You are on page 1of 21

UỶ BAN NHÂN DÂN TP.

HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG KINH DOANH

ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI SỬ DỤNG
DỊCH VỤ ĐẶT XE GRAB BIKE CỦA SINH VIÊN TẠI THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH

Giáo viên hướng dẫn: Thầy Lê Đình Nghi


Sinh viên thực hiện: Hồ Nữ Yến Vy

TP.HỒ CHÍ MINH, THÁNG 5 NĂM 2022


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU...................................1
1.1 Lí do chọn đề tài..................................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................1
1.3 Câu hỏi nghiên cứu..............................................................................................2
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................................2
1.5 Ý nghĩa đề tài.......................................................................................................2
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT.......................................................................2
2.1. Tổng quan lý thuyết............................................................................................2
2.1.1. Các lý thuyết liên quan..................................................................................2
2.1.2. Các khái niệm cơ bản....................................................................................3
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng dịch vụ đặt xe trực tuyến của
khách hàng................................................................................................................4
2.2.1. Sơ lược tổng kết một số nghiên cứu trước...................................................4
2.2.2. Nhận xét.......................................................................................................8
2.3. Mô hình nghiên cứu đề xuất và các giả thuyết..................................................9
2.3.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất........................................................................9
2.3.2. Giả thuyết nghiên cứu..................................................................................9
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................................12
3.1. Quy trình nghiên cứu........................................................................................12
3.1.1. Nghiên cứu sơ bộ.......................................................................................12
3.1.2. Nghiên cứu chính thức...............................................................................13
3.2. Xây dựng thang đo............................................................................................13
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………………17
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Lí do chọn đề tài
Ngày nay, với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin và viễn thông,
các thiết bị di động không chỉ đơn giản là một công cụ liên lạc, tìm kiếm thông tin
thông thường, mà đã trở thành một phương tiện cung cấp nhiều chức năng tiện lợi cho
người sử dụng như: giải trí, mua sắm, học tập. Theo đó, các ứng dụng dịch vụ thông
minh trên điện thoại di động cũng xuất hiện ngày càng nhiều để đáp ứng cho nhu cầu
sống nhanh, sống tiện lợi của con người. Trong đó, không thể không kể đến sự ra đời
của các ứng dụng đặt xe trực tuyến, tích hợp với hệ thống định vị toàn cầu (GPS), như
các thương hiệu sau: Grab, Gojek, Be, Vato, My-Go, Fast-Go,... Các nhà cung cấp
dịch vụ này vẫn liên tục nghiên cứu, phát triển và cho ra mắt các loại hình di chuyển
đa dạng, phù hợp với nhiều mục đích đi lại khác nhau.
Tại Việt Nam, xe máy được coi là phương tiện giao thông phổ biến nhất. Vì vậy,
sự ra đời của xe công nghệ là cứu cánh cho rất nhiều người trong việc đi lại, đặc biệt
đối với đối tượng sinh viên, những người đang cần các hình thức di chuyển an toàn,
nhanh chóng, tiện lợi. Việc đặt xe trực tuyến đang tạo ra sự khác biệt lớn so với các
dịch vụ xe truyền thống và được hầu hết người dùng ưa thích. Tại TP. Hồ Chí Minh,
số lượng các trường đại học, cao đẳng và trung cấp nghề ngày càng tăng, cùng với đó
số lượng sinh viên cũng tăng theo. Do đó, nhu cầu sử dụng “xe ôm công nghệ” của
sinh viên đặc biệt lớn.
Để có thể đứng vững trong cạnh tranh giữa nhiều ứng dụng đặt xe trực tuyến khác,
dịch vụ xe công nghệ cần phải hiểu được những yếu tố nào tác động đến quyết định sử
dụng dịch vụ của sinh viên và sinh viên cũng cần biết dịch vụ nào phù hợp với túi tiền,
nhu cầu của bản thân. Vậy thì làm thế nào để thu hút nhóm khách hàng tiềm năng –
học sinh, sinh viên sử dụng loại hình dịch vụ này thường xuyên hơn là một câu hỏi
hấp dẫn không chỉ cho nhà quản lý các doanh nghiệp mà còn cho cả nhà nghiên cứu
khoa học. Xuất phát từ vấn đề này, em quyết định thực hiện đề tài “Nghiên cứu các
yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng dịch vụ đặt xe GrabBike của sinh viên tại
TP.HCM”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
(1) Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng dịch vụ đặt xe GrabBike
của sinh viên tại Tp.HCM.
(2) Mức độ ảnh hưởng đến hành vi sử dụng dịch vụ đặt xe GrabBike của sinh viên
tại Tp.HCM.
(3) Đề xuất kiến nghị, giải pháp cho dịch vụ GrabBike để thu hút thêm khách hàng
tại Tp.HCM.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Việc thực hiện đề tài này góp phần trả lời các câu hỏi sau:
(1) Yếu tố nào ảnh hưởng đến hành vi sử dụng dịch vụ đặt xe GrabBike của sinh
viên tại Tp.HCM?
(2) Mức độ ảnh hưởng đến hành vi sử dụng dịch vụ đặt xe GrabBike của sinh viên
tại Tp.HCM như thế nào?
(3) GrabBike cần làm gì để thu hút khách hàng tại Tp.HCM?
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng dịch vụ đặt xe
GrabBike của sinh viên tại Tp.HCM.
Đối tượng khảo sát: sinh viên đã và đang sử dụng dịch vụ GrabBike tại TP.HCM.
Phạm vi nghiên cứu: các trường Đại học tại Tp.HCM.
1.5. Ý nghĩa đề tài
Về mặt khoa học, kết quả của đề tài là cơ sở tham khảo để những nhà quản trị có
một cách nhìn nhận chính xác hơn về các yếu tố nào ảnh hưởng đến hành vi sử dụng
dịch vụ đặt xe trực tuyến của sinh viên tại Tp.HCM. Từ đó có những chiến lược Quản
trị, Marketing hiệu quả để thu hút thêm nhiều đối tượng khách hàng nói chung và đặc
biệt là những đối tượng khách hàng học sinh, sinh viên nói riêng.
Về mặt thực tiễn, kết quả của đề tài sẽ là căn cứ hiệu quả để các cấp quản lý của
GrabBike có những điều chỉnh phù hợp hơn trong cách quản lý nhân viên cũng như
cách thiết kế trang web, ứng dụng online nhằm thu hút thêm nhóm khách hàng tiềm
năng.
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Tổng quan lý thuyết
2.1.1. Các lý thuyết liên quan
Lý thuyết hành động hợp lý của Fishbehin & Ajzen (1975) ra đời giúp trả lời các
vấn đề liên quan tới hành vi của con người nói chung. Lý thuyết hành động hợp lý
xem xét các mối quan hệ giữa: niềm tin; thái độ; ý định và hành vi. Trong lý thuyết
này “ý định” là nhân tố có trước và sẽ dẫn tới “hành vi”. Có hai yếu tố tác động tới “
ý định”, bao gồm “thái độ” và chuẩn chủ quan. “Thái độ” lại chịu tác động của yếu
tố “niềm tin”. Sử dụng lý thuyết hành động hợp lý sẽ giúp các nghiên cứu xác định
được nhân tố tác động, dẫn tới việc thực hiện một hành vi nào đó và dự đoán điều mà
một người sẽ làm hoặc không làm. Trên cơ sở, các biện pháp có thể được đề xuất
nhằm hạn chế hoặc thay đổi hành vi.
Lý thuyết hành động hợp lý cũng gắn liền với một số giả định và có những hạn
chế nhất định nên lý thuyết này khó có thể giải thích và dự đoán hiệu quả mọi hành
vi. Sự ra đời của lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) và mô hình chấp nhận công
nghệ (TAM) đã giúp cho việc giải thích và dự đoán các hành vi trong nghiên cứu
được thực hiện một cách hiệu quả hơn. Theo TPB ý định thực hiện hành vi chịu ảnh
hưởng bởi ba nhân tố: thái độ đối với hành vi, nhận thức về áp lực xã hội hay ảnh
hưởng xã hội với hành vi cá nhân và nhận thức về kiểm soát hành vi (PBC). Sự khác
nhau giữa hai lý thuyết TPB và TRA là TPB có bổ sung thêm ảnh hưởng của các nhân
tố PBC đến ý định hành vi và tác động của nhân tố “niềm tin & sự thuận lợi” tới PBC.
Mô hình TAM của Davis & cộng sự (1989) có nguồn gốc từ TRA. Theo TRA,
yếu tố quan trọng nhất quyết định hành vi của con người là ý định thực hiện hành vi
đó. Ý định hành vi (Behavioral Intention) là ý muốn thực hiện hành vị cụ thể nào đó.
Ý định hành vi bị ảnh hưởng bởi 2 yếu tố: thái độ (Attitude) của một con người về
hành vi và chuẩn chủ quan (Subjective Norm) liên quan đến hành vi.
2.1.2. Các khái niệm cơ bản
Hành vi sử dụng là sự tương tác năng động của các yếu tố ảnh hưởng, nhận thức,
hành vi và môi trường mà qua sự thay đổi đó con người thay được cuộc sống của họ
(Bennett, 1988, dẫn theo Trần Lê Trung Huy, 2011, 7).David (1989) cho rằng, con
người trong một tổ chức có thể bị ép buộc sử dụng công nghệ thông tin, bởi vì công
nghệ thông tin mang lại những lợi ích nhất định cho tổ chức mặc dù những người
trong tổ chức thích hoặc không thích sử dụng nó, khi đó yếu tố thái độ của người sử
dụng không còn phản ánh chính xác hành vi sử dụng nữa.Lin, Chan & Jin (2004) kết
luận rằng, thái độ người sử dụng trở thành một yếu tố quan trọng trong điều kiện giải
trí. Karahanna, Straub & Chervany (1999) chỉ ra rằng, qua thời gian thái độ người sử
dụng sẽ trở nên quan trọng trong việc xác định hành vi sử dụng công nghệ.
Hệ thống định vị toàn cầu (GPS) là một hệ thống định vị vệ tinh, được thiết kế
chủ yếu để điều hướng. GPS sử dụng những "ngôi sao nhân tạo" hoặc vệ tinh này làm
điểm tham chiếu để tính toán vị trí địa lý, chính xác đến từng mét. GPS có thể giúp
xác định chính xác vị trí của chúng ta tại bất kỳ thời điểm nào (Uddin, Islam, Afjal,
& Nadim, 2003).
Dịch vụ đặt xe GrabBike được xem là một dạng dịch vụ vận tải trực tuyến. Dịch
vụ vận tải trực tuyến được định nghĩa là một công ty cung cấp cho khách hàng một
dịch vụ duy nhất làm hoạt động kinh doanh cốt lõi của mình. Các công ty này sử dụng
hai phương tiện cho dịch vụ của họ: ô tô để vận chuyển và các ứng dụng di động để
đặt trước chuyến đi. Tính cạnh tranh gay gắt trong ngành này khiến các nhà cung cấp
dịch vụ vận tải trực tuyến cảm thấy cần phải duy trì cả chất lượng dịch vụ và chất
lượng dịch vụ điện tử của họ. Theo (Jenita, 2012), nó được định nghĩa là một dịch vụ
vận chuyển mà tất cả các giao dịch được thực hiện thông qua cơ sở trực tuyến, sử
dụng điện thoại thông minh, các ứng dụng liên quan và Internet.
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng dịch vụ đặt xe trực tuyến của
khách hàng
2.2.1. Sơ lược tổng kết một số nghiên cứu trước
Các nghiên cứu trong nước
Nhóm tác giả Nguyễn Bình Minh, Phạm Nguyễn Hoàng Hải, Nguyễn Việt Dũng
và Đỗ Thanh Long (2017) đã nghiên cứu và xác định những nhân tố tác động đến
hành vi sử dụng dịch vụ GrabBike là nhận thức sự hữu ích của dịch vụ; chuẩn chủ
quan; chất lượng dịch vụ; tính dễ sử dụng và độ an toàn được thể hiện trong mô hình
sau đây:
Hình 1. Mô hình các nhân tố tố ảnh hưởng đến Hành vi sử dụng GrabBike
Nguồn: Nguyễn Bình Minh, Phạm Nguyễn Hoàng Hải, Nguyễn Việt Dũng và Đỗ
Thanh Long (2017)
Tác giả Đặng Thị Ngọc Dung (2012) đã giải thích 5 yếu tố ảnh hưởng đến ý định
sử dụng hệ thống tàu điện ngầm Metro tại Tp.HCM gồm có: Nhận thức sự hữu ích
của Metro, sự hấp dẫn của PTCN (Phương tiện cá nhân), chuẩn chủ quan, nhận thức
kiểm soát hành vi.

Hình 2. Mô hình các nhân tố ảnh hưởng Ý định sử dụng hệ thống tàu điện ngầm
Metro
Nguồn: Đặng Thị Ngọc Dung (2012)
Tác giả Nguyễn Duy Thanh, Huỳnh Thị Minh Châu và Nguyễn Mạnh Tuân
(2015) đã khám phá, phân tích và đề xuất mô hình chấp nhận và sử dụng dịch vụ taxi
Uber. Kết quả nghiên cứu chỉ ra các yếu tố kiến thức pháp luật, dễ dàng sử dụng,
chuẩn chủ quan, và giá trị giá cả có ảnh hưởng đến sự chấp nhận và sử dụng Uber tại
Việt Nam.
Hình 3. Mô hình các nhân tố tố ảnh hưởng Chấp nhận Uber và Sử dụng Uber
Nguồn: Nguyễn Duy Thanh, Huỳnh Thị Minh Châu và Nguyễn Mạnh Tuân (2015)
Tác giả Nguyen Thuy Quynh Loan và Ngo Quang Hung (2018) trong nghiên cứu
của mình đã xác định và đo lường các yếu tố tác động đến sự hài lòng và ý định tái
sử dụng dịch vụ xe máy trực tuyến của khách hàng. Kết quả chỉ ra rằng năm yếu tố:
Cảm nhận dịch vụ (Perceived serivce), Giá trị cảm nhận (Perceived value), Sự thuận
tiện trong giao dịch (Transaction), Tính dễ dàng sử dụng (Perceived ease of use) và
Nhận thức sự hữu ích (Perceived usefulness) của dịch vụ ảnh hưởng trực tiếp đến sự
hài lòng (Satisfaction) của khách hàng. Đồng thời, ý định tái sử dụng thì bị ảnh hưởng
bởi sự hài lòng của khách hàng và thói quen (Habit).

Hình 4. Mô hình các nhân tố tố ảnh hưởng Sự hài lòng và Ý định tái sử dụng
dịch vụ xe máy trực tuyến của khách hàng
Nguồn: Nguyen Thuy Quynh Loan và Ngo Quang Hung (2018)
Các nghiên cứu nước ngoài
Rizly Septiami, Putu Wuri Handayani và Fatimah Azzahro (2017) xác định
những nhân tố tác động đến ý định hành vi của người tiêu dùng đối với một trong các
dịch vụ vận chuyển trực tuyến ở Indonesia theo mô hình chấp nhận công nghệ (TAM),
thuyết hành vi ý định (TPB) và lý thuyết khuếch tán đổi mới (DOI) bao gồm: Tính
dễ dàng sử dụng (Perceived Ease of Use), Chuẩn chủ quan (Subjective Norm), Khả
năng tương thích (Compatibility), Cảm nhận về sự thích thú (Perceived Enjoyment)
và Sự đa dạng về dịch vụ (Variety of Service).

Hình 5. Mô hình các nhân tố tố ảnh hưởng ý định hành vi của người tiêu dùng
đối với một trong các dịch vụ vận chuyển trực tuyến ở Indonesia
Nguồn: Rizly Septiami, Putu Wuri Handayani và Fatimah Azzahro (2017)
Nhóm tác giả Anggi Gumilar, Dionisius W D, Ivan Oliver, Jeanifer Gunawan và
Sfenrianto Sfenrianto (2019) đã xây dựng mô hình nghiên cứu về ý định sử dụng dịch
vụ gọi xe trực tuyến của khách hàng tại Indonesia dựa theo mô hình chấp nhận công
nghệ (TAM) và đồng thời thêm 3 biến mới gồm có: Sự đổi mới cá nhân (Personal
Innovativeness), Nhận thức rủi ro (Perceived risk) và Thực tế sử dụng (Actual of
Use).
Hình 6. Mô hình các nhân tố tố ảnh hưởng đến ý định hành vi sử dụng dịch vụ
gọi xe trực tuyến và thực tế sử dụng của khách hàng tại Indonesia
Nguồn: Anggi Gumilar, Dionisius W D, Ivan Oliver, Jeanifer Gunawan và Sfenrianto
Sfenrianto (2019)
Tác giả Muhammad Khubaib Zafar và Ummeh Habiba Faria Benteh Rahman
(2018) đã nghiên cứu và chỉ ra rằng phụ nữ ở Bangladesh và Pakistan quan tâm đến
việc sử dụng dịch vụ đặt xe trực tuyến Uber hơn là đàn ông. Đồng thời các nhân tố
tác động đến ý định hành vi của họ cho việc lựa chọn loại hình dịch vụ này dược
nhóm tác giả trình bày ở mô hình nghiên cứu sau đây:

Hình 7. Mô hình các nhân tố tố ảnh hưởng đến ý định hành vi sử dụng dịch vụ
Uber của khách hàng tại Bangladesh và Pakistan
Nguồn: Muhammad Khubaib Zafar và Ummeh Habiba Faria Benteh Rahman (2018)
2.2.2. Nhận xét
Nhìn chung trong nhiều năm qua (2012 – 2019) đã có nhiều tác giả nghiên cứu
về các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi và ý định sử dụng dịch vụ đặt xe trực tuyến
của khách hàng cũng như sử dụng các dịch vụ phương tiện lưu thông mới. Các nghiên
cứu này đã được thực hiện tại Việt Nam, Indonesia, Bangladesh và Pakistan. Kết quả
cho thấy rằng có không ít các nhân tố tác động đến hành vi và ý định sử dụng dịch vụ
đặt xe trực tuyến của khách hàng. Nhưng những nhân tố đặc biệt được nhiều tác giả
nghiên cứu gồm: Nhận thức sự hữu ích của dịch vụ (Perceived Usefulness), Chuẩn
chủ quan (Subjective Norm), Tính dễ dàng sử dụng (Perceived Ease of Use). Trong
7 bài nghiên cứu trên, các nhân tố này đã xuất hiện từ 4 lần trở lên. Những nhân tố
còn lại thì xuất hiện với tần suất ít hơn như: Giá trị giá cả (Price Value), Cảm nhận
chất lượng dịch vụ (Perceived Service),…cần được khám phá và nghiên cứu thêm.
2.3. Mô hình nghiên cứu đề xuất và các giả thuyết
2.3.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất
Dựa vào mô hình nghiên cứu của nhóm tác giả Nguyễn Bình Minh, Phạm Nguyễn
Hoàng Hải, Nguyễn Việt Dũng và Đỗ Thanh Long năm 2017 (Hình 1) đồng thời kết
hợp với các nhân tố mới chưa được nghiên cứu nhiều như đã nêu ở phần nhận xét
2.2.2, nhóm nghiên cứu xin được đề xuất mô hình nghiên cứu có thêm 2 biến mới
gồm có: cảm nhận chất lượng dịch vụ (Perceived serivce) của nhóm tác giả Nguyen
Thuy Quynh Loan và Ngo Quang Hung (2018) và giá trị giá cả (Price Value) của
nhóm tác giả Nguyễn Duy Thanh, Huỳnh Thị Minh Châu và Nguyễn Mạnh Tuân
(2015) như sau:
Hình 8. Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng dịch vụ Grab
của sinh viên tại Tp.HCM
Nguồn: Đề xuất của nhóm nghiên cứu
2.3.2. Giả thuyết nghiên cứu
Nhận thức sự hữu ích của dịch vụ
Nhận thức sự hữu ích của dịch vụ là mức độ mà một người tin rằng việc sử dụng
một hệ thống cụ thể sẽ nâng cao hiệu suất công việc của họ (Davis, 1989; Venkatesh
và cộng sự, 2003). Họ tìm thấy rằng nhận thức sự hữu ích có một tác động tích cực
lên hành vi sử dụng dịch vụ của người tiêu dùng. Vì vậy, giả thuyết sau đây được xây
dựng. Nhiều nhà nghiên cứu đã tìm thấy mối quan hệ giữa nhận thức sự hữu ích của
dịch vụ với hành vi chấp nhận sản phẩm (Gumilar, D, Oliver, Gunawan, & Sfenrianto,
2019) hoặc nhóm tác giả Nguyễn Bình Minh, Phạm Nguyễn Hoàng Hải, Nguyễn Việt
Dũng và Đỗ Thanh Long (2017).
H1: Nhận thức sự hữu ích của dịch vụ ảnh hưởng đến hành vi sử dụng dịch
vụ GrabBike của sinh viên tại Tp.HCM
Cảm nhận chất lượng dịch vụ
Cảm nhận chất lượng dịch vụ được xem là mức độ và hướng khác biệt giữa nhận
thức và kỳ vọng của người tiêu dùng (Parasuraman, Zeithaml, & Berry, 1988). Nói
cách khác, cảm nhận chất lượng dịch vụ là sự đánh giá của người tiêu dùng về hiệu
quả dịch vụ mà họ nhận được và so với kỳ vọng của họ (Jiang & Wang, 2006). Cảm
nhận chất lượng dịch vụ của khách hàng là yếu tố có thể ảnh hưởng đến hành vi sử
dụng dịch vụ thông qua cảm nhận của họ về trải nghiệm thực tế sau khi sử dụng các
dịch vụ này theo nghiên cứu của tác giả Nguyen Thuy Quynh Loan và Ngo Quang
Hung (2018). Và để tiếp tục khẳng định nhân tố này có tác động đến hành vi sử dụng
dịch vụ của khách hàng hay không? Giả thuyết H2 được đề xuất như sau:
H2: Chất lượng dịch vụ ảnh hưởng đến hành vi sử dụng dịch vụ GrabBike của sinh
viên tại Tp.HCM
Chuẩn chủ quan
Chuẩn chủ quan được định nghĩa là nhận thức của một người về việc hầu hết
những người quan trọng đối với cá nhân này nghĩ là anh ấy/ cô ấy nên hay không nên
thực hiện hành vi nào đó (Ajzen và Fishbein, 1980). Các nhân tố thuộc chuẩn chủ
quan là các ý kiến của gia đình và bạn bè (Borith L. và cộng sự, 2010); ý kiến cộng
đồng và các chính sách của chính quyền (Aoife A., 2001). Các nghiên cứu thực
nghiệm cũng đã tìm được tác động của chuẩn chủ quan có tác động đến hành vi sử
dụng hay chấp nhận sản phẩm/ dịch vụ (Septiani, Handayani, & Azzahro, 2017) hoặc
(Gumilar, D, Oliver, Gunawan, & Sfenrianto, 2019).
H3: Chuẩn chủ quan ảnh hưởng đến hành vi sử dụng dịch vụ GrabBike của sinh
viên tại Tp.HCM
Tính dễ dàng sử dụng
Nhận thức tính dễ sử dụng theo mô hình chấp nhận công nghệ TAM của (Davis,
1989) đề cập đến việc người sử dụng tin rằng việc sử dụng hệ thống, sản phẩm công
nghệ thông tin sẽ không đòi hỏi nhiều nỗ lực và họ sẽ cảm thấy dễ dàng khi sử dụng
sản phẩm. Họ thấy rằng nhận thức tính dễ sử dụng có một ảnh hưởng tích cực lên sự
tin tưởng bởi vì nhận thức tính dễ sử dụng có thể giúp thúc đẩy khách hàng trong việc
sử dụng dịch vụ mua sắm trực tuyến lần đầu và hơn nữa làm cho khách hàng sẵn sàng
đầu tư và cam kết trong mối quan hệ giữa người mua và người bán. Nghiên cứu trong
nước của nhóm tác giả Nguyễn Bình Minh, Phạm Nguyễn Hoàng Hải, Nguyễn Việt
Dũng và Đỗ Thanh Long (2017) cho thấy kết quả tính dễ dàng sử dụng dịch vụ có tác
động đến hành vi chấp nhận sản phẩm.
H4: Tính dễ dàng sử dụng ảnh hưởng đến hành vi sử dụng dịch vụ GrabBike của sinh
viên tại Tp.HCM
Độ an toàn
Độ an toàn được hiểu là an toàn trong giao dịch khi lưu hành giao thông và tan
toàn khi đăng nhập vào ứng dụng công nghệ trên điện thoại di động. Grab Bike là
dịch vụ thuộc ngành giao thông đường bộ, chính vì vậy độ an toàn khi sử dụng dịch
vụ được coi là điều vô cùng quan trọng đối với khách hàng. Các nghiên cứu của nhóm
tác giả Nguyễn Duy Thanh, Huỳnh Thị Minh Châu và Nguyễn Mạnh Tuân (2015)
hay nhóm tác giả Nguyễn Bình Minh, Phạm Nguyễn Hoàng Hải, Nguyễn Việt Dũng
và Đỗ Thanh Long (2017) cũng ủng hộ quan điểm độ an toàn có tác động đến hành
vi sử dụng dịch vụ.
H5: Độ an toàn ảnh hưởng đến hành vi sử dụng dịch vụ GrabBike của sinh viên tại
Tp.HCM
Giá trị giá cả
Giá trị giá cả được đi kèm cùng với chất lượng của sản phẩm hay dịch vụ để xác
định giá trị của sản phẩm hay dịch vụ đó. Theo (Venkatesh, Morris, Davis, & Davis,
2003) giá trị giá cả được xem là tích cực khi những lợi ích của việc sử dụng công
nghệ lớn hơn chi phí bỏ ra, và có tác động tích cực đến ý định hành vi. Trong nghiên
cứu này, giá trị giá cả dựa theo nghiên cứu của nhóm tác giả Nguyễn Duy Thanh,
Huỳnh Thị Minh Châu và Nguyễn Mạnh Tuân (2015). Và để khẳng định lại nhân tố
giá trị giá cả này có thực sự tác động đến hành vi sử dụng dịch vụ GrabBike của khách
hàng hay không? Giả thuyết H6 được đề xuất:
H6: Giá trị giá cả ảnh hưởng đến hành vi sử dụng dịch vụ GrabBike của sinh viên
tại Tp.HCM
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Quy trình nghiên cứu
Quy trình được thực hiện thông qua 2 bước chính: Thứ nhất là nghiên cứu bằng
phương pháp định tính thực hiện thông qua kỹ thuật thảo luận nhóm và tham khảo
các tài liệu nghiên cứu trước, thứ hai nghiên cứu chính thức sẽ được sử dụng phương
pháp định lượng được thực hiện bằng kỹ thuật khảo sát trực tuyến thông qua bảng
câu hỏi chi tiết nhằm đánh giá các thang đo và kiểm định mô hình đã đặt ra.

Hình 9. Quy trình nghiên cứu


3.1.1. Nghiên cứu sơ bộ
Nghiên cứu định tính được thực hiện dựa trên các khái niệm và kiến thức tích lũy
được từ các tài liệu tham khảo trong và ngoài nước. Không ít tác giả đã nghiên cứu
về các yếu tố quyết định đến hành vi mua hàng cả về sản phẩm và dịch vụ, trải nghiệm
của khách hàng.
Ngoài ra, nghiên cứu định tính sẽ được thực hiện bằng việc khảo sát sơ bộ một
số sinh viên đã và đang sử dụng dịch vụ đặt xe GrabBike tại Tp.HCM. Nếu sau cuộc
khảo sát sơ bộ, một số câu hỏi của thang đo có vấn đề hoặc gây khó hiểu cho người
được khảo sát thì những câu hỏi này sẽ được sửa đổi hoặc loại bỏ.
3.1.2. Nghiên cứu chính thức
Nghiên cứu chính thức sẽ được điều tra bằng cách chọn mẫu thuận tiện. Sau khi
xác định cỡ mẫu, các thang đo lường hoàn chỉnh sẽ được dùng để khảo sát chính thức.
Bảng câu hỏi phù hợp sẽ được thu thập từ những sinh viên đã và đang sử dụng dịch
vụ đặt xe trực tuyến GrabBike tại TP.HCM. Việc phân tích dữ liệu sẽ được thực hiện
thông qua các kỹ thuật như thống kê mô tả, kiểm tra độ tin cậy Cronbach's Alpha,
Phân tích yếu tố khám phá (EFA) và phân tích yếu tố xác nhận (CFA) trong việc kiểm
tra độ tin cậy và tính hợp lệ của thang đo và mô hình phương trình cấu trúc (SEM)
trong việc kiểm tra các giả thuyết của mẫu nghiên cứu.
3.2. Xây dựng thang đo
Thang đo trong nghiên cứu này dựa vào lý thuyết nền tảng và các thang đo đã
được các tác giả sử dụng rộng rãi trên thế giới. Chúng được điều chỉnh và bổ sung
cho phù hợp với người tiêu dùng tại thị trường Việt Nam. Có 6 biến độc lập được
nghiên cứu trong nghiên cứu này: (1) Nhận thức sự hữu ích của dịch vụ, (2) Cảm
nhận chất lượng dịch vụ, (3) Chuẩn chủ quan, (4) Tính dễ dàng sử dụng, (5) Độ an
toàn, (6) Giá trị giá cả. Biến phụ thuộc gồm có: Hành vi sử dụng dịch vụ GrabBike
của sinh viên.
Bảng 1. Thang đo
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
(1) Đặng Thị Ngọc Dung. (2012). Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng hệ
thống tàu điện ngầm Metro tại Tp.HCM. Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Chương
trình Giảng dạy Kinh Tế Fulbright, TP.HCM.
(2) Nguyễn Bình Minh, Phạm Nguyễn Hoàng Hải, Nguyễn Việt Dũng và Đỗ Thanh
Long. (2017). Các nhân tố tác động đến hành vi sử dụng phương tiện công cộng
có dùng các ứng dụng công nghệ - nghiên cứu điển hình đối với dịch vụ Grab
Bike. Tạp chí nghiên cứu Tài chính kế toán, số 09 (170) - 2017, 30-36.
(3) Nguyễn Duy Thanh, Huỳnh Thị Minh Châu và Nguyễn Mạnh Tuân. (2015).
Chấp nhận và sử dụng công nghệ: Một nghiên cứu về dịch vụ Taxi Uber. Tạp
chí phát triển KH&CN, tập 18, số Q4 - 2015, 3-11.
Tiếng Anh
(4) Ajzen, I., & Fishbein, M. (1980). Understanding Attitudes and Predicting
Social. Prentice-Hall
(5) Aoife, A. (2001). The Potential Impact of New Urban Public Transport Systems
on Travel Behaviour. Center for Transport Studies, University College London,
London, England.
(6) Borith, L., Kasem, C., & Takashi, N. (2010). Psychological factors influencing
behavioral intention of using future sky train: a preliminary result in Phnom
Penh. Asian Transportation Research Society, 123-129.
(7) Chen, C. F., & Chao, W. H. (2010). Habitual or Reasoned? Using the Theory of
Planned Behavior, Technology Acceptance Model, and Habit to Examine
Switching Intentions Toward Public Transit. Transporation Research, Part F.
(8) Davis, F. D. (1989). Perceived usefulness, perceived ease of use, and user
acceptance of information technology. MIS Quarterly, 13(3), 319-340.
(9) Fishbein, M., & Ajzen, I. ( 1975.). Belief, attitude, intention and behavior: An
introduction to theory and research. Addison-Wesley.
(10) Gumilar, A., D, D. W., Oliver, I., Gunawan, J., & Sfenrianto, S. (2019).
Factors affecting the actual use of ride-hailing services (GoJek/Grab) in
Indonesia (Jabodetabek-Region). Proceedings on Engineering Sciences, (pp.
335-347).
(11) Jenita. (2012). Transportasi Online. Retrieved May 17, 2021, from
https://prezi.com/hqywaio5gn1k/transportasi-online/
(12) Jiang, Y., & Wang, C. L. (2006). The impact of effect on service quality and
satisfaction: The moderation of service contexts. Journal of Services
Marketing, 20(4), 211-218.
(13) Morton, C., Anable, L. J., & Caulfield, B. (2016). Customer perceptions of
quality of service in public transport: Evidence for bus transit in Scotland. Case
Studies on Transport Policy, 4(3), 199-207.
(14) Nguyen Thuy Quynh Loan và Ngo Quang Hung. (2018). Factors affecting
satisfaction and reuse intention. Ho Chi Minh City Open University Journal of
Science, 8(3), 30-46.
(15) Pappas, I., Pateli, A., Giannakos, M., & Chrissikopoulos, V. (2014).
Moderating effects of online shopping experience on customer satisfaction and
repurchase intentions. International Journal of Retail & Distribution
Management, 42(3), 187-204.
(16) Parasuraman, A. P., Zeithaml, V. A., & Berry, L. L. (1988). SERVQUAL: A
multiple-item scale for measuring consumer perceptions of service quality.
Journal of Retailing, 64(1), 12-40.
(17) Philip Kotler. (2009). Principles of Marketing a global perspective. Pearson
education south Asia Pte Ltd, 117-132.
(18) Septiani, R., Handayani, P. W., & Azzahro, F. (2017). Factors that Affecting
Behavioral Intention in Online Transportation. Procedia Computer Science,
124, 504–512.
(19) Uddin, P., Islam, Z., Afjal, M. I., & Nadim. (2003). GPS-based location
tracking system via android device. International Journal of Research in
Computer Engineering and Electronics, 2(5), 1-7.

You might also like