You are on page 1of 9

01-Apr-21

UNIVERSITY OF ECONOMICS – HO CHI MINH CITY

CÁC CHUẨN MỰC GIÁ TRỊ


STANDARDS OF VALUE

Các chuẩn mực giá trị (Standards of value)

Định nghĩa về chuẩn mực giá trị:

Chuẩn mực giá trị là một định nghĩa về loại giá trị đang cần được định giá

Tại sao “mọi báo cáo thẩm định phải xác định tiêu chuẩn giá trị”?

1
01-Apr-21

Các chuẩn mực giá trị (Standards of value)

• Giá trị thị trường hợp lý – Fair market value (FMV):tự nguyện- dựa trên cung cầu
1. Giá mà người mua sẵn long trả
2. Giá mà người bán sẵn lòng chấp nhận
3. Hai bê n đều có đầy đủ thông tin liê n quan
4. Hoàn toàn trê n cơ sở tự nguyện. Không bê n nào bị bắt buộc phải mua hay bán

• Giá trị thị trường hợp lý là chuẩn mực định giá trị được biết đến nhiều nhất và được áp dụng
trong các trường hợp liê n quan đến pháp lý, toà án.

• Giá trị thị trường hợp lý được áp dụng vào tất cả những trường hợp liê n quan đến thuế của
các bang cũng như của quốc gia bao gồm thuế bất động sản, thuế cho tặng, thuế thu nhập,
thuế quảng cáo và trong rất nhiều những tình huống định giá trị khác.

Giá trị thị trường hợp lý (Fair market value – FMV)

• Theo Treasury Regulation:

“Giá trị thị trường hợp lý là mức giá mà tại mức giá này tài sản được chuyển dịch qua lại
giữa người bán tự nguyện sang người mua tự nguyện mà không chịu bất kỳ sự ép buộc
(mua hay bán) nào. Cả người bán và người mua đều có kiến thức hợp lý và những yếu
tố liê n quan”.

• Trong cuốn Từ Điển Luật của Black:

“Giá trị thị trường hợp lý là mức giá mà người bán tự nguyện chấp nhận và người mua
tự nguyện trả cho người bán trong thị trường mở và trong giao dịch chuyển nhượng; đó
là giao điểm giữa cung và cầu”.

2
01-Apr-21

Giá trị thị trường hợp lý (Fair market value – FMV)


Chỉ dẫn thu nhập 59 - 60 của Mỹ định nghĩa:

“Giá trị thị trường hợp lý là mức giá mà tại mức giá này tài sản được “chuyền” qua tay giữa
người bán và người mua:

• Một cách tự nguyện tức là không hề có sự bắt buộc nào trong việc người mua buộc phải
mua hoặc người bán bắt buộc phải bán.

• Cả người mua và người bán đều có sự am hiểu tương đối kỹ về những yếu tố liê n quan.

• Quyết định của toà án tuyê n bố rằng những người mua và người bán có năng lực nhận
biết và tự nguyện trao đổi, có thông tin đầy đủ về tài sản và tập trung vào thị trường tài
sản đó”

Giá trị thị trường hợp lý (Fair market value – FMV)


Theo Chuẩn mực của Tổ chức thực hành định giá trị chuyên nghiệp (USPAP):
“Giá trị thị trường hợp lý là mức giá trị mà tại đó được cho là có sự chuyển giao tài sản
vào một ngày cụ thể, theo những điều kiện đặc thù, được xác định bởi các nhà định giá
khi áp dụng vào việc định giá trị”.

Theo Quyết định số 24/2005/QĐ-BTC ngày 18/04/2005 của Bộ Tài chính Việt Nam
ban hành Tiêu chuẩn số 01 (TĐGVN 01)
Giá trị thị trường của một tài sản là mức giá ước tính sẽ được mua bán trên thị
trường vào thời điểm thẩm định giá và được xác định giữa một bên là người mua
sẵn sàng mua và một bên là người bán sẵn sàng bán; trong một giao dịch mua
bán khách quan và độc lập, trong điều kiện thương mại bình thường.

3
01-Apr-21

Giá trị hợp lý (Fair value)


không bị tác động bởi quy luật cung cầu
• Theo nghĩa kinh tế rộng nhất, giá trị hợp lý (Fair value) thể hiện giá
tiềm năng hoặc giá trị được ấn định cho một hàng hóa hoặc dịch vụ, có
tính đến tiện ích, cung và cầu đối với hàng hóa hoặc dịch vụ đó và mức
độ cạnh tranh của nó. Mặc dù nó có hàm ý đến một thị trường mở,
nhưng nó không hoàn toàn giống với giá trị thị trường, chỉ đơn giản là
đề cập đến giá của một tài sản trê n thị trường (không phải giá trị nội
tại).
xác định giá để đầu tư, tùy vào mục tiêu

Giá trị hợp lý (Fair value)

• Giá trị hợp lý là một chuẩn mực giá trị có thể áp dụng trong nhiều tình
huống khác nhau, như lập báo cáo tài chính, định giá DN để chuyển từ
công ty cổ phần thành công ty tư nhân, các vấn đề tranh chấp giữa cổ
đông, giải thể doanh nghiệp, ly dị…

• Định nghĩa về giá trị hợp lý phụ thuộc vào từng bối cảnh.
• Giá trị hợp lý (pháp lý) tranh chấp tài sản

• Giá trị hợp lý (lập báo cáo tài chính)

4
01-Apr-21

Giá trị hợp lý (pháp lý)

• Giá trị hợp lý là chuẩn mực giá trị do chính quyền bang đưa ra trong những tình
huống có xảy ra sự bất đồng quan điểm về quyền lợi và những tình huống xảy
ra từ áp lực của cổ đông.

• Định nghĩa về giá trị hợp lý có thể thay đổi theo từng bang. Như vậy, định
nghĩa giá trị hợp lý trong một bang này có thể khác với giá trị hợp lý của các
bang khác.

• Nhà phân tích phải hiểu cả định nghĩa lẫn ứng dụng của giá trị hợp lý trong các
bang riê ng biệt nơi mà hành động diễn ra. Bàn luận với luật sư về đạo luật của
bang là rất hữu ích.

Giá trị hợp lý (báo cáo tài chính)

• Đối với các mục đích liê n quan đến báo cáo tài chính, Theo Hội đồng Chuẩn
mực Kế Toán Tài Chính:

• Giá trị hợp lý là mức giá được nhận từ việc bán tài sản hay chi trả cho việc
chuyển nhượng nợ trong một giao dịch theo thứ tự (orderly transaction),
giữa những người tham gia thị trường, vào ngày xác định.

5
01-Apr-21

Giá trị hợp lý (báo cáo tài chính)

• Theo SFAS 141 và 142: “Giá trị hợp lý là mức giá mà tại đó một tài sản (hay
một khoản nợ) có thể được mua (hay gánh chịu) hoặc được bán (hay thanh
toán) trong một giao dịch hiện tại giữa những bê n tự nguyện, không phải là
trường hợp bán phát mại hay buộc phải bán”.

• Theo SFAS 157 (bây giờ là ASC 820): “Giá trị hợp lý là giá nhận được khi bán
tài sản hay trả tiền để chuyển trách nhiệm trong một giao dịch giữa những
người tham gia thị trường tại ngày định giá trị”

Các chuẩn mực giá trị (Standards of value)


Các chuẩn mực giá trị phổ biến

• Giá trị đầu tư (Investment value): giá trị của tài sản hoặc doanh nghiệp đối
với một chủ sở hữu cụ thể hoặc chủ sở hữu tương lai.

o Giá trị đầu tư thường được sử dụng đồng nghĩa với giá trị đối với người nắm
giữ (value to the holder).

o Giá trị đầu tư có thể được đo lường, vídụ, như là dòng tiền ròng chiết
khấu (discounted net cash flow) mà một nhà đầu tư cụ thể mong đợi một
công ty kiếm được, theo cách mà nhà đầu tư (chủ sở hữu) cụ thể đó sẽ vận
hành nó. được xác định giá trị DN vào tài sản

6
01-Apr-21

Giá trị đầu tư (Investment value)

Theo David Laro và Shannon P.Pratt - Thuế và Định giá doanh nghiệp
(Hoboken, NJ: John Wiley & Sons, 2005), pp.201 – 209:

• Giá trị đầu tư là giá trị của một tài sản hay một doanh nghiệp được xác định cho một hoặc một
nhóm nhà đầu tư đáp ứng theo những yê u cầu và kỳ vọng của nhà đầu tư đó.

• Giá trị đầu tư là mức giá mà ở mức giá này đã có phản ánh những thuộc tính của nhà đầu tư.

• Giá trị đầu tư đã xem xét đến khả năng, kiến thức của nhà đầu tư về rủi ro, thu nhập tiềm năng
và những nhân tố khác.

Các chuẩn mực giá trị (Standards of value)

• Theo quan điểm của người bán và người mua tiềm năng, Giá trị đầu tư tính
đến các yếu tố sau :

o Các nhu cầu và khả năng kinh tế tương ứng của các bên tham gia giao dịch
o Không thích hoặc chấp nhận rủi ro
o Động lực của các bên
o Chiến lược kinh doanh và kế hoạch kinh doanh
o Hợp lực và các mối quan hệ
o Điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp mục tiêu
o Hình thức tổ chức của doanh nghiệp mục tiêu

7
01-Apr-21

Các chuẩn mực giá trị (Standards of value)


bản thân tài sản xứng đáng có được

• Giá trị nội tại (intrinsics value): giá trị được coi là vốn có của bản thân tài
sản. Giá trị nội tại được định nghĩa là “có thể mong muốn hoặc được mong
muốn vì lợi ích của chính bản thân tài sản mà không liên quan đến bất kỳ điều
gì khác”. (Từ điển Webster); và “giá trị vốn có của một thứ, không có bất kỳ tính
năng đặc biệt nào có thể làm thay đổi giá trị thị trường của nó. Ví dụ, giá trị nội
tại của một đồng xu bạc là giá trị của hàm lượng bạc bên trong đồng xu đó ”.
[Từ điển Luật của Black]; “Giá trị được chứng minh bằng tài sản, thu nhập, cổ
tức, triển vọng xác định và yếu tố quản lý” [Graham và Dodd].

• Giá trị nội tại không phải là một tiêu chuẩn pháp lý về giá trị.

Giá trị nội tại (Intrinsic value)


• Giá trị nội tại của doanh nghiệp có thể được hiểu là giá trị thực của doanh nghiệp.

• Giá trị nội tại tồn tại một cách khách quan, không ai có thể áp đặt, kể cả người sở
hữu tài sản.

• Cơ sở khách quan của giá trị nội tại là toàn bộ giá trị tài sản hữu hình và giá trị tài sản
vôhình đang phát huy tác dụng ở công ty đang định giá.

• Giá trị nội tại phản ánh tiềm lực của doanh nghiệp và là cơ sở kinh tế của thị giá. Thị
giá tuy luôn biến động, nhưng thường xoay quanh giá trị nội tại, không thể thoát ly
quá xa, quá lâu giá trị nội tại.

8
01-Apr-21

Các chuẩn mực giá trị (Standards of value)

• Theo Graham và Dodd, giá trị nội tại bị ảnh hưởng bởi bốn yếu tố sau:

1. Mức thu nhập bình thường và khả năng sinh lời khi sử dụng các tài sản
được phân biệt với thu nhập được báo cáo, có thể và thường xuyên bị bóp
méo bởi những ảnh hưởng nhất thời
2. Cổ tức đã thực trả hoặc khả năng trả cổ tức đó hiện tại và trong tương lai
3. Kỳ vọng thực tế về tăng trưởng đường xu hướng của khả năng kiếm tiền
4. Tính ổn định và khả năng dự đoán của các dự báo định lượng và định tính
về giá trị kinh tế trong tương lai của doanh nghiệp

You might also like