You are on page 1of 3

BTVN LKD 2/11/2021

1. Công ty TNHH 1 thành viên và 2 thành viên trở lên, trường hợp nào bắt
buộc thành lập Ban kiểm soát?
- Đối với công ty TNHH 1 thành viên là doanh nghiệp nhà nước thì bắt
buộc phải có Ban kiểm soát theo khoản 2 Điều 79 và Điều 88 Luật Doanh
nghiệp 2020:
+ Theo Điều 79 LDN 2020 về cơ cấu tổ chức quản lý của công ty trách
nhiệm hữu hạn một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu: “Đối với công ty
có chủ sở hữu công ty là doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại khoản 1
Điều 88 của Luật này thì phải thành lập Ban kiểm soát; trường hợp khác do
công ty quyết định. Cơ cấu tổ chức, chế độ làm việc, tiêu chuẩn, điều kiện,
miễn nhiệm, bãi nhiệm, quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của Ban kiểm soát,
Kiểm soát viên thực hiện tương ứng theo quy định tại Điều 65 của Luật
này.”
+ Theo khoản 1, khoản 2 Điều 88 LDN 2020 về doanh nghiệp nhà nước:
“1. Doanh nghiệp nhà nước được tổ chức quản lý dưới hình thức công ty
trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, bao gồm:
a) Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
b) Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ
phần có quyền biểu quyết, trừ doanh nghiệp quy định tại điểm a khoản 1
Điều này.
2. Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ theo quy định tại
điểm a khoản 1 Điều này bao gồm:
a) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100%
vốn điều lệ là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của
tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con;
b) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là công ty độc lập do Nhà
nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.”

- Đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên là doanh nghiệp nhà nước thì
bắt buộc phải thành lập Ban kiểm soát theo khoản 2 Điều 54 và khoản 3
Điều 88 Luật Doanh nghiệp 2020:
+ Theo khoản 2 Điều 54 LDN 2020:
“2. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp nhà
nước theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 88 của Luật này và công ty con
của doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 88 của Luật này
phải thành lập Ban kiểm soát; các trường hợp khác do công ty quyết định.”
+ Theo khoản 3 Điều 88 LDN 2020 về doanh nghiệp nhà nước:
“3. Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số
cổ phần có quyền biểu quyết theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này bao
gồm:
a) Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần do
Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu
quyết là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế, công ty mẹ của tổng công ty nhà
nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con;
b) Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần là
công ty độc lập do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần
có quyền biểu quyết.”
2. Những cá nhân nào không được góp vốn vào công ty theo Luật Doanh
nghiệp 2020 và các văn bản pháp luật có liên quan?

- Các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo khoản 3,
khoản 4 Điều 17 Luật Doanh Nghiệp 2020 về quyền thành lập, góp vốn,
mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp:
“3. Tổ chức, cá nhân có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào
công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy
định của Luật này, trừ trường hợp sau đây:
a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà
nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
b) Đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của Luật
Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật Phòng, chống tham nhũng.
4. Thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình quy định tại điểm a khoản 2 và
điểm a khoản 3 Điều này là việc sử dụng thu nhập dưới mọi hình thức có
được từ hoạt động kinh doanh, từ góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp
vào một trong các mục đích sau đây:
a) Chia dưới mọi hình thức cho một số hoặc tất cả những người quy định tại
điểm b và điểm c khoản 2 Điều này;
b) Bổ sung vào ngân sách hoạt động của cơ quan, đơn vị trái với quy định
của pháp luật về ngân sách nhà nước;
c) Lập quỹ hoặc bổ sung vào quỹ phục vụ lợi ích riêng của cơ quan, đơn vị.”
+ Đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo khoản 4 Điều 20
Luật phòng, chống tham nhũng 2018: “Người đứng đầu, cấp phó của người
đứng đầu cơ quan nhà nước không được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt
động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản
lý nhà nước hoặc để vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con kinh doanh trong phạm vi
ngành, nghề do người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước.”

+ Các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của
pháp luật về cán bộ, công chức:
 Đối với công ty cổ phần, cán bộ, công chức, viên chức chỉ được tham
gia với tư cách là cổ đông góp vốn mà không được tham gia với tư
cách là người trong Hội đồng quản trị hay ban kiểm soát của doanh
nghiệp.
 Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn thì cán bộ, công chức, viên chức
không thể tham gia góp vốn.
 Đối với công ty hợp danh thì cán bộ, công chức, viên chức chỉ có thể
tham gia với tư cách là thành viên góp vốn không được tham gia với
tư cách thành viên hợp danh.

You might also like