You are on page 1of 35

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH


----------oOo----------

BÀI TIỂU LUẬN

HIỀU VỀ QUẢN TRỊ MARKETING

Học phần: Quản trị Marketing

GVHD: Võ Hồng Hạnh

Lớp học phần: 222_DQT0110_03

Thứ tự bài: 01

TP. Hồ Chí Minh – năm 2023


DANH SÁCH THÀNH VIÊN

Họ và Tên
STT MSSV Tên Nhiệm vụ
(Đệm)
1 207QT62405 Vũ Thị Mỹ Hương Thiết kế PowerPoint
Lời mở đầu
2 207QT62481 Trương Ai Lel Kết luận
Tổng hợp và chỉnh sửa nội dung
3. Những khái niệm Marketing cốt lõi
3.6. Ấn tượng và tương tác
Nguyễn Thị 3.7. Giá trị và sự hài lòng
3 207QT67999 Liễu
Trúc 3.8. Chuỗi cung ứng
3.9. Sự cạnh tranh
3.10. Môi trường Marketing
7. Các nhiệm vụ của quản trị Marketing
7.1. Xây dựng chiến lược và kế hoạch
Bùi Phạm Marketing
4 207QT19504 Nam
Khánh 7.2. Nắm bắt Marketing Insights
7.3. Kết nối với khách hàng
7.4. Xây dựng những thương hiệu mạnh
6. Marketing toàn diện
Nguyễn
5 207QT45659 Ni 6.3. Marketing nội bộ
Đồng Hải
6.4. Marketing dựa trên hiệu suất
3. Những khái niệm Marketing cốt lõiy3.1.
Nhu cầu, mong muốn và nhu cầu có khả
năng chi trả
3.2. Thị trường mục tiêu, đinh vị và phân
Võ Thị
6 207QT62743 Như khúc
Phương
3.3. Hàng bán (Offerings) và thương hiệu
3.4. Các kênh Marketing
3.5. Phương tiện truyền thông trả phí, sở
hữu và lan truyền
4. Những xu hướng Marketing
4.1. Công nghệ
7 207QT19903 Vũ Lâm Kỳ Phong
4.2. Toàn cầu hóa
4.3. Trách nhiệm xã hội
8 207QT62774 Lê Gia Phú Thiết kế PowerPoint và soạn Word
1. Vai trò của Marketing
Trần Thị
9 207QT62795 Phụng 2. Phạm vi của Marketing
Kim
2.1. Khái niệm của Marketing
10 207QT68046 Hồ Nguyễn Quỳnh 6. Marketing toàn diện
6.1. Marketing mối quan hệ
Như
6.2. Marketing tích hợp
5. Một thị trường thay đổi nhanh
5.1. Những năng lực mới của người tiêu
dùng
11 207QT68062 Lê Anh Thư
5.2. Những năng lực mới của công ty
5.3. Thay đổi kênh
5.4. Tính cạnh tranh tăng cao
7. Các nhiệm vụ của quản trị Marketing
7.5. Sáng tạo giá trị
Trần 7.6. Chuyển giao giá trị
12 207QT63225 Uyên
Hoàng 7.7. Truyền tải giá trị
7.8. Thực hiện Marketing có trách nhiệm
cho thành công dài hạn
2. Phạm vi của Marketing
13 207QT06664 Phạm Thảo Vy 2.2. Đối tượng của Marketing
2.3. Ai tiếp thị?
ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN
MỤC LỤC

DANH SÁCH THÀNH VIÊN...................................................................................2


ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN.......................................................................................4
Lời cảm ơn..............................................................................................................6
Lời mở đầu.............................................................................................................7
NỘI DUNG..............................................................................................................8
1. Vai trò của Marketing.....................................................................................8
2. Phạm vi của Marketing....................................................................................8
2.1. Khái niệm của Marketing...........................................................................8
2.2 . Đối tượng của Marketing..........................................................................9
2.3 Marketer...................................................................................................11
3. Những khái niệm Marketing cốt lõi................................................................13
3.1. Nhu cầu, mong muốn và nhu cầu có khả năng chi trả............................13
3.2. Thị trường mục tiêu, đinh vị và phân khúc..............................................14
3.3. Hàng bán (Offerings) và thương hiệu......................................................14
3.4. Các kênh Marketing.................................................................................14
3.5. Phương tiện truyền thông trả phí, sở hữu và lan truyền.........................14
3.6. Ấn tượng và tương tác (Liễu)..................................................................15
3.7. Giá trị và sự hài lòng................................................................................15
3.8. Chuỗi cung ứng.......................................................................................15
3.9. Sự cạnh tranh..........................................................................................16
3.10. Môi trường Marketing............................................................................16
4. Những xu hướng Marketing..........................................................................16
4.1. Công nghệ...............................................................................................16
4.2. Toàn cầu hóa...........................................................................................16
4.3. Trách nhiệm xã hội..................................................................................17
5. Một thị trường thay đổi nhanh.......................................................................17
5.1. Những năng lực mới của người tiêu dùng..............................................17
5.2. Những năng lực mới của công ty............................................................17
5.3. Thay đổi kênh phân phối.........................................................................18
5.4. Tính cạnh tranh tăng cao.........................................................................18
6. Marketing toàn diện.....................................................................................18
6.1. Marketing mối quan hệ............................................................................18
6.2. Marketing tích hợp...................................................................................19
6.3. Marketing nội bộ......................................................................................20
6.4. Marketing dựa trên hiệu suất...................................................................20
7. Các nhiệm vụ của quản trị Marketing............................................................21
7.1. Xây dựng chiến lược và kế hoạch Marketing..........................................21
7.2. Nắm bắt Marketing Insights.....................................................................21
7.3. Kết nối với khách hàng............................................................................22
7.4. Xây dựng những thương hiệu mạnh.......................................................22
7.5. Sáng tạo giá trị.........................................................................................22
7.6. Chuyển giao giá trị...................................................................................22
7.7 Truyền tải giá trị........................................................................................23
7.8.  Thực hiện Marketing có trách nhiệm cho thành công dài hạn...............23
Kết luận.................................................................................................................23
Tài liệu tham khảo................................................................................................24
DANH MỤC HÌNH ẢNH
LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, nhóm em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại học Văn Lang
đã đưa môn học Quản trị Marketing vào chương trình giảng dạy. Đặc biệt, nhóm
em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn - cô Võ Hồng Hạnh đã dạy
dỗ, truyền đạt những kiến thức quý báu cho nhóm em trong suốt thời gian học
tập vừa qua. 

Trong thời gian tham gia lớp học Quản trị Marketing của cô, nhóm em đã có thêm
cho mình nhiều kiến thức bổ ích, tinh thần học tập hiệu quả, nghiêm túc. Đây
chắc chắn sẽ là những kiến thức quý báu, là hành trang để nhóm em có thể vững
bước sau này. Bộ môn Quản trị Marketing là môn học thú vị, vô cùng bổ ích và
có tính thực tế cao, đảm bảo cung cấp đủ kiến thức, gắn liền với nhu cầu thực
tiễn của sinh viên. Tuy nhiên, do vốn kiến thức còn nhiều hạn chế và khả năng
tiếp thu thực tế còn nhiều bỡ ngỡ, nhóm em đã cố gắng hết sức nhưng sẽ không
tránh khỏi những thiếu sót và nhiều chỗ còn chưa chính xác, kính mong cô xem
xét và góp ý để bài tiểu luận của

Lời cuối cùng, chúng em xin chúc cô luôn thành công, hạnh phúc và hoàn thành
nhiệm vụ cao cả trong sự nghiệp trăm năm trồng người.

Chúng em xin chân thành cảm ơn!


LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời đại công nghệ hiện đại như hiện nay, Marketing đã có sự thay đổi
nhanh chóng từ nhu cầu khách hàng, thị trường tiềm năng, và phương tiện
quảng cáo cũng trở nên đa dạng hình thức hơn. Đây là những cơ hội giúp doanh
nghiệp có thể thấu hiểu những mong muốn của khách hàng, cũng như hoạch
định chiến lược Marketing phù hợp khi ra mắt sản phẩm hoặc thâm nhập thị
trường. Bên cạnh đó, khi không nắm bắt được những thách thức mới trong thị
trường chung thì doanh nghiêp sẽ rơi vào tình huống tạo ra những sản phẩm,
dịch vụ kém thu hút, khó tạo ra lợi nhuận kinh doanh.

Để hiểu thêm những kiến thức của Marketing thì nhóm chúng em đã nghiên cứu
nội dung “Chương 1: Hiểu về Quản trị Marketing” từ giáo trình Quản trị Marketing
(NXB Hồng Đức) và thực hiện tiểu luận. 
NỘI DUNG

1. Vai trò của Marketing


 Marketing giữ vai trò quan trọng trong kinh doanh nắm bắt nhu cầu của
khách hàng, giới thiệu sản phẩm mới cũng như làm nổi bật những sản
phẩm hiện có của doanh nghiệp. Đồng thời chiến lược Marketing thành
công sẽ tạo nên nhu cầu về sản phẩm và dịch vụ, từ đó tạo ra được việc
làm giúp ổn định an sinh xã hội. 

2. Phạm vi của Marketing


2.1. Khái niệm của Marketing

 Marketing là xác định và đáp ứng nhu cầu của con người và xã hội. Hiểu
một cách ngắn gọn thì marketing là “đáp ứng nhu cầu và lợi nhuận”. 
 Marketing chính là bán những gì khách hàng cần, chứ doanh nghiệp
không bán những gì doanh nghiệp có. Mục đích cuối cùng là nắm bắt nhu
cầu khách hàng.
o Ví dụ: Google và IKEA là hai công ty điển hình cho sự hiểu biết về
marketing và biến một nhu cầu của khách hàng thành một cơ hội kinh
doanh có lời.
 Chiến lược Marketing Mix (5Ps)
 Marketing mix (Cách gọi khác: Marketing hỗn hợp) là tập hợp các công
cụ tiếp thị được doanh nghiệp  sử dụng để đạt được mục tiêu tiếp thị trên thị
trường. 
 Mô hình 5Ps bao gồm Product (Sản phẩm), Price (Giá cả), Place (Địa
điểm, phân phối), Promotion (Quảng cáo, khuyến mãi), People (Con người).
o Ví dụ cụ thể về chiến lược marketing 5P của Starbucks về 5 thành
phần trên:
 Products (sản phẩm): 
o Tập đoàn Starbucks đã và đang liên tục đổi mới những tổ hợp sản
phẩm của mình để chiếm lĩnh thị trường thực phẩm và đồ uống. Sau đây
là các dòng sản phẩm cốt lõi của Starbucks như cà phê, trà, đồ uống,
Frappuccino, sinh tố, thực phẩm và hàng hóa (cốc, cà phê hòa tan,...)
o Ví dụ, công ty đã thêm dòng Frappuccino sau khi mua lại The Coffee
Connection vào năm 1994. Doanh nghiệp cũng cần có một quá trình đổi
mới sản phẩm liên tục nhằm mục đích là đưa ra các sản phẩm mới để thu
hút và giữ chân nhiều khách hàng hơn. Đặc biệt là khi họ có một lượng
khách trung thành khá lớn trên thị trường quốc tế.
 Price (giá cả): 
o Starbucks đã sử dụng chiến lược định giá cao cấp. Cụ thể hướng đến
đối tượng người trưởng thành (25 đến 40 tuổi), người trẻ tuổi (18 đến 24
tuổi),  và những khách hàng quen thuộc của Starbucks là nhân viên văn
phòng. 
 Place (Địa điểm, phân phối)
o Starbucks hầu như cung cấp sản phẩm của mình tại các quán cà phê.
Dưới đây là các địa điểm chính mà Tập đoàn Starbucks sử dụng để tiếp
cận khách hàng tiềm năng:

 Quán cà phê
 Ứng dụng di động

o Ban đầu, Starbucks bán sản phẩm của mình thông qua các quán cà
phê truyền thống. Sau đó, họ mới đăng tải trên các trang online và trang
Social chính thức của họ.
o Về địa điểm, Starbucks thường đặt các cửa hàng ở các vị trí đông đúc,
nổi tiếng như quận 1 (Phố đi bộ Nguyễn Huệ), quận Bình Thạnh
(Landmark 81), quận 2 (Thảo Điền)... 
 Promotion (Quảng bá, khuyến mãi)
o Tập đoàn Starbucks chủ yếu quảng bá sản phẩm của mình thông qua
bán hàng cá nhân.
o Cụ thể, các hình thức quảng bá Starbucks thường sử dụng, bao gồm:

 Truyền miệng
 Quảng cáo
 Chương trình khuyến mãi bán hàng
 Quan hệ công chúng

o Starbucks hoạt động mạnh nhất ở phương thức truyền miệng bằng
cách tập trung cung cấp trải nghiệm khách hàng tốt nhất để khuyến khích
mọi người truyền bá những lời tích cực về doanh nghiệp.

 People (con người)

o Starbucks sở hữu một lực lượng lao động lớn và khi làm việc thì mọi
nhân viên đều có cơ hội bình đẳng.
o Starbuck cũng có một cửa hàng ở Mexico thực hiện chương trình phát
động sáng kiến tạo cơ hội cho các công dân là người cao tuổi làm việc tại
đây. Điều này đã giúp Starbuck nâng cao hình ảnh của mình trong mắt
người dùng.
o Công ty cũng nổi tiếng với việc chi rất lớn cho việc đào tạo và phát triển
nhân viên.

 Yếu tố con người là một phần quan trọng trong marketing, họ là những
trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào các hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp 
2.2 Đối tượng của Marketing

2.2.1 Các loại đối tượng trong marketing:

 Hàng hoá: chiếm phần lớn sản lượng của các nước và các hoạt động
marketing.
o Ví dụ: Cụ thể như thị trường người tiêu dùng gồm có các nhóm hàng
hoá như: nhóm hàng tiêu dùng nhanh, nhóm hàng tiêu dùng bán bền,
nhóm hàng tiêu dùng bền.
 Dịch vụ: khi các nền kinh tế được nâng cao thì dịch vụ đã trở thành đối
tượng không thể thiếu trong marketing.
o Ví dụ: Cụ thể như cách chăm sóc khách hàng cũng như thêm vào các
dịch vụ trên các chuyến bay trên cả tuyệt vời của Vietnam Airlines.
 Sự kiện: Marketer quảng bá các sự kiện theo thời gian, như các hội chợ
thương mại lớn, những buổi trình diễn nghệ thuật và các lễ kỷ niệm công ty.
o Ví dụ: những sự kiện thể thao toàn cầu như Olympic và World cup
được quảng bá rầm rộ đến các công ty và người hâm mộ.
 Trải nghiệm: bằng cách phối hợp nhiều dịch vụ và hàng hoá, một công ty
có thể sáng tạo, trình diễn và tiếp thị những trải nghiệm.
o Ví dụ: Cách chăm sóc khách hàng của Thegioididong chu đáo từ A đến
Z đã mang đến những trải nghiệm khách hàng. 
 Con người: nhà tư vấn quản lý Tom Peters: “bản thân là một bậc thầy
xây dựng thương hiệu bản thân, đã khuyên mỗi người hãy trở thành một
thương hiệu”.
o Ví dụ: Nhiều vận động viên và nhân vật giải trí đã tự làm một công việc
marketing bậc thầy như cầu thủ bóng đá messi, nhà đầu tư Warren
Buffett, Mark Zuckerberg….
 Địa điểm: các thành phố, bang, vùng miền và cả các quốc gia cạnh tranh
nhau để thu hút khách du lịch, dân cư, nhà máy và các trụ sở công ty.
o Ví dụ: The Las Vegas Convention & Visitors Authority đã rất thành công
với chiến dịch quảng cáo đầy khiêu khích của họ “ What happens
Here ,Stays Here,” vẽ nên Las Vegas như một “sân chơi cho người lớn.”
 Tài sản: Tài sản là những quyền sở hữu vô hình cho đến những sở hữu
thực (địa ốc) hoặc tài sản tài chính (cổ phiếu và trái phiếu).
o Ví dụ: Marketing có thể quảng cáo hình ảnh của sản phẩm cụ thể như
ngành bất động sản. 
 Tổ chức: Các bảo tàng tổ chức trình diễn nghệ thuật, doanh nghiệp và tổ
chức phi lợi nhuận đang dùng marketing để nâng cao hình ảnh công chúng
của họ cũng như cạnh tranh tìm khán thính giả và quỷ tài trợ.
o Ví dụ: Trường đại học Văn Lang đã quản lý rất tốt về nhận diện và hình
ảnh của trường mình bằng cách mỗi năm đều tặng cho sinh viên mới
nhập học một chiếc balo mang màu sắc và logo của trường.
 Thông tin: là những gì sách vở, trường học và đại học bỏ tiền ra sản
xuất, tiếp thị và phân phối đến phụ huynh, học sinh, sinh viên và cộng đồng.
o Ví dụ: Doanh nghiệp đưa ra các quyết định kinh doanh bằng cách dùng
thông tin cung cấp bởi những tổ chức.
 Ý tưởng: mỗi cung cấp trên thị trường đều gồm một ý tưởng cơ bản.
o Ví dụ: Sứ mệnh của Vinamilk “Trở thành biểu tượng niềm tin hàng đầu
Việt Nam về sản phẩm dinh dưỡng và sức khỏe phục vụ cuộc sống con
người“, thương hiệu sữa dựa trên ý tưởng ban đầu là cung cấp sữa chất
lượng cho người VN mà còn thành công trên thị trường quốc tế. 

2.2.2 Marketer

 Marketer là một người tìm kiếm một sự phản hồi – một sự chú ý, một sự
ủng hộ, một sự cho đi – từ một bên khác, gọi là tiềm năng. 
 Nói một cách ngắn gọn, Marketer là một người tìm kiếm tiềm năng trên thị
trường.
 Với mỗi loại sản phẩm và dịch vụ khác nhau sẽ có các kế hoạch hoạt
động marketing khác nhau vì thế một marketer đã tham gia vào phát triển
marketing của một loại sản phẩm này thì sẽ không tham gia vào các loại sản
phẩm khác 

1.    Nhu cầu tiêu cực (negative demand): khách hàng không thích sản
phẩm và không có nhu cầu

Ví dụ: Điều trị nha khoa, hợp đồng bảo hiểm phải đối mặt với rất nhiều
nhu cầu tiêu cực bởi vì mọi người thay vì đến bác sĩ để điều trị hoặc tham
gia hợp đồng bảo hiểm, thích thực hiện các biện pháp phòng ngừa để
tránh mua các dịch vụ này. 

2.    Nhu cầu không tồn (nonexistent demand): khách hàng không biết có
sản phẩm và không có hứng thú với sản phẩm

Ví dụ: Hãng điện thoại Blackberry không nắm bắt được sự thay đổi nhu
cầu mà vẫn sản xuất hãng điện thoại theo kiểu cũ và khách hàng không
có hứng thú nên điện thoại không thể bán được. 

3.    Nhu cầu tiềm tàng (latent demand): khách hàng có thể cho thấy một
nhu cầu mạnh mẽ mà một sản phẩm hiện có chưa thoả mãn được.

Ví dụ: Lịch sử phát triển của điện thoại từ nhu cầu ban đầu chỉ là nhắn tin,
gọi điện thì hiện nay nhờ có điện thoại thông minh mà có thể lướt mua
hàng trên mạng xã hội...

4.    Nhu cầu suy giảm (declining demand): khách hàng bắt đầu ít mua
sắm hay không mua nữa
Ví dụ: Khi đã có điện thoại thông minh thì không có việc gì khách hàng
phải mua một cái radio để nghe nhạc. 

5.    Nhu cầu không thường xuyên (irregular demand): khách hàng mua
hàng thay đổi theo mùa, hàng tháng, hàng tuần, hàng ngày hay thậm chí
theo giờ

Ví dụ: Lượng tiêu thụ hàng hoá bánh mứt sẽ tăng vào ngày lễ đầu năm. 

6.    Nhu cầu đầy đủ (full demand): khách hàng mua hàng thoả mãn với
tất cả sản phẩm được đưa vào thị trường.

Ví dụ: Máy giặt với các tính năng mới như tiết kiệm nước, điện, giặt nhiều
chế độ.

7.    Nhu cầu vượt mức (overfull demand): Nhiều khách hàng hơn muốn
mua sản phẩm mà hiện có thể thoả mãn.

Ví dụ: Các sản phẩm không thường xuyên như ngành xi măng, nơi nhu
cầu không thường xuyên nhưng rất cao. 

8.    Nhu cầu không lành mạnh (unwholesome demand): khách hàng có
thể bị thu hút bởi sản phẩm có hệ quả

Ví dụ: Những sản phẩm này có thể là vũ khí, rượu, phim vi phạm bản
quyền,...

Trong mỗi trường hợp, marketer phải xác định nguyên nhân của trạng
thái nhu cầu và quyết định một kế hoạch hành động để chuyển nhu cầu
sang một trạng thái mong muốn hơn.

2.2.3 Thị trường

 Thị trường: là một tập hợp những người mua và người bán giao dịch
một sản phẩm cụ thể hay một loại sản phẩm. Có năm thị trường cơ bản và
giữa chúng có mối liên hệ và tác động qua lại lẫn nhau, bao gồm: thị trường
tài nguyên, thị trường nhà sản xuất, thị trường chính phủ, thị trường tiêu thụ,
thị trường trung gian.
 Marketer xem bán hàng: là thuật ngữ thị trường để chỉ các nhóm khách
hàng. Cụ thể như thị trường nhu cầu, thị trường sản phẩm, thị trường nhân
khẩu học, thị trường địa lý, thị trường người bỏ phiếu, thị trường lao động và
thị trường hiến tặng.
 Thị trường khách hàng mục tiêu: xem xét các thị trường khách hàng
mục tiêu sau đây:
 Thị trường người tiêu dùng (B2C): các công ty bán số lượng lớn hàng
hoá và dịch vụ tiêu dùng không thiết lập một hình ảnh thương hiệu mạnh
bằng cách phát triển một sản phẩm hay dịch vụ thật tốt.
o Ví dụ: Nước trái cây, mỹ phẩm, giày thể thao và du lịch
 Thị trường doanh nghiệp (B2B): các công ty bán hàng hoá và dịch vụ
doanh nghiệp thường đối mặt với những người mua chuyên nghiệp hiểu
biết thông tin, vững kỹ năng đánh giá các đơn chào hàng cạnh tranh.
o Ví dụ: Như là các máy móc, thiết bị, công nghệ mà công ty cần chúng
phải mua  từ công ty sản xuất chúng.
 Thị trường toàn cầu (Global): các công ty trên thị trường cần cân nhắc
những khác biệt văn hoá, ngôn ngữ, luật pháp và chính trị trong khi ra quyết
định sẽ thâm nhập những nước nào.
o Ví dụ: McDonald’s, Starbucks khi gia nhập vào thị trường Việt Nam đã
phải tìm hiểu cũng như thay đổi thực đơn hay cách phục vụ để phù hợp
với người Việt.
 Thị trường phi lợi nhuận và chính phủ (B2G): Các công ty bán hàng
cho các tổ chức phi lợi nhuận với nguồn lực mua hàng giới hạn và các tổ
chức chính phủ cần định giá cẩn thận. Các doanh nghiệp bán sản phẩm,
dịch vụ cho Chính phủ hoặc các cơ quan Chính phủ, liên bang, tiểu bang,
địa phương.

o Để có thể chinh phục được thị trường này thì các doanh nghiệp  cần
phải có đội ngũ Master Sale chuyên nghiệp là những nhân viên điều hành
kinh doanh tài năng. (Tầm cao hơn so với thị trường B2B)

o VD: Một tòa nhà chính quyền thành phố cần tu sửa và sơn lại hay một
công trình công cộng như là cầu, đường,... đây sẽ là cơ hội cho mọi
doanh nghiệp lớn nhỏ đến chào giá, cung cấp giải pháp tối ưu nhất cho
chính quyền.

3. Những khái niệm Marketing cốt lõi

3.1. Nhu cầu, mong muốn và nhu cầu có khả năng chi trả
 Theo tháp nhu cầu Maslow, nhu cầu được chia thành 5 cấp độ:
o Nhu cầu sinh lý: là nhu cầu sinh học để con người tồn tại, bao gồm
nhu cầu về thức ăn, nước uống, giấc ngủ, không khí và những nhu cầu
cần thiết để con người tồn tại.
o Nhu cầu an toàn: bao gồm nhu cầu được bảo vệ, nhu cầu an ninh tài
chính và sức khỏe.
o Nhu cầu xã hội: Nhu cầu tìm kiếm mối quan hệ với mọi người. Bao
gồm nhu cầu về tình yêu, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp.
o Nhu cầu được kính trọng: Nhu cầu được người khác quý mến, nể
trọng. Nhu cầu này thuộc mức độ cao và thường mang tính cảm xúc
nhiều hơn.
o Nhu cầu thể hiện bản thân: Nhu cầu muốn chứng minh và phát triển
hết tiềm năng của bản thân.

 Nhu cầu (Need) là những yêu cầu cơ bản của con người như không khí,
thức ăn, nước, quần áo và chỗ ở. Ngoài ra con người cũng có những nhu
cầu mạnh mẽ về giải trí, giáo dục và vui chơi.
Theo tháp nhu cầu Maslow, nhu cầu (Need) thuộc nhu cầu sinh lý và nhu
cầu an toàn.

 Mong muốn (Want) là khi được đặt vào những đối tượng cụ thể có thể
thỏa mãn nhu cầu. Mong muốn được hình thành bởi xã hội chúng ta sống,
đồng thời yếu tố này được cấu thành thuộc nhu cầu an toàn và nhu cầu xã
hội từ tháp nhu cầu của Maslow.  

o VD: Bạn có những kiểu quần áo này rồi, bạn sẽ muốn có thêm nhiều
kiểu quần áo khác để nhìn trông thời thượng hơn. Một trường hợp khác
như chiếc điện thoại của bạn vẫn liên lạc, chụp hình đáp ứng đủ nhu cầu
cơ bản nhưng bản thân lại muốn đổi sang chiếc điện thoại xịn hơn như
Iphone 14 Pro Max với ngoại hình sang trọng và tính năng chụp hình sắc
nét hơn. 

 Nhu cầu có khả năng chi trả (Demand) là những ước muốn về những
sản phẩm cụ thể được hỗ trợ bởi một khoản chi trả. Bên cạnh đó yếu tố nhu
cầu có khả năng chi trả được cấu thành thuộc nhu cầu được kính trọng và
nhu cầu thể hiện bản thân từ tháp nhu cầu của Maslow.  

o VD: Có những người muốn mua một chiếc xe hơi, nhưng không đủ
điều kiện mua. Các công ty phải đo lường không chỉ có bao nhiêu người
thích sản phẩm của họ, mà sẽ có bao nhiêu người sẵn sàng và có khả
năng mua nó.

Phân biệt những khái niệm này làm sáng tỏ ý kiến rằng: “Marketer làm
cho người ta mua những thứ họ không muốn. Marketer không tạo ra như
cầu, nhu cầu có trước. Họ có thể quảng bá ý tưởng rằng một chiếc xe
thoả mãn nhu cầu của một người về địa vị xã hội. Tuy nhiên, họ không
tạo ra nhu cầu về địa vị xã hội.
Có 5 loại nhu cầu:

1. Nhu cầu nói ra được (States needs): là nhu cầu cơ bản được khách
hàng nói ra khi mua sản phẩm dịch vụ. Đơn giản là khách hàng nói ra mong
muốn của họ với người bán như họ muốn nhà rộng, có sân vườn,...

2. Nhu cầu thật sự (Real needs): là vấn đề thực sự của khách hàng ẩn sau
nhu cầu nói ra, có thể phát sinh sau khi sử dụng sản phẩm và dịch vụ. Trong
marketing, nhu cầu thật sự có thể được ứng dụng làm kịch bản bán hàng.

o VD: như không gian không đơn giản là rộng rãi mà còn phải tiện lợi,
nơi có thể làm việc và tiếp đón bạn bè và gia đình. 

3. Nhu cầu không được nói ra (Unstated needs): là những nhu cầu mà
khách hàng cảm thấy không cần phải nói ra và mặc định người bán hàng sẽ
phải tự đáp ứng. Người làm marketing phải nắm được những nhu cầu mặc
định này để đặt ra tiêu chuẩn của sản phẩm, dịch vụ.

o VD: Thái độ tư vấn nhiệt tình của nhân viên là điều khách hàng nào
cũng mong muốn, hay một số điều về phong thủy ngôi nhà. 

4. Nhu cầu hài lòng (Delight needs): là nhu cầu của khách hàng xuất hiện
trong tương lai xa, sau khoảng thời gian sử dụng sản phẩm hoặc không kỳ
vọng nhận được. Marketer ứng dụng nhu cầu thỏa mãn để lựa chọn quà
tặng, tạo ra chương trình khuyến mãi thu hút khách hàng.

o VD: Từ mong muốn một căn nhà rộng rãi, khách hàng được Marketer
tạo thêm những dịch vụ miễn phí như thẻ tập gym hay hồ bơi khi là người
dân chính thức của ngôi nhà.

5. Nhu cầu thầm kín (Secret needs): là nhu cầu ở tầng sâu nhất trong tâm
lý khách hàng, nhu cầu bí mật thường không liên quan đến lợi ích lý tính
của sản phẩm. Marketer thường dựa vào nhu cầu bí mật này để đưa ra
được thông điệp truyền thông cho chiến dịch đó.

o VD: Chẳng hạn như sống trong ngôi nhà họ đã mua sẽ được bạn bè
người thân nhìn nhận là người thành đạt, có địa vị trong xã hội. 
Dựa vào phân khúc của người mua bằng cách nhận diện sự khác nhau
về nhân khẩu học, tâm lý học và hành vi sẽ cho ra thị trường mục tiêu.
Với mỗi thị trường mục tiêu, công ty sẽ phát triển nguồn hàng bán đã định
vị trong tâm  trí người mua sẽ mang lại lợi ích nào đó.

o VD: Milo phát triển sản phẩm cho những phụ huynh có con trẻ từ 6 tuổi
đến 14 tuổi, định vị sản phẩm của thương hiệu sữa là sữa tăng chiều cao
mà các mẹ nên mua cho con mình.
3.2. Thị trường mục tiêu, đinh vị và phân khúc

 Dựa vào phân khúc của người mua bằng cách nhận diện sự khác nhau
về nhân khẩu học, tâm lý học và hành vi sẽ cho ra thị trường mục tiêu. Với
mỗi thị trường mục tiêu, công ty sẽ phát triển nguồn hàng bán đã định vị
trong trí người mua sẽ mang lại lợi ích nào đó.
 Milo phát triển sản phẩm cho những phụ huynh có con trẻ từ 6 đến 14
tuổi, định vị là sữa tăng chiều cao mà các mẹ nên mua cho con mình.
3.3. Hàng bán (Offerings) và thương hiệu (Brand)

 Hàng bán (Offerings): là sự kết hợp của sản phẩm, dịch vụ, thông tin và
trải nghiệm nhằm thoả mãn nhu cầu và mong muốn của khách hàng sau khi
các công ty đưa ra tuyên bố giá trị (Value proposition) đến với thị trường.

Giải thích thêm: Tuyên bố giá trị (Value proposition) nghĩa là một tuyên bố
ngắn gọn về những lợi ích mà một công ty đang và sẽ cung cấp cho khách
hàng khi mua sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. 

 Một thương hiệu (Brand) là một món hàng, sản phẩm từ một công ty có
thương hiệu phát triển lâu đời. Tất cả các công ty đều phấn đấu để xây
dựng một thương hiệu với nhiều liên tưởng mạnh mẽ, được yêu thích và
càng độc đáo càng tốt.

o VD: Hãng Apple thường được biết đến với tính năng vượt trội và ngoại
hình sang trọng. Một đặc điểm nổi bật khác phải kể đến như sự sáng tạo,
mà cụ thể là Iphone, Ipod, Ipad,.. 
o VD: Hãng Maybelline có các dòng mỹ phẩm theo phong cách Âu - Mỹ.
Khi các “tín đồ làm đẹp” lựa chọn kem nền của hãng cũng vì giá thành
phải chăng, độ che phủ tốt và có nhiều màu để lựa chọn. Vậy hãng
Maybelline đã thành công trong việc xây dựng thương hiệu trong lòng
khách hàng.
3.4. Các kênh Marketing

Marketer sử dụng 3 loại kênh marketing bao gồm:


 Các kênh truyền thông phát đi và nhận lại các thông điệp như báo, tạp
chí, tivi, thư, điện thoại thông minh, bảng quảng cáo, poster, tờ rơi, Internet,
website, kênh đối thoại (như e-mail, blog, tin nhắn và URL và các kênh
thông tin một chiều như quảng cáo)...
 Các kênh phân phối giúp trưng bày và mua bán hàng hóa, dịch vụ đến
người mua hay người tiêu dùng. 
 Các kênh dịch vụ bao gồm kho, công công ty vận chuyển, ngân hàng và
công ty bảo hiểm. 
3.5. Phương tiện truyền thông trả phí, sở hữu và lan truyền

 Truyền thông trả phí (Paid media): tivi, tạp chí, bảng quảng cáo, nghiên
cứu tính phí và tài trợ

o VD: Doanh nghiệp phải tính toán về chi phí trung bình mỗi lần nhấp vào
quảng cáo của Google (Google Ads) là từ 2$ đến 4$ trên mạng tìm kiếm. 

 Truyền thông sở hữu (owned media): là các kênh liên lạc mà mà bên
quảng cáo thực sự sở hữu như blog, Website, trang Facebook, Instagram
hay Twitter.
 Phương tiện truyền thông lan truyền (Earned media): là các kênh
trong đó người tiêu dùng, báo chí hay các bên khác tự truyền thông về
thương hiệu thông qua lời nói, tin đồn. Cách này giúp một số công ty giảm
bớt chi tiêu quảng cáo. Đối với hình thức Phương tiện truyền thông lan
truyền mang tính thiết thực và độ tin tưởng đến với khách hàng cao hơn so
với hai phương tiện truyền thông trên.

o VD: Cụ thể như các thương hiệu có chất lượng tốt và đã xuất hiện lâu
đời mang tính truyền thống như gốm sứ Bát Tràng. 

3.6. Ấn tượng và tương tác

 Các nhà tiếp thị hiện nay chủ yếu sử dụng 3 phương tiện chính để tiếp
cận người tiêu dùng bao gồm  TV, Internet và điện thoại di động.
 Tương tác là mức độ chú ý và tham gia tích cực của khách hàng vào một
hoạt động truyền thông. Nó phản ánh một phản ứng tích cực hơn nhiều so
với một ấn tượng đơn thuần và có nhiều khả năng tạo ra giá trị cho công ty. 
 Một số thước đo tương tác trực tuyến là “lượt thích” trên Facebook, tweet
trên Twitter, nhận xét trên blog hoặc trang Web và chia sẻ video hoặc nội
dung khác. Sự gắn kết có thể mở rộng đến những trải nghiệm cá nhân làm
tăng thêm hoặc biến đổi các sản phẩm và dịch vụ của công ty.

o Ví dụ:  TikTok là một trong những trang mạng ảnh hưởng đến giới trẻ
rất nhiều nên những quán ăn sử dụng hình thức food reviewer để
marketing cho quán của mình cũng như tăng sự tương tác thì với hình
thức marketing này sẽ mang tính truyền miệng cao hơn cũng như giúp
tăng doanh thu của doanh nghiệp. 
3.7. Giá trị và sự hài lòng
 Giá trị là sự kết hợp của chất lượng, dịch vụ và giá cả (qsp) được gọi là
bộ ba giá trị khách hàng ( Customer value triad). 
 Sự hài lòng là sự phản ánh đánh giá của một người với hiệu quả cảm
nhận được từ một sản phẩm so với mong đợi.
 Người mua sẽ chọn những sản phẩm mà họ cảm thấy là mang lại giá trị
cao nhất cho họ và từ cái giá trị đó có nghĩa là giá trị mà sản phẩm càng cao
thì sự hài lòng của họ càng nhiều. Cũng như hiện nay khách hàng chọn sản
phẩm có giá trị càng cao như chất lượng sản phẩm tốt, dịch vụ chăm sóc
khách hàng chu đáo và giá cả hợp lý sẽ tạo ra sự hài lòng cho khách hàng

o Ví dụ: Innisfree chất lượng sản phẩm tốt và giá thành hợp lý đã tạo ra
giá trị của sản phẩm cũng như mang đến sự hài lòng cho khách hàng khi
sử dụng mỹ phẩm của hãng. 
3.8. Chuỗi cung ứng 
 Chuỗi cung ứng là một quá trình kéo dài từ nguyên liệu thô đến các bộ
phận , thành phẩm giao đến cho người cuối cùng.
 Mục tiêu cuối cùng của Marketing Logistic là giảm chi phí vận hành chuỗi
cung ứng thông qua tối ưu hóa các giai đoạn chuỗi cung ứng, và giúp doanh
nghiệp cung cấp sản phẩm/dịch vụ, và các giá trị khác cho khách hàng với
chi phí thấp nhất.
 Nhờ có Marketing Logistic mà doanh nghiệp có thể biết được rằng những
nhà cung ứng nào phù hợp, và cũng như khách hàng biết về quy trình vận
chuyển hàng hóa của doanh nghiệp. 
3.9. Sự cạnh tranh
 Sự cạnh tranh bao gồm tất cả các sản phẩm chào bán và sản phẩm thay
thế thực tế và tiềm năng của đối thủ cạnh tranh mà một người mua hàng có
thể suy tính .
3.10. Môi trường Marketing
 Môi trường Marketing gồm có : Môi trường vi mô và môi trường vĩ mô
 Môi trường vi mô bao gồm những người tham gia vào quá trình sản
xuất, phân phối và quảng quá sản phẩm.
o Nhóm nhà cung cấp gồm có nhà cung cấp nguyên vật liệu nhà cung
cấp dịch vụ như các công ty nghiên cứu marketing công ty quảng cáo ,
ngân hàng và công ty bảo hiểm, các công ty vận chuyển và các công ty
viễn thông.
o Các nhà phân phối kinh doanh gồm có các đại lý , môi giới , các đại
diện nhà sản xuất và các đơn vị khác cũng góp phần vào việc  tìm kiếm
khách hàng và bán hàng.
 Môi trường vĩ mô gồm 6 thành phần:
+ Môi trường nhân khẩu học: :Là mối quan tâm đặc biệt của các nhà hoạt
động marketing, bao gồm yếu tố con người mà con người là lực lượng phát
triển thị trường cùng với đó là nhu cầu mua sản phẩm. Nói rõ ràng hơn nhờ
vào nhu cầu, mong muốn của khách hàng mà một doanh nghiệp có thể
cung cấp các sản phẩm, dịch vụ mà thị trường cần. Đặc điểm gồm một tập
hợp các yếu tố như: quy mô, cơ cấu (tuổi tác, giới tính, tốc độ tăng và sự
phân bố của dân số, nghề nghiệp, trình độ, mức thu nhập,…). Nhân khẩu
học tại khu vực hoạt động của doanh nghiệp sẽ tác động đến hình vi của
người tiêu dùng, ảnh hưởng đến chiến lược marketing của doanh nghiệp,
cách thức tiếp cận khách hàng, phân khúc thị trường và lựa chọn thị trường
mục tiêu của doanh nghiệp. 

o VD: Ở một số quốc gia trên thế giới có tỷ lệ già hoá dân số khiến các
doanh nghiệp tập trung vào các sản phẩm, dịch vụ dành cho người già
như chăm sóc sức khỏe, thực phẩm chức năng, nghỉ dưỡng,...

+ Môi trường kinh tế: Phản ánh tốc độ tăng trưởng kinh tế chung về cơ
cấu ngành kinh tế, cơ cấu vùng, tạo nên tính hấp dẫn về thị trường và sức
mua khác nhau đối với các loại hàng hóa khác nhau, chứa các yếu tố ảnh
hưởng đến sức mua và cơ cấu chi tiêu của người tiêu dùng. Các nhà quản
trị marketing phải liên tục cập nhật các yếu tố như: Tốc độ tăng trưởng kinh
tế (GDP), kim ngạch xuất nhập khẩu, lạm phát, thất nghiệp, lãi suất, thu
nhập hiện tại, giá cả hàng hóa dịch vụ,... 

o VD: Khi nền kinh tế đi xuống, người tiêu dùng sẽ có xu hướng cắt giảm
chi tiêu và lựa chọn những sản phẩm, dịch vụ phù hợp nhu cầu với mức
giá vừa phải. Ngược lại, khi nền kinh tế phát triển, người tiêu dùng có xu
hướng thoải mái hơn trong việc chi tiêu, mua sắm sẵn sàng mua những
sản phẩm, dịch vụ có giá trị cao hơn.

+ Môi trường văn hóa xã hội: Mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ đều có những
giá trị văn hóa và các yếu tố xã hội đặc trưng, và những yếu tố này là đặc
điểm của người tiêu dùng tại các khu vực đó. Những giá trị chuẩn mực và
niềm tin trong xã hội có mức độ bền vững khó thay đổi, tồn tại ở khắp nơi
nhưng nó rất khó nhận ra hay hiểu biết được rõ, nó tác động, ảnh hưởng
thường xuyên đến các hoạt động kinh doanh và Marketing. Bao gồm thể
chế xã hội, giá trị, truyền thống, dân tộc, tôn giáo, lối sống,... 

o VD: Người Việt  Nam đều luôn có xu hướng hướng về cội nguồn, đề
cao truyền thống dân tộc, đất nước, con người Việt Nam, dù ở đâu, trong
hoàn cảnh nào cũng tổ chức Tết cổ truyền, thờ cúng tổ tiên, kính trên
nhường dưới...

+ Môi trường tự nhiên: Bao gồm môi trường thể chất (đất đai, không khí,
biển, núi, sông ngòi, động thực vật,...) và các tài nguyên cần thiết để làm
nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất tại các doanh nghiệp. Những sự
thay đổi bất ngờ trong tự nhiên có thể gây ảnh hưởng cho các hoạt động
marketing trên thị trường như: Sự khan hiếm những nguyên liệu nào đó
đang xảy ra, mức độ ô nhiễm gia tăng, sự thay đổi đột ngột về thời tiết, khí
hậu,...

o VD: Với nguồn năng lượng sạch hiện tại ở Việt Nam đang là ưu thế. Nó
đang được nhiều doanh nghiệp quan tâm chú trọng đầu tư khai thác
nguồn năng lượng sạch này để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Quá đó
giúp cho các doanh nghiệp đạt được nhiều lợi nhuận.

+ Môi trường công nghệ: Bao gồm các nhân tố gây ảnh hưởng đến công
nghệ mới, sáng tạo sản phẩm, cơ hội thị trường mới và các công cụ, ứng
dụng hỗ trợ con người trong các hoạt động thường ngày như sinh hoạt, lao
động, sản xuất,... Sự phát triển của công nghệ và những ứng dụng của nó
đã cho ra đời các sản phẩm hoàn thiện hơn nhằm đáp ứng các nhu cầu của
người tiêu dùng một cách tốt hơn. Ứng dụng công nghệ cũng giúp doanh
nghiệp nâng cao, hiệu quả, tiến độ quá trình sản xuất tiết kiệm được chi phí
nguồn nhân lực, nhiên liệu,... 

o VD: Với sự ra đời của các thiết bị công nghệ hiện đại ngày càng nhiều.
Nó làm xuất hiện và tăng khả năng cạnh tranh của các sản phẩm cạnh
tranh. Qua đó đe dọa các sản phẩm lỗi thời khiến cho các doanh nghiệp
gặp nhiều khó khăn. Điều đó bắt họ phải giải quyết các sản phẩm lỗi thời
đó.

+ Môi trường chính trị pháp lí: Nền chính trị ở một quốc gia luôn có những
ảnh hưởng nhất định đối với hoạt động sản xuất và kinh doanh ở các doanh
nghiệp. Bao gồm: Mức độ ổn định của chính trị, các đường lối, chính sách
của chính phủ, cấu trúc chính trị, hệ thống quản lý hành chính,... Sự tác
động của môi trường chính trị đến hoạt động marketing phản ánh tác động
của môi trường chính trị pháp lý đến doanh nghiệp thể hiện vai trò quản lý
nhà nước đối với nền kinh tế quốc dân. 

o VD: Các cuộc bạo động diễn ra ở các nước ngày càng nhiều. Vô tình
làm cho các doanh nghiệp không thể hoạt động bình thường. Vì thế làm
ảnh hưởng đến lợi nhuận của các doanh nghiệp.

4. Những xu hướng Marketing


4.1. Công nghệ
 Quy mô của các thành tựu công nghệ đang thay đổi nhanh chóng. Nhờ
vào sự trỗi dậy của thương mại điện tử và Internet, người tiêu dùng và
Marketer dễ dàng tiếp nhận được khối lượng lớn thông tin và dữ liệu.
o Ví dụ: Proctec & Gamble (P&G) đã quyết tâm đón đầu các xu hướng
công nghệ bằng cách sử dụng các công cụ trên nền tảng Web ở tất cả 80
quốc gia mà công ty bán hàng bao gồm: Mạng phổ thông tốc độ cao, trực
quan hoá dữ liệu và phân tích tốc độ cao nhiều dòng thông tin. Bên cạnh
đó, công ty đã sử dụng một màn hình mặt cầu để hiển thị tin tức kinh
doanh như: Thị phần, lợi nhuận và giá cả theo từng quốc gia, nhãn hiệu
và sản phẩm ở 40 nơi khắp trên thế giới. Khi Tide được sử dụng để dọn
dẹp sự cố tràn nhiên liệu trong một cuộc đua NASCAR, thương hiệu P&G
đã chạy quảng cáo trên mạng xã hội với các cảnh quay tin tức thực trong
vòng 72 giờ.

4.2. Toàn cầu hóa

 Thế giới trở nên nhỏ hơn khi các công nghệ vận chuyển, giao nhận và
truyền thông phát triển, giúp chúng ta mua bán dễ dàng hơn ở bất kì địa
điểm nào. Toàn cầu hoá thay đổi đã tạo ra  những đổi mới, và phát triển sản
phẩm khi các công ty lấy các ý tưởng, bài học từ một nước và áp dụng
chúng sang nước khác.
o Ví dụ: Sau thành công không mấy đáng kể của máy siêu âm chất
lượng cao trên thị trường Trung Quốc, doanh nghiệp GE đã phát triển
thành công phiên bản xách tay của máy siêu âm với chi phí thấp và bán
thành công sản phẩm ở thế giới phát triển để dùng trong các xe cứu
thương và phòng mổ.
o Ví dụ: Công ty Coca-Cola đã mở rộng hoạt động kinh doanh ở nhiều
quốc gia khác nhau trên thế giới. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải có
chiến lược Marketing phù hợp ở từng quốc gia. Điển hình như tại Việt
Nam, chiến dịch “Share a coke” có tên “Trao Coca-Cola, kết nối bạn bè”
đã trở thành cơn sốt, trở thành hiện tượng được chia sẻ nhiều nhất trên
mạng xã hội.
 
4.3. Trách nhiệm xã hội
 Sự nghèo đói, ô nhiễm, thiếu nước sạch, thay đổi khí hậu, chiến tranh và
của cải đang cần nhiều sự chú ý của chúng ta hơn. Vì ảnh hưởng của
Marketing mở rộng đến toàn xã hội, Marketer phải xem xét bối cảnh đạo
đức, môi trường, pháp lý và xã hội trong hoạt động của họ.
 Bên cạnh đó, tổ chức cần phải xác định nhu cầu, mong muốn và thị hiếu
của các thị trường mục tiêu, và thoả mãn một cách có kết quả và hiệu quả
hơn đối thủ trong khi cũng cố sức khoẻ dài hạn của người tiêu dùng.

5. Một thị trường thay đổi nhanh


5.1. Những năng lực mới của người tiêu dùng
 Thông tin, truyền thông và mạng công nghệ rộng rãi đã giúp người tiêu
dùng có thể đưa ra lựa chọn tốt hơn và có thể chia sẻ những điều mới, sự
yêu thích và quan điểm của họ với người khác trên khắp mọi nơi. 
Một số năng lực mới của người tiêu dùng bao gồm: 
 Người tiêu dùng có thể dùng Internet như một trợ giúp mạnh mẽ
trong việc tìm thông tin và mua hàng: Giúp người tiêu dùng so sánh đặc
tính, giá cả của các sản phẩm, tham khảo đánh giá của người dùng và có
thể mua hàng online từ bất cứ nơi đâu. Giúp các công ty nhận ra rằng sự
minh bạch trong lời nói và hành động của doanh nghiệp là rất quan trọng, vì
người tiêu dùng và các đơn vị khác có thể tìm kiếm mọi thông tin về công ty.
 Tìm kiếm, trao đổi thông tin và mua hàng trong khi di chuyển: Người
tiêu dùng ngày càng tích hợp điện thoại với công nghệ vào cuộc sống hàng
ngày giúp cải thiện đời sống, đáp ứng nhu cầu của bản thân, thuận tiện hơn
trong công việc.
o VD: Hiện nay các ứng dụng như Facebook, Shopee, Tiki, Lazada,.. hỗ
trợ người tiêu dùng  tìm kiếm thông tin, mua sắm online phục vụ nhu cầu
của bản thân khi mong muốn.
 Sử dụng  mạng xã hội để chia sẻ quan điểm và thể hiện sự trung
thành: Mối liên hệ cá nhân và nội dung tạo ra cho người dùng các trang
mạng xã hội như Facebook, Youtube, TikTok,...
o VD: những trang như Dogster cho những người yêu chó, các group
review sản phẩm, ẩm thực, thời trang,... trên Facebook.
 Chủ động tương tác với công ty: Người tiêu dùng xem các công yêu
thích và tin tưởng là nơi để họ chọn ra những sản phẩm mà họ muốn. Bằng
cách họ sẽ theo dõi và tham gia trên fanpage, các trang web chính thức của
công ty đó để họ có thể biết được những thông tin liên quan đến marketing
và bán hàng, giảm giá hoặc các chương trình ưu đãi khác.
 Bác bỏ một hoạt động marketing họ thấy không phù hợp: Ngày nay
có nhiều các thông tin nên một số khách hàng có thể cảm thấy ít sự khác
biệt giữa các sản phẩm và cảm thấy ít cần trung thành với một thương hiệu.
Marketing thông thường sẽ giới thiệu sản phẩm bằng cách gửi các quảng
cáo nhưng đa phần người tiêu dùng họ không thích quảng cáo với những
marketing mà họ không mong muốn. Họ chọn cách lướt qua những tin
nhắn, bỏ qua quảng cáo, tránh những lời mời gọi marketing trên điện thoại
hay email.

5.2. Những năng lực mới của công ty


 Cùng với sự phát triển toàn cầu hoá, trách nhiệm xã hội và công nghệ
cũng tạo ra những lực mới giúp các công ty thích nghi và đáp ứng.
o Dùng Internet như một kênh thông tin và bán hàng mạnh mẽ, gồm
cả những hàng hoá mang tính cá nhân hoá một cách khác biệt: Một
Website có thể liệt kê các sản phẩm, dịch vụ, lịch sử, tuyển dụng và các
thông tin khác với người tiêu dùng trên khắp thế giới. 
o Thu thập thông thập thông tin đầy đủ hơn và phong phú hơn về
thị trường khách hàng tiềm năng và đối thủ: Marketer thực hiện
nghiên cứu bằng cách dùng Internet để sắp xếp những thông tin phỏng
vấn, thu thập dữ liệu theo nhiều cách khác nhau. Họ có thể thu thập thông
tin về mua hàng, sở thích,.. và khả năng sinh lời của từng khách hàng cá
nhân.
o Giúp tiếp cận khách hàng nhanh chóng và hiệu quả thông qua
marketing trên các trang mạng xã hội và điện thoại bằng cách gửi
quảng cáo, coupon, thông tin theo đối tượng khách hàng: Quảng cáo
dựa trên vị trí hấp dẫn vì nó đến với khách hàng ở gần điểm bán hơn
bằng cách sử dụng công nghệ GPS có thể biết được vị trí của người tiêu
dùng và gửi các tin thông báo về thông tin sản phẩm. 
o Cải thiện việc mua hàng, tuyển dụng, huấn luyện và thông tin liên
lạc nội bộ và với bên ngoài: Các công ty có thể tuyển dụng online nhân
viên mới và có thể dùng Internet để huấn luyện cho nhân viên về các sản
phẩm, đơn vị kinh doanh và đại lý.
o Các công ty có thể cải thiện hiệu quả chi phí: Khách hàng mua sản
phẩm của doanh nghiệp có thể tiết kiệm những chi phí bằng cách dùng
Internet để so sánh giá của người bán và người mua nguyên liệu ở các
phiên đấu giá. Có thể cải thiện được độ chính xác và chất lượng dịch vụ
công tác kho bãi và vận hành. 
VD: Những bác sĩ làm ở các phòng khám nhỏ có thể dùng ứng dụng như
Doximity (ứng dụng dành cho y khoa) để kết nối với các bác sĩ và chuyên
gia tư vấn.

5.3. Thay đổi kênh phân phối 


 Người tiêu dùng có nhiều lựa chọn hơn đó là do các kênh phân phối đã
thay đổi:
 Những thay đổi về bán lẻ: Các doanh nghiệp bán lẻ đang xây dựng
những hoạt động giải trí tại các hàng của họ với các hoạt động trưng bày,
trình diễn, họ hướng đến một marketing “trải nghiệm” hơn chỉ là sản phẩm. 
o VD: Giữa điện máy xanh với Nguyễn Kim thì người tiêu sẽ chọn nơi
nào để mua sản phẩm? Thì người tiêu dùng sẽ phải trải nghiệm dùng thử
của cả hai bên và cảm nhận mình sẽ yêu thích sản phẩm của bên nào từ
đó sẽ chọn ra được cửa hàng mà họ thích hợp với người tiêu dùng.
 Loại bỏ trung gian: Những công ty như Amazon, E*TRADE và những
công ty khách đã thành công loại bỏ kênh trung gian trong việc hàng hàng
hoá và dịch vụ bằng cách can thiệp vào dòng chảy hàng hoá truyền thống.
Ngược lại các công ty truyền thống tiến hành tạo kênh trung gian và sử
dụng mô hình “Brick and Click” là thuật ngữ chỉ những tận dụng cả 2 kênh
bán hàng là online và offline, cho phép khách hàng đến nhận sản phẩm từ
các cửa hàng trong khi họ có thể đặt hàng trên các kênh bán hàng trực
tuyến.

5.4. Tính cạnh tranh tăng cao


 Toàn cầu hoá tạo ra cạnh tranh căng thẳng giữa các thương hiệu trong và
ngoài nước, sự trỗi dậy của các:
 Nhãn hàng riêng: Các thương hiệu phải chống chọi với những nhà bán
lẻ giàu tiềm lực muốn tiếp thị nhãn hàng riêng của mình, khiến họ trở nên
khó phân biệt với bất kỳ nhãn hiệu nào khác.
 Thương hiệu lớn: Những thương hiệu mạnh trở thành những thương
hiệu lớn và mở rộng các loại sản phẩm liên quan bao gồm các cơ hội hay
lĩnh vực khác. 
o VD: Máy tính, viễn thông, đồ công nghệ cao và đồ điện tủ gia dung đã
tích hợp với Apple. Samsung cho ra dòng các sản phẩm đỉnh cao từ máy
nghe nhạc, TV, điện thoại với nhiều tính năng nổi bật.  
 Giảm các quy định: Nhiều nước có những ngành đã loại bỏ những quy
định để tạo ra sự cạnh tranh và cơ hội tăng trưởng lớn hơn. 
o VD: Ở Mỹ luật hạn chế các quy định về dịch vụ tài chính, viễn thông và
đồ điện tử đều đã được nới lỏng với tinh thần là tạo ra sự cạnh tranh cao
hơn.
 Tư nhân hoá: Các công ty đại chúng thành các công ty sở hữu và quản
lý tư nhân để tăng hiệu quả của chúng.

6. Triết lýt Marketing toàn diện


 Dựa trên sự phát triển, thiết kế, thực hiện các chương trình, quá trình hoạt
động, nhận diện độ lớn và và sự phụ thuộc lẫn nhau.
 Trong marketing mọi thứ đều quan trọng và cần một góc nhìn rộng, thống
nhất, bên cạnh đó cũng phải nhận diện và hòa hợp phạm vi cũng như độ
phức tạp của các hoạt động marketing.
 4 thành phần lớn tạo nên tính chất của marketing toàn diện:
o Marketing mối quan hệ
o Marketing tích hợp
o Marketing nội bộ
o Marketing dựa trên hiệu suất
6.1. Marketing mối quan hệ 
 Hiện nay, bên cạnh việc quan tâm đến chất lượng, tính hiệu quả hay hình
thức của sản phẩm thì khách hàng còn có một mối quan tâm khác nữa. Đó
chính là cảm xúc, sự yêu mến của khách hàng với doanh nghiệp (brand
love). Chính vì thế, việc doanh nghiệp không chỉ nên phát triển mỗi hình
thức và chất lượng của sản phẩm không thôi. Doanh nghiệp nên thông qua
sản phẩm truyền tải câu chuyện của họ để làm hài lòng khách hàng. Lòng
trung thành của người tiêu dùng được xây dựng trên niềm tin và độ yêu
thích với doanh nghiệp đó.
 Xây dựng những mối quan hệ lâu dài với con người và các tổ chức (trực
tiếp hay gián tiếp) nhằm thoả mãn với những yếu tố chính để các bên có thể
kiếm được lợi nhuận và duy trì công việc kinh doanh.
 Có 4 yếu tố chính:
o Khách hàng
o Nhân viên
o Đối tác Marketing (các kênh, nhà cung cấp, nhà phân phối, công ty kinh
doanh, đại lý)
o Các thành viên cộng đồng tài chính (các cổ đông, nhà đầu tư, chuyên
viên phân tích)
 Mục đích cuối cùng của marketing mối quan hệ chính là mạng lưới
Marketing - những người đã tạo ra những mối quan hệ lợi ích kinh doanh.
o Ví dụ như quảng cáo của Nike – “You Can’t Stop Us” với thông điệp sẽ
không có gì ngăn được thể thao, sẽ không có gì ngăn được chúng ta
nhằm lan tỏa tinh thần tích cực trong mùa đại dịch. Nike nổi tiếng là hãng
giày chất lượng và cũng khéo léo trong việc truyền tải thông điệp của sản
phẩm. Điều này giúp Nike đã  xây dựng thành công Markeitng  mối quan
hệ trong lòng của khách hàng. 

6.2. Marketing tích hợp


 Cái tổng thể sẽ tốt hơn tổng của từng phần.
o Nhiều hoạt động Marketing khác nhau có thể sáng tạo, truyền đạt và
mang lại giá trị.
o Người làm Marketing nên thiết kế và thực hiện bất kỳ một hoạt động
marketing nào với tất cả các hoạt động marketing khác ngay cả trong suy
nghĩ.
Ví dụ: Khi 1 trường ĐH muốn mua máy chiếu ở Công ty ABC số lượng
lớn sử dụng cho nhiều phòng học, nhà trường mong muốn sẽ có đội ngũ
của công ty đến lắp đặt, bảo trì và hướng dẫn sử dụng đi kèm với việc
mua hàng. 
 Người làm Marketing có thể sử dụng đồng thời nhiều loại hình truyền
thông: quảng cáo trên TV, quan hệ công chúng và sự kiện truyền trông trên
website, in ấn,... để mỗi loại hình quảng cáo góp phần đẩy mạnh hiệu quả
và bổ sung cho nhau. Bên cạnh đó phải truyền tải thông điệp nhất quán ở
mỗi lần xuất hiện.
o Ví dụ: Các kênh Truyền thông Marketing tích hợp của Microsoft
+ Báo chí và phương tiện truyền thông là một phần quan trọng trong
chiến lược marketing của Microsoft. Microsoft đã chi tới 1,5 tỷ USD cho
riêng các ấn phẩm in ấn và phương tiện truyền thông.
+ Một trong những chiến dịch quảng cáo in ấn khéo léo cho phần mềm
Office 365 của Microsoft bao gồm quảng cáo hỗ trợ WiFi trên tạp chí
Forbes.
+ Một router (bộ định tuyến) kiểu dáng đẹp với pin được đặt trong tạp
chí dành tặng cho người đăng ký Wi-Fi miễn phí trong 15 ngày. Cách
thức quảng cáo này đảm bảo rằng độc giả phải giữ lại tạp chí của mình
và góp phần cho khán giả xem quảng cáo nhiều lần hơn.
+ Hiện tại, Microsoft đang tiến hành một sự chuyển dịch chậm rãi từ
phương tiện truyền thông truyền thống sang phương tiện truyền thông
xã hội và các nền tảng trực tuyến khác.
 Phương pháp truyền thông Marketing tích hợp của Microsoft
o Microsoft đã liên tục tham gia các dự án Trí tuệ nhân tạo (AI) và đặt AI
lên ưu tiên hàng đầu trong danh mục sản phẩm của mình. Để thúc đẩy
các dịch vụ AI của mình, Microsoft đã hợp tác với Carlsberg để sử dụng
AI trong việc tăng tốc quá trình sản xuất bia có hương vị mới.
o Công ty đã marketing dự án này bằng cách sử dụng phương pháp
marketing tích hợp sử dụng nhiều kênh như Twitter, Facebook, Youtube,
thông cáo báo báo chí trên tờ báo nổi tiếng Financial Times.

6.3. Marketing nội bộ


 Marketing nội bộ là nhiệm vụ tuyển dụng, đào tạo và động viên những
nhân viên có khả năng phục vụ khách hàng tốt. Đối với một số doanh
nghiệp, hoạt động marketing nội bộ thậm chí còn quan trọng hơn những
hoạt động marketing bên ngoài công ty.
o Ví dụ: Các hoạt động marketing nội bộ của Vingroup cũng tạo rất nhiều
ấn tượng. Tập đoàn hướng đến là một doanh nghiệp giàu bản sắc, các cá
nhân và phòng ban đoàn kết gắn bó. Do đó, mỗi một nhân viên trong
công ty đều được tham gia đào tạo với nội dung đa dạng từ tìm hiểu văn
hóa doanh nghiệp đến định hướng sự nghiệp, đào tạo nghiệp vụ chuyên
sâu hay teambuilding.Vingroup không ngần ngại thưởng cho các nhân
viên khi họ tích cực tham gia và mang lại kết quả tốt cho doanh nghiệp.
 Marketing chỉ thành công khi tất cả các phòng ban phối hợp làm việc với
nhau để đạt được mục tiêu khách hàng.
o Ví dụ: Bộ phận R&D sẽ đối chiếu sản phẩm với đối thủ cạnh tranh và
tìm những giải pháp; bộ phận mua hàng tìm kiếm những nhà cung cấp tốt
nhất và xây dựng mối quan hệ với đối tác; bộ phận sản xuất liên tục cải
thiện chất lượng sản phẩm và đáp ứng yêu cầu của khách hàng; bộ phận
tài chính thiết kế những gói tài chính phù hợp với yêu cầu tài chính của
khách hàng; đồng thời kết hợp thêm các bộ phận khác để đáp ứng được
mục tiêu khách hàng.
 Tuy nhiên, sự hòa hợp giữa các bộ phận chỉ có thể thực sự gắn kết với
nhau khi ban quản lý cấp cao truyền đạt rõ ràng tầm nhìn về cách thức định
hướng marketing và triết lý phục vụ khách hàng của công ty.
 Marketing nội bộ đòi hỏi liên kết theo chiều dọc với ban quản trị cấp cao và
liên kết theo chiều ngang với các phòng ban khác để tất cả mọi người hiểu,
đánh giá cao và hỗ trợ những nỗ lực marketing.

6.4. Marketing dựa trên hiệu suất


 Đòi hỏi sự thông hiểu về lợi nhuận tài chính và phi tài chính của công ty và
xã hội từ các hoạt động và chương trình marketing. 
 Hiện nay, các nhà quản trị marketing không chỉ tập trung vào doanh thu
bán hàng mà còn phân tích về tỷ lệ mất khách hàng, sự thỏa mãn của khách
hàng, chất lượng sản phẩm, kiểm tra thẻ điểm marketing, giải thích những
gì đang xảy ra đối với thị phần và những đo lường khác.
 Đồng thời, những nhà quản trị marketing cần xem xét những tác động về
pháp lý, đạo đức, xã hội và môi trường của các hoạt động và chương trình
marketing.
o Ví dụ: The Body Shop là một công ty mỹ phẩm cam kết phát triển bền
vững. Công ty sử dụng các thành phần, bao bì bền vững và không thử
nghiệm sản phẩm của mình trên động vật. The Body Shop cũng vận động
khách hàng vì những mục đích tích cực, chẳng hạn như bảo vệ môi
trường và quyền động vật.
o Hoặc: Coca-Cola là công ty nước giải khát hàng đầu cung cấp sản
phẩm của mình cho mọi người thuộc mọi sắc tộc và hoàn cảnh trên toàn
cầu. Ngoài dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt, Coca-Cola còn cam kết thực
hiện các trách nhiệm xã hội - môi trường.

7. Các nhiệm vụ của quản trị Marketing 


7.1. Xây dựng chiến lược và kế hoạch Marketing
 Nhiệm vụ đầu tiên của môt doanh nghiệp là nhận diện những cơ hội lâu
dài tiềm năng, với những kinh nghiệm và năng lực cốt lõi của mình, doanh
nghiệp có thể thiết kế hoặc xây dựng sản phẩm của mình với các tính năng
mới hơn hoặc công dụng tốt hơn. Dù chọn hướng nào, doanh nghiệp cũng
cần phải phát triển những kế hoạch marketing cụ thể, địch rõ chiến lược và
marketing phù hợp cho các thay đổi sắp tới. Điều này giúp cho khách hàng
dễ nhận diện sản phẩm và nắm bắt được các thay đổi, ưu điểm của sản
phẩm.
 Đây là sơ đồ về những thực tế marketing mới, đây là sơ đồ nói về quá
trình xây dựng chiến lược và kế hoạch của marketing:
o Đầu tiên là dựa vào ba lực lượng thị trường chính( three major market
forces) bao gồm công nghệ, toàn cầu hóa, trách nhiệm xã hội. 
o Thứ hai là dựa vào đó thông qua hai yếu tố kết quả thị trường (two key
market outcomes) là khả năng tiêu dùng mới và khả năng mới của công
ty.
o Cuối cùng là đưa ra dựa vào bốn trụ cột cơ bản của market toàn diện
( four fundamental pillars ò holistic marketing) như là quan hệ, tích hợp,
nội bộ và hiệu suất để xây dựng nên một chiến lược và kế hoạch
marketing hoàn chỉnh.
7.2. Nắm bắt Marketing Insights
 Marketing Insights là quá trình theo dõi, phát triển sự hiểu biết sâu sắc về
người tiêu dùng, khách hàng, đối thủ cạch tranh và ngành công nghiệp nói
chung.
 Nếu nắm bắt được Marketing Insights, doanh nghiệp có thể liên tục thâm
nhập, phát hiện thị trường tiền năng và dự báo được nhu cầu của khách
hàng, thị trường qua đó doanh nghiệp có thể xây dựng chiến lược
marketing. Giúp doanh nghiệp có thể kiểm soát được các ảnh hưởng, rủi ro
đến từ khách hàng, đối thủ cạnh tranh, pháp lý lên doanh số và lợi nhuận.

7.3. Kết nối với khách hàng


 Công ty cần phải xem xét làm thế nào để tạo ra giá trị tốt nhất cho những
thị trường mục tiêu đã chọn và phát triển những mối quan hệ mạnh mẽ ,sinh
lợi nhuận và lâu dài với khách hàng đó lúc doanh nghiệp nên thực hiện kết
nối vói khách hàng
  Để làm được như vậy, công ty cần hiểu:
o Thị trường của người tiêu dùng
o Ai mua và tại sao?
o Khách hàng đang tìm kiếm tính năng và giá cả như thế nào,mua ở
đâu?
 Ngoài ra công ty cũng cần có một lực lượng bán hàng được đào tạo tốt
cách trình bày những lợi ích của sản phẩm, để giúp khách hàng hiểu rõ
những tính năng và ưu điểm của sản phẩm với khách hàng

7.4. Xây dựng những thương hiệu mạnh 


 Công ty cần phải chia thị trường thành những phân khúc chính, đánh giá
mỗi phân khúc, và nhắm đến những phân khúc có thể phục vụ tốt nhất đó là
lúc công ty xây dựng thương hiệu mạnh.
o Ví dụ chiến lược thương hiệu của Starbucks đã khẳng định tầm nhìn
của họ: “Trở thành nhà cung cấp cà phê hảo hạng hàng đầu thế giới.”
 Tầm nhìn rõ ràng là một trong những lý do giúp chuỗi cửa hàng cà phê này
đạt được thành công to lớn trên toàn cầu. Nó giúp nhân viên và các bộ phận
trong công ty cùng nhìn về một hướng, thúc đẩy sự phát triển của tập đoàn.
Đồng thời, tầm nhìn này cũng là nền tảng cho mọi hoạt động truyền thông
của Starbucks. 

7.5. Sáng tạo giá trị


 Trái tim của chương trình marketing là sản phẩm—nguồn hàng hữu hình
mà công ty chào bán ra thị trường, bao gồm chất lượng, thiết kế, đặc điểm
và bao bì sản phẩm. Giá phải thật phù hợp với giá trị cảm nhận với sản
phẩm, nếu không, khách hàng sẽ quay sang sản phẩm của đối thủ cạnh
tranh.

o Ví dụ: thương hiệu Starbucks sở hữu slogan là “It's not just coffee it's
cà phê Starbucks”, sau đó, họ chuyển sang là “Coffee is culinary”, và
mới đây là “Let's Marry”. Ba câu slogan này đều có một điểm chung
chính là mô tả về cảm nhận và trải nghiệm của khách hàng. Mặc dù giá
cả của Starbuck không hề rẻ nhưng người người hay bảo “Giá cả đi đôi
chất lượng” vì thế khách hàng họ vẫn tin tưởng sử dụng, Starbuck luôn
chú trọng trong việc chất lượng sản phẩm của mình, mang đến cho khách
hàng trải nghiệm tốt nhất.

7.6. Chuyển giao giá trị


 Phải quyết định làm thế nào để chuyển giao một cách đúng đắn đến thị
trường mục tiêu giá trị biểu hiện bằng sản phẩm và dịch vụ của nó. Các hoạt
động kênh bao gồm những hoạt động làm cho sản phẩm có thể tiếp cận
được và sẵn có cho khách hàng mục tiêu. Nó phải hiểu nhiều loại nhà bán
lẻ, nhà bán sỉ và các công ty phân phối hàng thực và cách họ ra quyết định.

7.7 Truyền tải giá trị


 Truyền tải một cách thích hợp đến thị trường mục tiêu giá trị biểu hiện
bằng sản phẩm và dịch vụ. Công ty sẽ cần một chương trình truyền thông
marketing tích hợp tối đa hóa các đóng góp riêng và chung của tất cả các
hoạt động truyền thông. 
 Cần dựng những chương trình truyền thông đại chúng gồm quảng cáo,
khuyến mại sự kiện và quan hệ công chúng. Atlas cũng phải tính đến những
lựa chọn online, mạng xã hội và điện thoại di động để tiếp cận khách hàng
khi nào và nơi nào phù hợp. 

o Ví dụ: Mặc dù, họ không sử dụng nhiều phương pháp quảng cáo rầm
rộ nhưng vài tháng họ có những sự kiện khuyến mãi, ưu đãi khác nhau
phục vụ nhưng khách hàng vẫn đến trải nghiệm cho thấy được chất
lượng cũng như giá trị mà starbuck mang lại. 

o Hoặc là 

Trong năm nay, công ty Suntory PepsiCo Việt Nam cho ra mắt một sản
phẩm mới là 7p ít calo bổ sung chất xơ, Họ đã cho ra mắt đi kèm các các
quảng cáo trên các trang mạng xã hội lẫn trên truyền hình, youtube,
facebook… sẽ rất thu hút khách hàng đặc biệt phù hợp với người đang
giảm cân hoặc đang ăn kiêng, bởi bổ sung năng lượng cho cơ thể suốt
ngày dài, ít calo nhưng giàu chất xơ tốt cho sức khỏe. Rất thích hợp cho
dịp tết sắp tới.

7.8.  Thực hiện Marketing có trách nhiệm cho thành công dài hạn 
 Phải xây dựng tổ chức có khả năng thực hiện một cách có trách nhiệm.
Những vấn đề rắc rối sẽ có thể xảy ra khi các kế hoạch bắt đầu được thực
hiện, vì thế doanh nghiệp cần kiểm soát đồng thời phản hồi để nắm chắc sự
hiệu quả và hiệu lực của các hoạt động marketing và có thể cải thiện hoạt
động đó ra làm sao.

Kết luận 

- Đằng sau một chiến lược Marketing thành công đạt được mức lợi nhuận mong
muốn hay gia tăng thị phần đòi hỏi một doanh nghiệp cần thỏa mãn nhu cầu của
khách hàng, xây dựng thương hiệu cũng như thích nghi được với những thay đổi
của thị trường. Và kiến thức nền tảng của “Chương 1: Hiểu về Quản trị
Marketing” như phạm vi, đối tượng và triết lý Marketing toàn diện… sẽ cung cấp
những thông tin trong việc hoạch định nên một chiến lược Marketing của doanh
nghiêp. Qua đó doanh nghiệp có thể duy trì và kinh doanh một cách có hiệu quả
các sản phẩm, dịch vụ đồng thời từng bước mở rộng thị trường, tìm kiếm thêm
nhiều đối tác, để tiếp tục đạt mức tăng trưởng lợi nhuận trong tương lai. 

Tài liệu tham khảo 

1. Kotler, P., & Keller, K. L. (2016). Defining marketing for the new
realities. In Marketing management: 15th edition (pp. 3–41). essay, Pearson
Education. 
2. Kotler, P., Armstrong, G., Lại Hồng Vân, Châu Quách Thị Bửu, Nguyễn
Văn Sơn, & Giao Hà Nam Khánh. (2012). Nguyên lý Tiếp Thị. Lao động Xã
hội. 
3. Twin, A. (2022, December 19). Marketing in business: Strategies and
types explained. Investopedia. Retrieved December 31, 2022, from
https://www.investopedia.com/terms/m/marketing.asp
4. Barone, A. (2022, October 8). Marketing strategy: What it is, how it works,
how to create one. Investopedia. Retrieved December 31, 2022, from
https://www.investopedia.com/terms/m/marketing-strategy.asp
5. Starbucks marketing strategy. StudySmarter US. (n.d.). Retrieved
December 31, 2022, from
https://www.studysmarter.us/explanations/business-studies/business-case-
studies/starbucks-marketing-strategy/
6. Twin, A. (2022, September 25). Value proposition: How to write it with
examples. Investopedia. Retrieved January 5, 2023, from
https://www.investopedia.com/terms/v/valueproposition.asp
7. Kenton, W. (2022, September 16). Brand: Types of brands and how to
create a successful brand identity. Investopedia. Retrieved January 5,
2023, from https://www.investopedia.com/terms/b/brand.asp

You might also like