You are on page 1of 6

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỊNH GIÁ

1. Các quan điểm về định giá doanh nghiệp


• Định giá là việc ước tính giá trị của các quyền sở hữu tài sản cụ thể bằng hình thái tiền tệ
cho một mục đích đã được xác định (GS. W. Sealrooke – Viện Đại học Portsmouth – Vương
quốc Anh).
• Định giá là việc ước tính giá trị của một tài sản cụ thể, cho một mục đích cụ thể tại một
thời điểm xác định, có cân nhắc đến tất cả đặc điểm của tài sản và các yếu tố kinh tế cơ bản
của thị trường (GS. Lim Lan Yuan –Đại học Quốc gia – Singapore).
2. Mục đích của định giá doanh nghiệp
• Định giá doanh nghiệp hay định giá tài sản là để chuyển giao quyền sở hữu:
o Giúp người bán xác định giá bán có thể chấp nhận được;
o Giúp người mua quyết định giá mua;
o Thiết lập cơ sở trao đổi giữa tài sản này với tài sản khác;
• Định giá doanh nghiệp hay định giá tài sản cho mục đích tài chính – tín dụng:
o Sử dụng doanh nghiệp hay tài sản cho cầm cố, thế chấp để vay nợ;
o Xác định giá trị hợp đồng bảo hiểm tài sản;
• Định giá doanh nghiệp hay định giá tài sản để phát triển và đầu tư:
o So sánh với các cơ hội đầu tư khác;
o Quyết định khả năng đầu tư;
• Định giá doanh nghiệp hay định giá tài sản trong doanh nghiệp là để:
o Lập BCTC, xác định giá thị trường của vốn đầu tư; xác định giá thị trường của vốn
chủ sở hữu;
o Xác định giá trị thực của doanh nghiệp;
o Thực hiện Mua bán, sáp nhập và thâu tóm doanh nghiệp;
o Thanh lý các tài sản của công ty;
o Có phương án xử lý sau khi thực hiện cải cách doanh nghiệp Nhà Nước;
• Định giá doanh nghiệp hay định giá tài sản trong doanh nghiệp là nhằm đáp ứng
các yêu cầu pháp lý:
o Tìm ra giá trị tính thuế hàng năm;

1
o Xác định giá trị bồi thường khi Nhà Nước thu hồi tài sản;
o Tính thuế khi một tài sản được bán hoặc để thừa kế;
o Để tòa án ra quyết định phân chia tài sản khi xét xử;
o Xác định giá sàn phục vụ đấu thầu, đấu giá tài sản công;
o Xác định già sàn phục vụ phát mãi tài sản bị tịch thu, xung công quỹ.
3. Các chuẩn mực giá trị trong định giá doanh nghiệp hay định giá tài sản
Ở Mỹ, có các chuẩn mực giá trị trong định giá:
• Giá trị hợp lý
o Giá trị hợp lý ở góc độ thị trường (Fair market value – FMV)
o Giá trị hợp lý ở góc độ pháp lý
o Giá trị hợp lý ở góc độ báo cáo tài chính
• Giá trị đầu tư
• Giá trị nội tại
3.1. Giá trị hợp lý
3.1.1. Giá trị hợp lý ở góc độ thị trường (Fair market value – FMV)
• Theo Treasury Regulation:
“Giá trị thị trường hợp lý là mức giá mà tại mức giá này tài sản được chuyển dịch qua lại
giữa người bán tự nguyện sang người mua tự nguyện mà không chịu bất kỳ sự ép buộc
(mua hay bán) nào. Cả người bán và người mua đều có kiến thức hợp lý và những yếu tố
liên quan đến tài sản”.
• Trong cuốn Từ Điển Luật của Black:
“Giá trị thị trường hợp lý là mức giá mà người bán tự nguyện chấp nhận và người mua tự
nguyện trả cho người bán trong thị trường mở và trong giao dịch chuyển nhượng; đó là
giao điểm giữa cung và cầu”.
• Chỉ dẫn thu nhập 59 - 60 của Mỹ định nghĩa:
“Giá trị thị trường hợp lý là mức giá mà tại mức giá này tài sản được “chuyền” qua tay
giữa người bán và người mua:
o Một cách tự nguyện tức là không hề có sự bắt buộc nào trong việc người mua buộc
phải mua hoặc người bán bắt buộc phải bán.

2
o Cả người mua và người bán đều có sự am hiểu tương đối kỹ về những yếu tố liên
quan.
o Quyết định của toà án tuyên bố rằng những người mua và người bán có năng lực
nhận biết và tự nguyện trao đổi, có thông tin đầy đủ về tài sản và tập trung vào thị trường
tài sản đó”.
• Theo Chuẩn mực của Tổ chức thực hành định giá trị chuyên nghiệp (USPAP):
“Giá trị thị trường hợp lý là mức giá trị mà tại đó được cho là có sự chuyển giao tài sản vào
một ngày cụ thể, theo những điều kiện đặc thù, được xác định bởi các nhà định giá khi áp
dụng vào việc định giá trị”.
3.1.2. Giá trị hợp lý ở góc độ pháp lý
• Giá trị hợp lý ở góc độ pháp lý là chuẩn mực giá trị do chính quyền đưa ra trong
những tình huống có xảy ra sự bất đồng quan điểm về quyền lợi và những tình huống xảy
ra từ áp lực của cổ đông.
• Định nghĩa về giá trị hợp lý ở góc độ pháp lý có thể thay đổi theo từng quốc gia.
Như vậy, định nghĩa giá trị hợp lý ở góc độ pháp lý của một quốc gia này có thể khác với
giá trị hợp lý của một quốc gia khác.
3.1.3. Giá trị hợp lý ở góc độ báo cáo tài chính
• Đối với các mục đích liên quan đến báo cáo tài chính, theo Hội đồng Chuẩn
mực Kế Toán Tài Chính: “Giá trị hợp lý ở góc độ báo cáo tài chính là mức giá được nhận
từ việc bán tài sản hay chi trả cho việc chuyển nhượng nợ trong một giao dịch theo thứ tự
(orderly transaction), giữa những người tham gia thị trường, vào ngày xác định”.
• Theo SFAS 141 và 142: “Giá trị hợp lý ở góc độ báo cáo tài chính là mức giá mà
tại đó một tài sản (hay một khoản nợ) có thể được mua (hay gánh chịu) hoặc được bán (hay
thanh toán) trong một giao dịch hiện tại giữa những bên tự nguyện, không phải là trường
hợp bán phát mại hay buộc phải bán”.
• Theo SFAS 157 (bây giờ là ASC 820): “Giá trị hợp lý ở góc độ báo cáo tài chính
là giá nhận được khi bán tài sản hay trả tiền để chuyển trách nhiệm trong một giao dịch
giữa những người tham gia thị trường tại ngày định giá trị”.

3
3.2. Giá trị đầu tư
Theo David Laro và Shannon P.Pratt - Thuế và Định giá doanh nghiệp (Hoboken,
NJ: John Wiley & Sons, 2005), pp.201 – 209:
• Giá trị đầu tư là giá trị của một tài sản hay một doanh nghiệp được xác định cho một
hoặc một nhóm nhà đầu tư đáp ứng theo những yêu cầu và kỳ vọng của nhà đầu tư đó.
• Giá trị đầu tư là mức giá mà ở mức giá này đã có phản ánh những thuộc tính của
nhà đầu tư.
• Giá trị đầu tư đã xem xét đến khả năng, kiến thức của nhà đầu tư về rủi ro, thu nhập
tiềm năng và những nhân tố khác.
3.3. Giá trị nội tại (Giá trị thực)
• Giá trị nội tại của doanh nghiệp có thể được hiểu là giá trị thực của doanh nghiệp.
• Giá trị nội tại tồn tại một cách khách quan, không ai có thể áp đặt, kể cả người sở
hữu tài sản.
• Cơ sở khách quan của giá trị nội tại là toàn bộ giá trị tài sản hữu hình và giá trị tài
sản vô hình đang phát huy tác dụng ở công ty đang định giá.
• Giá trị nội tại phản ánh tiềm lực của doanh nghiệp và là cơ sở kinh tế của thị giá.
Thị giá tuy luôn biến động, nhưng thường xoay quanh giá trị nội tại, không thể thoát ly quá
xa, quá lâu giá trị nội tại.
4. Các phương pháp định giá doanh nghiệp hay định giá tài sản
Định giá có nhiều kỹ thuật khác nhau nhưng có thể được phân loại thành ba nhóm
chính là:
• Định giá dựa trên cơ sở thu nhập;
• Định giá dựa trên cơ sở thị trường;
• Định giá dựa trên cơ sở tài sản.
4.1. Phương pháp định giá dựa trên cơ sở thu nhập - Income Approach
Với phương pháp định giá dựa trên thu nhập - Income Approach có ba mô hình
thường được sử dụng:
• Mô hình Chiết khấu dòng tiền (Discounted Cashflow/Free Cashflow).
• Mô hình Phương pháp chi phí (Cost to Create Approach).
4
• Mô hình Vốn hóa thu nhập (Capitalized Earnings Method).
4.2. Phương pháp định giá dựa trên cơ sở thị trường - Market Approach
Với phương pháp định giá dựa trên cơ sở thị trường - Market Approach có hai mô
hình thường được sử dụng:
• Mô hình vốn hóa thị trường đối với các công ty niêm yết.
• Mô hình thị giá so sánh đối với các công ty chưa niêm yết.
4.3. Phương pháp định giá dựa trên cơ sở tài sản – Assets Approach
Với phương pháp định giá dựa trên cơ sở tài sản – Assets Approach có ba mô hình
thường được sử dụng:
• Mô hình giá trị tài sản ròng hay giá trị sổ sách (Net Adjusted Asset Value or
Economic BookVvalue).
• Mô hình định giá tài sản vô hình (Intangible Asset Valuation).
• Mô hình xác định giá trị thanh lý (Liquidation Value).
5. Những tổ chức định giá chuyên nghiệp ở Mỹ
• Hiệp hội Kế toán viên công chứng Mỹ (American Institute of Certified Public
Accountants - AICPA).
• Hiệp hội những người định giá trị Mỹ (American Society of Appraisers - ASA).
• Hiệp hội những Nhà định giá doanh nghiệp (The Institute of Business Appraisers -
IBA).
• Hội liên hiệp quốc gia các Nhà định giá trị có công chứng (National Association of
Certified Valuation Analysts - NACVA).

5
6

You might also like