You are on page 1of 3

1. Phân biệt phí demurrage, detention?

(nhóm 5)
2. Thời gian thông quan cho 1 lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu mất bao lâu ?
( nhóm 1)
Thời gian thông quan cho 1 lô hàng hàng xuất khẩu là trong vòng 8 giờ làm
việc kể từ khi nhận được chứng từ. Thời gian thông quan cho một lô hàng nhập
thông thường là 8-16 giờ làm việc. - Đối với những mặt hàng thuộc danh mục
Kiểm Tra Chất Lượng Nhà Nước theo chuyên ngành (như thực phẩm, mỹ
phẩm , đồ chơi trẻ em, vật liệu xây dựng, phế liệu…) thời gian có thể kéo dài
hơn, - Chúng tôi sẽ có giải pháp đưa hàng về kho khách hàng bảo quản trong
thời gian chờ kết quả kiểm tra, nhằm tiết giảm tối đa các khoản phí lưu
container, lưu bãi…
3. Chi phí khi nhập hàng lẻ và nhập hàng nguyên cont có chênh lệch nhiều
không? (nhóm 2 )
Rất khó để có thể trả lời 1 câu hỏi chung chung như thế này. - Hàng lẻ thì cũng
có nhiều thể tích/trọng lượng như 1cbm/1tấn, 2cbm/2tấn, 3cbm/3tấn,
….14cbm/14tấn,15cbm/15tấn… - Hàng cont thì có nhiều loại cont: cont 20ft,
cont 40ft, cont lạnh, cont sàn,… - Nếu so sánh 1/2/3/4/5 cbm/tấn với cont
20/40ft thì chi phí chênh lệch là rất lớn. - Còn so sánh 14/15 cbm/tấn với cont
20ft thì không thể khẳng định cái nào rẻ hơn cái nào. Vì có nhiều trường hợp,
nhiều thời điểm nếu 15cbm tính chi phí đi hàng lẻ sẽ cao hơn so với việc đi
nguyên cont 20ft. Như vậy, đối với trường hợp tổng thể tích/ trọng lượng đơn
hàng >12cbm thì nv KD phải làm bài toán so sánh giữa việc đi hàng lẻ hay đi
nguyên cont
4. FCL và LCL, cái nào vận chuyển nhanh hơn? (nhóm 3)
5. Thời gian để đưa hàng từ cảng lên tàu để đi đến cảng đến hết bao nhiêu ngày
đối với cả hàng FCL và LCL? khi có thông báo hàng đến thì hàng vào kho mất
bao nhiêu ngày?(nhóm 4 )
– Thời gian đưa hàng lên tàu phụ thuộc vào kích thước tàu chở bao nhiêu
container và năng lực làm hàng của từng cảng. Ví dụ VN bốc xếp hàng chậm
hơn rất nhiều so với cảng Singapore. Nhưng người làm hàng quan tâm đến vấn
đề closing time. miễn sao giao hàng cho tàu trước thời gian closing time là
được, còn việc bốc xếp hàng là cảng lo. Với hàng LCL thì closing time sớm
hơn hàng FCL vì hàng LCL phải có thời gian đóng từng kiện hàng vào
container nữa.
– Thông báo hàng đến D/O thường phát hành trước khi tàu cập cảng khoảng 2-
3 ngày. Thông tin quan trọng nhất là ngày tàu cập cảng. Sau ngày này người
nhận hàng đưa chứng từ hợp lệ hoàn toàn lấy hàng được.
6. Trong vận chuyển hàng container FCL-LCL thì tại cảng đi hãng tàu (hoặc
người chuyên chở thực tế) sẽ cấp Master B/L cho 1 Shipper, nhưng khi hàng
đến cảng dỡ thì nhiều Consignee nhận hàng, vậy thì Consignee cần phải có vận
đơn nào thì mới có thể nhận hàng (Master hay House B/L) và việc gửi chứng từ
từ 1 shipper đến nhiều consignee như thế diễn ra cụ thể như thế nào ạ?
( nhóm 6)
Nếu hàng FCL thì hãng tàu cấp MBL cho FWD sau đó FWD cấp lại HBL cho
chủ hàng, hoặc hãng tàu cấp MBL cho chủ hàng luôn. Sau đó người bán
chuyển B/L cho người mua để nhận hàng.
Nếu LCL thì hãng tàu cấp MBL cho FWD, sau đó FWD chia ra thành nhiều
HBL và cấp cho nhiều chủ hàng khác nhau đó bạn, mỗi chủ hàng sẽ có 1 HBL
riêng để gửi qua đầu nhận để cnee nhận hàng.
7. Lợi ích và hạn chế của FCL ?(nhóm 7)

Lợi ích của FCL- nguyên container


 Đây là cách nhanh nhất để vận chuyển hàng hóa sau khi vận chuyển bằng
đường  hàng không
 Chi phí rẻ hơn so với vận chuyển hàng không
 Chi phí ít hơn LCL cho các lô hàng với khối lượng 13 mét khối trở lên 
 Hàng hóa thường được bốc và dỡ hàng chỉ một lần, có nghĩa là thời gian vận
chuyển ngắn hơn so với hàng lẻ. [Lưu ý: Tuy nhiên, vẫn có những ngoại lệ đối
với quy tắc này, chẳng hạn như khi hàng hóa bị lật (không lên được tàu) hoặc
trong trường hợp chuyển tải (container được chuyển từ tàu này sang tàu khác
khi đang vận chuyển)]   
 Container được niêm phong khi vận chuyển, giảm nguy cơ hư hỏng hàng hóa
 Không có nguy cơ ô nhiễm từ hàng hóa khác. Ví dụ: Quần áo bằng vải bông có
thể có mùi nếu được giữ trong cùng một không gian với gia vị hoặc hóa
chất, vận chuyển FCL đảm bảo điều đó không xảy ra   
 FCL là lựa chọn tốt nhất để vận chuyển hàng hóa lớn, dễ vỡ (gốm sứ, hóa chất)
và đắt tiền
 FCL sử dụng các container lạnh ‍(reefers) cho hàng hóa như thực phẩm tươi
sống, đảm bảo kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm và thông gió. Reefers không thường
được sử dụng trong LCL
Hạn chế của FCL - nguyên container
 Vận chuyển số lượng lớn có nghĩa là phải trả tiền để có thêm không gian hàng
tồn kho
 Việc tải và giao các lô hàng lớn đòi hỏi nhiều thiết bị và nhân lực hơn
 FCL là một sự lựa chọn đắt tiền đối với các lô hàng nhỏ. Mặc dù người gửi
hàng chọn gửi số lượng nhỏ hàng hóa dễ vỡ hoặc có giá trị bằng FCL có thể
mang lại lợi ích hơn so với chi phí bổ sung
 Tỷ giá biến động nhiều hơn so với LCL
 Khả năng cung cấp trong mùa cao điểm là không chắc chắn
 Thời hạn chặt chẽ khiến việc thu thập các lô hàng FCL của nhà nhập khẩu trở
nên phức tạp. Giao hàng chặng cuối trong LCL tương đối đơn giản hơn        

You might also like