You are on page 1of 32

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN NGHIÊN CỨU

Chương 3 đã trình bày phương pháp nghiên cứu để thực hiện đề tài này. Mục đích
của chương 4 là trình bày kết quả có được từ các bước phân tích dữ liệu. Chương 4 sẽ
gồm 4 phần chính là kết quả thống kê mô tả, kết quả đánh giá độ tin cậy các thang đo
bằng Cronbach’s Alpha, kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) và kết qủa phân tích
hồi quy tuyến tính bội để kiểm định mô hình nghiên cứu, các giả thuyết nghiên cứu và
thảo luận nghiên cứu.

4.1 KẾT QUẢ THỐNG KÊ MÔ TẢ

4.1.1 Thống kê mô tả các biến dữ liệu định tính

 Giới tính: Theo kết quả khảo sát trong bảng 4.1 cho thấy, nữ giới chiếm 65.3% và
nam giới chiếm 34.7%, nữ giới chiếm tỷ lệ cao hơn so với nam giới. Đã từ lâu Trường
Văn Hiến được ví như một trường xã hội & nhân văn thứ hai tại thành phố Hồ Chí Minh
vì có nhiều ngành xã hội. Đây là một khác biệt thu hút nhiều sinh viên nữ đăng ký nhập
học.
 Độ tuổi: Theo kết quả thảo luận đa số sinh viên chọn Trường Đại học Văn Hiến là
những sinh viên xét tuyển năm đầu tiên, chiếm tỷ lệ cao nhất 80.1%. Còn lại là những
sinh viên trễ tuổi chiếm tỷ lệ nhỏ 19.9%.
 Hộ khẩu thường trú: Theo kết quả khảo sát trong bảng 4.1 cho thấy sinh viên
Văn Hiến đến từ khu vực thành thị chiếm tỷ lệ 65%, khu vực nông thôn chiếm 32.3% và
phần còn lại là sinh viên sống ở khu vực vùng sâu, vùng xa chiếm 2.7%. Theo thảo luận
tay đôi, khu vực sinh sống của sinh viên nhập học tại trường tập trung nhiều ở thành thị,
mà cụ thể là 50% là ở thành phố Hồ Chí Minh và 50% là các tỉnh thành lận cận như Đồng
Nai, Long An, Bình Thuận,…
 Học lực lớp 12: Theo kết quả khảo sát, đa số sinh viên chọn trường Đại học Văn
Hiến là do phù hợp với khả năng, không đậu nguyện vọng 1 vào các trường Đại Học
công lập. Kết quả khảo sát trong bảng 4.1 cho thấy học lực lớp 12 của sinh viên năm nhất
của Trường Văn Hiến chiếm tỷ lệ cao nhất là khá 66.3%, trung bình 24.1%, sinh viên có
học lực lớp 12 xếp loại xuất sắc và giỏi chiếm tỷ lệ rất thấp 9.6%. Với học lực lớp 12 từ
khá trở xuống, cho nên đa phần là các sinh viên đăng ký xét tuyển theo kết quả học bạ, ít
xét tuyển theo kết quả kỳ thi Trung học phổ thông, mặc dù trường chỉ lấy bằng điểm sàn
của Bộ GD&ĐT.
 Thu nhập của gia đình: Thu nhập của gia đình sinh viên năm nhất của Văn Hiến
đa số có thu nhập dưới 20 triệu chiếm tỷ lệ 85.4%, từ 20 triệu đến 30 triệu chiếm 10.9%,
còn lại trên 30 triệu chiếm tỷ lệ 3.7. Theo thảo luận tay đôi thì do thu nhập của gia đình
sinh viên nhập học tại Trường Văn Hiến đa phần là thấp, bố mẹ còn lo cuộc sống gia
đình, việc học đại học ít có sự định hướng của gia đình, mà chủ yếu là do sự lựa chọn của
bản thân sinh viên, hoặc theo bạn bè.
 Nhóm ngành học: sinh viên thuộc nhóm ngành kinh tế đông nhất chiếm tỷ lệ
36.2%, kế tiếp là nhóm ngành Du lịch có tỷ lệ 18.9%, nhóm kỹ thuật- công nghệ có tỷ lệ
16.9, %, nhóm khoa học xã hội và nhân văn chiếm tỷ lệ 14.9%, nhóm ngành ngôn ngữ và
văn hóa nước ngoài chiếm 13.2%.
Bảng 4.1: Kết quả thống kê các thành phần mô tả định tính

Tần
Các thành phần mô Tiêu chí Mẫu Tần số suất
tả (người) (%)

Giới tính Nữ 403 263 65.3

Nam 403 140 34.7

18 403 331 82.1

Tuổi 19 403 45 11.2

20 403 15 3.7
21 403 12 2.8

Khu vực thành thị 403 262 65.0


Hộ khẩu thường trú
Khu vực nông thôn 403 130 32.3

Khu vực vùng sâu, vùng xa 403 11 2.7

Giỏi 403 39 9.6


Học lực lớp 12
Khá 403 267 66.3

Trung bình 403 97 24.1

Trên 30 triệu 403 15 3.7


Thu nhập của gia
Dưới 20 triệu 403 344 85.4
đình
Từ 20 đến 30 triệu 403 44 10.9

Kinh tế 403 146 36.2


Nhóm ngành học
Kỹ thuật-Công nghệ 403 68 16.9

Ngôn ngữ và văn hóa nước 403


53 13.2
ngoài

Du lịch 403 76 18.9

Khoa học xã hội và nhân văn 403 60 14.9

Tổng cộng 403 100

4.1.2 Thống kê mô tả các biến dữ liệu định lượng bằng giá trị trung bình
 Giá trị trung bình từ 3.5 đến 4.25: Các yếu tố quan trọng nhất từ khảo sát. Sinh
viên đánh giá rất cao điểm chuẩn phù hợp, ngành học hấp hẫn, cơ sở vật chất và trang
thiết bị hiện đại, chương trình đào tạo mang tính ứng dụng và những chương trình hoạt
động như Hội thảo, Khai giảng, Tốt nghiệp cũng như các cuộc thi của sinh viên là những
điều kiện tiên quyết trong việc sinh viên lựa chọn trường Đại học Văn Hiến. Sinh viên
cũng mong muốn được tuyển dụng vào vị trí cao trong cơ quan, công ty, doanh nghiệp
sau khi ra trường để có nhiểu cơ hội kiếm được việc làm trong tương lai. Ngoài ra, những
công cụ tuyển sinh như Website, Facebook, tổng đài miễn phí “call center”, phần mềm
xét tuyển online của trường là kênh tham khảo quan trọng nhất khi sinh viên chọn trường
Đại học Văn Hiến.
 Giá trị trung bình từ 3 đến 3.5: Các yếu tố tương đối quan trọng từ khảo sát.Mức
độ quan tâm của sinh viên ít hơn đối với các yếu tố như: vị trí Trường Đại học Văn Hiến
có gần nhà, có thuận tiện cho việc đi lại, làm thêm, sự hỗ trợ về chi phí của trường như
miễn giảm học phí, hỗ trợ về việc làm, y tế, thư viện, xem điểm, đăng ký môn học, mức
học phí và chương trình sau đại học của trường, mức thu nhập của ngành học hoặc có khả
năng thành lập công ty sau khi ra trường không. Ngoài ra, tài liệu Hướng dẫn tuyển sinh,
tham quan trường đại học, tham dự các buổi giới thiệu về trường Văn Hiến tại trường
trung học phổ thông cũng cung cấp cho các bạn học sinh nhiều thông tin bổ ích để quyết
định chọn trường Đại học Văn Hiến.
 Giá trị trung bình từ 2.5 đến 3: các yếu tố đạt trung bình từ khảo sát. Sinh viên
có ý kiến trung lập với sự ảnh hưởng của bố mẹ, anh chị trong gia đình, của bạn bè. Thêm
vào đó, còn một vài yếu tố sinh viên cũng ít quan tâm như Trường Đại học Văn Hiến
quảng cáo trên báo, tạp chí, ti vi, brochure và việc tham dự các sự kiện thể thao, ca nhạc
hay hoạt động xã hội của nhà trường.
 Giá trị trung bình từ 2 đến 2.5: Các yếu tố không quan trọng từ khảo sát. Kết
quả khảo sát ở bảng 4.2 thì yếu tố lời khuyên của thầy cô trường trung học phổ thông
không ảnh hưởng đến quyết định chọn trường Đại học Văn Hiến của sinh viên
Bảng 4.2: Kết quả thống kê mô tả các biến định lượng

Giá Giá Giá trị Độ lệch


Mã biến Tên biến Mẫu trị trị trung chuẩn
nhỏ lớn bình
nhất nhất
Theo lời khuyên của bố mẹ, anh/chị trong gia
NT1 403 1 5 2.86 1.154
đình
NT2 Theo lời khuyên của thầy cô trường THPT 403 1 5 2.36 1.050
NT3 Theo lời khuyên của bạn bè 403 1 5 2.77 1.133
NT4 Theo sự lựa chọn của bản thân 403 1 5 4.24 .805
Trường có điểm chuẩn xét tuyển phù hợp với
DDT1 403 1 5 3.98 .878
khả năng của anh/chị
Trường có cơ sở vật chất và trang thiết bị
DDT2 403 1 5 3.63 .829
hiện đại
Trường có chương trình đào tạo có tính ứng
DDT3 403 1 5 3.57 .777
dụng thực tiễn cao
Trường có đội ngũ giảng viên có tâm huyết,
DDT4 403 1 5 3.82 .804
tận tình với sinh viên
Trường ĐHVH gần nhà, thuận tiện cho việc
DDT5 403 1 5 3.10 1.358
đi lại và làm thêm
Trường ĐHVH có hỗ trợ về chi phí: miễn
DDT6 giảm học phí, hỗ trợ việc làm, y tế, thư viện, 403 1 5 3.42 .875
xem điểm, đăng ký môn học trực tuyến,..
Hoạt động ngoại khóa của trường phong phú,
DDT7 403 1 5 3.55 .855
hấp hẫn
DDT8 Ngành học của trường có mức độ hấp dẫn cao 403 1 5 3.52 .786
Học phí của trường phù hợp với điều kiện
DDBT1 403 1 5 3.25 1.029
kinh tế gia đình
Ngành học của trường phù hợp với nguyện
DDBT2 403 1 5 3.99 .680
vọng của bản thân
Muốn học tiếp chương trình sau đại học của
DDBT3 403 1 5 3.17 .905
trường
Có nhiều cơ hội kiếm được việc làm trong
CVTT1 403 1 5 3.58 .820
tương lai
CVTT2 Ngành học có thu nhập cao khi ra trường 403 1 5 3.48 .829
Hy vọng được tuyển dụng vào vị trí cao trong
CVTT3 cơ quan, công ty, doanh nghiệp sau khi ra 403 1 5 4.00 .790
trường
Có thể tự thành lập công ty và điều hành
CVTT4 403 1 5 3.19 .936
công ty riêng sau khi ra trường
NLNT1 Qua tham quan trường Đại học Văn Hiến 403 1 5 3.01 1.059
Qua Website, Facebook của trường Đại học
NLNT2 403 1 5 3.81 .868
Văn Hiến
NLNT3 Qua tài liệu Hướng dẫn tuyển sinh đại học 403 1 5 3.36 .978
Qua việc tham dự vào các buổi giới thiệu về
NLNT4 403 1 5 3.18 1.025
trường ĐHVH tại trường THPT
Qua quảng cáo trên báo, tạp chí, tivi,
NLNT5 403 1 5 2.98 .959
brochure
Qua việc tham dự các sự kiện thể thao, ca
NLNT6 nhạc hay hoạt động xã hội của nhà trường 403 1 5 2.99 .984
ĐHVH

4.2 KIỂM ĐỊNH THANG ĐO


4.2.1 Độ tin cậy thang đo yếu tố người thân
Thang đo này gồm 4 biến được đưa vào phân tích độ tin cậy được kí hiệu từ NT1
đến NT4. Kết quả phân tích thu được hệ số Cronbach’s Alpha bằng 0.497. Trong 4 biến
gồm NT1 (Theo lời khuyên của bố mẹ, anh chị trong gia đình), NT2 (Theo lời khuyên
của thầy cô trường trung học phổ thông), NT3 (Theo lời khuyên của bạn bè), NT4 (Theo
sự lựa chọn của bản thân) thì biến NT4 (Theo sự lựa chọn của bản thân) có hệ số tương
quan biến tổng <0.3, NT4=0.12 (Phụ lục 4), Do đó để có độ tin cậy tốt hơn cho thang đo
yếu tố người thân ta loại biến NT4.
Tác giả tiến hành kiểm định lại độ tin cậy của thang đo với 3 biến còn lại NT1
(Theo lời khuyên của bố mẹ, anh chị trong gia đình), NT2 (Theo lời khuyên của thầy cô
trường trung học phổ thông), NT3(Theo lời khuyên của bạn bè), hệ số Cronbach’s Alpha
tăng lên 0.617 và hệ số tương quan biến tổng của tất cả các biến đều lớn hơn 0.3. Kết quả
chạy Cronbach’s Alpha được trình bày trong bảng 4.3 như sau:

Bảng 4.3: Độ tin cậy thang đo yếu tố người thân


Thang đo DK Alpha = 0.617 Trung bình Phương sai Tương Cronbach's
thang đo nếu thang đo nếu quan biến Alpha nếu
loại biến loại biến – tổng loại biến
Biến quan sát

NT1 5.12 3.324 .397 .560

NT2 5.62 3.240 .524 .381

NT3 5.21 3.507 .365 .604

4.2.2 Độ tin cậy thang đo yếu tố đặc điểm trường

Thang đo yếu tố đặc điểm trường (DDT) có Cronbach’s Alpha là 0,690 cao hơn
mức yêu cầu (0,6). Tuy nhiên trong khi các hệ số tương quan biến - tổng đều cao hơn so
với mức giới hạn (0,3) thì duy nhất biến DDT5 (Trường đại học Văn Hiến gần nhà thuận
tiện cho việc đi lại và làm thêm) có hệ số tương quan biến tổng thấp (< 0,3) với DDT5 =
0,144 (Phụ lục 4). Do đó để độ tin cậy tốt hơn cho thang đo DDT ta tiến hành loại biến
DDT5.

Sau khi loại biến DDT5 (Trường đại học Văn Hiến gần nhà thuận tiện cho việc đi
lại và làm thêm) thì thang đo yếu tố đặc điểm trường (DDT) có Cronbach’s Alpha là
0,752 cao hơn mức yêu cầu (0,6). Các hệ số tương quan biến-tổng đều cao hơn so với
mức giới hạn (0,3); hệ số nhỏ nhất là DDT1 = 0,351 và các biến còn lại đều lớn hơn 0,4.
Các hệ số alpha nếu loại biến đều thấp hơn mức tin cậy alpha bằng 0,752, (Xem bảng
4.4).

Do vậy, các biến quan sát của thang đo này sau khi loại biến DDT5 được giữ
nguyên cho phân tích EFA.

Bảng 4.4: Độ tin cậy thang đo yếu tố đặc điểm trường


Thang đo DK Alpha = Trung bình Phương sai Tương quan Cronbach's
0.752 thang đo nếu thang đo nếu biến – tổng Alpha nếu
Biến quan sát loại biến loại biến loại biến

DDT1 21.55 10.570 .351 .750


DDT2 21.89 10.063 .501 .715
DDT3 21.95 10.040 .554 .705
DDT4 21.70 10.186 .493 .717
DDT6 22.11 10.286 .409 .737
DDT7 21.97 10.006 .493 .717
DDT8 21.99 10.314 .500 .716

4.2.3 Độ tin cậy thang đo yếu tố đặc điểm bản thân

Thang đo yếu tố đặc điểm bản thân (DDBT) có Cronbach’s Alpha là 0,334 thấp
hơn mức yêu cầu (0,6). Các hệ số tương quan biến - tổng đều thấp hơn so với mức giới
hạn (0,3). Do đó ta tiến hành loại hết 3 biến trong yếu tố đặc biệt bản thân. Kết quả chạy
Cronbach’s Alpha của yếu tố đặc điểm bản thân không đạt yêu cầu như bảng 4.5

Bảng 4.5: Độ tin cậy thang đo yếu tố đặc điểm bản thân

Thang đo DK Alpha = Trung bình Phương sai Tương quan Cronbach's


0.334 thang đo nếu loại thang đo nếu biến – tổng Alpha nếu loại
Biến quan sát biến loại biến biến

DDBT1 7.15 1.468 .195 .251

DDBT2 6.41 2.037 .263 .156


DDBT3 7.24 1.849 .139 .354

4.2.4 Độ tin cậy thang đo yếu tố công việc tương lai

Thang đo yếu tố công việc tương lai gồm 4 biến được đưa vào phân tích độ tin cậy
được kí hiệu từ CVTT1 đến CVTT4. Kết quả phân tích hệ số Cronbach’s Alpha đối với
thang đo công việc tương lai là 0.631 và tất cả các biến đều có hệ số tương quan với biến
tổng > 0.3. Kết quả chạy Cronbach’s Alpha đạt yêu cầu (Bảng 4.6)

Bảng 4.6: Độ tin cậy thang đo yếu tố công việc tương lai

Thang đo DK Alpha = Trung bình Phương sai Tương quan Cronbach's


0.631 thang đo nếu thang đo nếu biến – tổng Alpha nếu loại
Biến quan sát loại biến loại biến biến

CVTT1 10.68 3.424 .429 .549


CVTT2 10.78 3.203 .508 .491
CVTT3 10.25 3.534 .420 .556
CVTT4 11.07 3.465 .305 .646

4.2.5 Độ tin cậy thang đo yếu tố nỗ lực nhà trường

Thang đo yếu tố nỗ lực của nhà trường để đưa thông tin đến học sinh sắp tốt
nghiệp THPT gồm 6 biến được đưa vào phân tích độ tin cậy được kí hiệu từ NLNT1 đến
NLNT6. Kết quả phân tích hệ số Cronbach’s Alpha đối với thang đo yếu tố nỗ lực của
nhà trường để đưa thông tin đến học sinh sắp tốt nghiệp THPT là 0.769 và tất cả các biến
đều có hệ số tương quan với biến tổng > 0.3. Kết quả chạy Cronbach’s Alpha đạt yêu cầu
(Bảng 4.7)

Bảng 4.7: Độ tin cậy thang đo yếu tố nỗ lực nhà trường


Thang đo DK Alpha = Trung bình Phương sai Tương quan Cronbach's
0.769 Biến quan sát thang đo nếu thang đo nếu loại biến – tổng Alpha nếu loại
loại biến biến biến

NLNT1 16.30 11.187 .531 .730


NLNT2 15.49 13.039 .362 .769
NLNT3 15.94 11.595 .530 .730
NLNT4 16.13 11.220 .552 .724
NLNT5 16.33 11.779 .512 .734
NLNT6 16.31 11.260 .582 .716

4.2.6 Độ tin cậy thang đo quyết định chọn trường

Thang đo quyết định chọn trường gồm 4 biến được đưa vào phân tích độ tin cậy
được kí hiệu từ QĐCT1 đến QĐCT4. Kết quả phân tích hệ số Cronbach’s Alpha đối với
thang đo quyết định chọn trường là 0.778 và tất cả các biến đều có hệ số tương quan với
biến tổng > 0.3. Kết quả chạy Cronbach’s Alpha đạt yêu cầu (Bảng 4.8)

Bảng 4.8: Độ tin cậy thang đo quyết định chọn trường

Thang đo DK Alpha = Trung bình Phương sai Tương quan Cronbach's


0.778 thang đo nếu thang đo nếu biến – tổng Alpha nếu loại
Biến quan sát loại biến loại biến biến

QDCT1 10.51 4.435 .610 .714


QDCT2 10.56 4.636 .508 .760
QDCT3 10.81 3.735 .640 .693
QDCT4 10.63 4.068 .584 .723

4.3 PHÂN TÍCH NHÂN TỐ

Sau khi tiến hành loại bỏ các biến rác và các thang đo đã đạt độ tin cậy, tất cả 24
biến trong các thang đo được đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA nhằm xác định
những nhân tố chính ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trường đại học Văn Hiến của
sinh viên. Khi phân tích nhân tố khám phá EFA, tác giả sử dụng phương pháp trích
Principal với phép quay Varimax và điểm dừng khi trích các yếu tố có Eingenvalue luôn
lớn hơn 1.

4.3.1 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) cho các biến độc lập
Biến CVTT4 có hệ số tải nhân tố nhỏ nhất (0.517), sau khi loại bỏ biến CVTT4
thang đo còn lại 19 biến được trích thành 5 nhóm với tổng phương sai trích đạt: 55.778%
(đạt yêu cầu >50%) thể hiện 5 nhân tố rút ra giải thích được 55.778% biến thiên của
dữ liệu; hệ số Eiginvalue có giá trị >1. Hệ số tải nhân (factor loading) đều lớn hơn 0.5
nên các biến quan sát đều quan trọng, các khái niệm nghiên cứu đạt giá trị hội tụ. Hệ số
KMO đạt 0.771 (đạt yêu cầu >0.5) thể hiện sự thích hợp của phân tích nhân tố, kiểm định
Bartlett's Test of Sphericity đạt ý nghĩa thống kê (sig < 0.05). (Bảng 4.9)

Bảng 4.9. Tóm tắt kết quả phân tích nhân tố (EFA) cho các biến độc lập

Hệ số tải nhân tố
Diễn giải 1 2 3 4 5
NLNT1 .704
NLNT2 .530
NLNT3 .673
NLNT4 .696
NLNT5 .669
NLNT6 .745
DDT1 .657
DDT2 .690
DDT3 .710
DDT4 .728
DDT6 .763
DDT7 .805
DDT8 .690
CVTT1 .759
CVTT2 .812
CVTT3 .655
NT1 .677
NT2 .770
NT3 .696
Eigenvalue 4.116 2.303 1.599 1.385 1.195
Phương sai trích (%)=55.778% 21.663 12.122 8.417 7.288 6.288
Cronbach alpha 0.769 0.706 0.704 0.653 0.617
KMO 0.771
Kiểm định Bartlett’s Sig. = 0.000

4.3.2 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) cho các biến phụ thuộc

Kết quả phân tích nhân tố (EFA) cho thấy 4 biến quan sát được nhóm thành 1
nhân tố. Hệ số tải nhân tố (Factor Loading) đều > 0.5 nên các biến quan sát đều quan
trọng và có ý nghĩa. Mỗi biến quan sát có sai biệt về hệ số tải nhân tố đều ≥ 0,3 nên đảm
bảo được sự phân biệt giữa các nhân tố. Hệ số KMO = 0,768 nên EFA phù hợp với dữ
liệu. Thống kê Chi-square của kiểm định Bartlett’s đạt giá trị mức ý nghĩa là 0,000 (xem
bảng 4.10); do vậy các biến quan sát có tương quan với nhau xét trên phạm vi
tổng thể. Phương sai trích đạt 60,272% tại eigenvalue = 2,411. Vì thế, kết quả EFA thang
đo biến phụ thuộc được chấp nhận.

Bảng 4.10. Tóm tắt kết quả phân tích nhân tố (EFA) cho các biến phụ thuộc

Diễn giải Hệ số tải nhân tố


1
QDCT1 .796
QDCT2 .714
QDCT3 .817
QDCT4 .774
Eigenvalue 2.411
Phương sai trích (%) 60.272
KMO 0.768

Kiểm định Bartlett’s Sig = 0.000

Như vậy, so với mô hình lý thuyết thì sau khi phân tích EFA mô hình có sự thay
đổi. Đó là ngoài các yếu tố: Người thân; Công việc tương lai; Nỗ lực của nhà trường để
đưa thông tin đến học sinh sắp tốt nghiệp THPT được giữ nguyên, yếu tố đặc điểm bản
thân không có độ tin cậy, yếu tố đặc điểm trường đại học được thay thế bằng 2 yếu tố là
Đặc điểm trường đại học (DDT) được đo lường bằng các biến quan sát: DDT1, DDT2,
DDT3, DDT4 và Chính sách hỗ trợ của trường đại học(CSHT) được đo lường bằng các
biến quan sát: DDT6, DDT7, DDT8. Cũng vì thế, giả thuyết H2 (Đặc điểm trường đại
học có ảnh hưởng cùng chiều đến quyết định chọn trường của sinh viên) được thay thế
bằng giả thuyết H2.1 và H2.2.
Giả thuyết H2.1: Đặc điểm trường đại học có ảnh hưởng cùng chiều đến quyết
định chọn trường của sinh viên.
Giả thuyết H.22: Chính sách hỗ trợ của trường đại học có ảnh hưởng cùng chiều
đến quyết định chọn trường của sinh viên.

Yếu tố người thân

Yếu tố đặc điểm của


trường Đại học

Yếu tố chính sách hỗ Quyết định chọn


trợ của trường Đại học trường ĐH Văn Hiến

Yếu tố công việc trong


tương lai

Yếu tố nỗ lực của nhà


trường để đưa thông tin
đến học sinh sắp tốt
nghiệp THPT
Hình 4.1:Mô hình nghiên cứu đề xuất đã được điều chỉnh

4.4 PHÂN TÍCH HỒI QUY TUYẾN TÍNH BỘI

4.4.1 Kiểm tra ma trận tương quan giữa các biến trong mô hình

Kết quả kiểm tra ma trận tương quan tuyến tính giữa các biến độc lập NLNT (Nỗ
lực của nhà trường để đưa thông tin đến học sinh sắp tốt nghiệp THPT ); DDT (Đặc điểm
trường đại học);CSHT(Chính sách hỗ trợ của trường đại học); CVTT(Công việc tương
lai); NT (Người thân) với biến phụ thuộc QĐCT (Quyết định chọn trường). Kết quả theo
bảng 4.11 cho thấy tương quan giữa các biến độc lập với nhau, đồng thời cho thấy sự
tương quan giữa biến phụ thuộc QĐ với từng biến độc lập NLNT, DDT, CSHT, CVTT,
NT.

Bảng 4.11. Ma trận hệ số tương quan giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc

N=403 NLN DDT CSHT CVTT NT QTCT


T
Pearson
1 .181** .228** .220** .240** .255**
NLNT Correlation
Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000
Pearson
1 .412** .324** .267** .427**
DDT Correlation
Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000
Pearson
1 .258** .202** .473**
CSHT Correlation
Sig. (2-tailed) .000 .000 .000
Pearson
1 .123* .335**
CVTT Correlation
Sig. (2-tailed) .013 .000
Pearson
1 .166**
NT Correlation
Sig. (2-tailed) .001
Pearson
1
QDCT Correlation
Sig. (2-tailed)
**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).
*. Correlation is significant at the 0.05 level (2-tailed).
Kết quả kiểm tra hệ tương quan giữa các biến độc lập với nhau và giữa chúng với
biến phụ thuộc bằng phương pháp Spearman cho thấy, hệ số tương quan giữa biến QĐCT
và các biến độc lập lần lượt với yếu tố NT là 0.166; với yếu tố NLNT là 0.255; với yếu tố
DDT là 0.427; với yếu tố CSHT là 0,473; với yếu tố CVTT là 0,335 và đều có sig. < 0,01
chứng tỏ các biến có mối tương quan với nhau nhưng không quá cao (> 0,85). Nghĩa là,
các biến độc lập có nhiều khả năng giải thích cho biến phụ thuộc, tương quan giữa các
biến có ý nghĩa thống kê, đồng thời không có khả năng xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến
vì VIF < 2. Từ bảng 4.11 cho thấy :
Các nhân tố có tương quan với nhau, hệ số tương quan trong dãy [0.123;0.473]
Các tương quan này có ý nghĩa thống kê vì sig < 0.01 với độ tin cậy lớn hơn 99%
4.4.2 Kiểm định độ phù hợp của mô hình
Để kiểm định 5 giả thuyết H1,H2,H3,H4,H5 một mô hình hồi quy tuyến
tính bội được phát triển như sau:
QĐCT = β0 + β1NT + β2DDT + β3CSHT + β4CVTT + β5NLNT + ei
Trong đó, βk là hệ số của phương trình hồi quy và ei là phần dư.
Kết quả tóm tắt mô hình hồi quy bằng lệnh Enter, cho thấy R điều chỉnh (Adjusted
R square) = 0.347, như vậy mô hình nghiên cứu là phù hợp với dữ liệu nghiên cứu ở mức
34,7%. Ta thấy R2 điều chỉnh (0.339) nhỏ hơn R2 (0,347) do đó dùng để đánh giá độ phù
hợp của mô hình nghiên cứu sẽ an toàn hơn, vì nó không thổi phồng mức độ phù hợp của
mô hình.(Xem bảng 4.12). Hệ số Durbin-Watson 1<1.863<3, cho thấy mô hình phù hợp
với dữ liệu thu nhập.
Bảng 4.12. Chỉ tiêu đánh giá độ phù hợp của mô hình

Model R R- Square R2 điều Sai lệch chuẩn Durbin-Watson


(R2) chỉnh
1 .589 .347 .339 .53697 1.863

Kết quả phân tích ANOVA cho thấy, giá trị thống kê F = 42.177 được tính từ giá
trị R-Square của mô hình đầy đủ, giá trị sig. = 0,000 (Xem bảng 4.13) cho thấy sẽ an toàn
khi bác bỏ giả thuyết Ho: là tập hợp các biến độc lập không có mối liên hệ với biến phụ
thuộc (ngoại trừ hằng số), đồng thời điều này có nghĩa là mô hình được xây dựng phù
hợp với tập dữ liệu thực tế.Hay nói cách khác, các biến độc lập có tương quan tuyến tính
với biến phụ thuộc với mức độ tin cậy 99%
Bảng 4.13. Kiểm định độ phù hợp của mô hình

Mô hình Tổng bình Df Bình phương F Mức ý


phương trung bình nghĩa
Hồi quy 60.806 5 12.161 42.177 .000
1 Phần dư 114.182 396 .288
Tổng 174.988 401
Hệ số hồi quy trong mô hình dùng để kiểm định vai trò quan trọng của các biến
độc lập tác động như thế nào đối với biến phụ thuộc. Thông qua hệ số Beta chuẩn hóa và
mức ý nghĩa trong kết quả hồi quy bảng 4.14 chỉ ra rằng: Ngoại trừ biến NT( Người thân)
có mức ý nghĩa lớn hơn 0.05 nên loại ra khỏi mô hình; các biến độc lập còn lại có hệ số
beta chuẩn hóa với mức ý nghĩa nhỏ hơn 0,05 là: CSHT(chính sách hỗ trợ) của trường đại
học tác động mạnh nhất có Beta = 0.357, nhì đến DDT(đặc điểm trường đại học) có Beta
= 0.222, kế đến là CVTT(công việc tương lai) có Beta = 0.148, NLNT(nổ lực giao tiếp
của nhà trường) có Beta = 0.097. Mô hình cho thấy với các yếu tố khác không đổi, nếu
chính sách hỗ trợ của trường tăng lên 1 đơn vị thì quyết định lựa chọn trường tăng 0.357.
Tương tự như vậy đối với yếu tố đặc điểm trường đại học, kế đến là yếu tố công việc
tương lai, nổ lực giao tiếp của trường đại học

Bảng 4.14: Bảng thông số của mô hình hồi quy

Mô hình Hệ số không Hệ số Gi á Mức ý Đa cộng tuyến


chuẩn hóa chuẩn tr ị t nghĩa

hóa
B Sai lệch Beta Độ chấp Hệ số phóng
chuẩn nhận đại phương
sai

(Hằng số) .474 .226 2.092 .037


1
NT -.011 .034 -.014 -.317 .752 .880 1.137

NLNT .096 .043 .097 2.249 .025 .881 1.136

DDT .244 .051 .222 4.780 .000 .761 1.315

CSHT .381 .049 .357 7.819 .000 .789 1.267

CVTL .156 .046 .148 3.358 .001 .853 1.173


4.4.3 Kiểm định các giả thuyết của nghiên cứu:

Tác giả tiến hành kiểm định lần lượt các giả thuyết:

 Giả thuyết H1+: Kết quả của phép kiểm định hồi quy bội (Bảng 4.14) cho
kết luận rằng yếu tố người thân với β= -0.14, sig= 0.752( >0.05). Như vậy giả
thuyết thứ nhất bị bác bỏ. Điều này là hợp lý, sinh viên đăng ký nhập học tại trường
Văn Hiến không ảnh hưởng bởi sự định hướng của bố mẹ, anh chị mà theo bạn bè,
xem thông tin trên trang Website.

 Giả thuyết H2+: Nếu Trường Đại học Văn Hiến có điểm chuẩn xét tuyển
phù hợp, có cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại, có chương trình đào tạo chất
lượng, đội ngũ giảng viên tốt, tận tình thì xu hướng chọn trường đại học Đại Học
Văn Hiến của sinh viên càng nhiều.

Kết quả của phép kiểm định hồi quy bội (Bảng 4.14) cho kết luận rằng yếu tố đặc
điểm trường đại học có ảnh hưởng quan trọng dự báo tích cực đến quyết định lựa
chọn trường đại học Văn Hiến với β= 0.222, sig= 0.000. Như vậy giả thuyết thứ hai
chưa đủ cơ sở để bác bỏ.

 Giả thuyết H3+: Trường đại học có chính sách hỗ trợ như miễn giảm học
phí, hỗ trợ việc làm, y tế, thư viện, xem điểm, đăng ký môn học; trường có hoạt
động ngoại khóa phong phú, ngành học hấp dẫn thì sinh viên sẽ chọn trường đó
càng nhiều.

Kết quả của phép kiểm định hồi quy bội (Bảng 4.14) cho kết luận rằng yếu tố chính
sách hỗ trợ trường ĐH dự báo tích cực đến quyết định lựa chọn trường đại học Văn
Hiến với β= 0.357, sig= 0.000. Như vậy giả thuyết thứ ba chưa đủ cơ sở để bác bỏ.

 Giả thuyết H4+: Tỷ lệ có việc làm hoặc cơ hội có việc làm thu nhập cao
của sinh viên sau khi tốt nghiệp của các ngành ở một trường đại học nào càng cao,
sinh viên chọn trường đại học đó nhiều hơn
Kết quả của phép kiểm định hồi quy bội (Bảng 4.14) cho kết luận rằng yếu tố công
việc tương lai của sinh viên dự báo tích cực đến quyết định lựa chọn trường đại học
Văn Hiến với β= 0.148, sig= 0.00.Như vậy giả thuyết này chưa đủ cơ sở để bác bỏ
 Giả thuyết H5+: Sự nỗ lực trong giao tiếp với sinh viên của một trường đại
học càng nhiều, sinh viên sẽ chọn trường đó nhiều hơn.

Kết quả của phép kiểm định hồi quy bội (Bảng 4.14) cho kết luận rằng yếu tố sự nỗ
lực trong giao tiếp với sinh viên của một trường đại học với β= 0.097, sig=
0.025(<0.05). Như vậy giả thuyết thứ năm được chấp nhận.

Đồng thời phương trình hồi quy tuyến tính theo hệ số hồi quy chuẩn hóa có
dạng sau:

QĐCT = 0.357 CSHT + 0.222 DDT + 0.148 CVTL + 0.097 NLNT

4.4.4 Kiểm sự vi phạm các giả định mô hình hồi quy


 Giả định tương quan của phần dư: Kết quả phân tích hồi quy trên bảng
4.12 cho thấy hệ số Durbin – Watson = 1.863 (xấp xỉ = 2), vì thế cho phép kết luận
không có tương quan giữa các phần dư. Nghĩa là, giả định này không vi phạm.
 Giả định về phân phối chuẩn của phần dư: Biểu đồ tần số của phần dư
chuẩn hóa cho thấy phân phối của phần dư xấp xỉ chuẩn (Mean gần bằng 0 và độ
lệch chuẩn Std.Dev. = 0,994) (Xem hình 4.2). Do đó có thể kết luận rằng giả định
phân phối chuẩn của phần dư có phân phối chuẩn không bị vi phạm.
Hình 4.2. Phân phối chuẩn của phần dư

 Giả định liên hệ tuyến tính: Đồ thị phân tán phần dư chuẩn hóa (Hình 4.3)
cho thấy các phần dư được phân tán ngẫu nhiên xung quanh đường thẳng đi qua
tung độ 0, mà không tuân theo một quy luật (hình dạng) nào. Vì thế, cho phép kết
luận giả định liên hệ tuyến tính không vi phạm.
Hình 4.3. Đồ thị phân tán giữa các phần dư và giá trị dự đoán đã chuẩn hóa

4.5 SO SÁNH SỰ KHÁC BIỆT VỀ MỨC ĐỘ ĐỒNG Ý CHỌN TRƯỜNG CỦA


SINH VIÊN THEO GIỚI TÍNH, TUỔI, NHÓM NGÀNH HỌC, HỘ KHẨU
THƯỜNG TRÚ VÀ THU NHẬP CỦA GIA ĐÌNH

4.5.1 Sự khác biệt về độ tuổi

Tác giả tiến hành xem xét có sự khác biệt giữa sinh viên học đúng tuổi (18 tuổi) và
sinh viên học không đúng tuổi (nhiều hơn 18 tuổi) trong quyết định lựa chọn trường đại
học Văn Hiến hay không.

Giả thuyết Ho: Không có sự khác biệt giữa 2 nhóm: sinh viên học đúng tuổi và
sinh viên học không đúng tuổi trong quyết định lựa chọn trường đại học Văn Hiến
Kiểm định Levene có sig = 0.340 >0.05 cho thấy phương sai đánh giá quyết định
chọn trường đại học Văn Hiến với nhóm sinh viên học đúng tuổi và không đúng tuổi
không khác nhau một cách có ý nghĩa thống kê. Nhưng với mức ý nghĩa 5% kiểm định
Anova có sig là 0.033 (< 0.05) bác bỏ giả thuyết Ho, nghĩa là có sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê về quyết định chọn trường đại học Văn Hiến (Bảng 4.15).
Bảng 4.15: Kết quả kiểm định sự khác biệt về độ tuổi của sinh viên đến quyết định
chọn trường Đại Học Văn Hiến.

Tổng bình df Trung bình F Mức ý


phương bình nghĩa.
phương
Between Groups .123 72 .123 4.552 .033
Within Groups 10.827 331 .027
Tổng 10.950 402

4.5.2 Sự khác biệt về Giới tính

Phương pháp phân tích ANOVA một yếu tố (One – way Anova) được sử dụng để
xem xét có sự khác biệt giữa giới tính nam và nữ trong quyết định chọn trường đại học
Văn Hiến hay không.

Giả thuyết Ho: Không có sự khác biệt giữa 2 nhóm: Nam và Nữ trong quyết định
chọn trường đại học Văn Hiến.
Kết quả phân tích (Bảng 4.16) cho thấy: không có sự khác biệt quyết định lựa
chọn trường đại học Văn Hiến giữa nam và nữ với mức ý nghĩa 5%. Kiểm định Levene’s
có sig = 0.684 (> 0.05) nghĩa là phương sai bằng nhau và Sig của Anova = 0.143(>0.05).
Số liệu cho thấy quyết định chọn trường đại hoc Văn Hiến của nam trung bình là 0.869
và nữ trung bình là 0.895 không có sự khác biệt đáng kể.

Bảng 4.16: Kết quả kiểm định sự khác biệt về giới tính đến quyết định chọn
trường Văn Hiến của sinh viên

Tổng bình df Trung bình F Mức ý nghĩa.


phương bình phương
Between Groups .059 1 .059 2.156 .143
Within Groups 10.891 401 .027
Total 10.950 402
4.5.3 Sự khác biệt về nhóm ngành học
Phương pháp phân tích ANOVA một yếu tố (One – way Anova) được sử dụng để
xem xét có sự khác biệt hay không trong việc quyết định chọn trường Văn Hiến trong 6
nhóm ngành học: Kinh tế, Kỹ thuật –Công nghệ, Nghệ thuật, Ngôn ngữ và văn hóa nước
ngoài, Du lịch, Khoa học và xã hội nhân văn
Ta đặt giả thuyết Ho: Không có sự khác biệt giữa các nhóm ngành học đối với
quyết định chọn trường đại học Văn Hiến.
Kết quả kiểm định (Bảng 4.17) với mức ý nghĩa 5% kiểm định Anova có sig là
0.449(>0.05) chấp nhận giả thuyết Ho: nghĩa là không có sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê giữa các ngành học đối với quyết định chọn trường đại học Văn Hiến (Bảng 4.17)

Bảng 4.17: Kết quả kiểm định sự khác biệt về nhóm ngành học của sinh viên đến
quyết định chọn trường Đại Học Văn Hiến.

Tổng bình df Trung bình bình F Mức ý nghĩa.


phương phương
Between Groups .101 4 .025 .925 .449
Within Groups 10.849 398 .027
Total 10.950 402

4.5.4 Sự khác biệt về hộ khẩu thường trú

Kết quả kiểm định (Bảng 4.18) Với mức ý nghĩa 5% kiểm định Anova có sig là
0.411(>0.05) chấp nhận giả thuyết Ho: nghĩa là không có sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê về hộ khẩu thường trú đối với quyết định chọn trường đại học Văn Hiến (Bảng 4.18).
Mặc dù trong số lượng 403 sinh viên Văn Hiến thì có hộ khẩu thường trú ở thành thị là
262 sinh viên và nông thôn là 141 sinh viên

Bảng 4.18: Kết quả kiểm định sự khác biệt về quyết định chọn trường Đại Học Văn
Hiến của nhóm sinh viên có hộ khẩu thường trú khác nhau.
Tổng bình df Trung bình F Mức ý nghĩa.
phương bình phương
Between Groups .018 1 .018 .677 .411
Within Groups 10.931 401 .027
Total 10.950 402
4.5.5 Sự khác biệt về học lực

Kết quả kiểm định (Bảng 4.19) Với mức ý nghĩa 5% kiểm định Anova có sig là
0.345(>0.05) chấp nhận giả thuyết Ho: nghĩa là không có sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê về học lực lớp 12 đối với quyết định chọn trường đại học Văn Hiến (Bảng 4.19)

Bảng 4.19: Kết quả kiểm định sự khác biệt về học lực lớp 12 của sinh viên đến quyết
định chọn trường Đại Học Văn Hiến.

Tổng bình df Trung bình F Mức ý nghĩa


phương bình phương

Between Groups .091 3 .030 1.110 .345

Within Groups 10.859 399 .027

Total 10.950 402

4.5.6 Sự khác biệt về thu nhập của gia đình sinh viên

Kết quả kiểm định (Bảng 4.20) với mức ý nghĩa 5% kiểm định Anova có sig là
0.235(>0.05) chấp nhận giả thuyết Ho: nghĩa là không có sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê về thu nhập của gia đình sinh viên đối với quyết định chọn trường đại học Văn Hiến
(Bảng 4.20)

Bảng 4.20: Kết quả kiểm định sự khác biệt về thu nhập của gia đình sinh viên đến
quyết định chọn trường Đại Học Văn Hiến.

Tổng bình df Trung bình F Mức ý nghĩa


phương bình phương

Between Groups .079 2 .039 1.453 .235

Within Groups 10.871 400 .027


Total 10.950 402
4.6 ĐO LƯỜNG GIÁ TRỊ TRUNG BÌNH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT
ĐỊNH CHỌN TRƯỜNG CỦA SINH VIÊN:

Kết quả so sánh tương quan giữa mức độ quan trọng (mức độ ảnh hưởng) và giá
trị trung bình của các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của sinh viên tại
bảng 4.21 cho thấy có sự tương thích giữa mức độ ảnh hưởng và giá trị trung bình
thực tế của các yếu tố này. Các yếu tố có mức độ ảnh hưởng cao đều được sinh viên
đánh ở trên mức trung bình.
Bảng 4.21: Tương quan giữa mức độ quan trọng và giá trị trung bình ảnh hưởng
đến quyết định chọn trường của sinh viên

Ký Số Mức độ Giá trị Độ lệch


hiệu biến quan trung chuẩn
Thang đo
trọng bình trung bình

Chính sách hỗ trợ CSHT 4 0.357 3.75 0.822

Đặc điểm trường DDT 3 0.222 3.50 0.840

Công việc tương lai CVTT 3 0.148 3.68 0.813

Nỗ lực giao tiếp của nhà trường NLNT 6 0.097 3.22 0.980

4.7 THẢO LUẬN VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Từ Kết quả nghiên cứu trên cho thấy các yếu tố chính sách hỗ trợ của trường
đại học tác động mạnh nhất (Beta = 0.357), nhì đến yếu tố đặc điểm trường đại học
(Beta = 0.222), kế đến là yếu tố công việc tương lai (Beta = 0.148), và cuối cùng là nổ
lực giao tiếp của trường (Beta = 0.097).
Đối chứng với các kết quả của các nghiên cứu trước cho thấy, các yếu tố kể
trên tương đồng với kết quả nghiên cứu của Kee Ming (2010),Chapman (1981),Burns
(2006), Trần Văn Quí và Cao Hào Thi (2009), Nguyễn Phương Toàn (2011), ... Vì
thế, có cơ sở để khẳng định kết quả của nghiên cứu này là đáng tin cậy
4.7.1 Yếu tố chính sách hỗ trợ của Trường Đại Học

Theo kết quả nghiên cứu thì yếu tố chính sách hỗ trợ của trường Đại học là yếu
tố ảnh hưởng mạnh nhất (Beta = 0.357) và cũng được sinh viên đánh giá có tầm quan
trọng cao nhất với giá trị trung bình 3.75. Điều này đúng với thực tế hiện nay vì:
Ngành học của trường đại học Văn Hiến ngày càng đa dạng và hấp dẫn có
nhiều sự lựa chọn ngành học đối với học sinh sắp tốt nghiệp THPT : Nhóm ngành học

về kinh tế bao gồm Quản trị kinh doanh, kế toán, tài chính-ngân hàng, thủy sản; Nhóm
ngành Ngôn ngữ và Văn Hóa nước ngoài bao gồm Tiếng anh, tiếng Pháp, tiếng Hàn,
tiếng Nhật, tiếng Trung Quốc; Nhóm ngành Kỹ thuật-Công nghệ bao gồm Công nghệ
thông tin, Điện tử Viễn thông; Nhóm ngành Dulịch bao gồm Quản trị du lịch và lữ hành;
quản trị nhà hàng khách sạn; Nhóm ngành Khoa học và xã hội nhân văn bao gồm ngành
Báo chí, Tâm lý; Nhóm ngành về nghệ thuật bao gồm ngành Piano, organ .Nhóm ngành
đào tạo đa dạng được xem là một lợi thế của nhà trường hiện nay. Những nhóm ngành
của Trường đáp ứng được về sở thích cũng như thị trường lao động hiện nay. Ngoài ra,
nhà trường đã triển khai tin học hóa công tác quản lý đào tạo thông qua việc ứng dụng
các phần mềm quản lý đào tạo và chương trình E-learning. Ngoài ngành học đa dạng
thì trường Đại học Văn Hiến còn có hoạt động ngoại khóa cho sinh viên rất phong phú và
hấp dẫn như nhiều chương trình thực tập thực tế, trang bị 8 kỹ năng mềm, anh văn nhiều
trình độ, hoạt động xóa bỏ định kiến giới, hiến máu tình nguyện, tổ chức các hội thi nhằm
nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học của sinh viên như ý tưởng kinh doanh, sinh viên
khởi nghiệp. Những chương trình ngoại khóa được tổ chức bài bản, quy mô, sôi động thu
hút được lượng sinh viên tham gia rất đông.
Đồng thời Trường đại học Văn Hiến cũng được sinh viên đánh giá cao về công tác
hỗ trợ chi phí như miễn giảm học phí qua quỹ học bổng hằng năm, quỹ trái tim Hùng
Hậu, Câu lạc bộ cựu sinh viên hỗ trợ việc làm và truyền đạt kinh nghiệm cho sinh viên;
hỗ trợ về y tế, thư viện với nhiều đầu sách mới; phục vụ wifi miễn phí cho sinh viên, xây
dựng căn tin tại 613 Âu Cơ, Q.Tân Phú để phục vụ suất cơm giá rẻ cho sinh viên. Nhà
trường cũng cần tăng cường nhân sự cho bộ phận một cửa phục vụ việc thu tiền học phí
và giải đáp mọi vấn đề liên quan đến học phí, điểm, đăng ký môn học trực tuyến của sinh
viên.

4.7.2 Yếu tố đặc điểm của Trường Đại Học

Đây là yếu tố được xem là mối quan tâm thứ hai về mức độ ảnh hưởng đối với
sinh viên có Beta = 0.222 và cảm nhận của sinh viên đối với yếu tố này cũng khá tốt với
giá trị mean đạt 3.50. Điểm chuẩn của trường đại học Văn Hiến nhiều năm liền bằng với
điểm sàn của Bộ Giáo Dục và Đào tạo, cho nên trong thảo luận tay đôi, đa số sinh viên
chọn trường Đại học Văn Hiến là do điểm chuẩn phù hợp với khả năng của họ và do có
khả năng đậu cao khi xét tuyển học bạ. Điểm chuẩn của Trường sinh viên tham khảo qua
Tài liệu Hướng dẫn tuyển sinh, báo đài, qua Website, Facebook của trường .

Ngoài điểm chuẩn thì sinh viên cũng dựa vào cơ sở vật chất và trang thiết bị của
trường Văn Hiến trong những năm gần đây ngày càng được trang bị tốt và hiện đại. Tất
cả các phòng học tại cơ sở 624 Âu Cơ, Quận Tân Bình, cơ sở 665-667-669 Điện Biên
Phủ, P.1,Q3, TP HCM đã được trang bị máy lạnh và hệ thống âm thanh, máy chiếu hiện
đại, phòng học tại cơ sở 613 Âu Cơ, Q.Tân Phú và cơ sở ở Thạnh Xuân, Q.12 cũng được
tăng cường hệ thống quạt, âm thanh, máy chiếu đầy đủ. Từ năm học 2016-2017, Trường
Đại học Văn Hiến đã bố trí 02 xe bus đưa đón sinh viên đi học tập tại các cơ sở cho thuận
tiện và không trễ giờ học.
Trường đại học Văn Hiến có đội ngũ giảng viên có tâm huyết, tận tình, có chương
trình đào tạo mang tính ứng dụng thực tiễn cao cũng là những mối quan tâm khi họ quyết
định chọn trường Văn Hiến. Hiện nay, đội ngũ giảng viên cơ hữu của nhà trường không
ngừng tăng nên hằng năm. Nhà trường thường xuyên cử nhiều giảng viên tham dự hội
thảo để nâng cao chất lượng giảng dạy. Ngoài ra, các buổi tập huấn về kỹ năng giảng dạy
của giảng viên cũng được mở ra hằng năm. Giảng viên các trường đại học phải là nhà
nghiên cứu khoa học phục vụ cho chuyên môn đào tạo của mình, thường xuyên nghiên
cứu cái mới và công khai trên các tạp chí để thảo luận cùng với độc giả và đồng nghiệp.
Cho nên các giảng viên của nhà trường không ngừng phát triển các bài báo khoa học trên
tạp chí quốc tế và trên tạp chí chuyên ngành, đây cũng là cách giới thiệu về trường và tạo
niềm tin cho đội ngũ giảng viên trẻ của trường.
Nhà trường còn mời các công ty, các nhà tuyển dụng đánh giá về chương trình đào
tạo, để xây dựng một chương trình đào tạo có tính ứng dụng thực tiễn cao và khi sinh
viên ra trường luôn đáp ứng được nhu cầu của các nhà tuyển dụng.
Điểm chuẩn thấp, xét tuyển học bạ nhiều dẫn đến chất lượng đầu vào kém cũng
gây khó khăn cho nhà trường trong quá trình đào tạo. Điều này, đòi hỏi thầy và trò trường
Văn Hiến càng phải nỗ lực nhiều hơn trong công cuộc xây dựng thương hiệu Đại học
Văn Hiến, đó là tự nâng cao trình độ, làm chủ được công nghệ truyền tải, xây dựng kỹ
năng chuyên nghiệp, đào tạo theo hướng tư duy sáng tạo, giỏi kỹ năng mềm.

4.7.3 Yếu tố công việc trong tương lai

Yếu tố công việc trong tương lai tác động đến việc sinh viên chọn trường Đại học
Văn Hiến không mạnh bằng hai nhân tố trên với Beta = 0.148, nhưng cũng có tầm ảnh
hưởng khá cao đến sinh viên với giá trị mean là 3.68. Chương trình đổi mới đào tạo nghề
tại Việt Nam (GIZ) tổ chức, đã thống kê Quý I/2016 cả nước có 225.000 người có trình
độ cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp. Đây là con số báo động mạnh mà nhiều chuyên gia đã
phản ánh. Vì thế, sinh viên rất quan tâm đến cơ hội tìm kiếm việc làm sau khi ra trường,
thu nhập của ngành mình học, vị trí tuyển dụng trong công ty. Ngành nghề đóng vai trò
rất quan trọng ảnh hưởng đến công việc trong tương lai của sinh viên. Thực trạng hiện
nay, nhiều sinh viên đăng ký dự thi vào ngành nghề mà mình không ưa thích dẫn đến tình
trạng chuyển nghề sau khi ra trường. Điều này rất tốn thời gian và tiền bạc. Vì thế, xây
dựng thông tin đầy đủ về các ngành nghề nhằm cung cấp thông tin nhiều chiều cho các
học sinh THPT hoặc tạo điều kiện để các học sinh THPT được tham khảo, lắng nghe tỉ
mỉ về ngành học là trách nhiệm của ngành giáo dục, của trường THPT, đại học, cao đẳng

Trường Đại Học Văn Hiến đã phối hợp với Báo Thanh Niên, với các trường
THPT để tư vấn tuyển sinh tại các trường THPT tại thành phố Hồ Chí Minh và kéo dài từ
các tỉnh Tây Nguyên đến Cà Mau nhằm tư vấn rõ các ngành học của trường và giải đáp
thắc mắc trực tiếp cho các em học sinh sắp tốt nghiệp THPT. Nhà trường còn tạo điều
kiện cho các bạn sinh viên lắng nghe các anh chị trong Câu lạc bộ cựu sinh viên chia sẻ
về những ngành nghề mà họ đã chọn hoặc tham khảo thông tin nghề nghiệp trên các tạp
chí giáo dục, tập san, Website, Facebook của trường. Đây là một trong những cách cung
cấp thông tin tốt nhất để các em họ sinh THPT có lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với khả
năng sở thích của mình.
Theo khảo sát, tỉ lệ sinh viên có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp của Trường Đại
học Văn Hiến khá cao. Nhiều sinh viên trong thời gian thực tập được doanh nghiệp đề
nghị tuyển dụng khi tốt nghiệp hoặc là cộng tác viên của doanh nghiệp khi còn đang học.
Sinh viên Đại học Văn Hiến được các doanh nghiệp đánh giá cao ở thái độ, ý thức làm
việc, tính chăm chỉ, khả năng học hỏi tiếp thu và thích nghi cao môi trường doanh
nghiệp. Trường Đại học Văn Hiến đã ký kết hợp tác với hiệp hội doanh nghiệp Hồ Chí
Minh (HUBA), nhiều doanh nghiệp, tổ chức để hỗ trợ việc làm, thực hành và tuyển dụng
cho sinh viên tốt nghiệp. Tính đến thời điểm 16/9/2016 Trung tâm hợp tác doanh nghiệp
và hỗ trợ sinh viên đã kết nối với 135 doanh nghiệp lấy thông tin việc làm, giới thiệu
1609 việc làm toàn thời gian và 929 việc làm bán thời gian.

4.7.4 Yếu tố nỗ lực của nhà trường để đưa thông tin đến học sinh sắp tốt nghiệp
THPT
Yếu tố nỗ lực của nhà trường để đưa thông tin đến học sinh sắp tốt nghiệp THPT
có tác động đến quyết định chọn trường Văn Hiến nhưng không mạnh bằng ba yếu tố đầu
và giá trị mean cũng thấp nhất là 3.22. Trong điều kiện giáo dục Việt Nam hiện nay, tài
liệu Hướng dẫn tuyển sinh đại học hàng năm với thông tin ngắn gọn về tên trường và
ngành học, thiên về hướng dẫn đăng ký nhiều hơn. Website, Facebook của Trường Đại
Học Văn Hiến cung cấp khá đầy đủ thông tin về chương trình đào tạo, đội ngũ giảng viên
và giới thiệu ngắn gọn về từng ngành học. Trường Văn Hiến đã hoàn thành phần mềm tư
vấn online, triển khai công tác tư vấn sinh viên trên fapage phòng Công tác sinh viên, qua
email và tư vấn trực tiếp tại trường. Từ tháng 02 đến tháng 06 hàng năm, các buổi giới
thiệu về trường, tư vấn hướng nghiệp được tổ chức liên tục tại các trường THPT tại
Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh Tây Nguyên và miền tây. Nhà trường tích cực tham gia
các ngày hội tuyển sinh do các báo đài tổ chức để có cơ hội giới thiệu về trường. Ngoài
ra, trường cần phối hợp với các trường THPT tổ chức cho các em học sinh đến tham quan
trường để tận mắt thấy được chất lượng đào tạo và cơ sở vật chất của trường..

4.8 TÓM TẮT CHƯƠNG 4

Trong chương 4 tác giả đã trình bày kết quả nghiên cứu gồm các nội dung: thống
kê mô tả, kiểm định thang đo, kiểm định độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số
Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích hồi quy và các phép kiểm
định sự khác biệt Ane-way Anova. Tác giả xem xét ảnh hưởng của các biến định tính và
định lượng đến quyết định lựa chọn trường đại học Văn Hiến tại TPHCM. Kết quả chính
nghiên cứu cho thấy các yếu tố chính sách hỗ trợ của trường đại học tác động mạnh nhất
(Beta = 0.357), nhì đến yếu tố đặc điểm trường đại học (Beta = 0.222), kế đến là yếu tố
công việc tương lai (Beta = 0.148), và cuối cùng là nổ lực giao tiếp của trường (Beta =
0.097).

Không có sự khác biệt về mức độ đồng ý chọn trường của sinh viên theo giới tính,
hộ khẩu thường trú, kết quả học tập, thu nhập gia đình và nhóm ngành học.
Có sự khác biệt về mức độ đồng ý chọn trường đại học Văn Hiến của sinh viên
theo độ tuổi.
Chương 5, tác giả sẽ trình bày kết luận và một số kiến nghị đến Ban điều hành
Trường Đại Học Văn Hiến.

You might also like