You are on page 1of 6

DÀN Ý PHÂN TÍCH

8. Phân tích cảnh đưa đám (dạng phân tích đoạn trích)
a. Mở bài
- Giới thiệu khái quát về tác giả Vũ Trọng Phụng, nội dung đoạn trích “Hạnh phúc của
một tang gia”.
- Vấn đề cần làm sáng tỏ: cảnh đưa đám
b. Thân bài
* Giới thiệu vị trí, vai trò đoạn trích:
- Vị trí: giữa của tác phẩm
- Vai trò: Đoạn trích diễn tả cảnh đưa đám tang cụ cố tổ với sự tham gia của rất nhiều
người trong thành phố khiến cho cả đám tang nhốn nháo. Đoạn trích phơi bày bộ mặt
giả tạo, vô nhân đạo của tầng lớp thượng lưu trong xã hội lúc bấy giờ…
* Giới thiệu mâu thuẫn trào phúng:
- Mâu thuẫn trào phúng được thể hiện ngay ở nhan đề tác phẩm:
Tang gia (đau buồn, mất mát) >< Hạnh phúc (sung sướng)
- Lí giải:
+ Khi cụ cố tổ sống: bị phiền hà, phải phục dịch và bản di chúc được thực thi.
+ Khi cụ cố tổ chết: được thoải mái ko phải phục dịch ai; bản di chúc được thực thi;
được khoe độ giàu sang; được trưng diện.
- Tác dụng:
+ Vạch trần đám con cháu bất hiếu, hám danh, hám lợi, giả dối.
+ Phê phán xã hội phi nhân tính, cạn kiệt tình người.
* Một đám ma to nhất và náo nhiệt như đám hội
+ Một cái đám ma "theo cả lối Ta, Tàu, Tây, có cả kiệu bát cống, lợn quay đi
lọng"…,có đến ba tram câu đối, vài ba tram người đi đưa”
+ Cái đám tang có thể khiến cho "người chết nằm trong quan tài cũng phải mỉm cười."
+ Đám ma đưa đến đâu làm huyên náo đến đấy, cả thàn phố nhốn nháo khen đám ma
to.
→ Đấy là một cách nói đầy mỉa mai của tác giả bởi cả nhà cụ cố Hồng đã biến cái
đám ma của cụ trở thành nơi để khoe giàu sang, tiền của.
* Những con người hiện ra trong cảnh đưa đám:
+ Tuyết với "bộ y phục Ngây thơ - cái áo dài voan mỏng, trong có coóc-sê, trông như
hở cá nách và nửa vú - nhưng mà viền đen và đội một cái mũ mấn xinh xinh".
+ Những người bạn của cụ cố Hồng, "ngực đầy những huy chương như Bắc Đẩu bội
tinh, Long bội tinh, Cao Mên bội tinh, Vạn Tường bội tinh,...trên mép và cằm đều đủ
râu ria, hoặc dài hoặc ngắn, hoặc đen hoặc hung hung, hoặc lún phún hay rầm rậm,
loăn quăn,...".
→ Có lẽ với những người bạn thân của cụ cố Hồng, đám ma đã trở thành nơi để họ
khoe và thi huy hiệu thi râu và ngắm nhìn làn da trắng thập thò của cô Tuyết.
+ Những người bạn của cô Tuyết, bà Văn Minh, cô Hoàng Hôn ngay trong đám
tang của người chết, họ lại "chim nhau, cười tình với nhau, bình phẩm nhau, chê bai
nhau, ghen tuông nhau, hẹn hò nhau, bằng vẻ mặt buồn rầu của những người đi đưa
đám"
+ Xuân Tóc Đỏ chen ngang vào giữa đám tang với hai vòng hoa.  sự lố bịch
+ Cậu Tú Tân chẳng hơn gì, chỉ biết lăn xăn chụp ảnh như một sự kiện vui vẻ.
+ Cụ cố Hồng thì mếu máo một cách “miễn cưỡng”.
+ Về ông Phán - ông cháu rể mọc sừng hưởng lợi nhiều nhất từ cái chết của cụ cố Tổ
- thì lại làm trò trắng trợn dúi năm đồng gấp tư vào tay Xuân Tóc Đỏ để cảm ơn công
trạng.
* Đánh giá đoạn trích:
+ Thủ pháp trào phúng được tác giả sử dụng xuyên suốt chính là tạo ra mâu thuẫn
giữa hai trạng thái đối lập vui - buồn, trang nghiêm - bát nháo  làm nổi bật bộ mặt
giả dối, lạnh lùng của bộ phận thượng lưu trong xã hội bấy giờ.
+ Nghệ thuật phóng đại
+ VTP đã bóc trần sự giả nhân giả nghĩa, vô nhân tinh, vô đạo đức của tầng lớp
thượng lưu trong xã hội.--> thể hiện thái độ châm biếm, mỉa mai đám người ấy.
+ Nhà văn đã cảnh báo một vấn đề vô cùng nghiêm trọng đang tồn tại trong xã hội, đó
chính là những giá trị văn hóa cổ truyền đang dần bị biến dạng bởi cơn lốc âu hóa.
c. Kết bài
Đề 9: Phân tích cảnh hạ huyệt
a. Mở bài
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm và đoạn trích cảnh hạ huyệt
b. Thân bài
* Giới thiệu đoạn trích
- Tóm tắt phần đầu, giới thiệu vị trí của đoạn trích (đoạn cuối)
- Cảnh hạ huyệt có thể gọi là đỉnh cao trong chuỗi cười dài, là màn hạ đặc sắc của màn
kịch mang tên “Đám ma gương mẫu”
* Phân tích
* Những con người trong cảnh hạ huyệt hiện ra như thế nào?
Hạ huyệt là công việc, nghi lễ cuối cùng đối với người đã khuất để họ có thể thanh
thản từ giã cuộc sống. Người ta thực hiện nghi lễ bằng tất cả sự trang nghiêm, tôn
trọng và cả sự đau đớn nhất. Nhưng với đám ma của cụ cố Tổ, nó được đảo ngược
hoàn toàn.
Cậu Tú Tân:
- “thấp thỏm” cả ngày chỉ để khoe cái máy ảnh mới và tài năng chụp ảnh siêu việt của
minh: cậu “bắt bẻ từng người một, hoặc chống gậy, hoặc gục đầu, hoặc cong lưng,
hoặc lau mắt như thế này, như thế nọ,… để chụp ảnh kỉ yếu”. Mọi sự bi lụy đau buồn
trông rất đạo mạo và đúng kiểu cách.
- Nếu coi đây là một màn đại hài kịch thì cậu Tú Tân chính là đạo diễn tài ba của vở
kịch ấy: chỉ huy, chỉnh sửa, lãnh đạo để có được một tấm ảnh đúng kiểu và để nói với
thiên hạ về một đám ma đúng “gương mẫu”.
 Nơi thiêng liêng của người chết yên nghỉ lại trở thành sân khấu để mọi người nhốn
nháo

Cụ cố Hồng
- Luôn giữ cái vẻ đau khổ như từ ngày cụ cố Tổ đi: thậm chí còn ho khạc, ngất đi- đau
buồn đúng như hình ảnh một đứa con có hiếu
Ông Phán mọc sừng: đáng chú ý nhất
- Ông oặt người đi, khóc mãi không thôi. Người đọc như cũng thấy người chết được
an ủi phẩn nào khi vẫn còn một chút tình người ở nơi lạnh lẽo này.
- Tiếng khóc đã vạch trần tất cả: “Hứt… Hứt… Hứt…” Âm thanh méo mó của một
nhân tính cũng đã biến dạng.
- Khóc đến nỗi đứng không vững muôn ngất đi khiến cho Xuân Tóc Đỏ đứng bên
cạnh phải đỡ. Thực chất là để dúi vào tay Xuân một tờ giấy bạc năm đồng gấp tư.
 Hành động đã lật tẩy tất cả bản chất hám lợi, tính toán, vô đạo đến vô nhân của
nhân vật.

 Vũ Trọng Phụng đã tái hiện những xấu xa, đồi bài, giả tạo của xã hội dưới huyệt
mồ của người chết.
* Đánh giá đoạn trích
- Cả đoạn trích là một màn hạ màn đặc sắc của vở kịch mà mỗi người ở đó đều là
những diễn viên xuất sắc trong vai diễn của mình để làm nên tiếng cười cho tác phẩm
- Thể hiện rõ sự bất hiếu của lũ con cháu: Nơi hạ huyệt thiêng liêng trở thành một sân
khấu, một sàn diễn, nơi đến buôn bán, đổi trác một cách trắng trợn. Ở đó, có một đạo
diễn tài ba- cậu Tú Tân, có những diễn viên tài giỏi: cụ cố Hồng, Xuân Tóc Đỏ và ông
Phán Mọc Sừng. Phía sau từng hành động, cử chỉ lời nói của ông là sự rơi rụng của
những giá trị, là sự đồi bại của nhân tính con người được cải trang kín đáo
 Phê phán hiện thực xã hội.
Nghệ thuật:
- Sử dụng kĩ thuật dựng cảnh của điện ảnh
- Xây dựng các nhân vật trào phúng: được đặc tả, hiện lên chỉ qua một chi tiết sắc sảo
và thần tình.
- Ngôn ngữ trào phùng
 Qua đó thể hiện thái độ và tài năng của tác giả
c. Kết bài
Khát quát lại vấn đề.

C. LUYỆN ĐỌC HIỂU


ĐỀ 1
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
     (1) Bóng tối của những độc ác, tức tối và hằn học vẫn phủ ngập trong không ít đôi
mắt con người. Tại sao những khoảnh khắc kỳ diệu mà chúng ta từng có và đang có
lại không thể kéo dài mãi mãi và phủ ngập trên đời sống thế gian này như những tia
nắng mặt trời? Tại sao chúng ta lại biến ngôi nhà thế gian của chúng ta thành một nơi
máu chảy, của thù hận, của đối kháng và của những giá lạnh?[…]
     (2) Thế giới ngày nay nhiều của cải, vật chất hơn bao giờ hết. Nhưng số lượng của
cải, vật chất mà con người làm ra đã không tỷ lệ thuận với hạnh phúc của đời sống mà
nhân loại đang sống và đang mơ tới. Thế gian không phải là một cánh từng nguyên
thủy và con người không phải là những hoang thú sống trong đó. Nhân loại không
phải là những hoang thú với mục đích duy nhất là biến những kẻ yếu hơn hay những
quốc gia yếu hơn thành thức ăn cho mình. Nếu chỉ như vậy, thì tiên tri về một ngày
tận thế đã bắt đầu hiển lộ những hiện thực đầu tiên của nó. […]
      (3) Với lý do đó, Báo VietNamNet cùng nhiều trí thức Việt Nam và trên thế giới,
cùng với con người ở mọi tầng lớp xã hội – những con người đang mơ ước và lao
động cho một đời sống thanh bình và yêu thương ở nhiều nước trên thế giới chọn ngày
9 tháng 9 hàng năm là “Ngày của thế gian, ngày hòa giải và yêu thương” […]
     (4)  Chúng ta hãy cùng nhau sống một ngày như vậy. Sống như vậy không phải
sống cho người khác mà sống cho chính cá nhân chúng ta. Bởi khi chúng ta thù hận
một ai đó thì bóng tối nặng nề lại trùm phủ chính cõi lòng chúng ta chứ không phải là
kẻ mà chúng ta thù hận. Đây là một sự thật mà hầu hết mỗi chúng ta đã trải qua.
(Trích Ngày hòa giải và yêu thương, Nguyễn Quang Thiều, dẫn theo
http://nhavantphcm.com.vn ngày 9/9/2012)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên.
Nghị luận
Câu 2: Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn văn (1) của đoạn
trích trên.
- BPTT điệp ngữ: “Tại sao”
- Tác dụng: Nhấn mạnh sự đau đớn, xót xa của tác giả trước thực trạng thế giới đầy
đau thương mất mát và muốn đi tìm câu trả lời, biện pháp khắc phục tình trạng đó.
Câu 3: Vì sao tác giả lại cho rằng: "khi chúng ta thù hận một ai đó thì bóng tối nặng nề
lại trùm phủ chính cõi lòng chúng ta chứ không phải là kẻ mà chúng ta thù hận".
Bởi vì:
- Lòng thù ghét với người khác xuất phát từ bản thân mỗi người khi đối tượng không
đáp ứng được yêu cầu của mình, ngăn cản hay chống đối để ta không đạt được những
điều ta mong muốn. Lòng thù ghét tồn tại ở ta mà đối phương không hề biết đến, nếu
luôn giữ trạng thái này tinh thần sẽ trở nên u uất, khó chịu.
- Thù hận người khác khiến cho chúng ta bị nhiều bệnh tật khác: đau đầu do căng
thẳng, rối loạn nhịp tim,…thậm chí sự thù hận còn khiến chúng ta có những hành
động sai trái, phạm pháp…
Câu 4: Anh/chị rút ra được bài học gì từ đoạn trích trên? Nêu suy nghĩ của bản thân về
bài học đó.
- Chúng ta cần hình thành lối sống thanh thản, không nên thù ghét một ai để tránh
phiền muội trong lòng.
- Hãy tha thứ khi có thể để bản thân và người khác sống yêu thương.

ĐỀ 2:
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Bóng quê
chị lành như thể bát nước mưa em hứng đầu mùa
dịu dàng như thể điệu rơi của hoa cau trước ngõ
hồn nhiên như thể sự lớn lên của ngọn rau cọng cỏ
giàu đức hi sinh như thể đất trong vườn
nhân từ như thể chái bếp cây rơm
mộng mơ như thể hoa khế rắc tím sân nhà nhỏ
 
em đi xa kí ức giàu có
hương quê nưng nức nồi nước xông chị nấu bảy thứ lá cây
và cả dáng quê nghiêng chao sóng nước trời mây
dáng chị gập người bên chậu quần áo ven bờ sông ngày nắng

(Khát vọng mùa – Hoàng Đăng Khoa, NXB Hội nhà văn 2016, tr.17)
Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính.
Biểu cảm
Câu 2: Xác định và phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ được sử dụng
trong đoạn thơ đầu.
- BPTT:
+ So sánh: “chị lành như thể bát nước mưa em hứng đầu mùa”, “dịu dàng như…”…
+ Điệp cấu trúc: “như thể”
- Tác dụng: làm nổi bật những đức tính, những phẩm chất tốt đẹp của người chị: hiền
lành, dịu dàng, hồn nhiên, nhân từ,…
Câu 3: Hình ảnh “dáng chị gập người bên chậu quần áo ven bờ sông ngày nắng” gợi
cho anh/chị điều gì?
- Hình ảnh “dáng chị gập người bên chậu quần áo ven bờ sông ngày nắng” gợi:
+ Hình ảnh đẹp, người chị tảo tần, lam lũ với công việc thường ngày.
+ Hình ảnh đó còn gợi về những kí ức đẹp đẽ của tuổi thơ, kỉ niệm về quê hương.
Câu 4: Thông điệp nhà thơ gửi gắm qua đoạn trích trên là gì? Chia sẻ suy nghĩ của em
về thông điệp đó.
- Thông điệp của bài thơ:
+ Trân trọng yêu quý quê hương. Quê hương là gia đình, là người thân, là nguồn nuôi
dưỡng tâm hồn mỗi con người.
+ Những kỉ niệm tuổi thơ là nguồn động lực để mỗi chúng ta không ngừng nỗ lực, cố
gắng.

You might also like