You are on page 1of 2

Hệ thống chính trị

- Khái niệm:
+ Định nghĩa: là tổng thể các tổ chức chính trị, chính trị xã hội trực tiếp nắm giữ hoặc tham gia
thực thi quyền lực chính trị, có mối liên hệ mật thiết với nhau dưới sự lãnh đạo của một đảng or
một liên minh các đảng phái chính trị nhằm thực hiện các mục tiêu chính trị của lực lượng cầm
quyền
+ Đặc điểm:
Hệ thống chính trị ra đời trong nhà nước tư sản sản và bao gồm nhiều tổ chức chính trị,
chính trị xã hội.
Các tổ chức trong hệ thống chính trị được thiết lập để thực hiện các quan hệ chính trị,
đều là các tổ chức hợp pháp, được tổ chức và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật.
Một số tổ chức trong hệ thống chính trị giữ vai trò quan trọng trong việc thiết lập chính
quyền nhà nước.
Trong hệ thống chính trị có sự phân định nhiệm vụ tương đối rõ ràng giữa các thành
viên xong thường được đặt dưới sự lãnh đạo của đảng và nhằm thực hiện các mục tiêu chính trị
của lực lượng cầm quyền.
- Vị trí, vai trò của nhà nước trong hệ thống chính trị
+ Vị trí:
Nhà nước có vị trí trung tâm trong hệ thống chính trị, nó có mật thiết với tất cả những
tổ chức khác khác trong hệ thống chính trị, thu hút những tổ chức chính trị đó về phía mình
+ Vai trò:
 Nhà nước có vai trò đặc biệt quan trọng, mang tính chủ đạo trong hệ thống chính trị.
Vì nó quyết định sự ra đời và tồn tại, phát triển của hệ thống chính trị
+ Giải thích:
Vì so với các tổ chức khác trong tổ chức chính trị, nhà nước có ưu thế đặc biệt:
 Nhà nước xây dựng, bảo vệ , củng cố và phát triển trên nền tảng xã hội rộng
lớn.
 Nhà nước có quyền lực công khai và có phạm vi tác động lớn nhất trong hệ
thống chính trị, bao trùm lên toàn xã hội, tới mọi cá nhân, tổ chức, mọi miền lãnh thổ và các lĩnh
vực cơ bản của xã hội
Nhiệm vụ, mục tiêu hoạt động của nhà nước về cơ bản phù hợp với các ý
nguyện, lợi ích của các giai cấp, lực lượng trong xã hội đó là xây dựng và phát triển xã hội theo
hướng tự do, hạnh phúc, bình đẳng
 Nhà nước có pháp luật, công cụ quản lý xã hội hiệu quả nhất
 Nhà nước có sức mạnh vật chất to lớn, vì vậy nhà nước có đầy đủ các phương
tiện vật chất cần thiết để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình (thuế)
 Nhà nước là tổ chức duy nhất trong hệ thống chính trị mang chủ quyền quốc
gia, thể hiện ở nhà nước có toàn quyền quyết định các chính sách đối nội, đối ngoại của mình,
không lệ thuộc vào ý chí từ bên ngoài
- Tác động của nhà nước với đảng phái chính trị
+ Thông qua hiến pháp và pháp luật
~ Nhà nước tạo ra khuôn khổ và cơ sở pháp lý cho sự hình thành, tồn tại và phát triển của
đảng phái chính trị
~ Nhờ có hiến pháp và pháp luật, Đảng có thể tham gia 1 cách hợp pháp, bình đẳng vào
bộ máy nhà nước
~ Nhờ có hiến pháp và pháp luật, nhà nước thừa nhận quyền lãnh đạo của đảng cầm
quyền
~ Nhà nước quản lý các tổ chức đảng và đảng viên theo pháp luật, bảo vệ các quyền và
lợi ích hợp pháp của các đảng chính trị và xử lý các đảng chính trị vi phạm pháp luật
- Tác động của đảng phái chính trị đối với nhà nước:
+ Đảng cầm quyền hay liên minh các đảng cầm quyền có trách nhiệm, hoạch định, chính sách
đối nội, đối ngoại để nhà nước thể chế hóa thành pháp luật và tổ chức thực hiện
+ Các đảng chính trị khác có thể tham gia vào tổ chức và hoạt động bộ máy nhà nước thông qua
việc nắm giữ một số ghế trong nghị viện và chính phủ, thông qua việc phản biện các chính sách
của đảng cầm quyền, tham gia thảo luận và thông qua chính sách của nhà nước
- Tác động của nhà nước với tổ chức xã hội
+ Thông qua hiến pháp và pháp luật
+ Nhà nước quản lý các tổ chức xã hội
- Tác động của các tổ chức chính trị đối với nhà nước
+ Tham gia vào quá trình tổ chức hoạt động và giám sát hoạt động của tổ chức nahf nước
+ Cộng tác và hỗ trợ nhà nước để quản lý xã hội
+ Có nghĩa vụ tôn trọng và thực hiện pháp luật, hoạt động tong khuôn khổ pháp luật
+ Giáo dục hội viên tôn trọng và thực hiện những quy định và hoạt động của pháp luật

You might also like