You are on page 1of 3

3.1.

VTV VÀ CHUYỆN TUỔI THẬT CỦA CÔNG PHƯỢNG


3.1.1. Diễn tiến vụ việc
Công Phượng là cầu thủ sinh ra trong một gia đình nghèo ở Đô Lương, Nghệ An.
Vì vậy, sau khi cùng U19 HAGL giành chức vô địch giải U21 quốc tế, anh bỗng trở
thành một ngôi sao. Trong thời gian này rộ lên thông tin cho rằng Công Phượng sinh năm
1993 (tức 21 tuổi)

Trong bản tin 11h15', Chương trình Chuyển động 24h của VTV cung cấp một số chứng
cứ, nhân chứng và đưa ra 3 hồ sơ có đề cập những năm sinh khác nhau của Công
Phượng.

Ngày 15/11/2014 chuyển động 24h tiếp tục chủ đề tìm năm sinh của Công Phượng với
sự tham gia của nhà văn Nguyễn Quang Vinh. Ngày 16/11/2014 trong chương trình
Chuyển động 24h đưa ra hàng loạt các giấy tờ như học bạ, giấy khai sinh, bản sao giấy
khai sinh, giấy chứng nhận tốt nghiệp tiểu học để chỉ ra những điểm không hợp lý. Và
đến phút cuối cùng, Chuyển Động 24h lại để ngỏ kết luận với lời bình mong muốn chính
Công Phượng lên tiếng.

Từ sau ngày 17/11/2014, sự việc gây xôn xao dư luận đến mức Bộ TT&TT đã mời đại
diện VTV lên làm việc, sau đó Bộ TT&TT đã đề nghị Bộ Tư pháp xác thực về tờ giấy
khai sinh của Công Phượng.

3.1.2. Nguyên nhân và hậu quả


3.1.2.1. Nguyên nhân
Nguyên nhân đầu tiên là do giấy tờ của Công Phượng không thống nhất. Ông Đặng
Văn Tú (chủ tịch xã Mỹ Sơn) cho rằng việc quản lý hộ tịch trước đây ở xã rất lỏng lẻo.
Ông nói: "Trường hợp như Công Phượng là rất nhiều, hầu như tất cả mọi người sinh năm
1995 trở về trước đều phải khai sinh lại vì giấy khai sinh không có ghi số lưu trữ”. Ông
cũng giải thích thêm rằng: “Anh kế của Phượng là Nguyễn Công Khoa lúc còn nhỏ bị
đuối nước chết. Khi khai trong sổ hộ tịch, mẹ của Phượng là bà Nguyễn Thị Hoa đã nhầm
lẫn”. Vì vậy việc VTV nhận thấy điều bất hợp lí trong giấy tờ của Công Phượng và tiến
hành đi điều tra để đi tìm sự thật là hợp lí.

Nguyên nhân thứ hai là do ảnh hưởng của yếu tố giật gân, câu khách
Trong năm 2014, “Chuyển động 24h” mới được thành lập và đang trong thời kì
bắt đầu xây dựng nên chương trình này rất cần thu hút lượng một lượng người xem nhất
định. Vì vậy, khi Công Phượng bừng sáng sau Chung kết Châu Á 2014, anh trở thành
một đề tài “nóng” để “Chuyển động 24h” khai thác. Không chỉ liều lượng tin bài về Công
Phượng trong thời gian này rất nhiều, mà VTV rất “hiếu chiến”, họ mời nhiều chuyên
gia, điều tra giấy tờ để “đi tìm tuổi thật Công Phượng”.

3.1.2.2. Hậu quả


Sự việc trên đã khiến Công Phượng gặp những áp lực tâm lý không nhỏ. Trong quá trình
điều điều tra, VTV cũng đã có những hành động ảnh hưởng đến gia đình Công Phượng.
Cha mẹ Công Phượng đã phải cung cấp và xác minh toàn bộ giấy tờ hỗ trợ quá trình
chứng minh tuổi cho anh.
Với VTV, ngày 30/12/2014, Bộ Thông tin và Truyền thông đã quyết định xử phạt vi
phạm hành chính đối với Đài Truyền hình Việt Nam về hành vi “thông tin về độ tuổi cầu
thủ Nguyễn Công Phượng trong chương trình Chuyển động 24h phát sóng trên VTV1 có
một số nội dung sai”. Cụ thể, VTV bị xử phạt hành chính số tiền 15 triệu đồng, đồng thời
buộc phải cải chính xin lỗi

3.1.3 Bài học rút ra

(1) Hành nghề phải khách quan, công tâm.

VTV không sai khi thực hiện nghiệp vụ điều tra của nhà báo. Bởi trong thể thao sự
trung thực là quan trọng. Việc VTV nhận thấy các hồ sơ của Công Phượng có điểm
bất thường và tiến hành điều tra là có lợi cho anh, tránh các gian lận trong thể thao.
Nhưng VTV sai ở thái độ, họ để cảm xúc quá nhiều trong tin vì vậy mà quy kết cho
Công Phượng. Trong chương trình Chuyển động 24h ngày 16/11, biên tập viên kết lại:
“Công Phượng ngay trong lúc này, nếu em ngồi trước màn hình tivi thì tôi muốn nói với
em rằng đây là giây phút có thể giải thoát cho em khỏi sự mập mờ, hãy lên tiếng… …
Sau SỰ KIỆN này em sẽ được đá bóng trong sự trung thực và thanh thản”.VTV vội vàng
khi có những bình luận hướng tới việc quy kết Công Phượng gian lận tuổi và yêu cầu
cầu thủ này “đầu thú”.
VTV đã vi phạm điều 3 trong 10 điều quy định đạo đức nghề nghiệp người làm
báo của Hội nhà báo Việt Nam. Cụ thể ở điều 3 quy định: “Hành nghề trung thực, khách
quan, công tâm, không vụ lợi. […]Còn trên cơ sở tham chiếu các bộ quy định thế giới,
VTV đã vi phạm quy định của BBC về nguyên tắc “Không thiên vị” và “vô tư tối thiểu”.
Ở sự việc này, VTV đã không làm theo quy định của người làm báo đó là hành nghề
khách quan, công tâm khi đưa ra lời bình luận đanh thép, mang tính luận tội sâu sắc.
Đây chính là thái độ không nên có của người lớn khi tấn cộng một đứa trẻ, càng là thái độ
không nên của một nhà báo khi quy kết, vi phạm quy tắc đạo đức nghề báo.

(2) Cẩn trọng với cách đăng tải thông tin


Việc VTV thực hiện nghiệp vụ điều tra nhằm tìm ra sự thật là không sai, vì báo chí có
chức năng giám sát và phản biện xã hội. Nhưng việc đưa tất cả thông tin, hồ sơ cá nhân
lên chương trình là hành động không đúng.
Và trong các cách đẻ phản ánh sự thật, VTV chọn đấu tố, quy kết và yêu cầu Công
Phượng “đầu thú”. Đăng kiểu tin như vậy sẽ khó có lợi cho VTV. Bởi Công Phượng là
cầu thủ đại diện cho một quốc gia, hình ảnh và danh tiếng của anh sẽ được Bộ thể thao,
VFF bảo vệ. Nên chọn cách đối đầu như vậy là không khôn ngoan. VTV vẫn có thể đạt
được mục tiêu công khai sự thật sự thật, nếu họ biết lựa chọn thông tin để đăng, hoặc lựa
chọn một cách đăng khác.

You might also like