You are on page 1of 42

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

CƠ SỞ II TẠI TP.HCM
===============

BÁO CÁO NHÓM


SỰ PHỤ THUỘC KINH TẾ
VIỆT NAM VÀO TRUNG QUỐC
Giảng viên: Phạm Văn Quỳnh
MÔN: KINH TẾ VĨ MÔ

Lớp K59D
Nhóm thuyết trình: 3
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 3

STT Họ tên MSSV


1 Giang Ngọc Âu Dương 2011115110
2 Phan Thị Mỹ Hằng 2011115157
3 Nguyễn Thị Như Quỳnh 2011115511
4 Đăng Nguyễn Hương Giang 2011116361
5 Lê Phùng Việt Hà 2011116366
6 Trương Nguyễn Bảo Hân 2011116373
7 Vũ Thị Minh Hằng 2011116376
8 Trương Triều Hoa 2011116391
9 Nguyễn Gia Linh 2011116435
10 Nguyễn Ngọc Thảo Linh 2011116436
11 Phạm Cao Minh 2011116459
1

MỤC LỤC

TÓM TẮT 1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG 2
1.1. Tổng quan về đề tài 2
1.1.1. Bối cảnh 2
1.1.2. Câu hỏi đặt ra 3
1.2. Cơ sở lý luận 3
1.2.1. Lý thuyết về đo lường mức độ phụ thuộc 3
1.2.2. Lý thuyết về nguyên nhân và ảnh hưởng của sự phụ thuộc 5
1.2.3. Một số lý thuyết khác về kinh tế vĩ mô 6
1.2.3.1. Lý thuyết về tổng sản phẩm trong nước 6
1.2.3.2. Lý thuyết về tỷ giá hối đoái, điều kiện Marshall - Lerner 6
1.3. Tình hình quan hệ kinh tế giữa Việt Nam với Trung Quốc 6
1.3.1. Tổng quan nền kinh tế Việt Nam 6
1.3.1.1. Giai đoạn 1954 - 1975 6
1.3.1.2. Giai đoạn 1976 - 1986 7
1.3.1.3. Giai đoạn 1986 - 2006 7
1.3.1.4. Giai đoạn 2006 - nay 8
1.3.2. Tổng quan nền kinh tế Trung Quốc 8
1.3.3. Các hiệp định giữa Việt Nam và Trung Quốc 9
1.3.3.1. Các hiệp định chung của Việt Nam và Trung Quốc 9
1.3.3.2. Các hiệp định giữa Việt Nam và Trung Quốc 10
CHƯƠNG 2: SỰ PHỤ THUỘC KINH TẾ VIỆT NAM VÀO TRUNG QUỐC 11
2.1. Thực trạng 11
2.1.1. Thương mại 11
2.1.2. Đầu tư 14
2.1.3. Du lịch 15
2.1.4. Kết luận 17
2.2. Nguyên nhân 18
2.2.1. Trung Quốc là nước láng giềng của Việt Nam 18
2.2.2. Tình trạng nhập siêu từ Trung Quốc tăng mạnh 18
2.2.3. Sự phụ thuộc về công nghệ 19
2.3. Tác động sự phụ thuộc vào Trung Quốc đến tình hình kinh tế Việt Nam 20
2.3.1. Tác động của thương mại giữa Việt Nam - Trung Quốc đến GDP của Việt Nam 20
2.3.2. Ảnh hưởng từ chính sách siết chặt nhập khẩu của Trung Quốc đến thương mại Việt
Nam 22
2

2.3.3. Tác động của đầu tư Trung Quốc vào Việt Nam đến vấn đề an ninh quốc phòng 23
2.3.4. Tác động của việc Trung Quốc phá giá đồng Nhân Dân Tệ đến cán cân xuất nhập khẩu
của Việt Nam 24
CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN 27
3.1. Cơ hội và thách thức của nỗ lực làm giảm phụ thuộc kinh tế Việt Nam vào Trung Quốc 27
3.1.1. Cơ hội 27
3.1.1.1. Tránh né rủi ro cho doanh nghiệp trong nước 27
3.1.1.2. Cơ hội nhìn nhận rằng thị trường nội địa phải là một điểm tựa 28
3.1.1.3. Cơ hội hợp tác đa dạng trên thị trường quốc tế rộng mở với các FTA 29
3.1.2. Thách thức 31
3.2. Đề xuất của nhóm về hướng đi mới của Việt Nam 34
3.2.1. Nhóm giải pháp trước mắt 34
3.2.2. Nhóm giải pháp lâu dài 35
3

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ


Bảng biểu

Bảng 2.1. Trị giá xuất khẩu, nhập khẩu theo châu lục, khối nước và một số thị trường
lớn trong 4 tháng/2021 và 4 tháng/2020 11

Bảng 2.2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam 15

Bảng 2.3. Ảnh hưởng về thương mại đến GDP của Việt Nam và Trung Quốc 20

Sơ đồ

Sơ đồ 2.1. Trị giá nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện từ Trung Quốc
và Hàn Quốc trong 4 tháng giai đoạn 2016 – 2021 12

Sơ đồ 2.2. Trị giá xuất khẩu của một số nhóm hàng lớn trong 4 tháng/2021 so với 4
tháng/2020 13

Sơ đồ 2.3. Tình hình vốn FDI Trung Quốc vào Việt Nam giai đoạn 2015 – 10 tháng/2020
14

Sơ đồ 2.4. Số lượt du khách vào Việt Nam tính theo các thị trường hàng đầu, 2019 17

Sơ đồ 2.5. Khách du lịch đến Việt Nam phân theo quốc gia, vùng lãnh thổ 17

Sơ đồ 2.6. Kim ngạch, tốc độ tăng xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại giai
đoạn 2011-2020 20

Sơ đồ 2.7. Cán cân thương mại của Trung Quốc với một số nước Châu Á 21

Sơ đồ 2.8. Phân bố của các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam 22

Sơ đồ 2.9. Tỷ giá Nhân Dân Tệ/ USD qua các năm 23

Sơ đồ 2.10. Một số thị trường Việt Nam xuất, nhập siêu 5 tháng đầu năm 2021 24
1

TÓM TẮT
2

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG


1.1. Tổng quan về đề tài
1.1.1. Bối cảnh
Kể từ tháng 5 năm 2020, Ấn Độ và Trung Quốc đã đối mặt một cách tồi tệ nhất
trong nhiều thập kỷ qua dọc theo dãy Himalaya, như một lời nhắc nhở đáng chú ý khác
rằng hai quốc gia đông dân nhất thế giới có một mối quan hệ mong manh. Khi 20 quân
nhân Ấn Độ đụng độ với Quân Giải Phóng Nhân dân Trung Quốc, các đường đứt gãy
trong mối quan hệ kinh tế của Ấn Độ với nước láng giềng phía Bắc đã lộ diện. Ấn Độ
không thể cắt đứt liên kết kinh tế với Trung Quốc vì mối quan hệ thương mại khổng lồ
giữa hai nước, đặc biệt trong lĩnh vực điện tử và dược phẩm trung gian. Trung Quốc đã
mất một khoảng thời gian gần một thập kỷ rưỡi qua để dần chiếm được thị trường Ấn
Độ trong một loạt các sản phẩm. Ấn Độ mua mọi thứ của Trung Quốc, trong khi Trung
Quốc cần Ấn Độ để thống trị thị trường công nghệ.
Ngoài Ấn Độ, Australia cũng là một bạn hàng của Trung Quốc. Kinh tế Australia
đã được hưởng lợi rất lớn từ tốc độ tăng trưởng vượt bậc và mối quan hệ giao thương
với Trung Quốc trong một thập kỷ qua. Trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu
2008, Australia là quốc gia lớn duy nhất không rơi vào suy thoái, một phần nhờ vào xuất
khẩu hàng hóa sang Trung Quốc. Tuy nhiên, sự phụ thuộc kinh tế vào Trung Quốc đang
trở thành điểm yếu chí mạng của Australia trong bối cảnh chính phủ nước này cố gắng
đối đầu với Bắc Kinh. Căng thẳng thương mại giữa hai nước lên cao kể từ khi Thủ tướng
Australia Scott Morrison kêu gọi điều tra nguồn gốc COVID-19. Trung Quốc trả đũa
bằng cách áp đặt thuế quan nặng nề lên nhiều loại hàng hóa nhập khẩu từ Australia, mới
đây nhất là rượu vang. Theo các nhà nghiên cứu tại Đại học Western Australia và Đại
học Quốc gia Australia, nếu hầu hết hoạt động thương mại giữa hai nước bị ngừng lại,
Australia sẽ mất tới 6% GDP. Trong khi đó, tác động tới Trung Quốc chỉ khoảng 0,5%
GDP. Theo báo cáo từ cơ quan dự báo Abares, giá trị của các lô hàng nông sản sẽ giảm
7% trong giai đoạn 2020-2021 xuống mức thấp nhất trong vòng 5 năm. Trong khi đó,
sản lượng nông nghiệp trong nước lại ghi nhận mức tăng trưởng vững chắc.
Sự phụ thuộc kinh tế vào Trung Quốc cũng đang là vấn đề đáng lo ngại đối với
Việt Nam. Sự kiện giàn khoan HD981, tháng 5/2014, đã đặt ra một mốc mới trong quan
hệ kinh tế giữa Việt Nam - Trung Quốc. Sau thời điểm hai nước bình thường hóa quan
hệ năm 1992, và bùng nổ quan hệ thương mại kể từ 2005 với tốc độ tăng trưởng đạt
3

27%/năm, sự kiện này đã tạo lên một mối quan ngại về “sự phụ thuộc Trung Quốc” và
không ít ý kiến đặt vấn đề về “thoát Trung”.
Lịch sử quan hệ Việt Nam và Trung Quốc cho thấy mối quan hệ giữa hai quốc
gia này không hề đơn giản và có vẻ như Việt Nam bất lợi nhiều hơn từ các bất ổn trong
mối quan hệ song phương này. Các số liệu thống kê cho thấy Trung Quốc là một trong
những bạn hàng lớn nhất của Việt Nam. Năm 2002, nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm
8,9% tổng nhập khẩu, đến năm 2011 tỷ lệ này tăng lên 23,3%. Trong khi đó, xuất khẩu
từ Việt Nam sang Trung Quốc hầu như không đổi, chỉ chiếm trên dưới 10% tổng kim
ngạch xuất khẩu, mặc dù có sự gia tăng nhẹ sau năm 2010. Quan trọng hơn, trong số các
sản phẩm xuất khẩu sang Trung Quốc có một số sản phẩm chiếm tỷ trọng rất cao trong
kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng đó như cao su, rau quả. Tương tự như thế, mức độ
tập trung trong nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc cũng rất cao với một số mặt
hàng như sản phẩm cơ khí, nguyên liệu dệt may. Điều này làm làm dấy lên lo ngại về
sự phụ thuộc quá nhiều của Việt Nam vào Trung Quốc về thương mại có dẫn đến những
tác động xấu trong tương lai của Việt Nam hay không.
1.1.2. Câu hỏi đặt ra
Đề tài xác định mức độ phụ thuộc giữa Việt Nam và Trung Quốc trên các khía
cạnh về kinh tế trong các năm trở lại đây. Dựa trên các kết quả đó đề xuất một số hướng
đi mới nhằm tối ưu hóa quan hệ Việt Nam - Trung Quốc và thúc đẩy tái cơ cấu ở Việt
Nam.
Nghiên cứu đặt ra những câu hỏi và giải quyết với những nội dung chính sau: thứ
nhất, phân tích mối quan hệ kinh tế trên góc độ thương mại, đầu tư và du lịch giữa Việt
Nam và Trung Quốc; thứ hai, tác động của sự phụ thuộc vào Trung Quốc lên nền kinh
tế Việt Nam; thứ ba, đề xuất hướng đi mới phù hợp để thúc đẩy tái cơ cấu kinh tế ở Việt
Nam.

1.2. Cơ sở lý luận
1.2.1. Lý thuyết về đo lường mức độ phụ thuộc
Về mặt học thuật, trên thế giới, đã có nhiều nghiên cứu về sư phụ thuộc, đặc biệt
là sự phụ thuộc về thương mại (trade dependence). Những nghiên cứu này chỉ ra cách
để đánh giá mức độ phụ thuộc kinh tế của quốc gia này vào quốc gia khác.
4

Một chỉ số thông dụng nhất được nhiều nhà kinh tế sử dụng là độ mở của nền
kinh tế (theo nghĩa rộng là về thương mại và đầu tư). Độ mở thương mại là để chỉ quy
mô tương đối của khu vực ngoại thương trong một nền kinh tế, được đo lường bằng tiêu
chí tổng kim ngạch xuất nhập khẩu/ tổng GDP. Độ mở về đầu tư là để chỉ quy mô tương
đối của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài trong một nền kinh tế, được đo lường bằng
tiêu chí GDP của khu vực FDI/ tổng GDP. Một quốc gia có độ mở càng cao thì càng
chứng tỏ phụ thuộc nhiều.
Một số chỉ số khác hay được sử dụng có thể kể đến như:
● Hirschman (1980) đề xuất 3 chỉ số liên quan đến phụ thuộc thương mại bao gồm:
sự phụ thuộc về thành phần, đo bằng tỷ trọng hàng nhập khẩu trong xuất khẩu, mức
độ tập trung theo đối tác, mức độ tập trung theo sản phẩm.
● Johnson (1992) phát triển một chỉ số duy nhất về sự phụ thuộc thương mại, bao gồm
cả phụ thuộc xuất khẩu và nhập khẩu. cơ bản dựa trên nguyên tắc của độ mở về
thương mại, và tính toán riêng cho TDI xuất khẩu và nhập khẩu.
Simon và đồng nghiệp (2014) cho rằng phụ thuộc thương mại của một quốc gia
A vào quốc gia B dựa trên tỷ số giữa cơ cấu xuất khẩu của A vào B và cơ cấu nhập khẩu
của B từ A. Cơ cấu xuất khẩu (tỷ trọng xuất khẩu của A vào B trên tổng xuất khẩu của
A) thể hiện tầm quan trọng hoặc khả năng áp đặt của B đối với A. Nếu tầm quan trọng
này càng lớn thì chứng tỏ A càng phụ thuộc vào B. Ngược lại, cùng khối lượng xuất
khẩu đó, nếu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nhập khẩu của B thì bản thân B cũng phụ
thuộc vào A. Như vậy, ngay cả khi tỷ trọng xuất khẩu từ A sang B là lớn thì A cũng
không phụ thuộc B do bản thân B cũng phụ thuộc A và vì thế B không thể áp đặt được
A. Quan điểm này khác và phù hợp hơn với các phân tích thông thường hiện nay nếu
chỉ dựa đơn thuần trên chỉ số về mức độ tập trung của thị trường xuất khẩu (hoặc nhập
khẩu)
Carlot và đồng nghiệp (2014) lại cho rằng sự phụ thuộc cần nhìn nhận dưới góc
độ khả năng quyết định giá trên thị trường quốc tế mà không đơn thuần là giữa hai nước.
Ngoài việc dựa trên mức độ tập trung theo thị trường, tỷ trọng xuất khẩu, chỉ số phụ
thuộc còn phải tính đến nước nhập khẩu có khả năng định giá quốc tế của sản phẩm đó
như thế nào dựa trên quy mô thương mại của các đối tác khác. Như vậy, dù A có tầm
quan trọng và khả năng áp đặt lên B, nhưng nếu A không ảnh hưởng được giá thế giới
thì sự phụ thuộc của B vào A cũng không đáng kể. Có thể cho rằng cả Việt Nam và
5

Trung Quốc đang tăng cường hội nhập sâu với nền kinh tế thế giới vì thế quan hệ kinh
tế giữa hai nước không đơn thuần được định hình chỉ bởi hai nước. Các quan hệ thương
mại và đầu tư với các đối tác khác cũng góp phần định hình quan hệ phụ thuộc của Việt
Nam vào Trung Quốc. Mối quan hệ phụ thuộc giữa Việt Nam và Trung Quốc sẽ có sự
đóng góp của các yếu tố Hoa Kỳ, Nhật, ASEAN… mọi dịch chuyển trong quan hệ
thương mại giữa hai nước bất kỳ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mối quan hệ của các nước
còn lại.
1.2.2. Lý thuyết về nguyên nhân và ảnh hưởng của sự phụ thuộc
Một số nghiên cứu khác tập trung vào giải thích bản chất, nguyên nhân hình thành
của sự phụ thuộc kinh tế cũng như những ảnh hưởng của sự phụ thuộc tới kinh tế của
các quốc gia (đặc biệt là các quốc gia đang phát triển).
Lý thuyết về lợi thế so sánh cho rằng phụ thuộc phản ánh lợi thế so sánh của mỗi
bên. Một quốc gia sẽ chuyên môn hóa vào một vài sản phẩm nào đó dựa trên lợi thế của
nước họ khi so sánh với các nước khác. Và việc mỗi nước đều có sự chuyên môn hóa
vào một vài sản phẩm khiến cho các nước phụ thuộc lẫn nhau.
Lý thuyết về phụ thuộc thương mại cho rằng, phụ thuộc là sản phẩm của việc
phân công lao động toàn cầu, sự phụ thuộc vì thế thể hiện vị trí của nước đó trên bản đồ
thương mại, ở một góc độ nào đó là năng lực cạnh tranh của hàng hóa từ nước đó.
Một số nghiên cứu khác đánh giá về sự ảnh hưởng của phụ thuộc dựa trên góc độ
rủi ro tiềm ẩn. Nền kinh tế càng mở thì khả năng tổn thương với các cú sốc bên ngoài
càng lớn. Mức độ tổn thương, tuy nhiên, lại được xác định bằng mức độ tập trung trong
xuất/nhập khẩu với một vài nhóm hàng hoặc với một vài đối tác. Càng tập trung cao thì
khả năng tổn thương càng cao. Các kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho rằng các nước
đang phát triển có mức độ tập trung thương mại vào một vài sản phẩm hoặc vài đối tác
cao hơn so với các nước phát triển.
Từ một nghiên cứu theo quốc gia, Robinson và Holtzman (1981) kết luận rằng
mức độ tập trung xuất khẩu (và vì thế mức độ phụ thuộc) có thể có tác động tiêu cực tới
phát triển tại các nước kém phát triển, ví dụ, việc tập trung thương mại phụ thuộc vào
các sản phẩm nông nghiệp ở một vài nước có thể dẫn đến suy kiệt môi trường sinh thái.
6

1.2.3. Một số lý thuyết khác về kinh tế vĩ mô


Những lý thuyết này được nhóm chúng em sử dụng để giải thích cho những sự
thay đổi trong quan hệ thương mại song phương ảnh hưởng đến GDP và sự tăng trưởng
kinh tế của Việt Nam.
1.2.3.1. Lý thuyết về tổng sản phẩm trong nước
GDP = C + I + G + X - M
Trong đó sự phụ thuộc kinh tế của Việt Nam và Trung Quốc được thể hiện rõ qua
3 yếu tố:
● I : Đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam (khu vực FDI)
● G : Xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc
● M: Nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc
Bất kỳ sự thay đổi nào trong quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc sẽ
làm thay đổi tổng cầu AE của Việt Nam trong ngắn hạn, từ đó dẫn đến sự thay đổi về
sản lượng và cuối cùng là thay đổi trong thu nhập (GDP) của Việt Nam.
1.2.3.2. Lý thuyết về tỷ giá hối đoái, điều kiện Marshall - Lerner
Theo điều kiện Marshall- Lerner, trong trường hợp Trung Quốc phá giá đồng nội
tệ (nhân dân tệ) thì tỷ giá hối đoái danh nghĩa và thực của đồng nhân dân tệ so với đồng
VND tăng. Điều đó dẫn đến nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc tăng cũng như xuất khẩu
hàng hóa của Việt Nam giảm
e↑ ➔ NX↑

1.3. Tình hình quan hệ kinh tế giữa Việt Nam với Trung Quốc
1.3.1. Tổng quan nền kinh tế Việt Nam
Kinh tế Việt Nam là một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đang
phát triển, phụ thuộc lớn vào nông nghiệp, du lịch, xuất khẩu thô và đầu tư trực tiếp
nước ngoài.
1.3.1.1. Giai đoạn 1954 - 1975
Trong giai đoạn này, Chiến tranh Việt Nam đang nổ ra, Việt Nam bị chia cắt
thành hai vùng với hai chế độ chính trị và kinh tế khác nhau: Kinh tế Việt Nam Cộng
hòa và Kinh tế Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Giai đoạn này, kinh tế Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phát triển bình quân năm là
6% (GDP đầu người bình quân năm tăng khoảng 3%), còn kinh tế Việt Nam Cộng hòa
7

phát triển trung bình 3,9%/năm (bình quân đầu người tăng 0,8%). Đặc biệt, kinh tế Việt
Nam Cộng hòa phát triển ở số âm trong giai đoạn 1965 - 1975 phần lớn do chiến tranh
đã lan rộng khắp miền và ở mức độ quyết liệt. Tổng tăng trưởng bình quân cả hai miền
là 1,9% trong giai đoạn 1955 - 1976.
1.3.1.2. Giai đoạn 1976 - 1986
Năm 1976, Việt Nam thống nhất đổi tên thành nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa
Việt Nam. Đường lối kinh tế chủ đạo của Việt Nam từ thời kỳ này là công nghiệp hóa
xã hội chủ nghĩa, xây dựng chế độ làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa của nhân dân lao
động.
Thời kỳ này được nhắc đến với danh từ "bao cấp". Nền kinh tế hoạt động theo cơ
chế tập trung kế hoạch hóa. Nhà nước lên kế hoạch cho mọi hoạt động kinh tế, các xí
nghiệp, và nhà máy.
Từ năm 1976 đến 1980, thu nhập quốc dân tăng rất chậm, có năm ghi nhận giảm.
GDP bình quân đầu người là 80 USD năm 1980, thấp hơn Lào (94 USD), và Campuchia
(191 USD). Theo một số thống kê, kế hoạch 5 năm lần thứ hai chỉ tiêu tăng 13-14% mỗi
năm, nhưng chỉ tăng 0,4% mỗi năm, trong đó nông nghiệp tăng 1,9% và công nghiệp
tăng 3,3%, phân phối yếu kém và lãng phí vốn đầu tư. Kim ngạch xuất khẩu năm 1980
chỉ đạt 15% kim ngạch nhập khẩu. Khoảng 10-15% lương thực phải nhập khẩu. Hàng
hóa không đủ, để trang trải các khoản nợ từ khối Cộng sản, chính phủ Việt Nam phải trả
nợ bằng lao động. Thu nhập bình quân đầu người năm 1976 là 101 USD, đến năm 1980
là 91 USD, trong khi năm 1982 là 99 USD, riêng tại miền Bắc năm 1976 là 82 USD,
đến năm 1980 là 58 USD. Tốc độ tăng kinh tế giai đoạn 1975 đến 1985 dao động ở mức
1,9%-0,6%.
1.3.1.3. Giai đoạn 1986 - 2006
Thời kỳ 1986 – 2000 gọi là thời kỳ chuyển tiếp của nền kinh tế Việt Nam từ nền
kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang vận hành theo cơ chế thị trường dưới sự điều tiết và
quản lý của chính phủ.
Thay vì trước đây phải nhập khẩu lương thực, Việt Nam đã sản xuất đủ để tự
cung cấp, có dự trữ và còn xuất khẩu gạo. Hàng hóa, nhất là hàng tiêu dùng, nhiều hơn
và đa dạng hơn. Xuất khẩu tăng mạnh, thâm hụt thương mại giảm. Từ năm 1989, Việt
Nam bắt đầu xuất khẩu dầu thô, đem lại nguồn thu xuất khẩu lớn. Lạm phát được kiềm
chế dần. Đến năm 1990, GDP bình quân đầu người của Việt Nam đạt mức 98 USD.
8

Thời kỳ 1991 – 1999 được coi là giai đoạn phát triển thành công của nền kinh tế
Việt Nam. Giai đoạn 1993 - 1997 là thời kỳ kinh tế Việt Nam thành công kiềm chế lạm
phát, đồng thời tăng trưởng nhanh chóng. Giai đoạn 1998 - 1999, kinh tế Việt Nam tăng
trưởng chậm lại, và từ năm 2000 bắt đầu tăng nhanh. Thập niên 1990 và đầu 2000 là
thời kỳ mà Việt Nam tích cực hội nhập kinh tế, với đỉnh cao là việc thành công ký kết
hiệp định gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO.
Thời kỳ 1986-2000 được xem là thời kì “đổi mới” - thời kì chuyển biến thực sự
về nhận thức tư duy kinh tế, áp dụng kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. GDP bình
quân đầu người đạt mức 396 USD.
1.3.1.4. Giai đoạn 2006 - nay
Kinh tế Việt Nam năm 2007 tăng trưởng 8,5%, cao nhất kể từ năm 1997. Tuy
nhiên năm 2008, nền kinh tế Việt Nam chững lại, bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, trong
đó có khủng hoảng tài chính 2007 -2010. Từ năm 2007, nền kinh tế có dấu hiệu lạm
phát rất cao. Đặc trưng giai đoạn này là tốc độ tăng trưởng kinh tế chững lại. Tốc độ
phát triển kinh tế (GDP) giai đoạn 2011 – 2015 đạt 5,91%/năm. Năm 2018, GDP bình
quân đầu người của Việt Nam chỉ bằng 40% so với trung bình của thế giới, thoát khỏi
nhóm các nước nghèo và ở vào nhóm thu nhập trung bình thấp trên thế giới.
Năm 2020, do tác động của đại dịch Covid-19, GDP Việt Nam chỉ tăng 2,91%
và là một trong số ít quốc gia trên thế giới đạt tăng trưởng kinh tế dương.
1.3.2. Tổng quan nền kinh tế Trung Quốc
Kinh tế Trung Quốc là một nền kinh tế thị trường công nghiệp mới đang phát
triển, có quy mô lớn thứ hai trên thế giới (sau Hoa Kỳ) nếu tính theo tổng sản phẩm
quốc nội (GDP danh nghĩa) và đứng thứ nhất nếu tính theo sức mua tương đương (PPP).
Từ năm 1949, Trung Quốc đã theo đuổi chiến lược phát triển công nghiệp nặng xã hội
chủ nghĩa, ưu tiên công nghiệp hóa đồng thời cắt giảm tiêu dùng theo chính sách "thắt
lưng buộc bụng" để tập trung các nguồn lực cho công nghiệp hóa.
Năm 1952, tổng sản lượng công nghiệp của Trung Quốc ước tính là 34.900 triệu
Nhân dân tệ theo tỷ giá hối đoái thực tế, bằng 3% tổng sản lượng công nghiệp thế giới.
Giữa thập niên 1950, những chính sách đầy tham vọng đã khiến kinh tế Trung Quốc suy
thoái, nông nghiệp bị tàn phá, công nghiệp ngừng phát triển. Nền kinh tế Trung Quốc
tiếp tục suy thoái trong 10 năm Cách mạng văn hóa.
9

Trong thập niên tiếp theo, nền kinh tế Trung Quốc có nhiều chuyển biến tích cực,
GDP bình quân đầu người tăng trưởng từ tốc độ không đáng kể vào thập niên 1960 lên
70% vào thập niên 1970; Trung Quốc đã tốc độ tăng trưởng đáng kể 63% vào thập niên
1980 và đạt đỉnh điểm với mức 175% vào thập niên 1990. Cuối thập niên 1990, nền
kinh tế Trung Quốc đã chịu ảnh hưởng một phần của cuộc khủng hoảng tài chính Đông
Á, với tốc độ tăng trưởng chính thức 7,8% trong năm 1998, và 7,1% trong năm 1999.
Đầu năm 2006, Trung Quốc đã chính thức công bố nước này là nền kinh tế lớn
thứ 4 thế giới, tính theo đô la Mỹ, vượt qua Pháp và Anh. Đầu năm 2007, Trung Quốc
đứng thứ 2 thế giới về GDP tính theo sức mua tương đương (PPP) với tổng giá trị GDP
tính theo PPP là 10.000 tỷ USD.
Năm 2020, dưới tác động của đại dịch Covid-19, và được biết như là đất nước
đầu tiên hứng chịu hậu quả nặng nề của đại dịch và phải thi hành lệnh đóng cửa, nhưng
kinh tế Trung Quốc đã có sự phục hồi đáng kể với GDP tăng 2,3% so với năm trước, và
là một trong số ít nước có mức tăng trưởng GDP dương.
1.3.3. Các hiệp định giữa Việt Nam và Trung Quốc
1.3.3.1. Các hiệp định chung của Việt Nam và Trung Quốc
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu, mở rộng tự do hóa thương mại, làn
sóng ký kết các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đang trở nên mạnh mẽ trên khắp thế
giới và trở thành một xu thế mới trong quan hệ kinh tế quốc tế mà các quốc gia không
thể đứng ngoài cuộc, nhận thức rõ điều này, trong những năm qua Việt Nam rất tích cực
tham gia đàm phán, ký kết các Hiệp FTA song phương và đa phương. Đến nay, Việt
Nam đã chính thức tham gia, ký kết thực hiện 14 FTA có hiệu lực và 01 FTA đã chính
thức ký kết, sắp có hiệu lực, hiện đang đàm phán 02 FTA. Trong số 14 FTA đã có hiệu
lực và đang triển khai, Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương
(CPTPP) là FTA thế hệ mới đầu tiên mà Việt Nam tham gia, tiếp theo đó là Hiệp định
Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Châu Âu (EVFTA).
Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA): ASEAN và
Trung Quốc ký Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện tháng 11/2002. Hai bên
tiếp tục đàm phán và ký kết các Hiệp định về Thương mại Hàng hóa (có hiệu lực từ
tháng 7/2005), Hiệp định về Đầu tư (có hiệu lực từ tháng 02/2010). Tháng 11/2015,
ASEAN và Trung Quốc ký Nghị định thư sửa đổi Hiệp định khung và các Hiệp định
10

liên quan, trong đó có nhiều nội dung cam kết mới về hàng hóa, dịch vụ và đầu tư. Nghị
định này có hiệu lực từ tháng 5/2016.
1.3.3.2. Các hiệp định giữa Việt Nam và Trung Quốc
● Hiệp Định Thương mại biên giới Việt - Trung (12/9/2016).
● Hiệp Định Thanh Toán Về Hợp Tác Giữa Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam Và Ngân
Hàng Nhân Dân Trung Quốc (26/05/1993).
● Hiệp Ðịnh Thương Mại Giữa Việt Nam Và Trung Hoa (07/11/1991).
● Hiệp Định Việt Nam - Trung Hoa Về Đảm Bảo Chất Lượng Hàng Hóa Xuất Nhập
Khẩu Và Công Nhận Lẫn Nhau (22/11/1994).
● Hiệp Định Việt Nam - Trung Hoa Về Tránh Đánh Thuế Hai Lần Và Ngăn Ngừa
Việc Trốn Lậu Thuế Đối Với Các Loại Thuế Đánh Vào Thu Nhập (18/10/1996).
● Hiệp Định Việt Nam - Trung Hoa Về Mua Bán Hàng Hóa Ở Vùng Biên Giới
(19/10/1998).
● Hiệp Định Giữa Chính Phủ Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Và Chính
Phủ Nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa Về Khuyến Khích và Bảo Hộ Đầu Tư
(02/12/1992).
● Hiệp Định Về Thành Lập Ủy Ban Hợp Tác Kinh Tế Thương Mại Giữa Chính Phủ
Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Và Chính Phủ Nước Cộng Hòa Nhân
Dân Trung Hoa (22/12/1994).
11

CHƯƠNG 2: SỰ PHỤ THUỘC KINH TẾ VIỆT NAM VÀO TRUNG QUỐC


2.1. Thực trạng
Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và có chung đường biên giới dài
1.281km với Việt Nam. Trung Quốc là một trong những đối tác lớn nhất của Việt Nam
và quan hệ kinh tế giữa hai nước như một sự tất yếu và nếu có chính sách đúng thì có
lợi cho sự phát triển của cả hai nước.
Tuy nhiên, trong quan hệ này phía Việt Nam luôn nằm ở phía bị động và phụ
thuộc vào nền kinh tế Trung Quốc.
2.1.1. Thương mại
Trong số hơn 200 nước có quan hệ ngoại thương với Việt Nam, Trung Quốc tiếp
tục là đối tác thương mại lớn nhất, thị trường cung cấp hàng hóa lớn nhất và thị trường
xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam (sau Mỹ).
Theo thống kê từ Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong 4 tháng đầu năm 2021, trao
đổi thương mại hàng hóa của Việt Nam với Trung Quốc đạt 50,19 tỷ USD, xuất khẩu
và nhập khẩu lần lượt tăng 28% và 51,4% so với cùng kỳ năm trước. Trung Quốc cũng
chính là nước có trị giá và tỷ trọng cao nhất trong thị trường trao đổi hàng hóa giữa Việt
Nam và Châu Á.
Bảng 2.1. Trị giá xuất khẩu, nhập khẩu theo châu lục, khối nước và một số thị
trường lớn trong 4 tháng/2021 và 4 tháng/2020

(Nguồn: Tổng cục Hải quan)


12

Thông qua bảng số liệu trên, ta có thể thấy trị giá số lượng hàng hóa mà Việt
Nam nhập khẩu từ Trung Quốc là rất nhiều với 33,93 tỷ USD và tăng 51,4%, trong khi
đó, xuất khẩu sang Trung Quốc chỉ với 16,26 tỷ USD và tăng 28% so với cùng kỳ năm
2020.
Trong 4 tháng đầu năm 2021, Trung Quốc đã vượt Hàn Quốc khi là thị trường
lớn nhất cung cấp nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện cho Việt Nam
trị giá nhập khẩu trong tháng là 5,68 tỷ USD, giảm 4,7% so với tháng trước. Tính trong
4 tháng đầu năm 2021, trị giá nhập khẩu nhóm hàng này là 22,23 tỷ USD, tăng 25,8%
so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân là do nhập khẩu nhóm hàng này từ thị trường
Trung Quốc tăng cao tới 61% so với cùng kỳ năm trước, trong khi thị trường dẫn đầu
Hàn Quốc lại chỉ tăng nhẹ 6%.
Sơ đồ 2.1. Trị giá nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện từ Trung
Quốc và Hàn Quốc trong 4 tháng giai đoạn 2016 - 2021

(Nguồn: Tổng cục Hải quan)


Ngoài ra, Trung Quốc cũng là thị trường lớn nhất cung cấp nhóm mặt hàng
nguyên phụ liệu dệt may, da, giày (bao gồm: bông, xơ sợi dệt, vải các loại, nguyên phụ
liệu dệt, may, da, giày): trị giá nhập khẩu trong 4 tháng đầu năm 2021 là 4,19 tỷ USD,
tăng 34% so với cùng kỳ năm trước. Sắt thép các loại: lượng nhập khẩu trong tháng là
1,35 triệu tấn, trị giá là 1,09 tỷ USD, giảm 5,8% về lượng và tăng 0,6% về trị giá so với
tháng trước. Lượng sắt thép nhập khẩu trong 4 tháng đầu năm 2021 đạt hơn 5 triệu tấn,
tăng 12,6% so với cùng kỳ năm trước, với trị giá nhập khẩu là 3,73 tỷ USD, tăng 36,6%.
Sắt thép các loại nhập về Việt Nam chủ yếu có xuất xứ từ 5 thị trường chính, nhưng chỉ
có duy nhất thị trường Trung Quốc tăng cao, các thị trường còn lại đều giảm mạnh. Cụ
13

thể, nhập từ Trung Quốc đạt 2,63 triệu tấn, tăng 70%. Ô tô nguyên chiếc các loại nhập
về Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2021 chủ yếu có xuất xứ từ Thái Lan và Indonesia,
chiếm 80% tổng lượng nhập khẩu của cả nước. Trong đó, nhập khẩu từ Thái Lan là hơn
25,7 nghìn chiếc, tăng 71%; từ Indonesia là 13,87 nghìn chiếc, tăng 5% so với cùng kỳ
năm 2020. Đặc biệt, trong 4 tháng đầu năm 2021 xe ô tô nguyên chiếc các loại nhập
khẩu từ thị trường Trung Quốc tăng rất cao, đạt 6,63 nghìn chiếc, gấp 6 lần con số gần
1,05 nghìn chiếc của cùng kỳ năm trước.
Sơ đồ 2.2. Trị giá xuất khẩu của một số nhóm hàng lớn trong 4 tháng/2021 so với
4 tháng/2020

(Nguồn: Tổng cục Hải quan)


Thông qua các số liệu về tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam với
Trung Quốc, ta có thể nhận thấy hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước đang phụ
thuộc rất lớn vào Trung Quốc. Xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc dù có tăng,
nhưng vẫn không đáng kể so với mức tăng của nhập khẩu. Trung Quốc vẫn là thị trường
nhập siêu lớn nhất của Việt Nam. Cán cân thương mại của Việt Nam đối với thị trường
này vẫn trong xu hướng thâm hụt lớn do sự chênh lệch về tốc độ tăng xuất khẩu, nhập
khẩu ngày càng đáng kể. Như vậy ta có thể thấy, hầu hết những mặt hàng nhập khẩu
chính của Việt Nam như máy vi tính, sản phẩm và linh kiện điện tử, nguyên phụ liệu
dệt, may, da giày, sắt thép các loại và ô tô nguyên chiếc các loại đều chủ yếu nhập từ
Trung Quốc, đa số đều tăng khá mạnh và chiếm tỉ trọng cao.
Nhiều ngành sản xuất của Việt Nam đang có mức độ phụ thuộc rất cao vào Trung
Quốc về yếu tố đầu vào như vật tư, nguyên liệu sản xuất và cả yếu tố đầu ra là thị trường
tiêu thụ với khoảng 80% nguyên vật liệu đầu vào của Việt Nam đang phụ thuộc vào
14

Trung Quốc. Trong số 110 nhóm mặt hàng Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc, có rất
nhiều sản phẩm là nguyên liệu đầu vào, linh kiện lắp ráp, gia công, máy móc thiết bị
phục vụ ?khẩu trang thiết bị cho các dự án đang đầu tư. Hiện Trung Quốc đang kiểm
soát chặt chẽ nền công nghiệp Việt Nam qua nguyên liệu, thành phẩm và thu về trên 20
tỷ USD mỗi năm.
Việc nhập khẩu hàng hóa quá nhiều và phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc của
Việt Nam đặc biệt là vật tư, nguyên liệu đầu vào cho sản xuất sẽ gây ra những tác động
không nhỏ đối với nền kinh tế nước ta nhất là trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang
đi vào thiết lập sự ổn định các yếu tố kinh tế vĩ mô.
2.1.2. Đầu tư
Năm 2019 đánh dấu là năm đầu tiên ghi nhận vốn FDI đăng ký cấp mới vào Việt
Nam từ Trung Quốc vươn lên dẫn đầu sau nhiều năm ở vị trí 7, 8. Cụ thể, chu kỳ 5 tháng
đầu năm 2019, vốn đầu tư Trung Quốc vào Việt Nam đạt 1,56 tỷ USD, tăng 450% so
với con số 280 triệu USD cùng kỳ của năm 2018.
5 tháng đầu năm 2020, vốn từ Trung Quốc vào Việt Nam sụt giảm so với cùng
kỳ năm 2019, đạt 1,27 tỷ USD, nhưng vẫn xếp ở vị trí thứ 3 các quốc gia đầu tư vào
Việt Nam, sau Singapore và Thái Lan. Nếu xét theo số lượng dự án, Trung Quốc vẫn
đứng ở vị trí thứ hai với tổng 176 dự án, chỉ sau Hàn Quốc.
Sơ đồ 2.3. Tình hình vốn FDI Trung Quốc vào Việt Nam giai đoạn 2015
– 10 tháng/2020

(Nguồn: Cục đầu tư Nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư)


15

Có nhiều lý do giải thích dòng vốn Trung Quốc tăng tốc vào Việt Nam trong hai
năm gần đây, trong đó cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung manh nha từ những năm trước
đã thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư từ Trung Quốc rời bỏ thị trường này tìm kiếm đến các
vùng lân cận như Việt Nam nhằm né thuế suất của Mỹ.
Ngoài lợi thế lao động giá rẻ, văn hoá kinh doanh có nhiều điểm tương đồng, thì
việc xuất khẩu từ Việt Nam được đánh giá sẽ hưởng lợi nhờ tham gia các FTA như
EVFTA, CPTPP, v.v. cũng thu hút các nhà đầu tư Trung Quốc chuyển đến Việt Nam
đầu tư.
Rõ ràng không thể loại trừ nguy cơ việc một số nhà đầu tư Trung Quốc đưa dây
chuyền sản xuất sang Việt Nam để chế tạo hàng hóa, sau đó xuất sang Mỹ để tránh thuế.
Các chuyên gia của Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) lo ngại, Việt Nam
có nguy cơ trở thành thị trường tạm nhập tái xuất của Trung Quốc nhằm lách lệnh trừng
phạt của Mỹ đối với hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc.
Bảng 2.2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
(Lũy kê các dự án còn hiệu lực đến ngày 20/4/2021)

(Nguồn: Cục đầu tư Nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư)


2.1.3. Du lịch
Trung Quốc là quốc gia có tác động lớn đến ngành du lịch của Việt Nam với
lượng lượt khách đến luôn ở vị trí dẫn đầu và tăng trưởng qua từng năm.
Đối với Việt Nam, thị trường khách Trung Quốc luôn chiếm tỷ lệ 28-30% trong
tổng lượng khách quốc tế đến. Năm 2017, Việt Nam đón hơn 4 triệu lượt khách Trung
Quốc trong tổng số gần 13 triệu lượt khách quốc tế, tăng 48,6% so với năm 2016. Sáu
16

tháng đầu năm 2018, khách Trung Quốc đến Việt Nam đạt 2,568 triệu lượt, tăng 36,1%
so với năm 2017. Các địa bàn đón khách Trung Quốc chủ yếu là Khánh Hòa, Quảng
Ninh, Đà Nẵng, Phú Quốc, Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh…Tại Khánh Hòa, lượng khách
Trung Quốc chiếm tới 60% tổng lượng khách quốc tế đến, trong khi đó con số này lần
lượt là 30% và 20% tại Đà Nẵng và Quảng Ninh.
Năm 2019, quốc gia tỉ dân đóng góp hơn 5,8 triệu lượt khách, tăng gần 17%,
tương đương 32% tổng lượt khách du lịch quốc tế đến Việt Nam.
Sơ đồ 2.4. Số lượt du khách vào Việt Nam tính theo các thị trường hàng đầu, 2019

Sơ đồ 2.5. Khách du lịch đến Việt Nam phân theo quốc gia, vùng lãnh thổ

(Nguồn: Tổng cục Thống kê (GSO)


17

Theo Tổng cục Thống kê, với 644.700 lượt khách trong tháng 1-2020, tăng đến
72,6% so với cùng kỳ năm ngoái, thị trường Trung Quốc chiếm hơn 32,3% trong tổng
số khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng đầu năm 2020.
Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến
năm 2030 cũng xác định Trung Quốc là một trong những thị trường mục tiêu bởi lượng
khách lớn đi du lịch nước ngoài. Thực tế trong khoảng 10 năm trở lại đây, Trung Quốc
luôn là thị trường khách du lịch quốc tế đứng đầu ở Việt Nam. Sự phát triển du lịch phụ
thuộc vào thị trường chi phối Trung Quốc ngày một tăng, cùng với đó là nguy cơ khủng
hoảng khi thị trường này có vấn đề.
Sự suy giảm khách Trung Quốc gần như về 0 ở Việt Nam do đại dịch Covid-19
là một minh chứng, cho dù đã được cảnh báo việc phát triển du lịch cần không để rơi
vào tình trạng phụ thuộc vào một vài thị trường chi phối. Theo đó, việc phụ thuộc vào
thị trường Trung Quốc như hiện nay hay phụ thuộc vào bất kỳ thị trường nào khác cũng
có nhiều tác động không tốt cho du lịch Việt Nam.
2.1.4. Kết luận
Thông qua phân tích các số liệu về mối quan hệ thương mại, đầu tư và du lịch
của Việt Nam và Trung Quốc, ta có thể dễ dàng nhận thấy mức độ quan trọng tương đối
của Trung Quốc trong mối quan hệ về xuất nhập khẩu với Việt Nam lớn hơn hẳn so với
chiều ngược lại. Trong khi đầu tư FDI từ Trung Quốc cũng chiếm hàm lượng lớn trong
tổng số vốn nước ngoài vào Việt Nam, đặc biệt là sự mở rộng sản xuất của các công ty
Trung Quốc làm dấy lên lo ngại Việt Nam có nguy cơ trở thành thị trường tạm nhập tái
xuất của Trung Quốc.
Về du lịch, thực tế cũng cho thấy trong khoảng 10 năm trở lại đây, Trung Quốc
luôn là thị trường khách du lịch quốc tế đứng đầu ở Việt Nam. Và chiến lược phát triển
ngành du lịch trong tương lai gần cũng xác định Trung Quốc là một trong những thị
trường mục tiêu. Sự phát triển du lịch phụ thuộc vào thị trường chi phối Trung Quốc
ngày một tăng, cùng với đó là nguy cơ khủng hoảng khi thị trường này có vấn đề.
Sự phụ thuộc này đã kéo dài và ở nhiều mức độ khác nhau trên nhiều phương diện kinh
tế, đặc biệt dễ dàng nhận thấy qua đợt khủng hoảng do đại dịch COVID-19 vừa qua, cho
thấy nhiều rủi ro tiềm ẩn do tính phụ thuộc tăng lên.
18

2.2. Nguyên nhân


2.2.1. Trung Quốc là nước láng giềng của Việt Nam
Việt Nam có người láng giềng phương Bắc to lớn là Trung Quốc, chung biên giới
trên bộ và trên biển. Quan hệ Việt - Trung đã trải qua 2200 năm thăng trầm lịch sử, bởi
vậy gắn bó sâu sắc đến văn hóa cũng như quá trình phát triển của đất nước. Với vị thế
'núi liền núi, sông liền sông', các doanh nghiệp Việt Nam rất thuận tiện giao thương với
thị trường Trung Quốc, một thị trường tiềm năng có hơn 1 tỷ dân, là điều kiện thuận lợi
cho việc phát triển kinh tế Việt Nam. Và vì thế các doanh nhân Việt Nam cũng có sự
quen thuộc trong giao thương với Trung Quốc mà sự giao thương lớn với bất kỳ một
quốc gia nào thì nó cũng dễ dẫn đến sự phụ thuộc về kinh tế.
2.2.2. Tình trạng nhập siêu từ Trung Quốc tăng mạnh
Tình trạng nhập siêu từ Trung Quốc gia tăng mạnh là vì:
Thứ nhất, hàng Trung Quốc (từ máy móc thiết bị đến nguyên phụ liệu hay hàng
tiêu dùng), hầu hết đều có giá rất rẻ do chi phí nhân công của Trung Quốc thuộc vào
loại thấp nhất thế giới. Bên cạnh đó, Trung Quốc vẫn duy trì chính sách hỗ trợ xuất
khẩu dưới nhiều hình thức khác nhau. Với giá rẻ, mẫu mã và chủng loại phong phú,
đa dạng, hàng tiêu dùng Trung Quốc được nhiều người tiêu dùng Việt Nam, đặc biệt
người thu nhập thấp chấp nhận. Nguyên phụ liệu từ Trung Quốc được nhập khẩu
nhiều cũng do giá rẻ, nhất là khi Việt Nam chưa có ngành công nghiệp phụ trợ đủ mạnh
để cung cấp nguyên phụ liệu cho các ngành gia công xuất khẩu. Máy móc thiết bị
giá rẻ của Trung Quốc được nhiều doanh nghiệp Việt Nam lựa chọn, nhất là các doanh
nghiệp nhỏ và vừa do khả năng tài chính hạn chế của họ.
Thứ hai, khả năng cạnh tranh kém của hàng Việt Nam. Xét cả về giá cả và chất
lượng, nhiều sản phẩm của Việt Nam khó thâm nhập được vào thị trường Trung Quốc.
Ngoài ra, hầu hết hàng Việt Nam chưa có tên tuổi và thương hiệu trên thị trường quốc
tế, nên lại càng khó cạnh tranh.
Thứ ba, trong cơ cấu sản phẩm trong thương mại Việt - Trung, Việt Nam chủ
yếu xuất sang Trung Quốc khoáng sản, nông lâm thủy sản (chiếm trên 70% tổng kim
ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc). Đây là các sản phẩm có giá trị gia tăng thấp, giá
cả lại bấp bênh và thường có xu hướng giảm, giá so sánh tương đối thấp so với các sản
phẩm chế biến - chế tạo. Trong khi đó, các sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc chủ yếu
19

là hóa chất, sản phẩm chế tác cơ bản, máy móc thiết bị, chiếm trên 80% tổng nhập khẩu
từ Trung Quốc.
Thứ tư, Việt Nam hầu như không có hàng rào kỹ thuật đối với hàng nhập
khẩu Trung Quốc, từ yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với thực phẩm đến các
tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn sử dụng đối với máy móc, thiết bị, đồ gia dụng. Do đó,
hàng hóa của Trung Quốc bất kể chất lượng, phẩm cấp thế nào vẫn có thể nhập khẩu dễ
dàng vào Việt Nam. Trong khi đó, ngoài hàng rào kỹ thuật, Trung Quốc còn yêu cầu
hàng Việt Nam xuất sang Trung Quốc buộc phải qua một số cửa khẩu do Trung Quốc
chỉ định để dễ kiểm soát (như hải sản chỉ được đi qua Móng Cái; cao su chỉ được đi
qua Móng Cái, Lục Lầm; hoa quả tươi chỉ được qua Lào Cai, Lạng Sơn).
2.2.3. Sự phụ thuộc về công nghệ
Có một thực tế đáng lo ngại là không kể hàng tiêu dùng, hàng loạt công trình, dự
án, kể cả công trình, dự án quan trọng từ nhà máy nhiệt điện đến xi măng, máy móc
phục vụ sản xuất nông nghiệp, chúng ta đều sử dụng hàng “Made in China” với giá rẻ.
Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ, thậm chí cả các doanh nghiệp lớn đang sử dụng công
nghệ của Trung Quốc để sản xuất. Công nghệ Trung Quốc rẻ, sẵn có, dễ sử dụng. Nhưng
về lâu dài, việc này không chỉ khiến Việt Nam luôn ở nấc thang thấp hơn Trung Quốc
về mặt công nghệ sản xuất mà còn làm suy giảm động lực nghiên cứu phát triển
(R&D) của doanh nghiệp Việt Nam. Đó là chưa kể đến việc sử dụng một số công nghệ
Trung Quốc kém chất lượng sẽ cho năng suất lao động thấp, tiêu hao năng lượng cao,
hiệu quả kém và đặc biệt là không ít thiết bị, máy móc, công trình chỉ vừa mới đi vào
sản xuất, đi vào vận hành đã phải sửa chữa, thay thế.
Điều này để lại những hậu quả lâu dài cho các nhà sản xuất trong nước nói riêng
và làm suy giảm sức cạnh tranh của nền kinh tế nói chung. Theo cảnh báo của TS. Phạm
Sỹ Thành Việt Nam đang rơi vào bẫy của hiệu ứng giải công nghiệp hóa sớm, hay còn
gọi là bẫy tự do hóa thương mại trong mối quan hệ Việt - Trung. Cụ thể là Việt Nam tuy
giàu tài nguyên nhưng lại có trình độ công nghiệp hóa thấp hơn Trung Quốc. Nền kinh
tế trong nước bị hấp dẫn bởi việc xuất khẩu tài nguyên, hàng hóa thô, sơ chế. Trong khi
đó, Trung Quốc lại xuất khẩu thành phẩm có khả năng cạnh tranh rất tốt sang quốc gia
xuất khẩu tài nguyên. Hậu quả là sản xuất công nghiệp của Việt Nam bị thu hẹp, thậm
chí không thể phát triển được do bị gắn chặt vào việc xuất khẩu tài nguyên và các hàng
20

hóa có hàm lượng kỹ thuật thấp. Về lâu dài, nền kinh tế sẽ mất khả năng cải thiện năng
suất do sản xuất công nghiệp thiếu đổi mới và sáng tạo.

2.3. Tác động sự phụ thuộc vào Trung Quốc đến tình hình kinh tế Việt Nam
2.3.1. Tác động của thương mại giữa Việt Nam - Trung Quốc đến GDP của Việt
Nam
Qua thực trạng về quan hệ thương mại giữa hai quốc gia, ta có thể thấy Việt Nam
chịu ảnh hưởng rất nhiều từ mới quan hệ này so với Trung Quốc. Đối với tình hình hiện
nay, nếu các giả định về việc giảm sút thương mại hoặc thậm chí cắt đứt thương mại với
Trung Quốc xảy ra, kinh tế Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng rất nặng nề. Ở trường hợp xấu
nhất là cắt đứt thương mại, GDP của Việt Nam có thể giảm đến 5,94%. Điều này cho
thấy từ rất nhiều năm nay, Việt Nam đã lún rất sâu vào sự phụ thuộc trong quan hệ
thương mại với Trung Quốc. Ở thời điểm hiện tại, khái niệm “thoát Trung” về mặt kinh
tế dường như khó có thể xảy ra.
Theo tính toán của trang báo Sputnik, khi thương mại song phương sụt giảm,
GDP của Việt Nam luôn phải gánh nặng hậu quả nặng nề hơn Trung Quốc khoảng 100
lần.
Bảng 2.3. Ảnh hưởng về thương mại đến GDP của Việt Nam và Trung Quốc

GDP Việt Nam GDP Trung Quốc

Nhập khẩu cho sản xuất từ Trung Quốc giảm 10% -0,59 -0,006

Nhập khẩu cho sản xuất từ Trung Quốc giảm 20% -1,19 -0,012

Nhập khẩu cho sản xuất từ Trung Quốc giảm 50% 2,97 -0,029

Cắt đứt quan hệ thương mại -5,94 -0,058

(Nguồn: Tính toán của trang báo Sputnik qua bảng I/O liên quốc gia giữa Việt Nam và
Trung Quốc)

Sơ đồ 2.6. Kim ngạch, tốc độ tăng xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại
giai đoạn 2011-2020
21

(Nguồn: Tổng cục Hải quan)


Nhìn chung, cán cân thương mại chung của Việt Nam đã thặng dư (dù ở mức
thấp), thì cán cân thương mại riêng với Trung Quốc vẫn thâm hụt nặng nề. Đặc biệt,
năm 2015, nhập siêu từ Trung Quốc gấp khoảng 9,6 lần so với mức nhập siêu chung.
Thực trạng thâm hụt nặng nề của Việt Nam với Trung Quốc và thặng dư của Việt Nam
với phần còn lại của thế giới như trên cho thấy, Việt Nam đang phải dùng thặng dư
thương mại với các quốc gia khác để bù đắp cho thiếu hụt thương mại nặng nề với Trung
Quốc, hay nói cách khác, Việt Nam đang xuất khẩu hộ cho Trung Quốc. Tuy nhiên,
đáng tiếc là, khả năng bù đắp này cũng đang có chiều hướng giảm dần, do nhập siêu từ
Trung Quốc vẫn tăng nhanh trong khi xuất khẩu sang các thị trường khác bị thu hẹp vì
nhiều lý do. Tình trạng này khiến xuất nhập khẩu của Việt Nam gặp khó khăn, bị động
khi Trung Quốc thực hiện chính sách biên mậu linh hoạt, thất thường cũng như khiến
chúng ta khó tận dụng dược cơ hội khi tham gia các hiệp định thương mại tự do, đặc
biệt là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) khi được thông qua.
Sơ đồ 2.7. Cán cân thương mại của Trung Quốc với một số nước Châu Á
22

(Nguồn: CP Chandrasekhar - Jayati Ghosh, 2019)


2.3.2. Ảnh hưởng từ chính sách siết chặt nhập khẩu của Trung Quốc đến thương
mại Việt Nam
Cùng với dân số hơn 1,3 tỉ người, Trung Quốc luôn là thị trường hấp dẫn với bất
cứ quốc gia nào trên thế giới. Cùng với việc gia nhập WTO, tham gia thị trường thương
mại chung cùng các điều kiện vị trí địa lý thuận lợi, hàng hóa Việt Nam cũng dễ dàng
đến thị trường Trung Quốc. Song, suy nghĩ thụ động trong tìm kiếm thị trường mới đang
dẫn đến hệ lụy hàng nông sản Việt Nam ngày càng phụ thuộc nhiều vào thị trường Trung
Quốc
Khi thị trường Trung Quốc trở nên khó tính hơn, bên cạnh những quy định đã có
từ lâu thì những qui định mới của Trung Quốc đã ảnh hưởng rất nhiều tới kim ngạch
xuất nhập khẩu của Việt Nam. Chỉ sau những động thái từ thị trường Trung Quốc, giá
nhiều mặt hàng nông sản như thanh long, dưa hấu rớt giá, hoa quả ứ đọng không xuất
khẩu được, người nông dân phải chịu thiệt hại lớn, rộng hơn là nền kinh tế đất nước.
Trong vấn đề xuất khẩu, khi Trung Quốc siết chặt chất lượng và kiểm soát tại
biên giới, xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc giảm từ 2018, tiếp tục giảm năm 2019
và nhiều mặt hàng gần như bị xóa sổ. Một số ví dụ như ba mặt hàng ảnh hưởng nhất là
gạo (kim ngạch giảm 67%), sắn và rau quả (giảm 44% so với cùng kỳ); 2600 xe nông
sản đang ùn ứ tại các cửa khẩu của tỉnh Lạng Sơn. Tại Long An, đợt thu hoạch thanh
long đúng vào dịp các cửa khẩu với Trung Quốc tạm đóng cửa, khiến giá thanh long chỉ
còn khoảng 4000 - 5000 đồng/kg. Ví dụ điển hình chỉ tại Long An và Tiền Giang từ
tháng 2 đến tháng 3 hơn 80.000 tấn, gần 100.000 tấn tại Bình Thuận và nhiều tỉnh thành
khác (Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương) ứ đọng tại các cửa khẩu. đối với các cơ
sở sản xuất, xuất khẩu trái cây của Việt Nam đã gánh chịu thiệt hại rõ rệt do thị trường
Trung Quốc tạm ngưng nhập khẩu trái cây từ Việt Nam, các khách hàng hủy hợp đồng
mua hàng, giá trái cây giảm mạnh. Ví dụ, giá thanh long giảm mạnh khoảng từ 40.000
VND/kg xuống còn dưới 10.000 VND/kg. Thậm chí có khách hàng chỉ hỗ trợ nông dân
4.000 VND/kg và không nhận hàng. Do không bán được hàng, nhiều địa phương đã bán
thanh long với giá 3.000 - 4.000 VND/kg, với giá này thì không đủ chi phí thuê nhân
công thu hoạch, vận chuyển. Nói cách khác, những thay đổi từ thi trường TQ dẫn đến
gia tăng hàng hóa tồn đọng của Việt Nam tại các cửa khẩu, gây thiệt hại lớn cho các
doanh nghiệp Việt Nam. Tính đến giữa tháng 4/2019, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu
23

nông, lâm, thủy sản giảm 6,9%. Hậu quả là kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam
2019 giảm sút.
Trong giai đoạn dịch Covid 19: trong tình hình khoảng 20-30% khối lượng và
doanh thu của các hãng tàu Việt Nam đến từ thị trường Trung Quốc. Dịch Covid 19 làm
tê liệt hoạt động sản xuất nhiều nhà máy, xí nghiệp tại Trung Quốc. Chính sách đóng
cửa, phong tỏa làm một số nhà máy của Trung Quốc dừng hoạt động. Chính quyền
Trung Quốc kiểm tra gắt gao, nhiều hãng tàu lớn đã cắt giảm công suất tại các cảng của
Trung Quốc, dẫn đến giảm về lượng container thông qua các cảng Việt Nam. Dẫn đến
khoảng 15% doanh nghiệp logistics dự kiến doanh thu sẽ giảm 50% so với năm 2019,
trong khi hơn một nửa trong số đó ước tính số lượng dịch vụ logistics sẽ giảm từ 10 -
30%. Kết quả dẫn đến một sự sụt giảm lớn doanh thu từ chuỗi cung ứng.
2.3.3. Tác động của đầu tư Trung Quốc vào Việt Nam đến vấn đề an ninh quốc
phòng
Trong lĩnh vực đầu tư, hầu hết các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư vào Việt
Nam đều tập trung ở các vùng có mật độ dân cư cao, cơ sở hạ tầng phát triển. Theo báo
cáo của trang tin điện tử Đảng Bộ Thành phố Hồ Chí Minh tháng 5/2020, tại Việt Nam
có 134 doanh nghiệp Trung Quốc đang hoạt động. Các doanh nghiệp này sử dụng đất
với tổng diện tích 162.467,7ha. Trong đó, 943,7ha thuộc khu vực biên giới đất liền và
5.393,7ha khu vực biên giới biển, kể cả mặt biển.
Hơn nữa, các doanh nghiệp khai khoáng của Trung Quốc, tập trung nhiều ở các
vùng biên giới, vùng gần khu vực trọng điểm quân sự, v.v.. Ví dụ dự án Lốp xe Việt
Luân tại Tây Ninh; dự án của công ty Tân Cao Thâm tại Lào Cai chế biến cao su tổng
hợp; dự án Khoáng sản luyện kim Việt-Trung khai thác mỏ sắt Quý Sa và sản xuất thép.
Sự hiện diện của người Trung Quốc tại khu vực có vị trí chiến lược quốc phòng quan
trọng tạo nên sự nghi ngại đến vấn đề an ninh quốc phòng của nước ta. Tuy nhiên, trong
một buổi phát biểu liên quan đến vấn đề này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết: “Luật là
bình đẳng cho tất cả đối tượng, thành phần chứ không thể phân biệt đối xử người nước
này với người nước kia được”. Cụ thể ở đây, luật pháp khó có thể áp đặt chính sách phân
biệt đối với nhà đầu tư Trung Quốc và các nhà đầu tư khác.
Sơ đồ 2.8. Phân bố của các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam
24

(Nguồn: Tình toán từ Tổng điều tra doanh nghiệp, 2013)


Từ đó ta có thể thấy, yếu tố an ninh quốc phòng trong bố trí một số khu kinh tế,
dự án đầu tư có yếu tố nước ngoài chưa được chú trọng hoặc chưa được quan tâm thường
xuyên và đúng mức. Thực tế cho thấy, một số dự án có đối tác là các nhà đầu tư Trung
Quốc được triển khai ở vị trí quan trọng, có ý nghĩa chiến lược về quốc phòng, an ninh,
ảnh hưởng trực tiếp đến thế trận khu vực phòng thủ. Quản lý của Nhà nước đối với số
công nhân sang làm việc tại các dự án của Trung Quốc ở Việt Nam còn nhiều hạn chế.
2.3.4. Tác động của việc Trung Quốc phá giá đồng Nhân Dân Tệ đến cán cân xuất
nhập khẩu của Việt Nam
Từ thực trạng cho thấy, mỗi năm con số nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc
rất lớn, do vậy, nền kinh tế Việt Nam chịu sự ảnh hưởng lớn theo từng biến động của
thị trường Trung Quốc. Trong những năm gần đây, Trung Quốc liên tục phá giá đồng
Nhân Dân Tệ gây ra những tác động trực tiếp đến thị trường kinh tế Việt Nam. Việc làm
này của Trung Quốc được coi là biện pháp trả đũa việc Tổng thống Donald Trump tuyên
bố áp thuế bổ sung 10% đối với 300 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc. Song, chiến tranh
lạnh giữa hai nước Trung - Mỹ đã tác động không ít đến Việt Nam, điển hình là việc
xuất, nhập khẩu gặp nhiều khó khăn, thách thức.
Sơ đồ 2.9. Tỷ giá Nhân Dân Tệ/ USD qua các năm
25

(Nguồn: The Moodie Davitt Report 2019)


Áp dụng những kiến thức đã học trong chương trình Kinh tế Vĩ mô, nhóm nhận
thấy khi phá giá đồng Nhân Dân Tệ để thúc đẩy tăng trưởng, đồng nghĩa với việc Trung
Quốc chấp nhận bán rẻ hàng hóa, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người tăng
chậm hơn nhưng bù lại, Trung Quốc giành được rất nhiều công ăn việc làm hơn so với
các quốc gia khác. Động thái phá giá đồng Nhân Dân Tệ đã giúp tăng năng lực cạnh
tranh của hàng hóa Trung Quốc trên thị trường thế giới, hồi phục xuất khẩu.
Bên cạnh những tác động tiêu cực sẽ đề cập từ việc phá giá đồng Nhân Dân Tệ
đến Việt Nam, sự việc này cũng đem lại một lợi ích nhất định. Đồng Nhân Dân Tệ yếu
sẽ giúp hàng hóa Trung Quốc rẻ hơn khi nhập khẩu vào thị trường Việt Nam, tạo điều
kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước tiếp cận với hàng hóa, nguyên vật liệu
giá rẻ và dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với các công nghệ mới của nước ngoài, là động
lực thúc đẩy nền sản xuất và xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước phát triển theo.
Tuy nhiên, mặt tiêu cực có vẻ ảnh hưởng sâu sắc hơn đến nền kinh tế Việt Nam.
Việc đồng tiền Trung Quốc mất giá dẫn đến đồng tiền Việt Nam tăng tương đối so với
Nhân dân tệ. Từ đó hàng hóa Trung Quốc tràn vào Việt nam nhiều hơn, gây áp lực lên
hàng nội địa vẫn còn đang yếu ớt, đặc biệt trong giai đoạn COVID-19. Mặt khác, các
doanh nghiệp nhập khẩu ở Trung Quốc, với mục tiêu bù đắp thiệt hại do việc phá giá
gây nên, họ chắc chắn sẽ tìm cách hạ thấp giá nhập khẩu hàng hóa vào trong nước. Là
một nước không tránh khỏi sự phụ thuộc vào Trung Quốc, Việt Nam đành đồng ý thỏa
thuận xuất khẩu với giá thực thấp, nếu không sẽ đánh mất một phần doanh thu từ việc
xuất khẩu. Tóm lại, việc Trung Quốc phá giá đồng Nhân Dân Tệ cùng với sự phụ thuộc
kinh tế vào Trung Quốc khiến cho nhập siêu lớn càng thêm lớn do hàng hóa Trung Quốc
26

rẻ càng thêm rẻ, khiến cho cán cân thương mại càng lúc càng bị lệch đi, đồng thời khiến
cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc trở nên khó khăn hơn.
Sơ đồ 2.10. Một số thị trường Việt Nam xuất, nhập siêu 5 tháng đầu năm 2021

(Nguồn: VnEconomy)
27

CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN


3.1. Cơ hội và thách thức của nỗ lực làm giảm phụ thuộc kinh tế Việt Nam vào
Trung Quốc
3.1.1. Cơ hội
Sự phụ thuộc kinh tế của Việt Nam vào Trung Quốc là không thể phủ nhận, cũng
như không thể hoàn toàn loại bỏ trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, với tình hình dịch
bệnh ảnh hưởng ít nhiều đến trao đổi thương mại giữa hai nước như hiện nay, đây là
thời điểm thích hợp để chúng ta nhìn nhận lại mối quan hệ này và suy nghĩ về các biện
pháp hạn chế sự phụ thuộc quá mức. Cơ hội là vô kể và chúng nên là động lực cho Việt
Nam nỗ lực hơn nữa trong quá trình giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc. Những cơ hội
trọng yếu phải kể đến bao gồm:
3.1.1.1. Tránh né rủi ro cho doanh nghiệp trong nước
Nền kinh tế Trung Quốc hiện đứng thứ 2 trên thế giới, cho thấy thành quả của
những nỗ lực trong hơn 40 năm thực hiện cải cách kinh tế của đất nước này. Tuy nhiên,
cũng chính vì Trung Quốc là một thị trường rất lớn, hay thậm chí với nhiều nhà đầu tư
thì nó đang đi đến giới hạn, thì sự đứt gãy của một mắt xích trong chuỗi hệ thống cũng
sẽ có ảnh hưởng lan rộng và gây ra sự đình trệ chung. Và như lẽ tất nhiên, khi Việt Nam
quá phụ thuộc vào Trung Quốc thì chúng ta sẽ trực tiếp hay gián tiếp chịu lấy tác động
này. Lấy ví dụ: (1) vấn đề cung ứng nguyên phụ liệu của Trung Quốc; (2) việc xuất khẩu
nông sản của Việt Nam để thấy được khó khăn mà chúng ta phải đối mặt trong thời kỳ
dịch bệnh do sự phụ thuộc quá lớn.
(1) Về vấn đề cung ứng nguyên phụ liệu cho doanh nghiệp Việt Nam:
Ngành điện - điện tử, theo Cục Công nghiệp, năm 2019, Việt Nam nhập khẩu
khoảng 40 tỷ USD các mặt hàng linh kiện điện tử, trong đó nhập khẩu từ Trung Quốc là
13,8 tỷ USD (chiếm 34%). “Đến thời điểm này, các doanh nghiệp điện tử chỉ còn đủ
lượng linh phụ kiện phục vụ cho sản xuất trong khoảng đến giữa hoặc cuối tháng
3/2020”, đại diện Cục Công nghiệp cho biết.
Cùng chung cảnh ngộ, đa số doanh nghiệp ngành dệt may và da giày có đến 60%
các linh kiện từ vải đến cái cúc áo, sợi chỉ, cây kim… đều nhập từ Trung Quốc và nguyên
phụ liệu dự trữ cũng chỉ đủ dùng tới giữa tháng 3/2020 hoặc đầu tháng 4/2020. Theo đại
diện Công ty May 10, 60-70% nguyên phụ liệu dệt may của Việt Nam nhập từ Trung
Quốc. Do đó, khả năng nhiều DN phải tạm ngừng sản xuất là rất lớn. Điều này cho thấy
28

một số ngành sản xuất, xuất khẩu chủ lực của Việt Nam phụ thuộc rất lớn vào nguồn
nguyên liệu đầu vào từ Trung Quốc, tạo thành rủi ro đối với các doanh nghiệp Việt khi
nguồn cung này bị gián đoạn. Và dịch bệnh như một “liều thuốc thử” để biết được sức
khỏe của nền kinh tế Việt Nam thế nào.
(2) Về vấn đề xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Trung Quốc:
Trung Quốc là thị trường xuất khẩu đứng vị trí thứ nhất của rau quả Việt Nam
trong 3 tháng đầu năm 2020 với 59,1% thị phần. Tuy nhiên, giá trị xuất khẩu sang thị
trường này chỉ đạt 680 triệu USD, giảm 22,7% so với cùng kỳ năm trước.
Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản cho rằng, nếu xét theo các mặt
hàng chính, nguyên nhân giảm kim ngạch xuất khẩu là do một số mặt hàng có giá trị
xuất khẩu giảm tính đến hết tháng 3 như: Dưa hấu đạt 24,8 triệu USD (chiếm 2,8%,
giảm 32,4%); nhãn đạt 16,7 triệu USD (chiếm 1,8%, giảm 81%); sầu riêng đạt 14,1 triệu
USD (chiếm 1,6%, giảm 74,8%), v.v..
Qua các ví dụ trên, chúng ta thấy chính vì sự phụ thuộc vào Trung Quốc quá lớn
mà chỉ với một thay đổi bên phía các doanh nghiệp Trung Quốc, hoặc không cung ứng
nguyên phụ liệu hoặc không nhập khẩu nông sản, cũng gây ra tác động tiêu cực cho
doanh nghiệp Việt Nam, và rộng hơn là tác động lên các biến số chung của toàn nền
kinh tế. Vì vậy, với tình hình hiện tại, dịch bệnh như một “liều thuốc thử” để biết được
sức khỏe của nền kinh tế Việt Nam, và giúp ta mạnh mẽ khẳng định rằng nỗ lực giảm
phụ thuộc sẽ giúp Việt Nam tránh né được rủi ro khi có thay đổi từ vị đối tác không
lường trước này.
3.1.1.2. Cơ hội nhìn nhận rằng thị trường nội địa phải là một điểm tựa
Một số biện pháp cấp bách trong ngắn hạn cho vấn đề phụ thuộc kinh tế Trung
Quốc xét theo tính hình dịch bệnh đó là hỗ trợ cho sản xuất kinh doanh, giải quyết thủ
tục hành chính khẩn trương, quyết liệt chống dịch, đồng thời phải cố gắng giảm được
chi phí cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, với tầm nhìn cho sự bền vững lâu dài thì chúng ta
phải không ngừng nỗ lực thực hiện các biện pháp mang hiệu quả lâu bền như coi trọng
thị trường trong nước, định hình lại các chuỗi giá trị thông qua tái cấu trúc nền kinh tế,
tăng năng lực cạnh tranh và khả năng chống chịu. Chỉ như vậy chúng ta mới củng cố
được sự ổn định bền vững của thị trường nội địa, từ đó giảm sự phụ thuộc quá lớn vào
bất kỳ thị trường nào. Chúng ta ngày càng ngộ ra rằng muốn vươn ra thị trường thế giới
thì phải đứng vững trên thị trường nội địa. Với 100 triệu dân với tầng lớp trung lưu bùng
29

nổ, với một nền kinh tế đang lên, thị trường trong nước phải là điểm tựa, là tài nguyên
lớn nhất cho sự phát triển quốc gia.
Lấy ví dụ như việc xuất khẩu vải của tính Bắc Giang. Khi tình hình dịch bệnh
Covid 19 trở nên vô cùng phức tạp, nông sản vải của người dân không thể xuất khẩu
sang Trung Quốc như thường lệ, mà bị ứ đọng lại trong tỉnh. Tuy nhiên với nhiều biện
pháp hỗ trợ tiêu thụ như: Big C và Grab triển khai chương trình Chung tay hỗ trợ nông
sản Bắc Giang trên nền tảng Grab Mart; Cục Quản lý thị trường Đắk Lắk hỗ trợ bán 140
tấn vải thiều cho nông dân tỉnh Bắc Giang; v.v. đã và đang cho thấy tầm quan trọng của
thị trường nội địa như một điểm tựa đáng tin cậy, hỗ trợ khắc phục rủi ro thị trường
trong bất cứ hoàn cảnh nào.
Với tình hình dịch bệnh ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu, gây cản trở cho việc
giao thương quốc tế thì không ai có thể bảo đảm rằng Mỹ, Trung Quốc hay Nhật Bản,
Hàn Quốc, v.v. khi gặp khó khăn sẽ không tìm cách quay trở lại bảo vệ thị trường nội
địa. Chúng ta không thể không tính tới điều này trong một chiến lược bài bản hơn, thực
chất và hiệu quả hơn cho phát triển thị trường trong nước ngay từ lúc này.
Khi thay đổi được nền tảng cốt lõi bên trong, cơ cấu kinh tế Việt Nam chuyển
theo hướng hiện đại hơn, doanh nghiệp Việt Nam sẽ tìm đến nhà cung cấp chất lượng
cao từ các nước khác thay vì Trung Quốc. Khi quan hệ mậu dịch giữa Việt Nam và phần
còn lại của thế giới tăng nhanh hơn so với quan hệ mậu dịch giữa Việt Nam và Trung
Quốc, lúc đó Việt Nam sẽ bớt lệ thuộc vào Trung Quốc hơn.
3.1.1.3. Cơ hội hợp tác đa dạng trên thị trường quốc tế rộng mở với các FTA
Trong nỗ lực giảm sự phụ thuộc kinh tế vào Trung Quốc, Việt Nam sẽ phóng tầm
mắt xa hơn đến với các thị trường đa dạng trên toàn thế giới, mà không bị “chôn chân”
tại một thị trường bất kì nào. Biểu hiện rõ nét của cơ hội này chính là các hiệp định
thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết trong nhiều năm qua với các quốc gia và khu
vực khác nhau. Tính tới tháng 5/2021, Việt Nam đã có 14 FTA hiện có hiệu lực, 1 FTA
đã ký kết, chờ phê chuẩn và 2 FTA đang đàm phán.
Như một lẽ tất yếu, cơ hội hợp tác với nhiều các quốc gia và khu vực kinh tế khác
nhau đem lại không ít lợi ích cho Việt Nam. Một số lợi ích bao gồm:
● Ưu đãi thuế cho quá trình xuất nhập khẩu
● Đảm bảo ổn định nền kinh tế với sự trải rộng của thị trường, tránh phụ thuộc vào bất
cứ thị trường nào
30

● Nâng cao năng lực đáp ứng của doanh nghiệp Việt Nam khi hợp tác đa dạng các đối
tác nước ngoài
● Nâng cao vị thế của Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế, từ đó trở thành lựa chọn ưu
tiên của các đối tác nước ngoài
Lấy ví dụ là EVFTA - Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh
châu Âu vừa có hiệu lực gần đây vào 01/08/2020 sau hơn 9 năm đàm phán, được cho là
một bước tiến dài trong con đường mở rộng thị trường của Việt Nam, thì chúng ta thấy
các lợi ích từ FTA là vô cùng ý nghĩa.
Thứ nhất, hồi phục nền kinh tế Việt Nam.
Trong bối cảnh dịch bệnh, việc EVFTA được đưa vào thực thi mang ý nghĩa quan
trọng, giúp bù đắp sự suy giảm của nền kinh tế trong giai đoạn dịch bệnh. Từ phía doanh
nghiệp, EVFTA mang đến cơ hội để doanh nghiệp mở rộng và đa dạng thị trường, lấy
lại đà tăng trưởng hậu dịch bệnh.
Nghiên cứu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, EVFTA giúp kim ngạch xuất
khẩu của Việt Nam sang EU tăng thêm khoảng 20% vào năm 2020; 42,7% vào năm
2025 và 44,37% vào năm 2030 so với không có Hiệp định. Đồng thời, kim ngạch nhập
khẩu từ EU cũng tăng nhưng với tốc độ thấp hơn xuất khẩu, cụ thể là khoảng 15,28%
vào năm 2020; 33,06% vào năm 2025 và 36,7% vào năm 2030.
Về mặt vĩ mô, EVFTA góp phần làm GDP của Việt Nam tăng thêm ở mức bình
quân từ 2,18% - 3,25% (năm 2019 - 2023); 4,57% - 5,30% (năm 2024 - 2028) và 7,07%
- 7,72% (năm 2029 - 2033). Bên cạnh đó, về nhập khẩu, các doanh nghiệp Việt Nam
cũng sẽ được lợi từ nguồn hàng hóa, nguyên liệu nhập khẩu với chất lượng tốt và ổn
định với mức giá hợp lý hơn từ EU.
Thứ hai, tác động tới việc làm, an sinh xã hội.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, EVFTA dự kiến giúp tăng thêm khoảng 146.000
việc làm/năm, tập trung vào những ngành thâm dụng lao động và có tốc độ xuất khẩu
cao sang thị trường EU. Mức tăng thêm việc làm trong một số ngành dự kiến như sau:
ngành Dệt may tăng 71.300 (năm 2025) và 72.600 (năm 2030) mức tăng tương ứng so
với năm 2018 là 2,3% và 2,4%; ngành Da giày có tốc độ tăng tương ứng là 4,3% và
3,8% vào các năm 2025 và 2030. Một số ngành khác cũng có số lượng việc làm tăng
cao như vận tải hàng không (1,5% vào năm 2025), vận tải thuỷ (0,9% vào năm 2025).
31

EVFTA không chỉ mang lại lợi ích về số lượng việc làm mà còn có khả năng làm
tăng tiền lương của người lao động thông qua hoạt động của thị trường hiệu quả, tác
động lan tỏa về tiền lương từ các doanh nghiệp FDI.
Thứ ba, tăng cường vị thế của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường thế giới.
Đối với xuất khẩu của Việt Nam, ngay khi EVFTA có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ
thuế nhập khẩu đối với khoảng 85,6% số dòng thuế, tương đương 70,3% kim ngạch xuất
khẩu của Việt Nam sang EU. Sau 7 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ
thuế nhập khẩu đối với 99,2% số dòng thuế, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu
của Việt Nam. Đối với khoảng 0,3% kim ngạch xuất khẩu còn lại, EU cam kết dành cho
Việt Nam hạn ngạch thuế quan với thuế nhập khẩu trong hạn ngạch là 0%.
Đối với ngành nông, thủy sản, EVFTA sẽ đem lại tiềm năng thị trường lớn cho
xuất khẩu nông thủy sản tại Việt Nam, cụ thể là gạo (tăng thêm 65% vào năm 2025),
đường (8%), thịt lợn (4%), lâm sản (3%), thịt gia súc gia cầm (4%), đồ uống và thuốc lá
(5%) và thủy sản (2% trong giai đoạn 2020-2030).
Đối với ngành Dệt may, dự báo kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường
EU sẽ tăng nhanh với mức khoảng 67% đến năm 2025 so với kịch bản không có Hiệp
định...
Như vậy, gần 100% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU sẽ được xóa bỏ
thuế nhập khẩu sau một lộ trình ngắn. Lợi ích này đặc biệt có ý nghĩa khi EU liên tục là
một trong hai thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Điều này cũng giúp cho nhiều
sản phẩm hàng hóa của Việt Nam dần chiếm được vị thế và khẳng định chỗ đứng, tăng
khả năng cạnh tranh trên toàn cầu.
3.1.2. Thách thức
Cơ hội vẫn luôn là cơ hội, đi kèm theo nó là những thách thức đòi hỏi Việt Nam
phải vượt qua để có thể đạt được mục tiêu theo như kế hoạch. Trong vô vàn thách thức,
một số thách thức lớn đòi hỏi sự quan tâm và triển khai hành động tức thời phải kể đến
bao gồm:
Thách thức đầu tiên đó là khi nhìn cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường
Trung Quốc ta thấy nguyên liệu và nông sản phẩm chiếm vị trí áp đảo. Cơ cấu này hầu
như không thay đổi trong 10 năm qua. Nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc hầu hết
là hàng công nghiệp. Các loại máy móc và các sản phẩm trung gian như sắt thép, thậm
chí các loại vải để dệt may là những mặt hàng nhập khẩu chính. Theo Hiệp định thương
32

mại ASEAN – Trung Quốc, đến năm 2015 Việt Nam sẽ bãi bỏ hàng rào quan thuế trên
hầu hết các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, tình hình sẽ càng bi đát hơn nữa. Con
đường công nghiệp hóa của Việt Nam sẽ rất khó khăn. Nhưng chính phủ Việt Nam
không thấy nguy cơ đó dù đã được trí thức trong và ngoài nước cảnh báo nhiều lần.
Ngược lại nhà nước còn cho tiến hành khai thác bô-xít để xuất khẩu sang Trung Quốc
làm cho cơ cấu ngoại thương hiện nay đã bất lợi càng trở nên bất lợi hơn. Cần nói thêm
rằng tính chất của ngoại thương Việt Trung hiện nay là quan hệ của một nước tiên tiến
với một nước chậm phát triển. Tính chất này vừa tạo ra khó khăn cho kinh tế Việt Nam
vừa làm hình ảnh Việt Nam trên thế giới xấu đi nhiều.
Thách thức từ Trung Quốc không chỉ trong ngoại thương. Các công ty Trung
Quốc thắng thầu phần lớn các dự án trọng điểm quốc gia của Việt Nam. Trung Quốc với
lối làm ăn không minh bạch, sẵn sàng mua chuộc, lại quả, nên dễ thắng phần lớn các gói
thầu lớn ở Việt Nam. Theo ước tính, Trung Quốc chiếm khoảng 50% giá trị thầu trong
vòng 10 năm nay, đặc biệt Trung Quốc thắng thầu tới 90% các dự án trọng điểm về điện,
dầu khí, viễn thông, cơ khí, hóa chất và 100% dự án khai khoáng. Trong việc thực hiện
các dự án này, Trung Quốc đưa nhiều lao động đi theo, kể cả các hình thức bất hợp pháp,
thậm chí hình thành những khu cư trú đặc biệt cho người Hoa.
Ngoài ra, nhiều chính quyền địa phương còn cho công ty Trung Quốc thuê rừng,
thuê bờ biển hàng nửa thế kỷ, kể cả những nơi nhạy cảm nhìn từ góc độ an ninh quốc
gia. Một vấn đề nữa là Việt Nam ngày càng vay nợ từ Trung Quốc. Theo số liệu chính
thức của Bộ Tài chính Việt Nam, nợ từ Trung Quốc tăng rất nhanh, gấp 10 lần trong 4
năm gần đây (1,4 tỉ USD năm 2009). Nếu khuynh hướng này tiếp tục, chẳng bao lâu
Trung Quốc sẽ trở thành chủ nợ lớn nhất và lớn áp đảo đối với Việt Nam. Quan hệ Việt
Trung cũng ảnh hưởng nhiều đến đường lối đối ngoại của Việt Nam.
Trong thời đại hội nhập, quan hệ đối ngoại của Việt Nam như được trình bày trên
đây hoàn toàn không lành mạnh, ảnh hưởng đến con đường phát triển sắp tới của Việt
Nam và tiềm ẩn nguy cơ mất chủ quyền. Yếu tố nào gây ra tình trạng đáng lo này? Có
thể kể hai nguyên nhân chính:
Thứ nhất, nội lực của Việt Nam quá yếu nên khi hội nhập với thế giới không hoặc
ít tranh thủ được thời cơ từ ngoại lực để phát triển, ngược lại bị ngoại lực chi phối. Thị
trường Trung Quốc lớn và rộng nhưng hàng hóa của Việt Nam không chen vào được.
Nội lực yếu vì sao? Vì trình độ của nhiều lãnh đạo và quan chức có hạn, không ít trường
33

hợp họ không vì dân vì nước mà vì lợi ích riêng, sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi cho
nước ngoài dù thấy bất lợi cho xã hội, cho đất nước. Mở tung cửa thị trường cho hàng
hóa và tư bản nước ngoài mà không định hướng để phát triển những ngành mới và có
sức cạnh tranh trên thị trường thế giới, không đi kèm các luật lệ, quy định cần thiết để
giám sát cũng là một biểu hiệu yếu kém của nội lực.
Thứ hai, trong lúc nội lực của Việt Nam còn quá yếu, quan hệ “đặc biệt” với
Trung Quốc càng làm cho Việt Nam ngày càng lệ thuộc vào nước này. Kinh tế Trung
Quốc lớn, mạnh áp đảo, phát triển nhanh, và lại ở cận kề Việt Nam, trong khi kinh tế
Việt Nam nhỏ yếu, phát triển chậm hơn mà Việt Nam lại sẵn sàng đồng ý “hợp tác toàn
diện” (4 trong 16 chữ vàng), tạo mọi điều kiện để hợp tác toàn diện thì dẫn đến kết quả
như đã thấy.
Nhìn vào thực trạng hiện tại hiện nay, giới chuyên gia cho rằng, những doanh
nghiệp có khả năng tránh được gián đoạn sản xuất trong giai đoạn này là những doanh
nghiệp đã đa dạng hóa chuỗi cung ứng bên ngoài Trung Quốc. Chắc chắn đó là động
thái mà không ít công ty đã nghiên cứu trong nhiều năm, đặc biệt khi cuộc thương chiến
Mỹ - Trung lên đến đỉnh điểm, các biện pháp thuế quan leo thang đã thúc đẩy họ thực
hiện mục tiêu đó.
Kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump áp thuế lên hàng hóa nhập khẩu từ
Trung Quốc, chi phí sản xuất hàng hóa ở nước ngoài đã tăng lên khá nhiều so với trước.
Phần lớn các công ty tham gia cuộc điều tra của Hiệp hội ngành thời trang Mỹ vào tháng
7/2019 cho biết, họ dự kiến sẽ giảm nguồn cung từ Trung Quốc. Các thương hiệu thời
trang lớn như Nike và Adidas đã bắt đầu tránh phụ thuộc vào nhà cung cấp Trung Quốc,
nhưng nói thường dễ hơn là làm.
34

Các bến cảng được dự báo sẽ ngập trong hàng hóa, tình trạng quá tải có thể sẽ diễn ra.
(Nguồn: THX)
Trung Quốc vẫn có rất nhiều lợi thế, bởi các lựa chọn thay thế phổ biến nhất là
Mexico hay Việt Nam thì vẫn chưa đáng kể so với khả năng sản xuất của nền kinh tế số
hai thế giới về mặt lao động và cơ sở vật chất, chưa kể đến sự khác biệt về chất lượng
sản phẩm.
Tùy thuộc vào tình hình diễn biến của dịch bệnh mà các công ty có thể sẽ “hỗ
trợ” xây dựng cơ sở vật chất tại Việt Nam và một số quốc gia khác. Nhưng kể cả khi
virus corona chủng mới là yếu tố cuối cùng thúc đẩy các công ty rời khỏi Trung Quốc
thì việc đa dạng hóa chuỗi cung ứng cũng mất nhiều tháng, thậm chí là nhiều năm. Bởi
việc vận hành một chuỗi cung ứng tầm quốc tế bao gồm rất nhiều yếu tố phức tạp, từ cơ
sở vật chất cho tới năng suất và thử nghiệm.
Thêm vào đó, việc dịch chuyển nhà máy khỏi Trung Quốc cũng chưa đủ để đảm
bảo việc độc lập hoàn toàn với quốc gia này. Chẳng hạn, bên cạnh vị trí là nhà xuất khẩu
quần áo và giày dép lớn nhất, Trung Quốc còn là nhà xuất khẩu vải may mặc hàng đầu.
Và một số quốc gia, bao gồm cả Việt Nam, vẫn đang phụ thuộc rất nhiều vào nguyên
liệu vải từ Trung Quốc. Do đó, kể cả nếu công ty có chuyển chuỗi cung ứng trước khi
dịch Covid-19 bùng phát, thì khả năng công ty đó vẫn sẽ phải chịu gián đoạn sản xuất
vì thiếu nguyên liệu cần thiết từ Trung Quốc.

3.2. Đề xuất của nhóm về hướng đi mới của Việt Nam


3.2.1. Nhóm giải pháp trước mắt
Để nhanh chóng cải thiện cán cân thương mại giữa Việt Nam - Trung Quốc, trước
mắt chúng ta cần nhanh chóng thực hiện một số giải pháp sau:
Rà soát lại tất cả các nhóm hàng hóa nhập khẩu giữa Việt Nam - Trung Quốc trên
cơ sở mức thuế đã được cam kết giữa hai nước, Việt Nam trước mắt nhanh chóng điều
chỉnh kịp thời một số loại hàng hóa mà Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc có mức thuế
thấp hơn so với mức đã cam kết, với giải pháp này có thể mang lại kết quả cải thiện cán
cân thương mại trong thời kỳ tới.
Cần quản lý chặt chẽ hơn việc mua bán, trao đổi hàng hóa tại các cửa khẩu biên
giới Việt- Trung.
35

Trong lúc chúng ta chưa có ngay một số tiêu chuẩn kỹ thuật đối với một số hàng
hóa của Trung Quốc vào nước ta, trước mắt chúng ta áp dụng ngay tiêu chuẩn kỹ thuật
của một số nước trong khối ASEAN như Thái Lan, Malaysia, Indonesia và Singapore,...
để nhanh chóng hạn chế một số hàng của Trung Quốc chưa đảm bảo chất lượng nhập
khẩu vào nước ta.
3.2.2. Nhóm giải pháp lâu dài
Tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc trên cơ sở khai thác lợi
thế của Việt Nam, đặc biệt khuyến khích xuất khẩu chính ngạch và các mặt hàng chế
biến sâu, có giá trị gia tăng cao. Cần chú ý khai thác các lợi ích từ thị trường Trung
Quốc, hạn chế các nguy cơ bị Trung Quốc lợi dụng ngay từ khi hoạch định các chính
sách kinh tế, thương mại.
Hoàn thiện chính sách quản lý nhập khẩu theo hướng không để nhập siêu từ Trung
Quốc tăng quá mức. Để thực hiện điều đó ta cần thực hiện những biện pháp sau:
● Tăng cường kiểm soát nhập khẩu thông qua ngăn chặn việc nhập lậu hàng từ các
nước ASEAN và Trung Quốc để bảo vệ hàng sản xuất trong nước và người tiêu dùng
● Hoàn thiện và xây dựng hệ thống tiêu chuẩn đối với công nghệ nhập khẩu để hạn
chế nhập khẩu công nghệ lạc hậu, công nghệ cũ
● Đơn giản hơn nữa thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu, bao gồm cả giấy phép quản lý
bởi các cơ quan chuyên ngành, mở rộng hơn nữa đối tượng cho phép tham gia xuất
nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ, đặc biệt là khu vực kinh tế tư nhân và cá nhân kinh
doanh
● Các sắc thuế cần khuyến khích nhập khẩu nguyên, nhiên vật liệu phục vụ hàng xuất
khẩu, hàng tiêu dùng thiết yếu, hạn chế nhập khẩu hàng tiêu dùng xa xỉ, xem xét
giảm những mặt hàng không khuyến khích xuất khẩu
● Thiết lập và sử dụng tốt các hàng rào kỹ thuật, các biện pháp phi thuế quan phù hợp
với quy định của WTO trong quản lý nhập khẩu
● Giám định chặt chẽ chất lượng hàng nhập khẩu đảm bảo tiêu chuẩn sản xuất, lưu
thông trên thị trường nội địa
● Trong chiến lược nhập khẩu từ Trung Quốc cần lưu ý tránh nhập khẩu hàng hóa phục
vụ cho sản xuất không đúng mục đích, ảnh hưởng xấu tới các ngành sản xuất trong
nước; giảm rồi tiến đến cấm nhập những hàng hóa máy móc thiết bị cũ, lạc hậu, đưa
lại hiệu quả thấp, gây ô nhiễm môi trường.
36

Đẩy mạnh tái cấu trúc nền kinh tế và phát triển công nghiệp hỗ trợ. Trong bối
cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, toàn diện và sự phát triển mạnh mẽ
của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, cơ cấu kinh tế nước ta sẽ có điều
kiện chuyển đổi về chất, gắn kết với cơ cấu kinh tế khu vực, làm tăng năng lực cạnh
tranh và khả năng tăng trưởng kinh tế cũng như đáp ứng yêu cầu của phân công lao động
và hợp tác quốc tế và khu vực. Chuyển từ mô hình gia công, lắp ráp theo mô đun sang
mô hình tích hợp sản xuất và phát triển mạnh công nghiệp hỗ trợ trong chế biến nông
sản, công nghiệp dệt may, ô tô, xe máy, điện tử,... có ý nghĩa đặc biệt hướng tới giảm
nhập siêu trong dài hạn.
Tiến hành đa dạng hóa thị trường, trong đó thúc đẩy và củng cố quan hệ thương
mại với Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc và ASEAN. Cải thiện môi trường đầu tư để
tận dụng cơ hội một khi kinh tế Trung Quốc suy giảm và căng thẳng với Hoa Kỳ, Nhật
Bản và Hàn Quốc, các dòng vốn FDI sẽ dịch chuyển ra khỏi Trung Quốc tìm nơi đầu tư
an toàn và thuận lợi hơn như đang diễn ra trong vài năm qua. Đồng thời, phải có các
biện pháp để thu hút có chọn lọc đầu tư từ Trung Quốc phù hợp với định hướng phát
triển kinh tế Việt Nam.
Đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế toàn diện và sâu sắc: (i) Tích cực
thực hiện cam kết trong các FTA khu vực và song phương đã ký, đặc biệt là thực hiện
CEPT/AFTA, ACFTA, BTA Việt Nam - Hoa Kỳ, VEFTA, VKFTA, TPP và AEC. Xây
dựng một lộ trình hội nhập cụ thể để các ngành, các địa phương, các doanh nghiệp khẩn
trương sắp xếp lại và nâng cao hiệu quả sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh, bảo
đảm cho hội nhập có hiệu quả; (ii) Đặc biệt, tận dụng cơ hội có được một khi TPP có
hiệu lực. Thực trạng cấu trúc nền kinh tế và mức độ sẵn sàng của các doanh nghiệp, khả
năng nhập siêu của Việt Nam với Trung Quốc trong các năm tới có thể vẫn chưa thay
đổi nhiều. Tuy vậy, điều này có thể được cải thiện mạnh mẽ, nếu Việt Nam biết tận dụng
tốt các cơ hội do TPP mang lại. Để có thể đạt được điều đó, các doanh nghiệp xuất khẩu
tại Việt Nam phải chú ý hơn đến nguyên tắc xuất xứ hàng hóa để được hưởng các ưu
đãi thuế suất từ TPP bằng cách chuyển sang nhập khẩu các yếu tố đầu vào từ các nước
thành viên TPP, thay vì tiếp tục nhập khẩu từ Trung Quốc. Đồng thời, phải có các chính
sách và biện pháp khôn khéo và hợp lý để thu hút có chọn lọc làn sóng đầu tư từ Trung
Quốc vào một số ngành và địa phương ở Việt Nam để cùng hưởng lợi do TPP mang lại
cho Việt Nam.
37

Đồng thời với việc thúc đẩy xuất khẩu, Việt Nam cũng cần chú ý khai thác và
phát triển bền vững thị trường trong nước. Phương thức hữu dụng nhất trong bối cảnh
quốc tế nhiều biến động hiện nay nước ta cần áp dụng là CNH hướng vào xuất khẩu và
phát triển bền vững thị trường trong nước. Từ cuộc khủng hoảng tài chính, kinh tế toàn
cầu năm 2008 và sự bất ổn kinh tế của nhiều quốc gia đã cho thấy chính sách khuyến
khích tiêu dùng, kích cầu tiêu dùng là con đường phát triển bền vững, ổn định. Phát triển
bền vững thị trường trong nước cũng có nghĩa là học tập tư duy mới là thúc đẩy điều
chỉnh chính sách với trọng tâm là đẩy mạnh tiêu dùng. Những trọng tâm chủ yếu là:
nâng cao năng lực tiêu dùng của dân cư; cải thiện xu hướng tiêu dùng của người dân;
tăng cơ cấu tiêu dùng các sản phẩm dịch vụ.
Một số giải pháp khác:
Ngoài những giải pháp chủ yếu trên, Việt Nam có thể thực hiện thêm các giải
pháp như: Tăng cường công tác đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại; tăng
cường phát triển hoạt động thương mại biên giới Việt - Trung và quản lý việc mua bán,
trao đổi hàng hóa tại các chợ vùng biên; hoàn thiện hệ thống chính sách thương mại cho
phù hợp với thông lệ quốc tế, tạo cơ sở pháp lý cho việc phát triển quan hệ thương mại
giữa hai nước.

You might also like