You are on page 1of 17

H

HPHẦN 1: LỊCH SỬ VIỆT NAM (1858-1914)-K11


Câu 1: Trước khi pháp xâm lược( 1858), Nước ta là nước
1 điểm
A. Độc lập
B. Thuộc địa
C. Thuộc địa nửa phong kiến
D. Bị phương tây Đô hộ
Câu 2: Mục đích của thực dân phap khi tiến hành khi tiến hành xâm lược việt nam
năm 1858 là gì
1 điểm
A. Giúp Nguyễn Ánh đánh TÂy sơn
B. Để truyền đạo Thiên chúa
C. Tìm kiếm thuộc địa, mở rộng thị trường
D. " khai hóa" văn minh cho nhân dân
Câu 3: " Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thf mới hết người Nam đánh Tây"
là câu nói của danh nhân lịch sử nào ở Việt Nam
1 điểm
A. Nguyễn Hữu Thuận
B. Nguyễn Trung Trực
C. Trương Quyền
D. Nguyễn Trung Trực
Câu 4: Tính chất xã hội Việt Nam dưới chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất
(1897-1914) của thực dân pháp là
1 điểm
A. Phong kiến nửa thuộc địa
B. Thuộc địa nửa phong kiến
C.Nửa thuộc địa nửa phong kiến
D. Phong kiến chuyên chế
Câu 5: Nhận định nào dưới đây phản ánh sự chuyển biến về tính chất xã hội việt nam
dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất 1897-1914 của thực dân
pháp là
1 điểm
A. Từ xã hội phong kiến chuyển sang xã hội thuộc địa nửa phong kiến
B. Từ xã hội thực dân phong kiến chuyển sang xã hội tư bản chủ nghĩa
C. Từ xã hội phong kiến chuyển sang xã hội nửathuộc địa nửa phong kiến
D. Từ xã hội tư bản chủ nghĩa chuyển sang sã hội chủ nghĩa
Câu 6: Nội dung cơ bản nhất của chiếu Cần vương là gì?
1 điểm
A. Khẳng định quyết tâm chống Pháp.
B. Khôi phục quốc gia phong kiến.
C. Kêu gọi nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước, khôi phục quốc gia phong kiến độc lập.
D. Tố cáo tội ác của thực dân Pháp.
Câu 7: Kinh tế Việt Nam đã chuyển biến như thế nào dưới tác động của cuộc khai
thác thuộc địa lần thứnhất (1897-1914) của thực dân Pháp?
1 điểm
A. Xuất hiện đồn điền trồng lúa, cà phê và cao su do tư bản Pháp làm chủ.
B. Kinh tế Việt Nam không có sự chuyển biến và bị lệ thuộc và tư bản Pháp.
C. Phương thức sản xuất TBCN từng bước được du nhập vào Việt Nam.
D. Xuất hiện một số thành thị và khu công nghiệp hoạt động sầm uất.
Câu 8: Điểm khác biệt căn bản giữa phong trào yêu nước chống Pháp đầu thế kỉ XX
so với cuối thế kỉ XIX
1 điểm
A. tính chất và khuynh hướng.
B. giai cấp lãnh đạo và lực lượng tham gia
C. hình thức và phương pháp đấu tranh.
D. quan niệm và khuynh hướng cứu nước.
Câu 9: Phong tràoYên Thế là do ( tên gọi khác là phong trào nông dân Yên Thế)
1 điểm
A. triều đình tổ chức
B. các cuộc khởi nghĩa Cần vương hợp lại.
C. phong trào Cần vương khởi xướng.
D. nông dân tự động đứng lên kháng chiến.
Câu 10: Không chiếm được Đà Nẵng, thực dân Pháp đánh tiếp ở đâu?
A. Huế
B. Gia Định
C. Biên Hòa.
D. Vĩnh Long.
Câu 11: Diểm khác nhau cơ bản giữa cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ( 1897-
1914) và cuộc khai thác thuộc địa lần 2 ( 1919-1929)
A. Mục tiêu Vơ vét tài nguyên mang về chính quốc, Lợi dụng nguồn nhân công rẻ mac
B. Hệ quả Nền kinh tế nghèo nàn lạc hậu phụ thuộc vào pháp và xuất hiện khuynh hướng
cứu nước mới
C. Nội dung và tác động

KTTĐL1 KTTĐL2
Nội dung Khai thác mỏ Chú trọng về ngành
nông nghiệp

Tác động Xuất hiện giai cấp Hình thành 2 giai cấp: tư
công nhân sản và tiểu tư sản

D. Biện pháp và cách tiến hành : Tịch thu ruộng đất, Lập các đồn điền, Vơ vét của cải, sử dụng
thuế: thuế đồng đinh, thuế muối,…
Câu 12: Sự kiện nào sau đây đã đánh dấu kết thúc giai đoạn tồn tại của nhà nước
phong kiến độc lập
A. Thực dân pháp xâm lược
B. Thực dân pháp đánh bại phong trào cần vương
C. Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884) được ký kết
D. Bảo Đại thoái vị ( 30/8/1945) : Chấm dứt hoàn toàn chế độ phong kiến ở việt nam
Câu 14: Ý nào dưới đây không phải là điểm chung của chến thắng cầu giấy lần thứ
nhất 1873 và chiến thắng cầu giấy lần 2 năm 1883 là
A. Đều giết chết được tướng giặc ngay tại trận
B. Đều thể hiện rõ quyết tâm tiêu diệt giặc của nhân dân ta
C. Đều do nghĩa quân của Hoàng tá Viêm và Lưu Vĩnh Phúc thực hiện
D. Điều khiến cho thực dân pháp Hoang mang lo sợ và tìm cách thương lượng với triều đình
Nguyễn
Câu 15: Ngày 13-7-1885, Tôn thất thuyết nhân danh vua Hàm Nghi xuống chiếu cần
Vương kêu gọi lực lượng nào giúp vua cứu nước
A. Văn thân sĩ phu và nhân dân cả nước
B. Tư sản, công nhân và nông dân sau cuộc khai thác thuộc địa của pháp
C. VĂn thân , sĩ phu và địa chủ phong kiến
D. Nông dân , địa chủ phong kiến
Câu 16: Sai lầm lớn nhất trong chính sách đối ngoại của nhà Nguyễn từ đầu thế kỉ
XIX là
A. “Cấm đạo”, đuổi giáo sĩ phương Tây. Pháp lợi , làm cho nn phân ly
B. Bắt Lào và Chân Lạp thuần phục.
C. Thực hiện “bế quan tỏa cảng” với thương nhân phương Tây.
D. “Thuần phục” triều đình Mãn Thanh, nhờ nhà Thanh sang dẹp thổ phỉ.
Câu 17: Thủ đoạn thâm độc nhất của thực dân Pháp trong lĩnh vực nông nghiệp ở
Việt Nam sau CTTG thứ nhất là gì?
A. Đánh thuế nặng vào các mặt hàng nông sản
B. Tước đoạt ruộng đất của nông dân LÀm cho hơn 90 phần trăm nông dân bị mất đất
C. Bắt nông dân đi phu phen, tạp dịch
D. Không cho nông dân tham gia sản xuất.
Câu 18: Chính sách “bế quan tỏa cảng” của nhà Nguyễn thực chất là
A. chính sách nghiêm cấm các hoạt động buôn bán ở trong nước
B. chính sách nghiêm cấm các thương nhân buôn bán với người nước ngoài
C. chính sách nghiêm cấm giao thương với thương nhân phương Tây
D. chính sách cấm người nước ngoài đến buôn bán tại Việt Nam
Câu 19: . Khi chuyển hướng tấn công vào Gia Định, quân Pháp đã thay đổi kế hoạch
xâm lược Việt Nam như thế nào?
A. Chuyển từ kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” sang “chinh phục từng gói nhỏ”
B. Chuyển từ kế hoạch “chinh phục từng gói nhỏ” sang “đánh nhanh thắng nhanh”
C. Chuyển từ kế hoạch “đánh chớp nhoáng” sang “đánh lâu dài”
D. Chuyển từ kế hoạch “đánh lâu dài” sang “đánh nhanh thắng nhanh”
Câu 20: Ngày 31-8-1874, Pháp yêu cầu triều đình Huế kí thêm hiệp ước trên lĩnh vực
thương mại tiếp tục nhân nhượng cho Pháp quyền lợi gì nữa?
A. Bảo đảm đặc quyền, đặc lợi của người Pháp trên toàn bộ đất nước Việt Nam.
B. Tạo mọi điều kiện thuận lợi để tàu buôn Pháp vào Việt Nam.
C. Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho thương nhân Pháp được tự do buôn bán ở Việt Nam.
D. Tạo điều kiện cho thương nhân Pháp mở các cảng ở Việt Nam.
Câu 13: Sau thất bại ở Cầu Giấy lần thứ 2 năm 1883, thái độ của quân đội pháp là

A. Càng củng cố càng quyết tâm xâm lược (pháp)


B. Phản đối chiến tranh xâm lược
C. Hoang mang lung lay ý chí xâm lược
D. Chuẩn bị tiến công miền BẮc lần 3
Câu 21: Sau thất bại trong trận Cầu Giấy lần thứ hai (19-5-1883), thực dân Pháp đã
A. càng củng cố quyết tâm xâm chiếm toàn bộ Việt Nam.
B. cho quân rút khỏi Hà Nội để bảo toàn lực lượng,
C. tăng viện binh từ Pháp sang để tái chiếm Hà Nội.
D. tiến hành đàn áp, khủng bố nhân dân ta.
Câu 22: Cho các sự kiện:
1. Quân Pháp nổ súng chiếm thành Hà Nội.
2. đội tàu chiến của Đại úy hải quân Gác-ni-ê (F.Gamier) ra tới Hà Nội.
3. Gác-ni-ê gửi tối hậu thư cho Nguyễn Tri Phương lúc đó đang là Tổng đốc Hà Nội.
Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo trình tự thời gian
A. 2, 1, 3
B. 2,3,1
C. 3, 1, 2.
D. 3,2,1
Câu 23: Thực dân Pháp đã thực hiện chính sách nào ngay từ khi tiến hành công cuộc
khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam?
A. Chính sách “chia để trị”
B. Chính sách “dùng người Pháp trị người Việt” Dùng người việt trị người việt
C. Chính sách “đồng hóa” dân tộc Việt Nam
D. Chính sách “khủng bố trắng” đối với những người chống đối
Câu 24: Trước sự xâm lược của thực dân Pháp, thái độ của triều đình nhà Nguyễn và
nhân dân như thế nào?
A. Triều đình và nhân dân đồng lòng kháng chiến chống Pháp
B. Triều đình sợ hãi không dám đánh Pháp, nhân dân chống Pháp không kiên quyết
C. Triều đình kiên quyết đánh Pháp, nhân dân hoang mang
D. Triều đình do dự không dám đánh Pháp, nhân dân kiên quyết kháng chiến chống Pháp
Câu 25: Nội dung nào không phản ánh đúng nguyên nhân làm cho phong trào kháng
chiến chống Pháp xâm lược ở Nam Kì nửa sau thế kỉ XIX thất bại?
A. Tương quan lực lượng giữa ta và Pháp chênh lệch, không có lợi cho ta
B. Triều đình Huế từng bước đầu hàng thực dân Pháp, ngăn cản nhân dân chống Pháp
C. Nhân dân không kiên quyết đánh Pháp vì không có người lãnh đạo
D. Phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân thiếu sự liên kết, thống nhất
PHẦN II: LỊCH SỬ THẾ GIỚI-K11
Câu 1: Thái độ của hơn 100 dân tộc Nga khi Nga hoàng tham gia cuộc Chiến tranh
thế giới thứ nhất ra sao
A. Ủng hộ Nga hoàng để mở rộng lãnh thổ
B. Phản đối chiến tranh, đòi lật đổ chế độ Nga hoàng : 1917 nga hoàng chấp nhận tham gia
CTTG thứ 1 làm đời sống nhân dân khổ cực lầm than => khuyên nga hoàng k tham gia CTTG
C. Yêu cầu Nga hoàng phải tiến hành một cuộc cải cách
D. Biểu tình đòi Nga hoàng phải nhường ngôi cho người khác
Câu 2: Đầu thế kỉ XX, ở nước Nga tồn tại nhiều mâu thuẫn xã hội, ngoại trừ
A. Mâu thuẫn giữa vô sản với tư sản
B. Mâu thuẫn giữa nông nô với chế độ phong kiến
C. Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến
D. Mâu thuẫn giữa hơn 100 dân tộc Nga với chế độ Nga hoàng
Câu 3: Hình thức đấu tranh chủ yếu trong Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở nước
Nga là

A. Biểu tình tuần hành thị uy rồi chuyển sang khởi nghĩa vũ trang
B. Tổng bãi công chính trị rồi chuyển sang khởi nghĩa vũ trang Bãi công các công nhân -> Khởi
nghĩa vu trang Cuộc bãi công của 9 vạn nữ công nhân
C. Bãi khóa, bãi thị rồi chuyển sang khởi nghĩa vũ trang
D. Đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang
Câu 4: Kết quả lớn nhấ mà Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga giành được là
A. Quân cách mạng đã chiếm được các công sở
B. Chế độ quân chủ chuyên chế sụp đổ
C. Bắt giam các bộ trưởng và tướng tá của Nga hoàng
D. Nhân dân tiếp tục đấu tranh, thành lập chính quyền cách mạng
Câu 5: Tính chất của Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga là
Khuynh hướng vô sản và khuynh hướng tư sản
A. Cách mạng tư sản
B. Cách mạng vô sản
C. Cách mạng dân chủ tư sản
D. Cách mạng giải phóng dân tộc cách mạng tháng 10/1917
Câu 6: Nét nổi bật của tình hình nước Nga sau Cách mạng tháng Hai năm 1917 là
A. Tình hình chính trị, xã hội ổn định
B. Các đế quốc bên ngoài đua nhau chống phá
C. Tình trạng hai chính quyền song song tồn tại giống như việt nam 1919-1925
D. Nhân dân bắt tay ngay vào xây dựng chế độ mới
Câu 7: Hai chính quyền song song tồn tại ở nước Nga sau Cách mạng tháng Hai năm
1917 vì
A. Đất nước rộng lớn đòi hỏi có hai chính quyền
B. Bị các nước đế quốc bên ngoài chi phối, can thiệp
C. Hai chính quyền đại diện cho lợi ích của các giai cấp khác nhau
D. Tạo tiền đề để thành lập chính quyền thống nhất trong cả nước
Câu 8: Chính đảng nào tiếp tục chuẩn bị kế hoạch làm cách mạng để giải quyết tình
trạng hai chính quyền song song tồn tại ở nước Nga sau Cách mạng tháng Hai năm
1917?
A. Đảng Mensêvích
B. Đảng Bônsêvích
C. Đảng Xã hội dân chủ
D. Đảng Thống nhất công nhân
Câu 9: Bản báo cáo quan trọng của Lênin trước Trung ương Đảng Bônsêvích (4-
1917) là
A. Chính cương tháng tư
B. Cương lĩnh tháng tư liên xô (Luận cương tháng tư), Việt nam(cương lĩnh tháng 2, luận
cương tháng 10 )
C. Luận cương tháng tư
D. Báo cáo chính trị tháng tư
Câu 10: Văn kiện đó đã xác định mục tiêu và đường lối của cách mạng Nga năm 1917

A. Chuyển từ cách mạng tư sản sang cách mạng vô sản
B. Chuyển từ cách mạng ruộng đất sang cách mạng xã hội chủ nghĩa
C. Chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa
D. Chuyển từ cách mạng tư sản dân quyền sang cách mạng xã hội chủ nghĩa
Câu 11: Đêm 24-10-1917, ở nước Nga đã diễn ra sự kiện lịch sử gì?
A. Nhân dân Pêtơrôgrát đập phá cung điện Mùa Đông
B. Quân khởi nghĩa bao vây và tấn công Cung điện Mùa đông
C. Nhân dân Nga ăn mừng chiến thắng tại Cung điện Mùa đông
D. tiến công vào cung điện Mùa đông cua nhân dân Nga bị thất bại
Câu 12: Sự kiện nào đánh dấu mốc quan trọng trong lịch sử nước Nga đầu năm
1918?
1 điểm
A. Thủ tướng Kêrenxki (của Chính phủ lâm thời tư sản) bị bắt
B. Lênin từ Phần Lan trở về nước
C. Cách mạng tháng Mười Nga giành thắng lợi hoàn toàn
D. Quân khởi nghĩa chiếm Mátxcơva
Câu 13: Tháng 3 – 1921 Đảng Bôsêvích Nga quyết định thực hiện
1 điểm
A. Cải cách ruộng đất
B. Chính sách cộng sản thời chiến
C. Chính sách kinh tế mới
D. Hợp tác hóa nông nghiệp
Câu 14: Trong Chính sách kinh tế mới, để nâng cao năng suất lao động đã có nhiều
chủ trương quan trọng, ngoại trừ
1 điểm
A. Nhà nước chấn chỉnh lại việc tổ chức, sản xuất các ngành kinh tế công nghiệp
B. Nhà nước tổ chức lại các xí nghiệp, nhà máy, thành lập các tổ chức nghiệp đoàn
C. Nhà nước chuyển các xí nghiệp nhỏ sang hạch oán kinh doanh, cải thiện chế độ tiền lương
D. Nhà nước nắm các ngành kinh tế chủ chốt: công nghiệp, giao hông vận tải, ngân hàng, ngoại
thương
Câu 15: Ý nghĩa lớn nhất đối với Nga khi thực hiện thành công chính sách kinh tế mới
là gì
1 điểm
A. Nước Nga đã chiến thắng các thế lực thù địch trong nước, bảo vệ được thành quả cách mạng
B. Nước Nga đã chiến thắng các thế lực hù địch từ bên ngoài bao vây, tấn công phá hoại thành
quả cách mạng
C. Nhân dân Xô viết vượt qua mọi khó khăn, phấn khởi sản xuất, hoàn thành công cuộc khôi
phục kinh tế
D. Nước Nga phục hồi các công ti tư bản và giải quyết được những quyền lợi cơ bản cho các
tầng lớp nhân dân
Câu 16: Từ chính sách kinh tế mới ở Nga, bài học kinh nghiệm nào mà Việt Nam có
thể học tập cho công cuộc đổi mới đấ nước hiện nay?
1 điểm
A. Chỉ tập trung phát triển một số ngành kinh tế mũi nhọn
B. Quan tâm đến lợi ích của các tập đoàn, tổng công ti lớn
C. Chú trọng phát triển một số ngành công nghiệp nặng
D. Thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần có sự kiểm soát của nhà nước
Câu 17: Nhiều kế hoạch dài hạn 5 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội được tiến hành
trong giai đoạn 1928 – 1941 ở Liên Xô là do
1 điểm
A. Đòi hỏi của công cuộc công nghiệp hóa
B. Ý muốn của những người lãnh đạo đất nước
C. Yêu cầu cải thiện đời sống của các tầng lớp nhân dân
D. Muốn nhanh chóng trở thành quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất thế giới
Câu 18: Ý nào không phải là đặc điểm nổi bật của nền kinh tế nông nghiệp Liên Xô
trong những năm 1921- 1941?
1 điểm
A. Nông nghiệp tập thể hóa
B. Nông nghiệp được cơ giới hóa
C. Nông nghiệp có quy mô sản xuất lớn
D. Tiến hành “cách mạng xanh” trong nông nghiệp
Câu 19: Một trong những hạn chế của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của Liên
Xô trong những năm 1921-1941 là
1 điểm
A. Chưa thực hiện tốt nguyên tắc bình đẳng trong phân phối sản phẩm
B. Chưa thực hiện tốt nguyên tắc tập trung trong công nghiệp hóa
C. Chưa thực hiện tốt nguyên tắc dân chủ trong đời sống nhân dân
D. Chưa thực hiện tốt nguyên tắc tự nguyện trong tập thể hóa nông nghiệp
Câu 20: Ý nào không phản ánh đúng tình hình nước Nga Xô viết khi bước vào thời kì
hòa bình xây dựng đất nước?
1 điểm
A. Tình hình chính trị không ổn định
B. Nền kinh tế quốc dân bị tàn phá nghiêm trọng
C. Chính quyền Xô viết nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ của nước ngoài
D. Các lực lượng phản cách mạng điên cuồng chống phá, gây bạo loạn
PHẦN III: LỊCH SỬ 12
Câu 1: Khẩu hiệu "Đánh đuổi Nhật - Pháp" được thay bằng khẩu hiệu "Đánh đuổi phát
xít Nhật" được nêu ra trong
1 điểm
A. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng (5 - 1945).
B. Chỉ thị "Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta".
C. Nghị quyết của Đại hội quốc dân Tân Trào.
D. Hội nghị toàn quốc của Đảng (từ 13 đến 15 - 8 - 1945).
Câu 2: Đâu không phải là quyết định của Đại hội Quốc dân được triệu tập ở Tân Trào
từ ngày 16 đến ngày 17-8-1945?
1 điểm
A. Tán thành chủ trương tổng khởi nghĩa của Đảng.
B. Thông qua kế hoạch lãnh đạo toàn dân tổng khởi nghĩa.
C. Thông qua 10 chính sách của Việt Minh.
D. Cử ra Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam
Câu 3: Ngày 7 - 5 - 1944, Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị:
1 điểm
A. “Sắm vũ khí đuổi thù chung”.
B. “Sửa soạn khởi nghĩa”.
C. Thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân.
D. “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”.
Câu 4: Đâu không phải là âm mưu của Trung Hoa Dân Quốc và tay sai khi kéo quân
vào Việt Nam?
1 điểm
A. Giải giáp quân đội Nhật.
B. Phá tan Việt Minh.
C. Lật đổ chính quyền cách mạng, thiết lập chính quyền tay sai.
D. Tiêu diệt Đảng Cộng sản.
Câu 5: Hai sự kiện quan trọng nào đã diễn ra trong hoạt động đối ngoại của Nhật Bản
năm 1956?
1 điểm
A. Bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc và thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam.
B. Gia nhập Liên hợp quốc và thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam.
C. Bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc và gia nhập Liên hợp quốc.
D. Bình thường hóa quan hệ với Liên Xô và gia nhập Liên hợp quốc
Câu 6: Đâu không phải là điểm giống nhau giữa chiến lược Chiến tranh cục bộ (1965-
1968) với Chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh (1969-1973)? *1/1
1 điểm
A. Quy mô chiến tranh.
B. Lực lượng quân đội nòng cốt.
C. Tính chất chiến tranh.
D. Kết quả.
Câu 7: Nhân tố quyết định đảm bảo thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là
1 điểm
A. Khối đoàn kết toàn dân.
B. Truyền thống yêu nước của dân tộc.
C. Sự ủng hộ giúp đỡ của các nước trên thế giới.
D. Sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam
Câu 8: Sự kiện đánh dấu chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi cùng hệ thống thuộc địa
của nó cơ bản bị tan rã là:
1 điểm
A. Năm 1952 nhân dân Ai Cập lật đổ vương triều Pharúc.
B. Năm 1990 Cộng hòa Namibia tuyên bố độc lập.
C. Năm 1975 với thắng lợi của nhân dân Môdămbích và Ănggôla.
D. Năm 1960 có 17 nước được trao trả độc lập (Năm châu Phi).
Câu 9: Chủ tịch Hồ Chí Minh kí với đại diện Chính phủ Pháp bản Tạm ước (14 - 9 -
1946) với mục đích chính là
1 điểm
A. Kéo dài thêm thời gian hòa hoãn để xây dựng, củng cố lực lượng.
B. Cứu vãn cuộc đàm phán ở Hội nghị Phôngtennơblô đang bế tắc.
C. Hiệp định Sơ bộ (3 - 1946) đã hết hiệu lực thi hành.
D. Làm cho nhân dân Pháp ủng hộ thiện chí hòa bình của ta.
Câu 10: Năm 1925, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên được thành lập với mục
đích gì
1 điểm
A. Tổ chức bãi công, đánh đuổi giặc Pháp, đánh đổ ngôi vua, thiết lập dân quyền.
B. Đoàn kết với các dân tộc thuộc địa đánh đổ đế quốc Pháp và phong kiến.
C. Tập hợp những người Việt Nam yêu nước ở Trung Quốc để xây dựng lực lượng vũ trang.
D. Tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh để đánh đuổi giặc Pháp và tay sai.
Câu 11: Sắp xếp các sự kiện trên theo trình tự thời gian xuất hiện: 1. Chính phủ cách
mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ra đời. 2. Nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam ra đời. 3. Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra
đời.4. Chính phủ liên hiệp kháng chiến ra đời. *
1 điểm
A. 2,1,3,4.
B. 1,3,2,4.
C. 3,4,1,2.
D. 4,1,2,3.
Câu 12: Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7-1936)
đã chủ trương thành lập mặt trận nào?
1 điểm
A. Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.
B. Mặt trận dân chủ Đông Dương.
C. Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.
D. Mặt trận phản đế đồng minh Đông Dương.
Câu 13: Sự kiện nào đánh dấu Nguyễn Ái Quốc từ chủ nghĩa yêu nước đã đến được
với chủ nghĩa cộng sản và trở thành người đảng viên cộng sản?
1 điểm
A. Gửi đến hội nghị Véc- xai bản “Yêu sách của nhân dân An Nam” (1919).
B. Đọc bản “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” (7-1920).
C. Bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế cộng sản và thành lập Đảng cộng sản Pháp (12-
1920).
D. Tham dự Đại hội lần thứ V Quốc tế Cộng sản (1924).
Câu 14: Đông Dương cộng sản liên đoàn được thành lập từ:
1 điểm
A. Các cán bộ tiên tiến trong Tổng bộ và Kì bộ Việt Nam cách mạng thanh niên ở Nam Kì và Bắc
Kì.
B. Những người giác ngộ cộng sản trong Việt Nam quốc dân Đảng.
C. Một số thanh niên tích cực trong hội Việt Nam cách mạng thanh niên.
D. Những người giác ngộ cộng sản trong Đảng Tân Việt.
Câu 15: Sự kiện nổi bật của Liên minh châu Âu (EU) tháng 6-1979?
1 điểm
A. Cuộc bầu cử nghị viện châu Âu đầu tiên.
B. Đồng tiền chung châu Âu được phát hành.
C. Quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam- EU được hình thành.
D. Liên minh châu Âu (EU) ra đời.
Câu 16: Nét độc đáo về nghệ thuật quân sự trong cuộc chiến đấu ở các đô thị Bắc vĩ
tuyến 16 trong kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) là
1 điểm
A. Bao vây, chia cắt, cô lập địch.
B. Kiềm chế, giam chân địch trong các đô thị.
C. Chủ động tấn công và chủ động rút lui.
D. Kết hợp giữa tiến công và nổi dậy.
Câu 17: Việc nước ta trở thành thành viên thứ 149 của tổ chức Liên hợp quốc có ý
nghĩa gì?
1 điểm
A. Viêt Nam có điều kiện mở rộng giao lưu văn hóa và hàng hóa trên thi trường.
B. Là sự kiện lớn khẳng định vị thế Việt Nam trên trường quốc tế.
C. Là dấu mốc quan trọng trong quá trình hội nhập quốc tế, chính sách cấm vận Việt Nam của Mĩ
bước đầu bị phá sản.
D. Đó là một thắng lợi lớn trên mặt trận ngoại giao của Đảng và Nhà nước ta năm 1976.
Câu 18: Ở khu vực Mĩ Latinh những quốc gia nào đã được xếp vào hàng ngũ các
nước công nghiệp mới (NICs)?
1 điểm
A. Braxin, Áchentina, Mêhicô.
B. Mêhicô, Áchentina, Cuba.
C. Braxin, Áchentina, Côlômbia.
D. Braxin, Mêhicô, Chilê.
Câu 19: “Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định
không chịu làm nô lệ” là khẩu hiệu được nêu trong văn kiện lịch sử nào?
1 điểm
A. Tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi.
B. Chỉ thị toàn dân kháng chiến.
C. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
D. Báo cáo Bàn về cách mạng Việt Nam.
Câu 20: Nội dung nào không nằm trong nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng tháng
11/1939?
1 điểm
A. Tạm gác nhiệm vụ cách mạng ruộng đất.
B. Dùng bạo lực cách mạng để giành chính quyền.
C. Đưa vấn đề giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
D. Xác định phát xít Nhật là kẻ thù chủ yếu.
Câu 21: "Đánh đổ đế quốc và tay sai, giải phóng các dân tộc Đông Dương, làm cho
Đông Dương hoàn toàn độc lập" là chủ trương của Đảng tại
1 điểm
A. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Ðảng cộng sản Ðông Dương (11/1939).
B. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương (7/1936).
C. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương (11/1940).
D. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương (5/1941)
Câu 22: Đâu không phải là nguyên nhân khiến phát xít Nhật không đảo chính Pháp
ngay từ khi mới vào Đông Dương?
1 điểm
A. Nhật muốn mượn tay Pháp để đàn áp phong trào cách mạng Đông Dương.
B. Nhật không muốn đụng độ với Mĩ ở khu vực Châu Á- Thái Bình Dương.
C. Nhật muốn lợi dụng Pháp để bóc lột nhân dân Đông Dương.
D. Nhật muốn dùng Pháp làm bia đỡ đạn cho những mâu thuẫn ở Đông Dương
Câu 23: Giai cấp nào tổ chức cuộc vận động “Người Việt Nam chỉ mua hàng của
người Việt Nam” trong phong trào dân tộc dân chủ 1919-1925?
1 điểm
A. Nông dân.
B. Công nhân.
C. Địa chủ.
D. Tư sản.
Câu 24: “Ngàn năm gấm vóc giang san. Bị vua họ Nguyễn đem hàng cho Tây. Tội kia
càng đắp càng đầy. Sự tình càng nghĩ càng cay đắng lòng”. Đây là nhận định, đánh
giá về triều Nguyễn của nhân vật nào?
1 điểm
A. Phan Châu Trinh.
B. Hồ Chí Minh.
C. Phan Bội Châu.
D. Lương Văn Can.
Câu 25: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Châu phi được coi là "lục địa trỗi dậy" vì sao
1 điểm
A. Là " lá cờ đầu " trong phong trào đấu tranh chống đế quốc Mỹ và Pháp
B. Phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ
C. Phong trào công nhân diễn ra sôi nổi
D. Phong trào đấu tranh chống chế độc tài thân Mĩ phát triển
Câu 26: Điểm khác nhau cơ bản giữa Đại hội toàn quốc lần thứ III của Đảng (9-1960)
với đại hội lần thứ II (2-1951)
1 điểm
A. thông qua báo cáo chính trị.
B. xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội.
C. bầu Ban chấp hành trung ương đảng.
D. thông qua nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam.
Câu 27: Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương là một thắng lợi chưa trọn vẹn
đối với nhân dân ta là nhận định chích xác, vì
1 điểm
A. Mĩ tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ta nhưng sau đó lại xâm lược
B. Cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam vẫn chưa hoàn thành
C. Ngay sau ngày kí kết, Mĩ đã câu kết với Pháp phá hoại Hiệp định Giơnevơ
D. Thực dân Pháp không phối hợp với nhân dân ta thực hiện cuộc tổng tuyển cử tự do
Câu 28: Biểu hiện rõ nhất về sức mạnh quân sự của Pháp ở cứ điểm Điện Biên Phủ

1 điểm
A. Được Mĩ viện trợ nhiều vũ khí, phương tiện chiến tranh hiện đại
B. Nơi đây tập trung đông nhất lực lượng quân Pháp ở chiến trường Đông Dương.
C. Quân đội Pháp thiện chiến, có nhiều kinh nghiệm chiến đấu
D. Có cố vấn Mĩ chỉ huy cùng một hệ thống công sự vững chắc
Câu 29: ở Việt Nam , Căn cứ địa trong cách mạng tháng Tám năm 1945 và hậu
phương trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1945 - 1954 đều là nơi
1 điểm
A. đứng chân của lực lượng vũ trang 3 thứ quân
B. có thể bị đối phương bao vây và tiến công
C. tiếp nhận viện trợ từ các nước xã hội chủ nghĩa
D. cung cấp sức người sức của cho tiền tuyến
Câu 30: Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định phát động cuộc kháng
chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược (19-12-1946) là do
1 điểm
A. Việt Nam không thể tiếp tục sử dụng biện pháp hòa bình với Pháp được nữa.
B. Việt Nam đã tranh thủ được sự ủng hộ của Liên Xô và một số nước khác.
C. quá trình chuẩn bị lực lượng của Việt Nam cho cuộc kháng chiến đã hoàn tất.
D. Pháp ráo riết chuẩn bị lực lượng quân sự đề tiến hành xâm lược Việt Nam.
Câu 31: Trong Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946), điều khoản nào chứng tỏ chúng ta bước
đầu giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh bảo vệ nền độc lập còn non trẻ của dân tộc
1 điểm
A. Pháp công nhận Việt Nam là một quốc gia tự do
B. Pháp công nhận Việt Nam có chính phủ, nghị viện, quân đội riêng, thuộc khối Liên hiệp Pháp
C. Pháp công nhận nền độc lập dân tộc của nhân dân Việt Nam
D. Pháp công nhận địa vị pháp lí của Việt Nam trên trường quốc tế.
Câu 32: Hội Việt Nam cách mạng thanh niên được thành lập với mục đích gì
1 điểm
A. Tổ chức quần chúng đoàn kết, đấu tranh chống đế quốc và tay sai
B. Lãnh đạo quần chúng đoàn kết , đấu tranh chống đế quốc và tay sai
C. Tổ chức và lãnh đạo quần chúng đoàn kết , đấu tranh chống đế quốc và tay sai
D. Tập hợp và giác ngộ quần chúng đoàn kết, đấu tranh chống đế quốc và tay sai
Câu 33: Khái niệm địa chính trị " Đông Âu, Tây Âu " Bắt đầu xuất hiện từ sau hội nghị
nào sau đây
1 điểm
A. Hội nghị Ianta
B. Hội nghị Paris
C. Hội Nghị Potsdam
D. Hội nghị San Francisco
Câu 34: Điểm khác nhau của chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947 so với chiến
dịch Biên giới Thu đông năm 1950 của quân dân Việt Nam là về
1 điểm
A. Đối tượng tác chiến
B. Địa hình tác chiến
C. Loại hình chiến dịch
D. Lực lượng chủ yếu
Câu 35: Phương châm " 2 chân - 3 mũi " được áp dụng trong chiến lược chiến tranh
đặc biệt thực chất là
1 điểm
A. " Chính trị - quân sự ; Chính trị - quân sự - binh vận
B. " Dân tộc - dân chủ ; chính trị quân sự - ngoại giao
C. " Chính trị - ngoại giao ; Chính trị - binh vận - chiến tranh du kích
D. " Chính trị - quân sự ; Ngoại giao - quân sự - binh vận"
Câu 36: " xương sống" và " công cụ " của chiến lược Việt nam hóa chiến tranh là
1 điểm
A. Chính sách bình định và ngụy quân, ngụy quyền
B. Ngụy quân , ngụy quyền và chính sách bình định
C. Ấp chiến lược và ngụy quân ngụy quyền
D. Chính sách bình định và quân viễn chinh , quân chư hầu của Mỹ
Câu 37: Điểm giống nhau giữa chiến lược chiến tranh đặc Biệt và Việt Nam hóa chiến
tranh ở miền nam là:
1 điểm
A. Chỗ dựa của 2 chiến lược
B. Công cụ của 2 chiến lược
C. Xương sống của 2 chiến lược
D. Quốc sách của 2 chiến lược
Câu 38: Giai đoạn 1952-1962 nền kinh tế Nhật Bản
1 điểm
A. phục hồi nhanh chóng
B. Phát triển thần kỳ
C. Phát triển nhanh
D. Tăng trưởng có chiều sâu
Câu 39: Trong việc thực hiện chiến tranh đặc biệt ở Việt Nam , lập " Ấp chiến lược "
được Mỹ- Ngụy coi là
1 điểm
A. Công cụ
B. Nhiệm vụ chiến lược
C. Quốc Sách
D. Chỗ dựa chủ yếu
Câu 40: Sắp xếp theo trình tự thời gian các sự kiện diễn ra sau ngày đại thắng Mùa
xuân năm 1975 (1). Hội nghị lần thứ 24 Ban chấp hành trung ương Đảng (2). Quốc
hội khóa VI nước Việt Nam (3). Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước
(4). Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung
1 điểm
A. (1), (2), (3), (4)
B. (1), (3), (2), (4)
C. (1), (3), (4), (2)
D. (1), (4), (3),(2)
Câu 41: Đảng ta coi cuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954) là
1 điểm
A. Bộ phận của phong trào cách mạng thế giới
B. Bộ phận của phong trào yêu nước trên thế giới
C. Cuộc chiến mang tính chất dân tộc và thời đại sâu sắc
D. Cuộc chiến chống lại chủ nghĩa thực dân kiểu mới
Câu 42: Cơ sở nào để Liên Xô có điều kiện giúp đỡ các nước xã hội chủ nghĩa , ủng
hộ phong trào giải phóng dân tộc Á- Phi-Mĩ Latinh sau chiến tranh thế giới thứ 2
1 điểm
A. Được sự cho phép của Liên hợp Quốc
B. Được sự cho phép của các Nước xã hội chủ nghĩa
C. Những thành tựu to lớn về kinh tế , khoa học- kỹ thuật, Quân sự
D. Những thành tựu to lớn trong công cuộc chinh phục vũ trụ
Câu 43: Hãy sắp xếp các sự kiện sau theo đúng trình tự thời gian: (1). Cuộc bãi công
của công nhân Ba Son tại cảng Sài gòn (2). Nguyễn Ái Quốc lập ra Hội liên hiệp thuộc
địa ở Pari (3). Nguyễn Ái quốc dự Đại hội quốc Tế Cộng sản lần thứ V (4). Nguyễn Ái
Quốc bỏ phiếu tán thành gia nhập quốc Tế cộng sản
1 điểm
A. (4), (1),(2), (3)
B. (2), (3),(4), (1)
C. (4), (2), (3), (1)
D. (1), (2), (3), (4)
Câu 44: Để thích nghi với xu thế toàn cấu hoá, Việt Nam cần phải
1 điểm
A. Nắm bắt thời cơ , vượt qua thách thức
B. Ứng dụng thành tựu khoa học - kỹ thuật của thế giới
C. Tận dụng nguồn vốn và kỹ thuật từ bên ngoài để phát triển kinh tế
D. Đẩy mạnh công nghiệp hoá , hiện đại hoá , giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc
Câu 45: Chủ trương " Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng", đó là tinh thần và khí
thế của ta trong chiến dịch nào sau đây
1 điểm
A. Chiến dịch Tây Nguyên
B. Chiến dịch Huế- Đà Nẵng
C. Chiến dịch hồ Chí Minh
D. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng, Chiến dịch Hồ Chí Minh
Câu 46: Nội dung nào dưới đây không phải là điểm tương đồng trong chính sách phục
hồi đất nước của Nhật Bản và Tây Âu những năm đầu sau chiến tranh thế giới thứ
hai?
1 điểm
A. Nhận được viện trợ của Mĩ, đồng thời trở thành đồng minh của Mĩ
B. Xâm lược trở lại các thuộc địa ở Châu Á
C. Chính phủ tiến hành nhiều cải cách dân chủ
D. Ứng dụng các thành tựu khoa học, kĩ thuật trong sản xuất
Câu 47: Chiến thuật " khoá then cửa" Là chiến thuật của pháp sử dụng trong kế
hoạch quân sự nào
1 điểm
A. Kế hoạch Rơ - ve
B. Kế hoạch Na - va
C. Kế hoạch Bô la éc
D. Kế hoạch Đờ lát đơ tátxinhi
Câu 48: Chủ trương của đảng ta đối với vấn đề thù trong giặc ngoài từ tháng 9/1945
đến trước 19/12/1946
1 điểm
A. Cứng rắn về nguyên tắc , mềm dẻo về sách lược
B. Cứng rắn về nguyên tắc và sách lược
C. Cứng rắn về sách lược, mềm dẻo về nguyên tắc
D. Vừa cứng rắn , vừa mềm dẻo về nguyên tắc và sách lược
Câu 49: Ý nào không phản ánh đúng vai trò của Việt Nam trong ASEAN hiện nay
1 điểm
A. Đóng vai trò tích cực trong việc thành lập Cộng đồng ASEAN cuối năm 2015.
B. Góp phần tích cực trong thúc đẩy kết nạp các nước còn lại, hình thành một khối ASEAN thống
nhất gồm 10 nước
C. Đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN từ năm 2010 đến nay.
D. Việt Nam là một thành viên đáng tin cậy, có trách nhiệm và tích cực trong SSEAN
Câu 50: Hiệp ước Bali ( 2 - 1976) đánh dấu bước phát triển mới của tổ chức ASEAN
vì Hiệp ước đã xácđịnh
1 điểm
A. những nguyên tắc cơ bản trong chính sách hướng ngoại nhằm thu hút vốn.
B. những chính sách đối nội, đối ngoại của các nước ASEAN.
C. những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước ASEAN.
D. những nguyên tắc cơ bản trong xây dựng một liên minh kinh tế, quân sự.
Câu 51: Nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa thành lập 1949 đánh dấu Trung Quốc
1 điểm
A. hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ tiến lên CNXH.
B. hoàn thành cuộc cách mạng XHCN.
C. hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ tiến lên TBCN.
D. chuẩn bị hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ.
Câu 52: Từ sự sụp đổ của Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô có thể rút ra bài học gì cho
công cuộc xâydựng chủ xã hội ở các nước trên thế giới
1 điểm
A. Tiến hành đổi mới xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa
B. Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần.
C. Tiến hành cải cách hệ thống chính trị và đổi mới tư tưởng.
D. Tiến hành đổi mới toàn diện cho phù hợp với sự thay đổi của tình hình trong nước, thế giới.
Câu 53: Nội dung nào sau đây trở thành tác động lớn nhất bắt nguồn từ những quyết
định của Hộinghị Ianta (2/1945)?
1 điểm
A. Dẫn đến việc chia cắt trên bán đảo Triều Tiên.
B. Mở đầu cho sự chuyển biến to lớn của quan hệ quốc tế.
C. Liên hợp quốc ra đời thực hiện nhiệm vụ bảo vệ thế giới.
D. Đưa tới những thay đổi trong quan hệ giữa Liên Xô và Mĩ
Câu 54: Xu thế chính trong quan hệ quốc tế sau “ chiến tranh lạnh” là xu thế
1 điểm
A. chạy đua về kinh tế, tài chính.
B. tiếp tục đối đầu, căng thẳng giữa hai cực, hai phe.
C. hòa dịu, đối thoại và hợp tác phát triển.
D. tăng cường chạy đua vũ trang giữa các cường quốc
Câu 55: Nét khác biệt giữa trật tự hai cực Ianta với hệ thống Vecsxai- Oasinhtơn là
1 điểm
A. hình thành 2 phe TBCN và phe XHCN
B. phân chia thành quả sau chiến tranh
C. hình thành một trật tự thế giới mới
D. thành lập được một tổ chức quốc tế để giám sát và duy trì trật tự thế giới

You might also like