đổi trạng thái của hàm nhiều
hơn.

Mục đích của chúng ta là xây dựng một hàm từ một điểm ban đầu. Thử
tưởng tượng một hàm số bất kỳ, về bản chất, là một hàm đa thức (với số
lượng hạng tử vô tận) như sau:

- 15 -
𝑓(𝑥) = 𝑐0 + 𝑐1 𝑥 + 𝑐2 𝑥 2 + 𝑐3 𝑥 3 +. ..

Để có thể gây dựng lại hàm f(x) này, ta cần phải dựa vào giá trị ban đầu
𝑥0 và một loạt các hạng tử mà chúng ta cung cấp thêm cho nó (ví dụ như
𝑐1 𝑥 ). Mã ADN của hàm 𝑓(𝑥) trong trường hợp này chính
là 𝑐0 , 𝑐1 , 𝑐2 , 𝑐3 … Với bộ ADN này, ta có thể miêu tả một cách chính xác
hàm số 𝑓(𝑥) ban đầu.

Thay giá trị 0 vào biến, ta được:


𝑓(𝑥) = 𝑐0 + 0 + 0 +… = 𝑐0

Mọi hạng tử đều triệt tiêu ngoại trừ hạng tử đầu tiên, 𝑐0 . Điều này cho
thấy, hạng tử đầu tiên của hàm số bất kỳ ta muốn xét đến chính là 𝑓(𝑥).
Nếu hàm 𝑓(𝑥) có dạng là sin(𝑥) thì khi ấy thành phần đầu tiên trong
ADN của hàm này chính là sin(0)=0

Nếu ta lấy đạo hàm của f(x), ta sẽ được:


𝑓′(𝑥)= (𝑐0 )’ + (𝑐1 𝑥)’ + (𝑐2 𝑥 2 )’+ (𝑐3 𝑥 3 )′ +….

𝑓′(𝑥) = 0 + 𝑐1 + 2𝑐2 𝑥 + 3𝑐3 𝑥 2 + ….


Bậc của mỗi hạng tử giảm đi 1 và 𝑐0 , vốn dĩ là một hằng số sẽ biến thành
0. Từ đây ta có thể tìm được 𝑐1 cũng bằng thủ thuật thay thế giá trị 𝑥 = 0
như cách tìm 𝑐0 .
𝑓′(0)= 0 +𝑐1 + 0 + 0 +… = 𝑐1
Tương tự, ta có thể tìm được 𝑐2 , 𝑐3 …
Từ đó, ta có 1 dạng tổng quát của 𝑓(𝑥) :
𝑓(𝑥) = 𝑐0 + 𝑐1 (𝑥 − 𝑎) + 𝑐2 (𝑥 − 𝑎)2 + 𝑐3 (𝑥 − 𝑎)3 + ⋯
Đặt 𝑦 = 𝑥 − 𝑎, ta sẽ được:
𝑔(𝑦) = 𝑓(𝑦 + 𝑎) = 𝑐0 + 𝑐1 𝑦 + 𝑐2 𝑦 2 + 𝑐3 𝑦 3 + ⋯

Ví dụ: Chuỗi Taylor của Sin(𝒙)


Thay đạo hàm các cấp của hàm số Sin(x) vào công thức trên, ta được khai
triển Taylor của hàm Sin(x) xung quanh điểm x= 0 như sau:
𝑥3 𝑥5 𝑥7
𝑆𝑖𝑛(𝑥) = 𝑥 − + − +. ..
3! 5! 7!

- 16 -
Minh họa cho chuỗi Sin(x)

Khi ấy chuỗi ADN của sin chỉ là [0,1,0,-1] lặp đi lặp lại.

Từ đó ta có được 2 ứng dụng chính: Tìm cấu trúc sinh học của các sinh
vật và xác định huyết thống

1.Tìm cấu trúc sinh học

- 17 -
Nhìn vào hình ta có thể thấy: Khi càng cần thêm nhiều thông tin, chúng ta
càng lấy nhiều hơn các hạng tử trong công thức khai triển của chuỗi
Taylor.
2. Xác định huyết thống
Sau đây là khải triển Taylor của các hàm sin x, cos x và ex tại x=0:
𝑥3 𝑥5
sin 𝑥 = 𝑥 − + − ⋯ ⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗𝐴𝐷𝑁 [0,1,0, −1, … ]
3! 5!
𝑥2 𝑥4
cos 𝑥 = 1 − + − ⋯ ⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗𝐴𝐷𝑁 [1,0, −1,0, … ]
2! 4!
𝑥2 𝑥3
𝑥
𝑒 = 1 + 𝑥 + + + ⋯ 𝐴𝐷𝑁 ⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗ [1,1,1,1, … ]
2! 3!

- 18 -
Nhận xét tinh tế của Euler (Công thức Euler) đã giải quyết được vấn đề
này bằng cách dựa vào tính chất đặc biệt của số ảo:
𝑖𝑥
(𝑖𝑥)2 (𝑖𝑥)3 (𝑖𝑥)4 (𝑖𝑥)5 (𝑖𝑥)6 (𝑖𝑥)7
𝑒 = 1 + 𝑖𝑥 + + + + + + +⋯
2! 3! 4! 5! 6! 7!
𝑥 2 𝑖𝑥 3 𝑥 4 𝑖𝑥 5 𝑥 6 𝑖𝑥 7
= 1 + 𝑖𝑥 − − + + − − +⋯
2! 3! 4! 5! 6! 7!
𝑥2 𝑥4 𝑥6 𝑥3 𝑥5 𝑥7
= (1 − + − + ⋯ ) + 𝑖 (𝑥 − + − + ⋯ )
2! 4! 6! 3! 5! 7!
= cos 𝑥 + 𝑖 sin 𝑥 (Công thức Euler)

KẾT LUẬN

Qua bài viết trên chúng em đã đưa ra cơ sở lý thuyết về công


thức Taylor đã được công nhận. Từ những cơ sở vững chắc đó,
chúng em đã đưa ra một số ứng dụng cụ thể áp dụng công thức
Taylor trong thực tế mà đã mang lại hiệu quả. Xong, vẫn còn
nhiều thiếu sót, rất mong quý thầy cô góp ý để hoàn thiện bài
làm hơn. Chúng em chân thành cảm ơn!

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1> James Stewart, 2022. CALCULUS . Xuất bản lần thứ 8. Hoa Kỳ:
Cengage, tr.2-200.

- 19 -
2> Lê Hải Ly, 2008. Một số ứng dụng của công thức khai triển Taylor
vào giải toán . Ấn bản đầu tiên. Phú Thọ: Đại học Hùng Vương, tr.6-11.
3> Lê Xuân Đại, Nguyễn Bá Thi, Trần Ngọc Diễm, Ngô Thu Lương,
Đặng Văn Vinh, Nguyễn Hữu Hiệp, Hoàng Hải Hà, Phùng Trọng Thực,
Đậu Thế Phiệt và Nguyễn Thị Xuân Anh, 2021. Giáo Trình Giải Tích
1 . Ấn bản thứ 3. Tp. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia
Tp. Hồ Chí Minh, tr.78-85.
4> Đinh Anh Thi, 2022. Hiểu trực tiếp chuỗi Taylor thông qua các liên
hệ với ADN - BetterExplained-vn-dịch . [trực tuyến]
Betterexplained.math2it.com. Tại
<https://betterexplained.math2it.com/bai-viet/phep-tinh-vi-tich-phan-
calculus/chuoi-taylor-va-adn> [Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2022].
5> https://www.wolframalpha.com/

----------

- 20 -
BIÊN BẢN LÀM VIỆC - NHÓM P01

Ngày/tháng/năm Nội dung


10/12/2021 Nhận đề tài.
11/12/2021 Họp buổi 1: (19h - 20h30)
- Tìm hiểu đề
- Đưa ra định hướng, kế hoạch làm bài báo cáo
- Phân chia nhiệm vụ cá nhân.

15/12/2021 Họp buổi 2: (19h45 - 21h)


- Soạn sơ bộ nội dung của bài báo cáo
- Tổng kết sơ bộ tài liệu đã tìm hiểu được.
20/12/2021 Họp buổi 3: (18h - 20h)
- Các thành viên báo cáo những phần tài liệu mà
mình đã soạn được
- Các thành viên nêu ý kiến và góp ý về tài liệu cho
nhau.
24/12/2021 Họp buổi 4: (19h 20h)
- Hoàn thành sơ bộ bài báo cáo
- Chỉnh sửa nội dung phần ứng dụng.
26/12/2021 Họp buổi 5:(18h - 19h)
- Tổng kết toàn bộ nôi dung các thành viên đã thành
thành được
- Hoàn thành nội dung Lí thuyết và Ứng dụng
- Quyết định tạm ngưng họp trên Google Meet (Tập
trung cho thi cuối kì) đến khi kết thúc kì thi, vẫn tiếp
tục các công việc còn lại để hoàn thiện bài báo cáo.
31/12/2021 Họp buổi 6: (14h - 16h)
- Hoàn thành nội dung Mở đầu và Kết luận cho bài
báo cáo
- Chỉnh sửa và hoàn chỉnh bài báo cáo.
- Tập thuyết trình.
1/1/2022 - 5/1/2022 - Tiến hành record bài thuyết trình
- Nộp bài.
-2-

You might also like