You are on page 1of 49

SINH LÝ BỆNH & DƯỢC LÝ 1

Buổi 1
1.Phát biểu nào đúng về điều hòa huyết áp thông qua hệ thần kinh thực vật?
A. Sự tăng huyết áp do tăng bài tiết aldosterone
B. Đầu tận cùng của thụ áp (baroceptor) giảm phóng xung khi huyết áp động mạch tăng
C. Thể tích nhát bóp và áp suất động mạch là hai yếu tố trực tiếp xác định lưu lượng tim
D. Yếu tố nào làm giảm nhạy cảm của tận cùng thần kinh thụ áp đều tăng phóng xung giao cảm
2.Hoạt hóa receptor alpha 1 gây tác động dưới đây, ngoại trừ:
A. Tăng dẫn truyền tim
B. Giãn đồng tử
C. Giãn mạch
D. Giãn cơ vòng đường tiêu hóa
3.Dự đoán tác động gì sẽ xảy ra khi sử dụng chất giãn mạch thuần túy (chất này không tác động lên
receptor của hệ TK thực vật
A. Tim nhanh và tăng co bóp
B. Tim nhanh và giảm lưu lượng tim
C. Giảm huyết áp trung bình và giảm co cơ tim
D. Không thay đổi huyết áp trung bình và giảm co cơ tim
4. Nicotinic receptor không ở vị trí nào sau đây?
A. Hạch thần kinh giao cảm
B. Hạch thần kinh đối giao cảm
C. Cơ vân
D. Cơ trơn phế quản
E. Não
5. Kích thích hệ giao cảm đầy đủ (như khi gắng sức tối đa) sẽ gây các tác động dưới đây, ngoại trừ:
A. Giãn đồng tử
B. Tăng lưu lượng tim
C. Giảm phế quản
D. Giảm co bóp cơ trơn ruột
6. Trong các cơ chế sau, đâu là cơ chế gây giãn mạch của nhóm beta-blocker thế hệ 3?
A. Sản xuất NO
B. Chủ vận nội tại (beta 2)
C. Chẹn kênh Ca
D. Cả 3
7. Thuốc trị cao huyết áp có thể dùng cho người bị hen suyễn?
A. Propranolol
B. Nadolol
C. Atenolol
D. Pindolol
E. Nadolol & pindolol
8.Thuốc cường giao cảm gián tiếp tác dụng dài, đường uống là:
A. Ephedrine
B. Norepinephrine
C. Phenylephrine
D. Dopamine
9.Các phát biểu sau về Isoproterenol là đúng, ngoại trừ:
A. Hấp thu dễ dàng bằng đường tiêm chích hay khí dung
B. Giảm sức cản ngoại biên và huyết áp tâm trương
C. Giãn cơ trơn phế quản
D. Chuyển hóa bởi MAO
10.Thuốc được lựa chọn để chống các phản ứng sốc phản vệ?
A. Clonidine
B. Isoproternol
C. Epinephrine
D. Phenylephrine
11. Dopamine là chất:
A. Chủ vận alpha và beta-adrenergic
B. Chủ vận beta-adrenergic
C. Chủ vận alpha – adrenergic
D. Cường giao cảm gián tiếp
12.Chọn ý đúng cho các phát biểu sau đây về Isoprenaline
A. Không có tác động giãn, nghỉ cơ trơn dạ dày, ruột
B. Là chất kích thích chọn lọc trên beta 2
C. Có tác động ức chế receptor H1 của histamine
D. Tác động gây tăng glucose huyết kém hơn adrenaline
E. Thường được chỉ định trong bệnh hen suyễn
13.Một phụ nữ 32 tuổi mắc ung thư tủy thượng thận. Có thể dùng thuốc nào để kiểm soát cơn tăng huyết
áp nặng trước PT cho bệnh nhân này?
A. Clonidine
B. Phenoxybenzamine
C. Terbutaline
D. Alfuzosin
14.Phát biểu nào sau đây đúng đối với norepinephrine?
A. Gây co mạch toàn thể, làm tăng huyết áp tâm thu và tâm trương
B. Liều thấp gây giãn mạch, hạ HA
C. Kích thích trực tiếp beta 1 ở tim
D. Liều cao làm tăng glucose huyết
E. Gây co thắt tử cung mang thai
15.Phát biểu nào sau đây đúng đối vs ephedrine:
A. Trong công thức amine không ở cuối mạch nên ephedrine không chịu tác động của MAO mà chỉ
chịu tác động của COMT
B. Ephedrine bền hơn epinephrine nhưng kém bền hơn isoprotenerol
C. Dùng ephedrine gây hiện tượng lờn thuốc nhanh
D. Áp dụng trị liệu tương tự epinephrine
16. Tác động phụ nào làm giới hạn sử dụng thuốc ức chế adrenergic?
A. Co thắt phế quản cho alpha-blocker
B. Suy tim sung huyết do beta-blocker
C. Rối loạn giấc ngủ do alpha-blocker
D. Tổn thương đáp ứng vs đường huyết do alpha-blocker
17.Cơ trơn tử cung của người:
A. Giãn ra khi hoạt hóa thụ thể muscarine
B. Giãn ra khi hoạt hóa thụ thể alpha-adrenergic
C. Có thể giãn ra khi hoạt hóa beta 2 ngăn sinh non
D. Có thể bị ức chế khi hoạt hóa alpha
18. Độc tính có thể xảy ra khi dùng prazosin?
A. Đau bụng, buồn nôn, nặng thêm vết loét dạ dày
B. Làm trầm trọng thêm bệnh Raynaud
C. Hạ huyết áp thế đứng sau khi dùng từ 30 – 89 phút
D. Thường gây nhịp tim nhanh
E. Co thắt cơ trơn tử cung
19.Chất kích thích beta 2 thường gây tác dụng nào sau đây?
A. Run cơ vân
B. Kích thích tiết renin
C. Giãn mạch da
D. Tăng Cgmp ở tế bào mast
20.Thuốc nào có thể trị hen suyễn cho người bị bệnh tim?
A. Isoprenaline
B. Terbutaline
C. Adrenaline
D. Noradrenaline
E. Epi & Nor-epi
21.Phát biểu sau về ephedrine là đúng, ngoại trừ:
A. Bồn chồn, kích động và run
B. Có thể gây tăng huyết áp
C. Bị chuyển hóa nhanh chóng bởi COMT và MAO
D. Giãn cơ trơn phế quản
22.Một bệnh nhân thường bị lên cơn suyễn về đêm. Bác sĩ có thể sử dụng thuốc nào để cho tác động làm
dịu kéo dài và dự phòng cơn hen về đêm ở bệnh nhân
A. Salmeterol
B. Albuterol
C. Terbutaline
D. Cả 3
23.Trong các chất chẹn thụ thể beta sua đây, chất nào có tác động làm tăng sản xuất nitric oxide?
A. Nebivolol
B. Propranolol
C. Timolol
D. Carvedilol
24.Qúa liều thuốc X gây hạ huyết áp và co thắt phế quản. Thuốc nào sau đây có thể được dùng để giảm
các tác dụng phụ của thuốc X?
A. Epinephrine
B. Norepinephrine
C. Propranolol
D. Neostigmine
25.Khi cắt dây hậu hạch giao cảm, chất nào sau đây bị mất tác động cường giao cảm
A. Epinephrine
B. Noradrenaline
C. Isoprenaline
D. Amphetamine
E. Phenylephrine
26.Cách chủ yếu để chấm dứt hoạt động của norepinephrine là:
A. Phân hủy bởi MAO
B. Thu hồi vào sợi thần kinh adrenergic
C. Khuếch tán từ synap vào tuần hoàn chung
D. Gắn vs protein huyết tương
27.Các cặp thuốc – tác dụng sau đây là đúng, ngoại trừ:
A. Labetalol – không có hoạt tính trên thụ thể alpha 2
B. Pindolol – có hoạt tính cường giao cảm nội tại
C. Bitolterol – tiền dược
D. Metoprolol – chất chủ vận beta 2 chọn lọc
28. Lợi điểm quan trọng của dopamine khi dùng chống sốc do tim là:
A. Không thấm qua não nên không tác dụng lên hệ TKTW
B. Có thể IV nên dùng được khi cấp cứu
C. Làm tăng lưu lượng tim và tăng tưới máu thận phụ thuộc liều
D. Không gây tăng huyết áp
29. Một sinh viên lạm dụng amphetamine để luôn ở trong trạng thái tỉnh táo khi học bài. Cơ chế của tác
động này là do……:
A. Kích thích phóng thích NE ở tuyến thượng thận
B. Kích thích phóng thích histamine khỏi tb mast
C. Kích thích phóng thích NE ở neuron adrenergic trung ương
D. Kích thích thụ thể beta ở vỏ não
30.Trong trường hợp sock tim, chất được ưu tiên sử dụng trong trị liệu là?
A. Epinephrine
B. Norepinephrine
C. Dopamine
D. Ritodrine
E. Chất khác
31.Độc tính không thuộc chất chẹn beta?
A. Có thể gây co thắt khí quản ở người bị hen
B. Làm trầm trọng hơn chứng thiếu máu cơ tim
C. Có thể làm nặng hơn bệnh Raynaud
D. Gây nhịp tim chậm nguy hiểm ở người bị nghẽn dẫn truyền nhĩ – thất
E. Xáo trộn giấc ngủ - suy nhược
32. Mặc dù có tác động cường giao cảm rất mạnh nhưng noradrenaline ít có khả năng làm giãn tiểu phế
quản do receptor nằm trên cơ trơn tiểu phế quản phần lớn thuộc loại…..
A. Beta 2 subtype
B. Alpha 1 subtype
C. D2 subtype
D. M3 subtype
33.Tác dụng của chất chủ vận beta 2 là:
A. Làm giãn cơ vân
B. Hạ đường huyết
C. Gây loạn nhịp tim ở hầu hết bệnh nhân
D. Tăng nhu cầu insulin của bệnh nhân tiểu đường
34.Khi sử dụng liều trung bình norepinephrine trên con vật đã tiêm trước 1 liều lớn atropine, dự đoán nhịp
tim sẽ thay đổi như thế nào?
A. Giảm do tác động trực tiếp lên cơ tim
B. Giảm do phản xạ qua thụ áp
C. Tăng do tác động trực tiếp lên cơ tim
D. Tăng do phản xạ gián tiếp
35.Giãn mạch cơ vân, co mạch da, làm tăng co cơ tim và tăng nhịp tim là tác dụng của:
A. Methoxamine
B. Norepinephrine
C. Phenylephrine
D. Epinephrine
36.Hiệu lực HHA của Clonidine là do chất này:
A. Ức chế thụ thể alpha 1 adrenergic ở mạch máu
B. Ức chế thụ thể alpha 2 ở thần kinh trung ương
C. Kích thích chọn lọc thụ thể alpha 2 ở não
D. Được chuyển hóa thành chất trung gian hóa học giả tạo
E. Làm cạn nguồn dự trữ của norepinephrine và epinephrine
37.Chất nào sau đây không dùng để cắt cơn suyễn?
A. Salbutamol
B. Albuterol
C. Sameterol
D. Terbutaline
Buổi 2
1.Câu nào không đúng về Atropine?
A. Atropine là chất liệt đối giao cảm thuộc nhóm alkaloid trích từ một cây họ Solanaceae
B. Atropine tác động mạnh trên TK trung ương hơn scopolamine nên được dùng trị say xe
C. Triệu chứng ngộ độc atropine bao gồm khô miệng, khát, giãn đồng tử, tim nhanh, trống ngực,
trụy tim mạch,…
D. Truyền chất kháng cholinesterase có phục hồi để giải độc Atropine
2. Phát biểu nào sau đây không đúng đối với tác động của Atropine?
A. Làm giảm tiết dịch vị
B. Có thể gây hạ thân nhiệt ở liều cao
C. Chống chỉ định ở người glaucom góc hẹp
D. Không gây suy nhược thần kinh ở liều điều trị
E. Là một chất tiền mê
3.Atropine làm giảm co thắt ruột do cơ chế:
A. ức chế trực tiếp trên cơ thể người
B. kích thích hệ M trên cơ trơn ruột
C. đối kháng với men cholinesterase
D. kích thích hệ giao cảm làm giãn cơ trơn
E. đối kháng tương tranh với acetycholine tại receptor M
4.Một bé gái nuốt nhầm một lượng lớn thuốc trừ sâu nhóm phosphor hữu cơ. Thuốc nên dùng để giải độc
cho bệnh nhân này là……
A. Acetycholine phối hợp pyridostigmine
B. Atropine phối hợp physostigmine
C. Atropine đơn trị
D. Atropine phối hợp pralidoxime
5.Alkaloid gần như không cho tác động loại nicotine là:
A. Pilocarpine
B. Muscarine
C. Physostigmine
D. Arecholine
E. Một chất khác
6. Tác động phụ nào dưới đây không phải của chất chủ vận cholinergic ?
A. Co khí quản
B. Co đồng tử
C. Co thắt ruột
D. Khô miệng
7.Tác động kháng cholinergic của độc tố botulinum
A. ức chế tổng hợp acetycholine
B. tác động ở tận cùng sợi tiền hạch
C. cho tác động không thuận nghịch
D. có thể chữa bằng cách tiêm truyền choline
8.Triệu chứng nào sau đây không phải do ngộ độc chất kháng cholinesterase?
A. Buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy
B. Tiết nhiều nước bọt, mồ hôi
C. Co đồng tử, liệt cơ vân
D. Liệt điều tiết mắt
9.Cả 2 thuốc bethancechol và pilocarpine đều có tác động nào sau đây, ngoại trừ:
A. Bị thủy giải bởi cholinesterase
B. Kích thích hệ cholinergic
C. Hoạt hóa thụ thể muscarine
D. Gây co thắt phế quản
10.Thuốc có thể điều trị liệt dạ dày – ruột non do tương đối ít độc với tim nhưng cũng có thể gây co thắt
khí quản:
A. Acetycholine
B. Carbachol
C. Arecholine
D. Bethanechol
E. Methacholine
11.Pyridostigmine và neostigmine gây những tác động sau đây, ngoại trừ:
A. ức chế acetylcholinesterase có hồi phục
B. co phế quản
C. co thân bàng quang và giãn cơ vòng gây thoát nước tiểu
D. gây táo bón
12.Chất có thể được sử dụng để chữa trị ngộ độc scopolamine là:
A. Phyostigmine
B. Benzotropine
C. Methantheline
D. Pirenzepine
E. Đối kháng tương tranh vs acetylcholine tại receptor M
13.Chất dẫn truyền thần kinh đưa tín hiệu kích thích từ sợi neuron tiền hạch đến sợi neuron hậu hạch là:
A. Epinephrine
B. Norepinephrine
C. Acetycholine
D. Cả 3
14.Phát biểu nào sau đây không đúng với neostigmine?
A. Kháng cholinesterase thuận nghịch
B. Là một amine bậc 4
C. Trị liệt ruột, bí tiểu sau mổ
D. Có tác động tương tự eserin
E. Đối kháng vs tác động của pilocarpine
15.Thuốc được lựa chọn để điều trị các rối loạn ngoại tháp là:
A. Tropicamide
B. Atropine
C. Trihexyphenidine
D. Dicyclomine
E. Homatrophine
16.Ở liều thấp, physostigmine và bethanechol có những tác động phụ giống nhau sau đây, ngoại trừ:
A. Tăng co cơ vân
B. Giảm co cơ tim
C. Tăng tiết nước bọt
D. Co đồng tử
17.Biểu hiện nào không đúng đối với trường hợp ngộ độc atropine:
A. Đồng tử (con ngươi) mở rộng
B. Chảy nước bọt, tiêu chảy
C. Tim nhanh, trụy tim mạch
D. Kích thích quá độ, mê sảng
18.Câu nào sau đây không đúng khi nói về sự sinh tổng hợp acetycholine và tác động của nó tại điểm nối
cholinergic?
A. Acetycholine sau khi được tổng hợp từ choline và Acety CoA được dự trữ trong túi dự trữ
B. Kênh Ca là tăng nồng độ Ca2+ nội bào khiến túi dự trữ hòa màng phóng thích acetycholine
C. Acetycholine gắn lại vào thụ thể trên màng sợi tiền synapse để cho tác động cường đối giao cảm
D. Acetycholine ngoại bào sẽ nhanh chóng bị bất hoạt bởi acetylcholinesterase
19.Ipratropium là một chất…….(1) có cấu trúc……(2) được dùng trong điều trị…..(3)
A. (1) cường đối giao cảm/ (2) amine bậc 3/ (3) hen suyễn
B. (1) liệt đối giao cảm/ (2) amine bậc 4 / (3) hen suyễn
C. (1) cường giao cảm/ (2) amine bậc 3/ (3) liệt ruột
D. (1) liệt giao cảm/ (2) amine bậc 4 / (3) bí tiểu
20.Chất kháng cholinesterase không được sử dụng trong trị liệu:
A. Ambenonium
B. Neostigmine
C. Pyridostigmine
D. Demecarium
E. Malathione
21.Chất nào chịu tác động của enzyme acetylcholinesterase?
A. Muscarine
B. Pilocarpine
C. Methacholine
D. Cevimeline
22.Cơ chế nào sau đây là cơ chế phân tử của donepezil trong điều trị Alzheimer?
A. ức chế tái thu hồi norepinephrine
B. kích thích phóng thích norepinephrine
C. phong tỏa thụ thể nicotinic tại neuron
D. ức chế cholinesterase
23.Chất nào tạo các tác động hạ huyết áp, tim chậm, suy hô hấp, nhược cơ, không đáp ứng với atropine và
pilocarpine?
A. Diazoxide
B. Isoflurophate
C. Tubocurarin
D. Nicotine
24.Kích thích thần kinh đối giao cảm gây tác động nào sau đây?
A. Tăng nhịp tim
B. Tăng trương lực bàng quang
C. Giãn đồng tử
D. Ngăn thoát nước tiểu
25.Chất nào sau đây có khả năng qua hàng rào máu não tốt?
A. Rivastigmine
B. Pyridostigmine
C. Neostigmine
D. Edrophonium
26.Thuốc cho tác động cường đối giao cảm dùng để trị liệt ruột sau phẩu thuật?
A. Carbachol
B. Bethanechol
C. Acetylcholine
D. Methacholine
27.Một phụ nữ 49 tuổi mắc hội chứng Sjogren’s đang dùng pilocarpine hidrocloride để cải thiện triệu
chứng khô miệng. bệnh nhân này có thể gặp tác dụng phụ nào sau đây?
A. Tăng huyết áp
B. Khô mắt
C. Đổ mồ hôi
D. Nhịp tim nhanh
28.tác động co đồng tử của pilocarpine là do…..
A. Chủ vận thụ thể muscarinic làm co cơ vòng
B. Chủ vận thụ thể muscarinic làm giãn cơ tia
C. Chủ vận thụ thể adrenergic làm giãn cơ vòng
D. Chủ vận thụ thể adrenergic làm co cơ tia
Buổi 3

1. Các chất hoá học dẫn truyền tín hiệu thần kinh nào sau đây có liên quan đến cơ chế gây nghiện của
thuốc? Chọn nhiều đáp án
 Bradykinin
 Norepinephrine
 Dopamine
 Serotonin
 Endorphine
 Glutamate
 Epinephrine
 Dynorphine
2. Chọn phát biểu đúng về lệ thuộc thuốc. Chọn nhiều đáp án
 Dung nạp thuốc thường dẫn đến lệ thuộc thân thể
 Hội chứng cai thuốc thường xuất hiện trên bệnh nhân lệ thuộc thân thể
 Lệ thuộc tâm lý thể hiện bằng trạng thái thèm thuốc và tìm kiếm thuốc bằng mọi cách
 Nguyên nhân thường từ hành vi sử dụng lặp lại cùng 1 thuốc
 Lệ thuộc thuốc chuyên biệt trên nhóm thuốc hướng thần
 Lệ thuộc thuốc luôn dẫn đến nghiện
3. Chọn phát biểu đúng về hiện tượng rối loạn sử dụng thuốc. Chọn nhiều đáp án
 Yếu tố môi trường thường có liên quan đến hành vi tái nghiện
 Hầu như bệnh nhân sử dụng opioid cho mục đích trị liệu không bị nghiện
 Dạng dùng của thuốc là một thông số quan trọng dẫn lạm dụng và nghiện
 Các trạng thái rối loạn tâm thần diễn tiến trước khi nghiện thuốc thôi thúc con người giải toả
bằng thuốc hướng thần
 Tăng chuyển hoá nicotine bẩm sinh khiến cá thể khó nghiện thuốc lá hơn
4. Cường độ của hội chứng cai thuốc liên quan đến thông số thuốc nào sau đây? Chọn nhiều đáp án
 Tỉ lệ thuốc tự do trong huyết tương
 Mức độ gắn kết của thuốc trên receptor
 Tốc độ thải trừ của thuốc
 Nồng độ đỉnh của thuốc trong huyết tương
 Thời gian tác động của thuốc
 Chuyển hoá thuốc qua hệ enzyme microsome gan
5. Mức độ lệ thuộc thuốc (rebuse liability) có liên quan đến thông số thuốc nào sau đây? Chọn nhiều
đáp án
 Chuẩn mực xã hội
 Giá thành của thuốc
 Tiền sử dùng thuốc
 Tốc độ hấp thu và thải trừ thuốc
 Mức độ tinh khiết
 Giáo dục và kiến thức trên bệnh nhân
 Tính khả dụng
6. Thuốc nào sau đây gây ra các tác động khó chịu (dysphoric effect) vì có liên quan đến cơ chế đối
kháng thụ thể dopamine? Chọn nhiều đáp án
 Metochlopramide
 Clozapine
 Sumatriptan
 Nicotine
 Naltrexone
 Domperidon
 Esomeprazole
 Ziprasidone
7. Tác động tăg cường của thuốc gây nghiện (reinforcement) có đặc điểm nào sau đây? *
A. Liên quan đến con đường hưởng thưởng
B. Tăng khả năng lạm dụng thuốc
C. Người dùng thuốc có khuynh hướng tìm kiếm thuốc vì khoái cảm
D. A,B đúng
E. A,B,C
8. Chọn phát biểu đúng về hiện tượng lệ thuộc thuốc. *
A. Lệ thuộc thân thể và lệ thuộc tâm lý đều dẫn đến nghiện
B. Ngưng thuốc đột ngột trên bệnh nhân lệ thuộc thân thể dẫn đến hội chứng cai
C. Lệ thuộc tâm lý liên quan trực tiếp đến chu trình hưởng thưởng
D. A, C đúng
E. A, B đúng
F. B, C đúng
G. A, B, C đúng
9. Dung nạp thu nhận nhanh hay chậm trên các đối tượng nguy cơ cao phụ thuộc vào yếu tố nào sau
đây? *
A. Mức độ tinh khiết của thuốc
B. Dạng phóng thích của thuốc
C.  Di truyền
D.  Chuẩn mực xã hội
E. B, C, D đúng
F. A, B, D đúng
G. A, B, C đúng
H. Tất cả đúng
10. Nhóm thuốc nào sau đây là nhóm thuốc có cơ chế gây nghiện (drugs of abuse). *
A. Thuốc cường giao cảm
B. Thuốc giãn mạch nhóm nitrate
C. Thuốc hoạt hoá thần kinh trung ương
D. Thuốc ngủ dẫn xuất benzodiazepine
E. B, C, D
F. A, C, D
G. A, B, C, D
H. A, B, D
11. Dẫn truyền dopamine thể hiện trên con đường nào sau đây? Chọn nhiều đáp án
 Ventro pallidum --> ventral tegmental area
 Nucleus accumbens --> ventro pallidum
 Nucleus accumbens --> ventral tegmental area
 Hippocampus --> nucleus accumbens
 Nucleus acumbens --> prefrontal cortex
 Prefrontal cortex --> nucleus accumbens
 Ventro pallidum --> hippocampus
12. Việc sử dụng thuốc điều trị hội chứng cai thuốc nào sau đây không đúng? Chọn nhiều đáp án
 Methadone - điều trị nghiện heroin
 Diazepam - điều trị nghiện ethanol
 Buphrenophrine - điều trị nghiện thuốc lá
 Phenobarbital - điều trị nghiện triazolam
13. Phát biểu nào sau đây về sự lạm dụng thuốc an thần - gây ngủ là đúng nhất?
 Ngừng sử dụng BZD ở liều điều trị thông thường không gây hội chứng cai thuốc
 Không nên dùng chlordiazepoxide để trị hội chứng cai rượu
 Sử dụng lâu dài barbiturate, sự dung nạp với tác động suy hô hấp kém hơn so với tác động an
thần
 Flumazenil được dùng trị quá liều BZD, ethanol hoặc barbiturate
14. Phát biểu nào về sự lạm dụng opioid là không đúng? Chọn nhiều đáp án
 Triệu chứng cai nghiện heroin sẽ chấm dứt từ 5 - 7 ngày
 Dùng clonidine để ức chế thần kinh giao cảm khi cai nghiện opioid
 Chảy nước mắt, nước mũi, ngáp, đổ mồ hôi là triệu chứng sớm của cai nghiện opioid
 Naloxone có thể làm nặng thêm tình trạng thiếu thuốc ở người lạm dụng opioid
15. Phát biểu về chất kích thích TKTƯ sau đây là đúng, ngoại trừ: chọn nhiều đáp án
 Trạng thái thần kinh phân liệt - hoang tưởng là đặc điểm khi lạm dụng amphetamine liều cao
 Trị quá liều cocaine bằng diazepam và propranolol
 MDMA là chất độc thần kinh đối với hệ serotonin ở não
 Amphetamine gây lệ thuộc tâm lý mạnh nhưng không gây lệ thuộc thân thể
16. Phát biểu nào sau đây về chất gây ảo giác là không đúng? Chọn nhiều đáp án
 Mescalin và các chất tương tự tác dụng trên TKTƯ thông qua hệ serotonin ở não
 Sử dụng LSD thường gây phản ứng loạn tâm thần cấp
 Quá liều phencyclidine gây tăng huyết áp rõ rệt và co giật
 Làm giãn đồng tử, tim nhanh, run, tỉnh táo là các tác động của psilocybin
17. Phát biểu nào về các chất xông hít là không đúng? Chọn nhiều đáp án
 Fluorocarbon có thể gây chết đột ngột do loạn nhịp tim
 Chóng mặt, hạ huyết áp, tim nhanh và đỏ bừng mặt chỉ kéo dài vài phút sau khi dùng isobutyl
nitrite
 Ngửi hít các dung môi công nghiệp nhiều lần thường bị methemoglobin huyết
 Khi ngửi hít dinitrogen oxide 35%, hầu hết bệnh nhân đều có cảm giác khoan khoái, tê, kiến
bò, rối loạn thị giác và thính giác
18. Tim chậm là dấu hiệu của hội chứng thiếu thuốc nào?
 Alcohol
 Opioid
 Cocaine
 Diazepam
19. Tiêu chuẩn nào sau đây là đặc trưng của lệ thuộc thân thể?
 Dung nạp thuốc
 Hội chứng thiếu thuốc
 Không được ngừng thuốc để duy trì sự khoan khoái
 Thường xảy ra khi lạm dụng thuốc bằng đường tĩnh mạch
20. Các phát biểu sau đây về marijuana là đúng, ngoại trừ:
 Dấu hiệu ngộ độc cấp là gây đỏ giác mạc
 Có tính chống nôn, giảm nhãn áp
 Sử dụng lâu dài có thể gây giảm mức testosterone huyết ở nam giới
 Gây sự hồi tưởng lại tác động của thuốc (flashback)
21. Thuốc nào sau đây có tác động điều chỉnh sự thèm thuốc trong điều trị nghiện rượu?
 Nicotine
 Bupropion
 Acamprosate
 Disulfiram

22. Một người đàn ông 34 tuổi có tiền sử lạm dụng thuốc trong một thời gian dài đã đi đến bệnh viện và
khai rằng bị buồn ngủ dữ dội, cuồng ăn, nhức đầu, trầm cảm. Ông ta nói rằng ông thất bại trong việc
tìm được nguồn cung cấp thuốc này và liên tục yêu cầu bác sĩ cho ông ta thuốc này để giảm các triệu
chứng trên. Cai thuốc nào sau đây có thể dẫn đến các triệu chứng này?
 Amphetamine
 Ethanol
 Diazepam
 Phencyclidine
23. Điều nào sau đây về lạm dụng thuốc là ĐÚNG?
 Là tình trạng chỉ mới bắt đầu sử dụng các chất có tác động tâm thần
 Là hành vi có thể ngăn chặn được
 Là một bệnh không thể chữa được
 Khả năng quyết định ngưng sử dụng thuốc của bệnh nhân giảm dần
24. Gây phóng thích và ức chế thu hồi dopamine ở synapse là cơ chế của thuốc nào sau đây?
 Cocaine
 Amphetamine
 Methamphetamine
 Phecyclidine
25. Ức chế thu hồi dopamine ở synapse là cơ chế của thuốc nào sau đây?
 Cocaine
 Amphetamine
 Methamphetamine
 Phecyclidine
26. Chất nào sau đây là chất chủ vận một phần?
 Buphrenophrine
 Varenicline
 Mescaline
 LSD
 GHB
 Natrexone
 Naloxone
27. Chất nào sau đây là chất đối vận?
 Phencyclidine
 Varenicline
 Mescaline
 Caffeine
 GHB
 Natrexone
 Naloxone
 Buprenophrine
28. Một bệnh nhân trở nên kích động, run rõ rệt, có những hành vi ảo giác xảy ra một ngày sau khi
nhập viện cho 1 phẫu thuật đã lên kế hoạch trước. Bà cảm thấy bác sĩ và chồng bà không đồng cảm và
không quan tâm bà. Điều nào sau đây giải thích tốt nhất cho những hành vi của bà?
 Dùng benzodiazepin trước phẫu thuật
 Cơn trầm cảm khởi phát bởi phẫu thuật
 Ngưng dùng rượu
 Opioid được cho dùng trước phẫu thuật
 Thuốc gây tê halothane được sử dụng trong phẫu thuật
29. Phát biểu nào sau đây về cơ chế tái nghiện là không đúng?
 Áp lực thúc đẩy sự tái nghiện vì làm tăng phóng thích glutamate.
 Tiếp xúc với các 'ám hiệu' lên giác quan (sensory cue) thúc đẩy sự tái nghiện thông qua sự
phóng tích dopamine.
 Tiếp xúc với một lượng nhỏ thuốc có thể tái kích hoạt nghiện vì có sự khuếch đại phóng thích
dopamine
 Tiếp xúc với một lượng lớn thuốc mới có thể tái kích hoạt nghiện vì có sự khuếch đại phóng
thích dopamine
Buổi 5
1.Biện pháp can thiệp không dùng thuốc nào dưới đây không thích hợp cho người suy giảm nhận thức 
A. Liệu pháp tinh dầu
B. Hình ảnh định hướng
C. Phân tán sự chú ý
D. Gia nhiệt
2. Biện pháp nào dưới đây không dùng để giảm đau
A. Shock điện (Electroconvulsive shock)
B. Dùng thuốc (medication)
C. Kích thích thần kinh bằng xung điện qua da (TENS)
D. Phản hồi sinh học (Biofeedback)
3. Câu nào nói đúng về sự dung nạp opioid
A. Bệnh nhân không còn bị táo bón từ liều opioid thông thường
B. Cần liều opioid lớn hơn để kiểm soát cơn đau, so với vài tuần trước đó
C. Bệnh nhân trở nên lo lắng về việc biết thời gian chính xác của liều opioid tiếp theo.
D. Cần thêm chất kích thích để chống lại tác dụng an thần của opioid.

4. Sắp xếp thứ tự ưu tiên dùng thuốc theo cơn đau từ nhẹ đến nghiêm trọng: A. Morphine,
hydromorphone, acetaminophen và lorazepam; B. NSAID và corticosteroid; C. Codeine, oxycodone và
diphenhydramine 

A. C-A-B
B. B-A-C
C. A-C-B
D. B-C-A

5. Thuốc nào sau đây được lựa chọn trong trường hợp đau cấp tính nặng do chấn thương

A. Meperidine
B. Morphine
C. Meperidine + promethazine
D. Morphine + NSAID

6. Khi đánh giá cơn đau của một phụ nữ 50 tuổi vừa cắt bỏ túi mật, đặc điểm quan trọng nhất cần xem
xét khi đánh giá cơn đau sau phẫu thuật tại thời điểm tức thời là *

A. Số lượng mô bị tổn thương


B. Thời gian trôi qua kể từ khi bệnh nhân được phẫu thuật.
C. Mức độ nghiêm trọng của cơn đau
D. Thời gian dành phẫu thuật
E. Lịch sử của các cuộc phẫu thuật trong quá khứ.

7. Chọn (các) câu đúng về sợi A-delta * Chọn nhiều đáp án

 Được kích thích và giữ kích thích trong một thời gian sau khi tác nhân kích thích được loại bỏ
 Thường gặp trong các đau cấp tính như chấn thương
 Làm lạnh có thể làm giảm đau
 Cảm giác đau rát đến chậm
 Không có Myelin bao quanh
 Khởi phát đau nhanh
 Đau nhói như kim châm, như dao cắt

8. Để quản lý, ghi chép và đánh giá cơn đau, bệnh nhân cần ghi lại *

A. Mức độ đau
B. Kiểu đau
C. Thời điểm cơn đau tăng hoặc giảm cường độ trong ngày
D. A,B,C

9. Cảm giác đau liên quan đến *

A. Tải nạp
B. Dẫn truyền
C. Cảm nhận
D. Điều chỉnh tín hiệu
E. Tất cả

10. Thuốc gây tê tại chỗ có thể giam bớt xung thần kinh lên não là do phong tỏa kênh *

A. Potassium
B. Chlorua
C. Calcium
D. Sodium

11. Để mô tả đau, câu nào dưới đây là chưa đúng *

A. Lý do chính bệnh nhân đi khám bệnh


B. Luôn chủ quan
C. Một trải nghiệm cảm giác và cảm xúc
D. Phải đi kèm tổn thương thực tế trên mô
12. Loại thuốc nào sau đây sẽ được ưu tiên khi điều trị đau nhẹ cấp tính ở một người đàn ông 30 tuổi,
không có tiền sử bệnh lý đáng kể và đang không dùng thuốc nào

A. Acetaminophen
B. Codein + acetaminophen
C. Propoxyphene
D. Tramadol
E. Nalbuphine

13. Chọn câu đúng về phụ thuộc thuốc *

A. Là xu hướng tăng thu nhận của cơ thể đối với một thuốc mới tạo ra được một đáp ứng, mà
trước đó chỉ cần một liều thấp hơn cũng đủ có một đáp ứng đối với dược phẩm như vậy
B. Phát triển từ việc sử dụng chất gây nghiện lặp đi lặp lại
C. Tạo thành triệu chứng cai nghiện sau khi ngừng sử dụng chất đó
D. B,C
E. A,B,C

14. Bệnh nhân 45 tuổi bị đau dây thần kinh lưng. Thuốc opioid được kê không kiểm soát tốt bệnh.
Thuốc điều trị đầu tay cho bệnh nhân nên là *

A. SSRI
B. TCA hoặc SSRI
C. NSAID
D. TCA
E. Acetaminophen

15. Các yếu tố ảnh hưởng đến cảm nhận đau nào dưới đây thuộc nhóm các yếu tố xã hội * Chọn nhiều
đáp án

 Tuổi tác
 Giáo dục
 Kinh tế
 Sắc tộc
 Tâm trạng
 Di truyền
 Tôn giáo
 Stress

16. Thụ thể opioid có liên quan đến cảm giác đau là thụ thể * Chọn nhiều đáp án
 Mu
 Delta
 Sigma
 Kappa

17. Đường dùng nào sẽ ưu tiên cho bệnh nhân dùng thuốc giảm đau hàng ngày và có chức năng cơ thể
bình thường

A. IV
B. PO
C. Dưới lưỡi
D. IM/SC
E. Dán qua da

18. Đau do ung thư có thể là đau cấp tính hoặc đau mạn tính. __________ là một loại đau bắt nguồn từ
một cơ quan hay một mô *

A. Đau mô mềm
B. Đau thần kinh
C. Đau xương
D. Đau từ cơ quan đã cắt bỏ

19. Các biện pháp không dùng thuốc có thể điều chỉnh dẫn truyền tại tủy sống là * Chọn nhiều đáp án

 Phản hồi sinh học


 Sock điện
 Kích thích thần kinh bằng xung điện qua da (TENS)
 Hút thuốc
 Phân tán sự chú ý
 Massage
 Chườm nóng hoặc lạnh
 Giảm cân
 Tập thể dục
 Châm cứu

20. Đau có thể là một trải nghiệm khó chịu và cảm xúc. Điều trị và quản lý cơn đau có thể đơn giản
hoặc phức tạp và có thể yêu cầu nhiều kỹ năng và kỹ thuật. Điều nào sau đây được sử dụng để quản lý
cơn đau *

A. Dùng thuốc
B. Tư vấn tâm lý
C. Can thiệp phẩu thuật
D. A,B
E. A,B,C

Buổi 6

1.Chọn câu đúng khi nói về codeine *

A. Tác dụng tương tự chất chủ vận toàn phần nhưng yếu hơn về hiệu lực
B. Có thể đối kháng chất chủ vận mạnh nếu dùng chung
C. Liều trị ho bằng với liều giảm đau
D. A,B
E. A,B,C

2. Opioid là thuốc dễ dàng gây nghiện và dung nạp nhưng có thể dùng hiệu quả và đúng cách dưới sự
hướng dẫn của nhân viên y tế *

A. Đúng
B. Sai

3. Paracetamol là một NSAID có tác dụng kháng viêm tương đối thấp so với các NSAID khác 

A. Đúng
B. Sai

4. Buprenorphine là chất. Chọn nhiều đáp án

 Chủ vận 1 phần trên thụ thể Kappa


 Có thể gây triệu chứng cai nghiện
 Dùng cho cơn đau nghiêm trọng
 Đối vận trên thụ thể Mu
 Có thể làm giảm cảm giác muốn uống rượu

5. Trong một chuyến viếng thăm hàng ngày với bà ngoại 95 tuổi của bạn (người đang mắc chứng mất
trí nhớ nghiêm trọng và viêm khớp dạng thấp), bạn nhận ra rằng một nửa trong số 100 viên thuốc
aspirin mà bạn mang theo hôm qua đã biến mất. Bà không nhớ đã từng dùng thuốc hay không. Lo lắng
bà có thể đã dùng quá liều aspirin, bạn nhận ra rằng bà cũng có thể đã cho cá ăn hết thuốc. Dấu hiệu
hoặc triệu chứng nào sau đây phù hợp nhất với bà nếu đã dùng thuốc quá liều 

A. Tăng huyết áp
B. Khó thở
C. Sốt
D. Cá chết

6. Bất kỳ loại đau nào, dùng thuốc điều trị là biện pháp trị liệu hữu hiệu nhất *

A. Đúng
B. Sai

7. Thỉnh thoảng, đau cấp tính có thể diễn tiến thành đau mạn tính 

A. Đúng
B. Sai

8. Chọn câu sai khi nói về chất đối vận trên thụ thể opioid *

A. Naloxone có tác dụng đối vận trên thụ thể Mu, Kappa và Sigma
B. Naltrexone có tác dụng tương tự nalbuphine
C. Methylnaltrexone bromide không có tác dụng đối với thụ thể opioid trên thần kinh trung ương
nên không tạo thành triệu chứng cai nghiện
D. A,B sai
E. Không câu nào sai

9. Thuốc ức chế COX-2 có tính chọn lọc cao là thuốc có tác dụng phụ trên đường tiêu hóa hơn so với
thuốc ức chế COX không chọn lọc truyền thống, chẳng hạn như aspirin. Thuốc ức chế COX-2 có tác
dụng gì khác với aspirin? * Chọn nhiều đáp án

 Hạ sốt
 Giảm đau
 Chống kết tập tiểu cầu
 Ức chế lipoxygenase
 Kháng viêm

10. Câu nào khi nói về NSAID là đúng 

A. Hầu hết NSAID là acid yếu


B. Hầu hết các NSAID được chuyển hóa ở gan thành các chất chuyển hóa không hoạt động
C. Các Oxicam (meloxicam, piroxicam) có thời gian bán hủy dài
D. A,B,C

11. Câu nào nói đúng về sự dung nạp opioid *

A. Bệnh nhân trở nên lo lắng về việc biết thời gian chính xác của liều opioid tiếp theo.
B. Bệnh nhân không còn bị táo bón từ liều opioid thông thường
C. Cần liều opioid lớn hơn để kiểm soát cơn đau, so với vài tuần trước đó
D. Cần thêm chất kích thích để chống lại tác dụng an thần của opioid.
12. Nên tránh dùng NSAID ở nhóm bệnh nhân có bệnh *
A. Bệnh thận
B. Nhồi máu cơ tim
C. Hội chứng ruột kích thích
D. A,B,C

13. NSAID nào sau đây ức chế chọn lọc trên COX-1 hơn là COX-2 *.Chọn nhiều đáp án

 Oxaprozin
 Naproxen
 Diclofenac
 Etodolac
 Indomethacin
 Flurbiprofen
 Ibuprofen
 Celecoxib
 Acetaminophen
 Meloxicam

14. Dung nạp xảy ra có thể là do *


A. Bất thường của cAMP
B. Hiện tượng tăng nhập bào thụ thể
C. Hiện tượng tăng tương tác của opioid và thụ thể của nó
D. B,C
E. A,B,C

15. Piroxicam có thời gian bán hủy đặc biệt dài (50 giờ) vì nó chuyển hóa qua chu trình gan-ruột *

A. Đúng
B. Sai

16. Chọn câu sai về triệu chứng cai thuốc. Chọn nhiều đáp án
 Đối với meperidine, triệu chứng cai thuốc xuất hiện, đạt đỉnh và kết thúc sớm hơn triệu
chứng cai thuốc khi ngừng morphine
 Có thể gây chảy mũi, chảy nước mắt, ngáp, ớn lạnh, tiêu chảy, lo âu
 Thường đi kèm với hiện tượng dung nạp thuốc khi tác dụng chủ yếu trên thụ thể sigma-
opioid
 Có thể xảy ra khi kết hợp chất chủ vận toàn phần và chất chủ vận một phần yếu
17. Hydromorphone và oxymorphone có hiệu lực tương đương morphine nếu dùng liều cao hơn *

A. Đúng
B. Sai

18. Một bệnh nhân dùng một loại thuốc có tác dụng giảm đau, hạ sốt, nhưng không có tác dụng kháng
viêm. Nó có thể gây nhiễm độc gan và có khả năng gây tử vong khi dùng liều lớn (ví dụ 15 gram) trong
một khoảng thời gian ngắn, đặc biệt ở những bệnh nhân nghiện rượu hoặc những người mắc bệnh gan
từ trước. Thuốc nào phù hợp nhất với mô tả này? *

A. Methylprednisolone
B. Colchicine
C. Ibuprofen
D. Aspirin
E. Acetaminophen

19. Tác dụng khi dùng opioid có thể là. Chọn nhiều đáp án

 An thần
 Táo bón
 Bất tỉnh
 Nôn và buồn nôn
 Tăng nhịp tim

20. Thụ thể opioid có liên quan đến cảm giác đau là thụ thể. Chọn nhiều đáp án
 Sigma và Mu
 Delta và Mu
 Kappa và Delta
 Sigma và Kappa
 Mu và Kappa

21. Trong các loại đau được mô tả, đau mạn tính là. Chọn nhiều đáp án
 Đau khớp tại đầu gối
 Đau ruột thừa
 Đau nửa đầu
 Đau lưng

22. Đau do sinh nở, đau hậu phẫu và đau do gãy xương là các cơn đau cấp tính *

A. Đúng
B. Sai
23. Bệnh nhân (BN) là một người nghiện rượu 63 tuổi với tiền sử loét 5 năm. Gần đây, khi tự điều trị
bệnh đau lưng, BN đã tiêu thụ gấp 5 lần liều khuyến cáo hàng ngày của một loại thuốc giảm đau không
kê đơn. Ngay sau đó BN đã bị buồn nôn và nôn nghiêm trọng. Hai giờ sau, BN được đưa đến Khoa Cấp
cứu. Sau khi hỏi BN về tên thuốc giảm đau đã dùng, bác sĩ lấy mẫu máu để phân tích thuốc và sử dụng
N-acetyl cysteine (Mucomyst) 140 mg/kg PO để ngăn ngừa độc tính tăng thêm. BN đã dùng thuốc giảm
đau nào để gây ra vấn đề này? *

A. Aspirin
B. Ibuprofen
C. Acetaminophen
D. Prednisone
E. Naproxen
Buổi 7

1. RS là một phụ nữ 75 tuổi bị loãng xương mới được chẩn đoán đang được xuất viện sau khi thay khớp
háng toàn bộ do gãy xương hông. Cô chưa bao giờ dùng bất kỳ loại thuốc nào chữa bệnh loãng xương.
Bệnh nhân có bệnh trào ngược dạ dày thực quản, huyết khối tĩnh mạch và tiền sử gia đình mắc bệnh
ung thư vú. Liệu pháp nào có thể mang lại lợi ích cao nhất ở bệnh nhân này? *
 Teriparatide 20 μg SC hàng ngày
 Denosumab 60 mg SC mỗi 6 tháng
 Raloxifene 60 mg PO hàng ngày
 Calcitonin xịt mũi 1 lần 1 ngày
 Zoledronate 5 mg IV mỗi 12 tháng
2. Một bệnh nhân được bác sĩ yêu cầu dùng Allopurinol (Zyloprim) để điều trị bệnh gout. Bạn đã cung
cấp thông tin cho bệnh nhân về thuốc này. Phát biểu nào của bệnh nhân yêu cầu bạn phải xem lại? *
A. Thuốc này sẽ giúp giảm viêm và đau trong cơn cấp"
B. "Allopurinol làm giảm sản xuất acid uric."
C. "Cần kiểm tra mắt thường xuyên trong khi dùng thuốc này."
D. "Không dùng liều lớn bổ sung vitamin C trong khi dùng thuốc này
3. Sau khi đùng thuốc một thời gian, bệnh nhân báo cáo rằng anh ta đang bị đau cơ và ngứa ran ở ngón
tay và ngón chân. Bệnh nhân có môi tái xám. Thuốc nào có thể gây ra tình trạng trên? *
A. Ibuprofen
B. Colchicine
C. Aspirin
D. Prednisone
4. Bệnh nhân nào dưới đây có nguy cơ mắc bệnh gout CAO NHẤT *
A. Nữ, 39 tuổi, nhập viện với chứng cuồng ăn, BMI 24
B. Nam, 45 tuổi, BMI 40, đang hydrochlorothiazide và aspirin
C. Nữ, 27 tuổi, bị viêm loét đại tràng
D. Nam, 56 tuổi, dùng thực phẩm có hàm lượng purine thấp
5. Điều nào dưới đây cần hoàn thành trước khi dùng denosumab *
A. Điều trị vấn đề gây ra tình trạng hạ calci huyết trước khi dùng thuốc
B. Chắc chắn BN không có nguy cơ bị huyết khối tĩnh mạch
C. Đảm bảo BN không dùng thuốc quá 2 năm
D. Nhắc nhở BN phải đứng 30 phút sau khi dùng thuốc
6. Các loại thực phẩm bệnh nhân gout nên tránh là *
 Chuối
 Bánh mì ngọt
 Cá mòi (sardine)
 Bia
 Bánh mì nguyên cám
 Bánh quy giòn ít đường
7. Ai nên được giới thiệu đến bệnh viện hoặc trung tâm có thể đánh giá mật độ xương nhờ DXA? *
A.
B. Nam, 71 tuổi, mật độ xương thấp
C. Nữ, 66 tuổi, có lượng canxi thấp và phụ thuộc nicotine
D. Nam, người Mỹ gốc Phi, 53 tuổi, đang điều trị bằng glucocorticoid mạn tính
E. Nữ, 58 tuổi, có xác suất gãy xương hông 10 năm FRAX là 3,2%
F. Tất cả đều cần kiểm tra lại bởi DXA
8. Câu nào dưới đây là đúng khi nói về dùng febuxostat để điều trị bệnh gout *
 Hiệu quả allopurinol hơn trong việc làm giảm các đợt bùng phát cơn gout cấp
 Không nên sử dụng ở những bệnh nhân có tiền sử quá mẫn allopurinol
 Cần theo dõi các xét nghiệm chức năng gan khi bắt đầu và điều chỉnh liều khi cần
 Nếu kết hợp với allopurinol sẽ làm tăng tác dụng giảm acid uric máu
 Nên tránh dùng ở bệnh nhân suy thận nhẹ đến trung bình.
9. Gout là một loại viêm khớp xảy ra do sự tích tụ của ____________ trong máu, dẫn đến sự hình thành
các tinh thể hình kim xung quanh khớp *
 Creatinine
 Purine
 Acid uric
 Amino acid
10. BN nữ 65 tuổi bắt đầu điều trị loãng xương. Chế độ ăn của BN không thể đạt đến liều calci và
vitamin D cần thiết, tuy nhiên, BN không thể tăng khẩu phần ăn thêm được. Hiện tại bệnh nhân hấp thu
700 mg calci và 100 IU vitamin D qua chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Cách bổ sung calci và vitamin D
nào dưới đây là đúng *
A. Calci carbonate 500 mg + 800 IU vitamin D x 1/ngày
B. Calci carbonate 625 mg + 400 IU vitamin D x 2/ngày
C. 2 viên vitamin tổng hợp
D. Calci carbonate 1200 mg + 400 IU vitamin D x 1/ngày
11. Bệnh nhân nào dưới đây nên được xem xét để bắt đầu điều trị hạ urate? *
A. BN có tiền sử gia đình về gout
B. BN tăng acid uric huyết không triệu chứng với SUA là 15 mg/dL (892 μmol/L)
C. BN trải qua cơn gout cấp tính nghiêm trọng lần 2 trong vòng 2 năm
D. BN trải qua cơn gout cấp đầu tiên với nhiều nốt sần (tophi) trên đầu gối
E. BN trải qua cơn gout cấp đầu tiên với bệnh thận mạn giai đoạn 1
12. Điều nào dưới đây là đúng khi nói về cơn gout cấp *
A. Cơn đau do gout cấp có xu hướng dữ dội trong 30 phút đầu tiên
B. Cơn gout cấp có xu hướng đánh thức bệnh nhân vào giữa đêm
C. Bệnh nhân trong cơn gout cấp nên trói chặt tay chân
D. Thông thường các cơn gout cấp có thể dự đoán được và có xu hướng xảy ra một hoặc hai lần
một tuần
13. Bệnh nhân bệnh gout cần *
 Khuyến khích uống 2-3 lít nước mỗi ngày
 Dùng liều Aspirin PRN cho mức độ đau lớn hơn 5 trên thang điểm 1-10
 BM cần đặt chân phải lên một tấm ván khi nằm trên giường
 Dùng chườm lạnh và nóng xen kẽ vào nơi bị đau
 Dùng thực phẩm chứa nhiều purine hàng ngày.
14. Phác đồ kết hợp nào không phù hợp để kiểm soát cơn đau dữ dội trong cơn gout cấp *
A. Colchicine + corticosteroid PO
B. NSAID + corticosteroid tiêm trong khớp
C. Corticosteroid PO + corticosteroid tiêm trong khớp
D. Colchicine + NSAID
E. NSAID + corticosteroid PO
15. RW là một phụ nữ 45 tuổi người Mỹ gốc Phi có tiền sử hút thuốc 18 năm, đã bỏ thuốc cách đây 10
năm và có chỉ số BMI là 32 kg /m2. Cô ấy hiện đang sử dụng glucoorticoid 1 tuần để điều trị hen suyễn
và dùng lisinopril 20 mg mỗi ngày khi bị tăng huyết áp. Đặc điểm nào có liên quan đến việc tăng nguy
cơ mắc bệnh loãng xương? *
 Giới tính nữ
 BMI lớn hơn 30 kg/m2
 Tăng huyết áp
 Người Mỹ gốc Phi
 Điều trị bằng glucocorticoid đường uống toàn thân
16. Một bệnh nhân gặp khó khăn khi nuốt và hiện đang nằm liệt trên giường. Điều trị đầu tay ở BN này
nên là *
A. Alendronate dạng sủi
B. Denosumab SC
C. Ibandronate PO
D. Calcitonin xịt mũi
17. Câu nào dưới đây là đúng khi nói về dùng indomethacin để điều trị bệnh gout *
 Corticosteroid có hiệu quả hơn indomethacin trong điều trị cơn gout cấp
 Colchicine có hiệu quả hơn indomethacin trong điều trị cơn gout cấp
 Nên tránh Indomethacin vì đắt tiền hơn các NSAID khác
 Các NSAID khác có thể có hiệu quả như indomethacin trong trong cơn gout cấp và còn an
toàn hơn
 Các nghiên cứu đã xác định rằng indomethacin là NSAID hiệu quả nhất trong điều trị cơn gout
cấp
18. BN nam, 78 tuổi, có tiền sử gãy xương cột sống, tăng huyết áp, viêm xương khớp và trầm cảm. BN
có bị gù cột sống. Kết quả xét nghiệm cho thấy mức testosterone và vitamin D bình thường. Kết quả
DXA cho thấy BN bị loãng xương. Điều trị đầu tay ở BN này nên là *
A. Testosterone 200 mg IM mỗi 4 tuần
B. Teriparatide 20 μg SC hàng ngày
C. Alendronate 70 mg PO mỗi tuần, 30 phút trước khi ăn sáng
D. Calcitonin xịt mũi 1 lần 1 ngày
19. Thuốc điều trị loãng xương nào ghép đúng với chống chỉ định của nó? *
A. Calcitonin - Đau xương
B. Denosumab - Hạ calci huyết chưa điều trị
C. Teriparatide - Hạ calci huyết chưa điều trị
D. Raloxifene - Ung thư xương
E. Zoledronate - Huyết khối
20. BN khi dùng ibandronate cần lưu ý *
A. Uống cùng calci và vitamin D
B. Uống ít nhất với 180 ml nước
C. Đứng 15 phút sau khi dùng thuốc
D. Uống 30 phút sau ăn sáng

21. Điều quan trọng trong điều trị gout là tránh các loại thuốc có thể làm tăng nồng độ acid uric. Thuốc
nào dưới đây KHÔNG làm tăng nồng độ acid uric? *
A. Cyclosporine
B. Aspirin
C. Acetaminophen
D. Niacin
22. Cơn gout cấp tính có thể xảy ra khi điều trị với allopurinol là do
A. Allopurinol làm tăng tổng hợp urate
B. Tinh thể acid uric chuyển từ mô sang huyết tương
C. Allopurinol làm tăng giải phóng các chất hấp dẫn bạch cầu
D. A, B
E. A, B, C
23. BN không uống alendronate 3 tháng nay vì lo sợ bị hoại tử xương hàm (ONJ). Điều nào sau đây là
đúng *
A. ONJ rất hiếm gặp, BN dễ gãy xương hông hơn là mắc ONJ
B. ONJ chỉ xảy ra ở BN ung thư
C. Không có nguy cơ gây ONJ với thuốc chống loãng xương đường uống
D. Vì nguy cơ ONJ, bác sĩ nên đổi sang raloxifene
24.Câu nào đúng khi nói về dùng febuxostat để điều trị bệnh Gout?
 Hiệu quả allopurinol hơn trong việc làm giảm các đợt bùng phát cơn gout cấp
 Không nên sử dụng ở những BN có tiền sử quá mẫn allopurinol
 Cần theo dõi các xét nghiệm chức năng gan khi bắt đầu và điiều chỉnh khi cần
 Nếu kết hợp với allopurinol sẽ làm tăng tác dụng giảm acid uric máu
 Nên tránh dùng cho BN suy thận nhẹ đến trung bình
Buổi 8
1. Phế nang bị ảnh hưởng như thế nào trong COPD?
 Viêm
 Phá hủy
 Thoái biến chức năng
 Giảm đàn hồi
2. Sinh lý bệnh COPD bao gồm những yếu tố nào?
 Viêm đường thở
 Xơ hoá đường dẫn khí
 Giảm dịch nhầy
 Tăng đàn hồi phế nang
 Gãy sợi liên kết quanh phế nang
3. Chỉ số nào thường được đo để xác định mức độ nghiêm trọng của tắc nghẽn trong hen phế quản?
A. FEV1/VC
B. FEV1
C. VC
D. PEF
4. Triệu chứng toàn thân của COPD bao gồm:
 Suy nhược
 Teo cơ
 Thiếu màu hồng cầu to
 Trầm cảm
 Loãng xương
 Bệnh Tim thiếu máu cục bộ
5. Phân loại mức độ nghiêm trọng của COPD Theo GOLD 2018 có thể dựa vào những yếu tố nào?
 Tần suất cơn cấp
 Thông số FEV1
 Mức độ triệu chứng
6. Điều nào sau đây đúng về phân biệt COPD với hen phế quản?
 Khởi phát từ thời thơ ấu
 Triệu chứng diễn tiến từ từ
 Yếu tố nguy cơ: béo phì
 Cơ địa dị ứng thường đồng hiện diện
 Triệu chứng thường xuất hiện về đêm hoặc sáng sớm
 Triệu chứng dao động
 Tiền sử lối sống có hút thuốc
 Tiền sử lối sống làm việc ở nơi không khí ô nhiễm/độc hại
7. Chỉ số nào thường được đo để xác định có hoặc không có tắc nghẽn trong hen phế quản?
A. FEV1/VC
B. FEV1
C. VC
D. PEF
8. Thông số nào được đo lường để phân loại bệnh nhân COPD theo mức độ theo GOLD 2018?
A. PEF
B. FEV1
C. FVC
D. VC
E. RV
9. Tác động của quá trình viêm trong hen phế quản gây những biểu hiện sau:
 Cơ trơn co thắt
 Cơ trơn tăng sinh
 Cơ trơn phì đại
 Giảm tiết chất nhầy
 Kích thích thần kinh giao cảm
 Bong tróc tế bào biểu mô
 Xơ hoá lớp dưới niêm mạc
10. Định nghĩa bệnh lý COPD?
 Có thể dự phòng
 Có thể điều trị
 Hồi phục hoàn toàn sau điều trị
 Do tiếp xúc hạt và khí độc
 Bất thường đường dẫn khí
 Bất thường phế nang
11. Sự tham gia của các tế bào trong phản ứng hen phế quản là như thế nào?
 Tế bào mast tạo kích thích phó giao cảm
 Bạch cầu trung tính gây viêm
 Bạch cầu ái kiềm gây viêm
 Bạch cầu ái toan thâm nhiễm
12. Sinh bệnh học COPD bao gồm những yếu tố dưới đây:
 Phóng thích protease gây phá hủy nhu mô phổi
 Kích thích thần kinh giao cảm gây co thắt phế quản
 Kích thích đáp ứng miễn dịch
 Tác nhân oxy hóa gây khí phế thủng
13. Đáp ứng muộn (sau vài tháng) của bệnh lý hen phế quản là biểu hiện gì?
A. Hắt hơi
B. Phù nề
C. Co thắt phế quản
D. Tổn thương tế bào biểu mô
14. Loại kháng thể nào hình thàng trong hen dị ứng?
A. IgE
B. IgA
C. IgM
D. IgD
E. IgG
15. Các hoá chất trung gian gây viêm trong hen phế quản gồm?
 Histamin
 Leucotrien
 Prostaglandin
 Endorphin
 Cytokin
 Nitrogen oxyd
 Kinin
 Adrenalin
16. Trong COPD đường dẫn khí bị ảnh hưởng do những yếu tố nào sau đây?
 Giảm tiết dịch nhầy
 Viêm
 Xơ hoá
 Tổn thương tế bào biểu mô
17. Bảng điểm đánh giá khó thở khi gắng sức (mMRC) là do ai đánh giá?
A. Bác sĩ
B. Dược sĩ
C. Người nhà bệnh nhân
D. Bệnh nhân
18. Triệu chứng thực thể của hen gồm:
 Thở nhanh
 Nhịp Tim tăng
 Thở co kéo cơ hấp hấp phụ
 Tím tái
 Mạch chậm
19. Thời điểm thường dễ xảy ra cơn hen:
 Ban đêm
 Sáng sớm
 Vận động gắng sức
 Khi nghỉ
 Thay đổi thời tiết
 Khi ăn
20. Yếu tố huỷ hoại nào sau đây gây ra tổn thương cấu trúc phế nang gây khí phế thủng trong COPD?
A. lipase
B. amylase
C. protease
D. lyase
E. hydroxylase
21. Yếu tố nào gây hen phế quản không dị ứng?
 Virus
 Vận động gắng sức
 Aspirin
 Phấn hoa
 Tôm, cua
 Thời tiết lạnh
 Stress
22. Cơ chế gây phản ứng hen là gì?
 Cơ chế miễn dịch
 Cơ chế thần kinh: kích thích hệ giao cảm
 Cơ chế thần kinh: kích thích hệ đối giao cảm
 Tăng tiết adrenalin
 Tăng tiết acetylcholin
23. Thông số nào bệnh nhân tự theo dõi trong kiểm soát và đánh giá hen?
A. PEF
B. FVC
C. FEV1
D. VC
E. RV
24. Bệnh nhân COPD được phân thành mấy nhóm điều trị theo GOLD 2018?
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
E. 7
25. Định nghĩa bệnh lý hen phế quản?
A. Viêm mạn tính đường hô hấp có sự tham gia của nhiều tế bào
B. Viêm mạn tính đường hô hấp không có sự tham gia của nhiều tế bào
C. Viêm cấp tính đường hô hấp có sự tham gia của nhiều tế bào
D. Viêm cấp tính đường hô hấp không có sự tham gia của nhiều tế bào
26. Các yếu tố nguy cơ của COPD bao gồm?
 Di truyền
 Hút thuốc lá
 Tuổi cao
 Bất thường cấu trúc đường hô hấp
 Điều kiện kinh tế - xã hội kém
 Hen suyễn
 Nhiễm trùng đường hô hấp
 Viêm phế quản mạn tính
27. Bệnh nhân thiếu men nào sau đây có nguy cơ cao mắc COPD?
A. alpha 1 antitrypsin
B. alpha 1 transferase
C. alpha 1 dehydrogenase
D. beta 1 antitrypsin
E. beta 1 transferase
F. beta 1 hydroxylase
28. Triệu chứng lâm sàng đặc trưng của hen gồm?
 Khó thở
 Khò khè
 Đàm nhầy
 Thở rít
 Ran ngáy
 Ho
 Âm đục
 Nặng ngực
29. Hen phế quản là bệnh lý:
 Bệnh lý tắc nghẽn đường hô hấp
 Thường xảy ra ban đêm
 Không thể tự hồi phục
 Cần điều trị
 Thường gặp nhất ở người lớn tuổi
30. Các thuốc sau được sử dụng trong kiểm soát và dự phòng COPD:
 Kháng viêm NSAIDs
 Kháng viêm corticoid
 Thuốc giãn phế quản
 Kháng sinh
 Vaccin
Buổi 9
1. Điều nào sau đây đúng về sử dụng thuốc kháng muscarinic cholinergic trong điều trị hen và COPD?
 Bổ sung ở bệnh nhân hen không được kiểm soát bởi LABA
 Hiệu quả tương đương thuốc chủ vận β2 trong hen suyễn
 Hiệu quả tương đương thuốc chủ vận β2 trong COPD
 Cải thiện vận động ở bệnh nhân COPD
2. Ở bệnh nhân hen suyễn và COPD nặng, theophyllin đóng vai trò như thế nào?
A. Trị liệu chính
B. Trị liệu bổ sung
C. Chống chỉ định
D. Bắt buộc có
3. Hoạt chất nào được sử dụng nhiều nhất đối với corticoid dạng khí dung (ICSs)?
A. prednison
B. methylprednison
C. beclomethason
D. hydrocortisone

4. Cơ chế tác động của omalizumab:


 Ngăn chặn phản ứng dị ứng
 Ức chế sự tuần hoàn của kháng thể IgE
 Giãn phế quản trực tiếp
 Ức chế viêm mạn tính
5. Đặc tính của thuốc chủ vận beta 2 tác dụng ngắn (SABA) bao gồm các ý sau:
 Khởi phát nhanh
 Có tác động phụ toàn thân
 Dễ sử dụng
 Thuận tiện
 Có thể dùng cắt đơn
 Thuốc điều trị kiểm soát
 Có tác động kháng viêm
6. Thuốc nào thích hợp cho dự phòng hen do gắng sức, không dùng cấp tính?
A. Salbutamol
B. Ipratropium
C. Formoterol
D. Cromolyn
7. Cơ chế tác động của theophyllin trong điều trị hen là gì?
 Kháng viêm do ức chế phospholipase A1
 Kháng viêm do ức chế phospholipase A2
 Giãn phế quản do làm gia tăng nồng độ cAMP
 Giãn phế quản do ức chế PDE3
8. Các thuốc khí dung sau có thể sử dụng để cắt cơn trong hen phế quản:
 Salbutamol
 Salmeterol
 Formoterol
 Bambuterol
 Ipratropium
 Fluticason
 Budesonid
9. Nội dung nào phù hợp với tiotropium trong điều trị hen và COPD?
 Có thể sử dụng ở dạng khí dung
 Thời gian tác động ngắn
 Có thể sử dụng trong điều trị hen
 Có thể sử dụng trong điều trị COPD
 Cải thiện khả năng vận động ở bệnh nhân COPD
10. Đặc tính của cromones trong kiểm soát hen gồm:
A. Có tác dụng giãn phế quản
B. Tác động tốt ở trẻ em
C. Dự phòng là chủ yếu
D. Dùng dạng khí dung
E. Cho tác dụng kháng viêm
11. Thuốc nào sau đây thuộc nhóm thuốc giãn phế quản?
 Salbutamol
 Ipratropium
 Fluticason
 Theophyllin
 Omalizumab
 Fenoterol
 Montelukast
 Zileuton
12. Thuốc nào sau đây cho tác dụng giãn phế quản khởi phát chậm?
 Salbutamol
 Salmeterol
 Formoterol
 Bambuterol
 Ipratropium
 Tiotropium
 Terbutalin
 Albuterol
13. Thuốc nào thích hợp cho hen suyễn ngoại sinh hơn hen suyễn nội sinh?
A. Corticoid
B. Ipratropium
C. theophyllin
D. Cromolyn
E. Salbutamol

14. Sử dụng thuốc kháng leucotrien trong điều trị có những lưu ý gì?
 Hiệu quả trong dự phòng hen do gắng sức
 Hiệu quả trong kiểm soát hen ở bệnh nhân mẫn cảm với NSAIDs
 Hiệu quả trong COPD
 Cải thiện khả năng vận động của bệnh nhân COPD
15. Cơ chế tác động của corticoid là gì?
A. Kháng viêm do ức chế phospholipase A1
B. Kháng viêm do ức chế phospholipase A2
C. Giãn phế quản do làm gia tăng nồng độ cAMP
D. Giãn phế quản do ức chế PDE3
16. Tác dụng phụ trên hệ cơ quan nào là thường gặp nhất khi sử dụng ICSs cho trẻ em?
A. Xương
B. Gan
C. Phổi
D. Thận
E. Tim
17. Tác dụng phụ khi dùng kéo dài corticoid toàn thân là gì?
A. Xốp xương, lâu lành sẹo
B. Tăng huyết áp, hạ đường huyết
C. Xốp xương, hạ huyết áp
D. Lâu lành sẹo, hạ đường huyết
18. Các thuốc khí dung sau có thể sử dụng làm thuốc kiểm soát (dạng đơn thành phần hoặc dạng phối
hợp) trong hen phế quản
 Salbutamol
 Salmeterol
 Formoterol
 Bambuterol
 Ipratropium
 Fluticason
 Budesonid
19. Tác dụng phụ của nhóm thuốc đối kháng muscarinic cholinergic?
 Khô miệng
 Tiêu chảy
 Giảm tiết dịch
 Co đồng tử
 Mờ mắt
 Bí tiểu
20. Tác động phụ của theophylline bao gồm?
 Buồn nôn
 Nôn
 Động kinh
 Bí tiểu
 Loạn nhịp
 Đau đầu
21. Thuốc nào khi dùng đồng thời sẽ làm giảm thanh thải theophyllin?
 rifampicin
 barbiturates
 cimetidin
 erythromycin
22. Cơ chế tác động của montelukast:
 Đối kháng leucotrien tại thụ thể LD4
 Đối kháng leucotrien tại thụ thể LD3
 Ức chế enzym 5-lipoxygenase
 Ức chế enzym 3-lipoxygenase
23. Tác dụng phụ tại chỗ khi dùng ICSs là gì?
A. Nhiễm Candida hầu-họng
B. Nhiễm Staphylococcus
C. Nhiễm Streptococcus
D. Nhiễm Histoplasma
E. Nhiễm Aspergillus
24. Đặc tính của theophyllin trong điều trị hen phế quản là gì?
 Dạng dùng ưu tiên là dạng phóng thích tức thời
 Thuốc có giới hạn trị liệu hẹp
 An toàn, ít tác động phụ
 Có tác dụng giãn phế quản
 Có tác dụng kháng viêm
 Giá thành rẻ

25. Cơ chế tác động của zileuton:


 Đối kháng leucotrien tại thụ thể LD4
 Đối kháng leucotrien tại thụ thể LD3
 Ức chế enzym 5-lipoxygenase
 Ức chế enzym 3-lipoxygenase
 Ức chế PDE
 Tăng nồng độ cAMP
26. Tác động và ý nghĩa của corticoid trong điều trị hen là:
 Kháng viêm
 Kháng dị ứng
 Ức chế miễn dịch
 Tăng nhạy cảm của thụ thể β2
 Hiệu quả kém hơn thuốc chủ vận β2
27. Điều nào sau đây đúng về formoterol?
 Thuốc giãn phế quản
 Cho tác dụng kéo dài
 Tác dụng khởi phát chậm
 Có thể sử dụng đơn trị trong hen suyễn
 Có thể sử dụng đơn trị trong COPD
 Chủ vận hệ giao cảm
28. Tác dụng phụ cần lưu ý của zileuton, montelukast, zafirlukast?
A. Viêm phổi
B. Viêm thận
C. Viêm gan
D. Viêm khớp
E. Viêm tuỵ
29. Tác động phụ của thuốc chủ vận beta2 adrenergic là gì?
 Nhịp Tim nhanh
 Run cơ
 Tăng kali huyết
 Hồi hộp
 Đánh trống ngực
30. Đặc tính của thuốc kháng leucotrien bao gồm:
 Dùng đường uống
 Dung nạp tốt
 Dùng đường tiêm
 Ít tác dụng phụ
 Cho tác động kháng viêm tương đương ICS
31. Cơ chế tác dụng của thuốc đối kháng thụ thể muscarinic cholinergic?
 Giãn phế quản
 Giảm tiết chất nhầy
 Kháng viêm
 Tăng cường miễn dịch
32. Trong điều trị hen và COPD, có những dạng ống hít kết hợp nào sau đây?
 ICS/LABA
 SABA/LABA
 SABA/SAMA
 LABA/LAMA
 ICS/SABA
33. Sử dụng omalizumab trong điều trị hen có những đặc điểm lưu ý sau?
 Dùng đường tiêm bắp
 Có thể sử dụng trong hen nặng
 Có thể gây phản ứng tại nơi tiêm
 Hiệu quả ở bệnh nhân có viêm mũi dị ứng kèm
Buổi 10
1. Điều nào sau đây đúng về Histamin?
A. Gây ửng đỏ ở da
B. Phóng thích bắt đầu bởi sự tăng Ca2+ tế bào
C. Tạo ra từ Histidine
D. Tất cả đều đúng
2. Phụ nữ 29 tuổi đang bị viêm mũi dị ứng bắt đầu điều trị với loratadine. Thuốc có thể hoàn toàn làm
mất tác động phóng thích các chất nội sinh nào sau đây của Histamine?
A. Gastric acid
B. Cyclic adenosine monophosphate (cAMP)
C. Nitric oxide
D. Bradykinin
3. Đặc điểm của thuốc kháng H1 thế hệ 2 là
A. Ức chế TKTW mạnh
B. Ít qua hàng rào máu não
C. Thời gian tác động ngắn hơn thế hệ 1
D. Chỉ định chống say tàu xe, say sóng là chủ yếu

4. Một người phụ nữ 24 tuổi từng bị say tàu xe nặng mỗi khi di chuyển bằng đường hàng không hoặc
đường biển. Cô dùng diphenhydramine trước chuyến đi và thuốc này hiệu quả trong việc giảm thiểu các
triệu chứng. Tác động trị liệu của thuốc chủ yếu là ức chế các cặp thụ thể trung ương nào sau đây?
A. Dopaminergic và β-adrenergic
B. GABAergic và serotonergic
C. Alpha-adrenergic và muscarinic
D. Histaminergic và muscarinic
5. Một người phụ nữ 48 tuổi đang bị nổi mày đay do dị ứng bắt đầu điều trị với loratadine. Sự tổng hợp
chất nào sau đây bị giảm đi tạo tác động điều trị chính của thuốc trên bệnh nhân này?
Cyclic adenosine monophosphate (cAMP)
A. Cyclic guanosine monophosphate (cGMP)
B. Inositol triphosphate
C. Cyclooxygenase-1
6. Codein có đặc điểm nào sau đây?
A. Tăng tiết dịch phế quản làm loãng đờm
B. Ức chế nhu động dạ dày-ruôt ở liều điều trị
C. Chỉ định ho có đờm
D. Dùng được cho người bị hen suyễn
7. Chọn phát biểu đúng về thuốc trị ho, long đàm:
A. Codein có tác dụng ức chế thần kinh nên giảm ho
B. Natri benzoat là thuốc tiêu đàm nhầy
C. Acetylcystein làm giảm tác dụng của kháng sinh khi dùng chung
D. A và C đúng.
8. Một bé gái 8 tuổi được chẩn đoán viêm kết mạc dị ứng theo mùa, khởi phát khi tiếp xúc với phấn
hoa. Bé gái này bắt đầu liệu pháp tại chỗ với cromolyn sodium. Các tác động nào sau đây chủ yếu dẫn
đến hiệu quả điều trị của cromolyn ở bệnh nhân này?
A. Ức chế thụ thể H1
B. BỨc chế sự phóng thích chất trung gian từ các tế bào mast
C. Ức chế sinh tổng hợp prostaglandine
D. Ức chế thụ thể của leukotrience
9. Phát biểu đúng với thuốc tiêu đờm dẫn chất cystein?
A. Tăng nồng độ kháng sinh dùng chung
B. An toàn cho phụ nữ có thai, cho con bú
C. Dùng đồng thời với các thuốc làm giảm bài tiết dịch phế quản để tăng hiệu quả chống ho
D. Giải độc paracetamol
10. Một bé gái 8 tuổi được chẩn đoán viêm kết mạc dị ứng theo mùa được khởi phát khi tiếp xúc với
phấn hoa. Bé gái này bắt đầu liệu pháp tại chỗ với cromolyn sodium. Các tác động nào sau đây chủ yếu
dẫn đến hiệu quả điều trị của cromolyn ở bệnh nhân này?
A. Ức chế thụ thể H1
B. Ức chế sự phóng thích chất trung gian từ các tế bào mast
C. Ức chế sinh tổng hợp prostagladine
D. Ức chế thụ thể của leukotrience
Buổi 11
1. Tác động không mong muốn nào làm H2RA cần thận trọng khi kê đơn cho người lớn tuổi *
A. Qua được nhau thai và sữa mẹ
B. Gây táo bón
C. Tác động trên hệ thần kinh trung ương
D. Gây đau đầu
2. Cơ chế tác động và tác dụng của Misoprostol là
 Bảo vệ niêm mạc
 Giảm tiết acid
 Có thể giảm được loét do NSAID
 Không giảm được các biến chứng của loét do NSAID
3. Sắp xếp những cấu trúc sau theo thứ tự thức ăn đi qua chúng khi đi từ ruột non đến trực tràng: (1)
Kết tràng lên (2) Kết tràng sigma (3) Kết tràng xuống (4) Kết tràng ngang
A. 1-2-3-4
B. 1-4-3-2
C. 4-1-3-2
D. 2-1-3-4
E. 2-3-4-1
4. Hormone nào sau đây kích thích sự tiết dịch vị *
 Pepsin
 Gastrin
 Cholecystokinin
 Insulin
 Secretin
5. Chọn câu đúng về Sucralfate *
 Ức chế quá trình thủy phân protein niêm mạc qua trung gian pepsin
 Có thể làm giảm epidermal growth factor
 Khi pH < 5, sucralfate lưu hóa và tạo màng polymer
 Màng tạo ra có thể bám dính tế bào biểu mô và vết loét để bảo vệ vết thương khỏi acid, pepsin
và mật
 Có thể tăng sản xuất prostaglandin
 Chứa octasulfate có tác dụng trên niêm mạc bị loét và bào mòn
6. Chọn câu sai về Misoprostol
A. Là analog của PGI2
B. Ít được dùng do các tác động không mong muốn của nó
C. Có thể gây tiêu chảy cho khoảng 30% bệnh nhân
D. Có thể làm tồi tệ hơn hội chứng ruột kích thích (IBS)
E. Chống chỉ định cho phụ nữ mang thai
7. Thuốc nào trong nhóm H2RA ít chuyển hóa qua chu trình gan-ruột (first-pass effect) *
A. Ranitidine
B. Famotidine
C. Cimetidine
D. Nizatidine
8. Bệnh nhân có một vết loét ảnh hưởng đến lớp biểu mô của dạ dày. Lớp nào của ống tiêu hóa bị loét *
A. Hạ niêm
B. Niêm mạc
C. Thanh mạc
D. Hạ niêm và cơ
E. Cơ
9. Tái hoạt hóa các bơm proton sau khi bị ức chế bởi PPI là do *
A. Phụ thuộc vào sự khuếch tán chậm của thuốc ra khỏi bơm proton
B. Quá trình thủy phân thuốc được xúc tác bởi nước do đó phá vỡ liên kết giữa thuốc và enzyme
C. Tái tổng hợp bơm proton mới dẫn đến sự tiếp tục tiết acid của dạ dày
D. Hiệu lực của các PPI suy giảm nên các bơm proton được trả tự do
10. Chọn câu đúng về các loại antacid
A. Sodium carbonate trung hòa acid nhanh, dễ tan trong nước nhưng khó hấp thu
B. Calcium carbonate nhanh và hiệu quả trong trung hòa acid nhưng dễ gây ợ hơi
C. Magaldrate hấp thu tốt hơn những thuốc khác nên có tác dụng kéo dài
D. Simethicone có thể kết hợp với aspirin
11. Dùng dài hạn PPI có thể dẫn đến *
 Tăng nguy cơ gãy xương do loãng xương
 Tăng nguy cơ viêm phúc mạc do vi khuẩn
 Tăng nguy cơ viêm phổi bệnh viện
 Tăng nguy cơ mắc Clostridium difficile
12. Chọn câu sai về chuyển động kiểu nhu động của dạ dày
 Chiếm tỷ lệ thấp hơn chuyển động kiểu trộn (mixing)
 Chuyển động chỉ xảy ra từ thân đến cơ thắt môn vị
 Về lực, chuyển động kiểu nhu động yếu hơn kiểu trộn
 Nhờ nhu động, một phần nhỏ dịch sữa dạ dày có thể đi xuống tá tràng
 Chủ yếu là do chuyển động từ tâm vị đến hết thân dạ dày
13. Chọn câu sai về nhóm H2RA
A. Không dùng ở bệnh nhân đang có vết loét chảy máu
B. H2RA làm ức chế không đảo ngược H2R của tế bào vách dạ dày
C. Có thể ức chế tiết acid nền và acid về đêm
D. Đào thải H2RA qua thận và gan
E. Hỗ trợ chữa lành vết loét ở những bệnh nhân bị loét dạ dày và tá tràng không biến chứng
F. Có thể ức chế tiết acid đến 70% trong 24h
14. Từ ngoài vào trong, sắp xếp các lớp ở các cơ quan trong ống tiêu hóa theo đúng thứ tự: (1) Niêm
mạc (3) Thanh mạc (2) Cơ (4) Hạ niêm *
A. 3-2-4-1
B. 2-1-4-3
C. 4-1-3-2
D. 1-2-3-4
E. 1-3-2-4
15. Cơ quan nào sau đây không thuộc về ống tiêu hóa
 Dạ dày
 Thực quản
 Gan
 Ruột non
 Tụy
16. Đặc điểm dược động nào là đúng với các PPI *
 Tập trung chủ yếu ở nơi tác động
 Có thời gian tác dụng dài
 Thời gian tồn tại trong huyết thanh ngắn
 Chuyển hóa bởi CYP2C19 + CYP3A4 của gan
 Dùng thuốc 2 lần 1 ngày có thể làm giảm thời gian thuốc đạt liều tích lũy đồng thời làm tăng
hiệu quả điều trị rõ ràng
 Bệnh gan không ảnh hưởng gì đến đào thải PPI
17. Làm thế nào để dạ dày không tiêu hóa chính nó
 Thành dạ dày không được cấu tạo bởi protein nên nó không bị ảnh hưởng bởi các enzyme
phân giải
 Các enzyme tiêu hóa của dạ dày không đủ mạnh để tiêu hóa thành dạ dày
 Thành dạ dày được bảo vệ bởi lượng lớn chất nhầy
 Lớp lót của thành dạ dày có một lớp tế bào biểu mô bảo vệ
18. Nguyên nhân của tình trạng dung nạp H2RA là do
 Tăng tiết histamine của tế bào vách
 Thụ thể không còn đáp ứng với thuốc
 Độ nhạy cảm giảm do histamine tăng
19. Chọn (các) câu sai khi nói về thuốc ức chế bơm proton (PPI) *
 Bệnh gan có thể làm tăng đào thải esomeprazole
 Bệnh thận mạn (gồm suy thận) có thể gây tụ các PPI với liều 1 lần 1 ngày
 Các PPI đào thải khá ít qua thận, chủ yếu qua chu trình gan-ruột sau khi chuyển hóa ở gan
 Sinh khả dụng của các PPI có thể tăng bởi thức ăn, do đó cần dùng thuốc sau bữa ăn
 Sau khi dùng thuốc, các PPI đến tế bào thành dạ dày và tập trung trong ống tiết acid
 Nói chung, các PPI là các tiền dược cần được chuyển hóa thành một dẫn xuất sulfenamide
 Các PPI nên được dùng trước bữa ăn đầu tiên trong ngày vì lượng bơm proton tăng lên sau khi
nhịn ăn
Buổi 12
1. Câu nào là sai khi nói về Sucralfate *
 Tăng sản xuất prostaglandin
 Tác động không mong muốn phổ biến nhất là gây táo bón
 Dù đã có PPI, sucrafate vẫn phổ biến hơn hẳn
 Sucralfate có hiệu quả trong phòng chống loét do stress hơn PPI và H2RA
 Ức chế ly giải chất nhầy do pepsin
2. Điều trị thích hợp nhất cho GERD sau điều trị dài hạn với PPI không hiệu quả? *
 Đổi sang PPI khác
 Tăng liều PPI lên 2 lần 1 ngày
 Đổi sang H2RA liều cao
 Kết hợp PPI và sucralfate
 Kết hợp H2RA và metochlopramide
3. Điều trị đầu tay cho BN nhiễm H. pylori và dị ứng nhóm penicillin là *
A. Không có câu nào đúng
B. Dual therapy dùng 1 PPI + metronidazole
C. Triple-drug regimen dùng 1 PPI + clarithromycin + tetracycline
D. Quadruple-drug regimen dùng bismuth subsalicylate + metronidazole + tetracycline + 1 PPI
E. Triple-drug regimen dùng 1 PPI + levofloxacin + tetracycline
4. Điều trị nào dưới đây phù hợp nhất cho BN 55 tuổi bị khó nuốt đã 3 tháng? *
 Dùng PPI x 1/ngày x 8 tuần + H2-receptor antagonist để giảm triệu chứng
 Chỉ cần thay đổi lối sống
 Dùng metoclopramide 10 mg x 3/ngày x 8 tuần. Nếu không cải thiện, đi gặp bác sĩ
 Nên đi khám bác sĩ
 Dùng OTC PPI 2 tháng. Nếu không cải thiện, đi gặp bác sĩ
5. Nguyên nhân nào không tăng yếu tố nguy cơ cho loét do NSAID? *
 Hút thuốc
 Dùng glucocorticoid
 Uống rượu
 Dùng SSRI
6. Chọn câu đúng khi nói về tác dụng của các PPI *
 Mỗi người đều phản ứng như nhau với nhiều loại PPI khác nhau
 Đạt được tác động tối đa ngay lần uống đầu tiên
 Tác động dược lý (trên mục tiêu) giống nhau
 Các PPI là tiền dược, cần chuyển hóa thành dạng có tác động dược lý
 Liều tác động giống nhau
7. Thuôc nào dưới đây có nguy cơ làm tệ hơn GERD do làm giảm co cơ thắt thực quản dưới *
A. Naproxen
B. Nifedipine
C. Quinidine
D. Alendronate
E. Ferrous sulfate
8. Điều trị dự phòng loét do NSAID nào dưới đây là không cần thiết *
 BN 72 tuổi có tiền sử chảy máu đường tiêu hóa khi dùng thuốc để điều trị viêm xương khớp
 BN 30 tuổi thỉnh thoảng dùng thuốc để điều trị đau đầu căng thẳng
 BN 60 tuổi dùng aspirin để bảo vệ tim mạch
 BN 65 tuổi đang dùng thuốc dài hạn để điều trị viêm xương khớp
 BN 80 tuổi dùng liều cao glucocorticoid để điều trị luspus ban đỏ và có tiền sử chảy máu
đường tiêu hóa
9. Mục tiêu điều trị của GERD là *
 Làm lành lớp tế bào biểu mô
 Giảm pH của thực quản về dưới 2
 Giảm bớt triệu chứng
 Ngăn ngừa biến chứng
10. Các chất làm tồi tệ hơn tình trạng trào ngược gồm *
 Thức ăn giàu xơ
 Caffein
 Thức uống có gas
 Thức ăn giàu chất béo
 Thức ăn giàu protein
 Chocolate
11. Triệu chứng nào của GERD được xem là phức tạp và cần kiểm tra kỹ hơn *
 Khó nuốt
 Nôn
 Ợ nóng
 Thoát vị cơ hoành
 Ho mạn tính
12. Chọn câu đúng về hội chứng ruột kích thích (IBS) *
 Ảnh hưởng ở nam giới hơn nữ giới
 Nhiều nhất ở người ngoài 30 tuổi
 Các triệu chứng mạn tính, tái phát và không thể giải thích bằng bất thường cấu trúc hay sinh
hóa
 Rối loạn chức năng dạ dày – ruột
13. Liệu pháp duy trì sau khi điều trị 8 tuần với PPI nên được dùng trong trường hợp nào? *
A. Triệu chứng vẫn còn chưa hết sau 8 tuần điều trị
B. Barrett esophagus (chuyển TB biểu mô dạng vảy thành dạng cột ở thực quản)
C. Viêm thực quản xói mòn
D. Tất cả các trường hợp đều cần
14. Để xác nhận BN khỏi hẳn H. pylori, xét nghiệm nào có thể sử dụng *
 Stool antigen assay
 Urea breath test
 EGD và sinh thiết
 Serologic testing
15. Điều trị nào dưới đây phù hợp nhất cho BN 60 tuổi bị viêm xước thực quản trào ngược (EE)? *
 Pantoprazole 40 mg x 2/ngày × 24 tuần
 Lansoprazole 30 mg x 1/ngày × 3 tuần
 Esomeprazole 20 mg x 1/ngày × 8 tuần
 Rabeprazole 20 mg x 1/ngày khi cần
16. Đâu có thể là nguyên nhân gây loét dạ dày-tá tràng? *
 Uống rượu mạn tính
 Dùng NSAID
 Stress gây phá hủy niêm mạc
 Nhiễm H. pylori
17. Cơ chế bảo vệ của prostaglandin gồm
 Kích thích tiết chất nhầy và phospholipid
 Tăng sản xuất bicarbonate
 Tăng chu chuyển tế bào chất nhầy
 Giảm tiết acid từ tế bào vách

18. Điều nào đúng khi nói về việc dùng kháng sinh điều trị loét do H. pylori *
A. Đề kháng H. pylori không phải là vấn đề cần quan tâm
B. Clarithromycin đề kháng 10-15% các chủng phân lập H. pylori
C. Không có câu nào đúng
D. Amoxicillin và tetracycline đề kháng hầu hết các chủng phân lập H. pylori
E. Đề kháng metronidazole ở Bắc Mỹ nhiều hơn ở Châu Á
19. Sự khác biệt của các antacid nằm ở 
 Thời gian phản ứng với acid
 Độ tan trong nước
 Mức độ phản ứng với acid
 Độ hấp thu
20. Nếu bệnh nhân không có các triệu chứng khó nuốt, đau khi nuốt, chảy máu, đau ngực, giảm cân,
buồn nôn và đánh giá mức độ trung bình – nặng (> 3 lần/tuần), điều trị đầu tay là *
 Misoprolstol 200 microgram 1 ngày
 H2RA mỗi 30-60 phút trước ăn hoặc trước khi cơn trào ngược đến
 Sucralfate 1 giờ trước ăn
 Antacid 30 phút trước ăn
 PPI 1 lần 1 ngày trong 4-8 tuần
21. Cơ chế tác động của thuốc đối vận thụ thể H2 (H2RA) là *
 Tăng cường tác động của thụ thể H2
 Cạnh tranh gắn trên thụ thể M1
 Cạnh tranh gắn trên thụ thể H2
 Tăng cường tác động của thụ thể M3
 Cạnh tranh gắn trên thụ thể H3
22. Điều nào dưới đây là không đúng khi nói về hội chứng ruột kích thích (IBS) *
A. Đau bụng và đầy hơi gây ảnh hưởng chất lượng cuộc sống
B. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống
C. Chi phí liên quan đến IBS cao
D. Người bị IBS bị ảnh hưởng đến hiệu suất công việc
E. IBS ảnh hưởng nữ giới gấp 2 lần nam giới
23. Các triệu chứng đặc trưng cho GERD là *
 Nôn dịch acid ra miệng và họng
 Ợ nóng chủ yếu ban ngày
 Giảm tiết nước bọt
 Thường gặp đau thượng vị
24. Điều nào dưới đây không phải là mục tiêu điều trị PED? *
 Tăng tiết acid
 Điều trị triệu chứng
 Ngừa biến chứng do loét
 Ngừa loét tái phát
 Tăng làm lành biểu mô
Buổi 13
1. Tình trạng nào có thể gây ra tiêu chảy mạn tính *
 Cường giáp
 Crohn’s disease
 Malabsorption syndromes (e.g. không dung nạp lactose)
 Irritable bowel syndrome
2. Liệu pháp nền tảng trong điều trị táo bón là *
A. Sử dụng lâu dài thuốc nhuận tràng
B. Giảm lượng dịch hấp thu
C. Thuốc anticholinergic
D. Tăng khẩu phần rau
E. Liệu pháp phản hồi sinh học
3. Chọn câu đúng về docusate *
A. Chất hoạt động bề mặt ion âm nên có thể làm giảm sức căng bề mặt của phân
B. Chỉ định trong trường hợp phân không quá cứng
C. Giảm dịch tại ruột
D. Giảm bớt các chất điện giải
4. Loại tiêu chảy nào sau đây sẽ tự khỏi sau một thời gian nhịn ăn *
A. Viêm
B. Tiết
C. Thẩm thấu
D. Thay đổi vận động
E. Không câu nào đúng
5. Chọn câu đúng về điều trị cho người bị táo bón là *
A. Lựa chọn đầu tay là chất nhuận tràng làm mềm
B. Chất nhuận tràng tạo khối có thể kèm theo chất nhuận tràng thẩm thấu rẻ tiền
C. Phụ nữ lớn tuổi và người dùng nhiều sắt nên dùng thuốc nhuận tràng kích thích
D. A, B
E. A, B, C
6. Tình trạng bệnh lý nào sau đây có thể gây táo bón *
 Hạ huyết áp
 Bệnh tắc nghẽn phổi mạn tính
 Đái tháo đường
 Tăng huyết áp
 Tăng acid uric máu
7. Chọn câu đúng khi nói về loperamide *
 Mạnh hơn morphin 50 lần trong chống tiêu chảy và ít tác dụng trên thần kinh trung
ương
 Giảm tần suất co bóp cơ thắt hậu môn
 Tăng hoạt động adenylyl cyclase
 Có thể giảm tiêu chảy do E. coli
8. Psyllium, methylcellulose và polycarbophil thuộc nhóm thuốc nhuận tràng *
A. Kích thích
B. Dẫn xuất diphenylmethane
C. Làm trơn
D. Tẩy xổ
E. Tạo khối
9. Chọn câu đúng về diphenoxylate *
A. Là dạng hoạt tính của Difenoxin
B. Được bào chế cùng atropine để tránh quen thuốc
C. Không có tác dụng trên tiêu chảy cấp
D. A, B
E. A, B, C
10. Tiêu chảy liên quan đến thiếu hụt lactase có thể giảm hoặc tránh được bằng cách thực hiện một
trong các biện pháp nào dưới đây? *
A. Ăn sữa chua thường xuyên
B. Thay thế sữa chứa L. acidophilus thay vì dùng sữa thông thường
C. Tránh bất kỳ thực phẩm nào gây kết tủa
D. A, B, C
11. Thuốc điều trị nào có thể gây ra tình trạng táo bón *
 Clindamycin
 Ferrous sulfate
 Ibuprofen
 Clonidine
 Ondansetron
12. Chọn câu đúng về tiêu chảy cấp không viêm *
A. Có máu trong phân hoặc thấy phân đen
B. Thường khá nặng
C. Không thấy bạch cầu trong phân
D. Không bị nôn nhiều dù ngộ độc virus đường ruột hoặc S. Aureus
13. Hợp chất nhuận tràng nào gây đổi màu nước tiểu, hiện không còn dùng ở Mỹ để nhuận tràng? *
 Cascara sagrada (Rhamnus purshiana - hắc mai)
 Bisacodyl
 Phenolphthalein
 Glycerin
14. Khi có tình trạng nào dưới đây cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để xem xét tình trạng táo bón *
A. 7-12 tuổi
B. Đại tiện 4 lần hay hơn trong 1 tuần
C. Thói quen ăn uống thay đổi
D. Thay đổi thói quen đi vệ sinh đột ngột khi trên 50 tuổi
E. Có bị đầy hơi
15. Để phòng táo bón, bệnh nhân cần ăn bao nhiêu chất xơ hàng ngày? *
A. 30-35 g
B. 50-55 g
C. 150-160 g
D. 100-110 g
E. 10-15 g
16. Vi khuẩn nào dưới đây không gây tiêu chảy *
 Shigella
 E. coli
 Salmonella
 Pseudomonas
 Campylobacter
17. Thuốc nhuận tràng nào tốt nhất cho phụ nữ mang thai *
 Bisacodyl
 Castor oil
 Docusate sodium
 Senna
 Mineral oil
18. Chọn câu đúng về Bismuth subsalicylate *
 Dùng được cho bệnh nhân dị ứng salicylate
 Có thể tương tác với thuốc chống đông máu
 Chỉ định trong phòng ngừa và điều trị tiêu chảy du lịch
 Dùng được cho bệnh nhân có máu trong phân
 Cản trở sự hấp thu tetracycline
 Không hiệu quả trong viêm dạ dày – ruột cấp
19. Chọn câu đúng về điều trị tiêu chảy *
 Trẻ em và trẻ sơ sinh có nguy cơ mất nước và điện giải, cần bổ sung Oral replacement
therapy (ORT) hoặc Oral rehydrate solution (ORS)
 Loperamide và diphenoxylate có thể làm tăng vận động ruột và tăng hấp thu nước
 Chất hấp phụ như kaolin và pectin có thể hấp thu chất kích thích và chất độc
 Điều trị ngắn hạn bismuth subsalicylate để giảm tiết dịch nhưng không ảnh hưởng đến các vi
sinh vật
20. Các yếu tố nào không phải là cảnh báo đặc biệt khi bị táo bón *
 Có máu trong phân
 Thiếu máu
 Tình trạng trở nên tồi tệ hơn
 Tăng cân
 Tiền sử gia đình có ung thư kết tràng
21. Phát biểu nào sau đây về bệnh tiêu chảy cấp là đúng? *
 Là một tình trạng lâu dài và suy yếu suốt đời
 Có thể điều trị được bằng thuốc nhuận tràng
 Có thể là bệnh lý thứ phát do các bệnh như đái tháo đường
 Luôn luôn là một dấu hiệu của bệnh đường tiêu hóa nghiêm trọng
 Thường giảm bớt trong vòng 48-72 giờ.
22. Các tình trạng cần thận trọng hay thậm chí chống chỉ định cho nhuận tràng tạo khối là *
 Nghẽn ống tiêu hóa
 Suy tim
 Bệnh Parkinson
 Cứng phân
23. Nếu tiêu chảy xảy ra, các mục tiêu điều trị bao gồm tất cả những điều sau, ngoại trừ *
A. Ngăn chặn tiêu chảy bằng mọi giá
B. Điều trị các nguyên nhân có thể chữa được
C. Ngăn ngừa mất nước và điện giải quá mức
D. Giảm triệu chứng
E. Quản lý chế độ ăn uống
24. Loại tiêu chảy này xảy ra khi một chất kích thích làm tăng tiết hoặc giảm hấp thu nước và điện
giải? *
A. Thẩm thấu
B. Tăng vận động ruột
C. Viêm
D. Tiết
25. Chọn câu đúng về dùng kháng sinh theo kinh nghiệm để điều trị tiêu chảy *
A. A, B, C
B. Khi nghi ngờ hoặc có bằng chứng nhiễm E. coli thì vẫn có thể dùng kháng sinh
C. Khi điều trị tiêu chảy mạn tính
D. Điều trị tiêu chảy du lịch cho trẻ em có thể dùng azithromycin 10 mg/kg – tối đa 500 mg
liều đơn
26. Cơ chế tác động của thuốc nhuận tràng thẩm thấu là *
 Tăng nhu động ruột
 Có thể gây trở ngại hấp thu nước
 Tăng độ phồng kết tràng
 Tạo lưới bằng một chất như gel
 Giữ nước trong lòng ruột
Buổi 14
1. Đối tượng có tỉ lệ nước trong cơ thể thấp nhất: *
 Đàn ông
 Phụ nữ có thai
 Trẻ sơ sinh
 Trẻ em
 Người già
2. Đặc điểm của tăng kali máu: *
 Tăng kali máu gây kích thích hoạt động cơ xương
 Các thuốc gây tăng kali máu: ACEi, lợi tiểu thiazid, các thuốc độc tế bào
 Là tình trạng tăng nồng độ kali ở nội bào
 Có điện thế nghỉ màng tế bào cao hơn bình thường
 Biểu hiện lâm sàng: tăng nhịp tim, tiêu chảy
3. Nhận định nào sau đây về aldosterone là chưa chính xác: *
 Tăng K+ máu làm tăng phóng thích aldosterone
 Có tác dụng tăng tái hấp thu Na+ & nước tại ống thận, tăng huyết áp, giảm lượng nước tiểu,
tăng thể tích tuần hoàn
 Là hormon chống bài niệu
 Còn có tên gọi khác là vasopressin
4. “Dịch khớp, dịch tiết đường tiêu hóa” là: *
 Dịch bạch huyết
 Dịch ngoại bào
 Dịch mô kẽ
 Dịch nội bào
 Huyết thanh
 Huyết tương
5. Huyết thanh là: *
 Dịch ngoại bào
 Dịch kẽ
 Dịch nội mạch
 Dịch tiêu hoá
 Dịch nội bào
6. Các kích thích sinh lý gây khát: *
 Khô niêm mạc ở miệng
 Giảm thẩm thấu dịch ngoại bào (qua trung gian osmoreceptor)
 Tăng thể tích máu (qua trung gian baroreceptor và angiotensin II)
7. Nhận định nào sau đây về sự phân bố dịch là chính xác: *
 Dịch phân bố giữa huyết tương và mô kẽ phụ thuộc vào áp suất thẩm thấu tạo ra do các ion và
protein hòa tan
 Dịch phân bố giữa nội bào và mô kẽ thông qua sự di chuyển tự do của nước qua màng tế bào
 Dịch phân bố giữa huyết tương và mô kẽ theo cơ chế thẩm thấu qua màng bán thấm
 Dịch phân bố giữa nội bào và mô kẽ theo cơ chế thẩm thấu qua màng bán thấm
 Dịch phân bố giữa huyết tương và mô kẽ phụ thuộc vào áp suất giữa các ngăn
8. Nhận định nào sau đây về ADH là chưa chính xác: *
 Chỉ có tác dụng tăng tái hấp thu nước, không tái hấp thu các ion
 Là hormon lợi niệu
 Các yếu tố tăng phóng thích ADH: giảm áp suất thẩm thấu của dịch ngoại bào, tăng thể
tích tuần hoàn, đau, buồn nôn
 Được tổng hợp và phóng thích trực tiếp vào máu từ vùng dưới đồi
9. Các biểu hiện lâm sàng của hạ calci máu: *
 Phù
 Co cơ, chuột rút
 Dấu hiệu Trousseau
 Loạn nhịp tim
 Dấu hiệu Chvostek
10. Nhận định nào sau đây về điều hoà calci trong cơ thể là chính xác: *
 Dùng quá liều vitamin D có thể gây tăng calci máu
 Tăng calci máu gây kích thích thần kinh cơ, tăng phản xạ co cơ
 PTH là hormon tuyến cận giáp, có tác dụng tăng calci máu
 Calcitonin là hormon tuyến giáp, có tác dụng hạ calci máu
 Calcitriol có tác dụng tăng khả năng hấp thu calci và phosphate ở đường ruột
11. Biểu hiện lâm sàng của hạ kali máu: *
 Đa niệu
 Yếu cơ, liệt cơ
 Tăng nhịp tim
 Trướng bụng
 Hạ huyết áp thể đứng
12. Đặc điểm của dịch ngoại bào: *
 Muối NaCl và protein hòa tan tạo ra áp suất thẩm thấu chính của dịch ngoại bào
 Là dịch bên ngoài tế bào, chiếm khoảng 2/3 tổng lượng dịch cơ thể
 Bao gồm huyết tương và dịch kẽ
 Thành phần điện giải chính là Na+, Cl-, HCO3-
 Lượng protein tan trong huyết tương cao hơn trong dịch kẽ
13. Hạ natri máu có đặc điểm nào sau đây: *
 Dịch ngoại bào bị pha loãng, nước đi mô kẽ vào bên trong tế bào
 Tăng áp suất thẩm thấu dịch ngoại bào
 Nồng độ natri huyết thanh thấp hơn giá trị bình thường (135-145 mEq/L)
 Tăng ADH, dùng thuốc lợi tiểu thiazid có thể là nguyên nhân gây hạ natri huyết
 Biểu hiện lâm sàng: khó chịu, chán ăn, buồn nôn, nôn, đau đầu, lú lẫn, hôn mê…
14. Nhận định nào sau đây về rối loạn nồng độ magne máu là chính xác: *
 Dấu Chvostek và dấu Trousseau (+) là một trong những biểu hiện lâm sàng của hạ
magne máu
 Biểu hiện lâm sàng của tăng magne máu là: giảm phản xạ gân cơ, yếu cơ, liệt cơ, hạ
huyết áp
 Magne đóng vai trò quyết định đến điện thể nghỉ của màng tế bào cơ tim nên rối loạn magne
máu sẽ gây loạn nhịp
 Nghiện rựu, dinh dưỡng kém là nguyên nhân gây hạ magne máu
 Các chế phẩm nhuận tràng, antacid có thể gây tăng magne máu
15. Cơ chế gây phù: *
 Tăng áp suất thẩm thấu dịch mô kẽ do tăng tính thấm thành mạch
 Tăng áp suất thủy tĩnh mao mạch
 Quá liều các thuốc lợi tiểu, tăng thải natri
 Tăng áp suất thẩm thấu mao mạch do giảm albumin huyết
 Tắc nghẽn dẫn lưu mạch bạch huyết

You might also like