You are on page 1of 4

Đề thi học kì 2 năm 2022 môn Văn 11

ĐỀ 1

I. Đọc hiểu văn bản (3,0 điểm):


Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Thế giới của chúng ta có muôn vàn điều thú vị để khám phá. Cho dù bạn đang ở độ tuổi nào, bạn
cũng nên phá vỡ các giới hạn của nhận thức và luyện cho mình kĩ năng quan sát bằng cách ra khỏi
nhà, ra ngoài thiên nhiên và chú ý tới mọi điều xung quanh. Hãy đặt cho bản thân những câu hỏi
như: "Tại sao...? Tại sao không...?" và thử tự tìm các câu trả lời hay sự trợ giúp của những người
quen biết. Đừng bao giờ tự cao tự đại nói rằng: "Tôi đã biết hết rồi, anh/chị sẽ không chỉ cho tôi
được điều gì mới đâu!". Vì chỉ khi chúng ta nhận thức được rằng vẫn còn nhiều điều có thể học,
chúng ta mới có thể bổ sung được nhiều kiến thức mới.
Hãy nghe nhạc cổ điển, đến thăm các viện bảo tàng và các phòng trưng bày nghệ thuật, hãy đọc
sách về nhiều chủ đề khác nhau, hãy có những sở thích như khiêu vũ, chơi đàn, hội họa hay tập
luyện một bộ môn thể thao. Dù bạn chọn cho mình bộ môn nào đi nữa, bạn cũng nên theo học đến
cùng và tìm hiểu không ngừng nghỉ cho đến khi đạt được kiến thức sâu sắc về lĩnh vực đó mới thôi.
Đừng chỉ "chạm đến một lần rồi bỏ xó". Hãy quyết tâm rèn luyện và củng cố trí tò mò để nó trở
thành một phần trong cá tính của bạn. Biết đâu, trong một lần tò mò hay thắc mắc như vậy, bạn sẽ
tìm ra được niềm đam mê cho bản thân. Có khát vọng khám phá và tìm tòi là một trong những động
lực giúp bạn tiếp cận với thế giới và vươn ra biển lớn.
(Trích Tìm kiếm niềm đam mê, theo Hộ chiếu xanh đi quanh thế giới, Nhà xuất bản Thế giới, 2017, tr17-18)
Câu 1 ‌‌(0,5‌ ‌điểm): Ở mỗi đoạn văn trên đây, tác giả đã sử dụng cách trình bày nào trong các cách
sau: diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp, móc xích, song hành?
Câu 2 ‌‌(0,75‌ ‌điểm): Theo tác giả, chúng ta sẽ có được lợi ích gì khi "nhận thức được rằng vẫn còn
nhiều điều có thể học"?
Câu 3 ‌‌(0,75‌ ‌điểm): Tại sao tác giả cho rằng "Biết đâu, trong một lần tò mò hay thắc mắc như vậy,
bạn sẽ tìm ra được niềm đam mê cho bản thân"?
Câu 4 ‌‌(1,0‌‌điểm): Theo anh/chị, cần làm thế nào để niềm đam mê khám phá những điều kì diệu "trở
thành một phần trong cá tính"?
II. Làm văn (7,0 điểm):
Câu 1 (2,0 điểm): Suy nghĩ của anh/chị về trách nhiệm của tuổi trẻ đối với đất nước.
Câu 2 (5,0 điểm): Phân tích hai khổ thơ cuối bài Tràng Giang của Huy Cận.

ĐỀ 2

I. Đọc hiểu văn bản (3,0 điểm):


Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
“Những con chim bồ câu tụ tập với nhau trong một cái chuồng trên ngọn cây, chúng thấy con chim
đại bàng sải cánh trên cao, bèn bàn luận:
- Eo ơi, gió đùng đùng thế kia mà nó cứ bay lên cao làm gì nhỉ. Không xuống đây như bọn mình có
phải an toàn hơn không?
- Báu bở gì cái trò bay một mình, cô đơn bỏ xừ! Thấy bảo nó kiếm mồi cũng vất vả lắm, không như
chúng mình sung sướng, ngày ngày có người cho ăn… Đúng là đồ dở hơi!
Đại bàng tung hoành trong cơn bão, rồi đi săn mồi về tổ, nó nào ngó xuống để suy nghĩ về mấy con
chim bồ câu?
Rồi một ngày, người chủ mang mấy con chim ra thịt đãi khách. Trước khi bị cắt tiết, chúng tiếc nuối
nhớ về hình ảnh con chim đại bàng.
Đại bàng vẫn đi săn mồi, nào hay biết gì về mấy con chim bồ câu?
Con người khác con chim ở chỗ được lựa chọn, không nhất thiết phải là đại bàng hay bồ câu,
nhưng dù ngồi ở vị trí nào, chủ động cho cuộc sống của chính mình vẫn là tốt nhất. Và đừng bao giờ
phán xét người khác khi họ không thèm để ý đến mình.
Những người không quản trị nổi chính cuộc sống của bản thân, thiếu tự tin nhất, buồn thay lại là
những người hay phán xét nhất!”
(“Ngừng phán xét”, Ừ thì yêu! Đời có bao nhiêu, An Xinh Trương, NXB Phụ nữ, 2018, tr.156,157)
Câu 1 ‌‌(0.5‌‌điểm): Những con chim bồ câu lựa chọn cho mình một cách sống như thế nào?
Câu 2 ‌‌(0.75‌‌điểm): Theo tác giả, người hay phán xét nhất là người ra sao?
Câu 3 ‌‌(0.75‌ ‌điểm): Chỉ ra và nêu ngắn gọn hiệu quả của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong
câu văn: Thấy bảo nó kiếm mồi cũng vất vả lắm, không như chúng mình sung sướng, ngày ngày có
người cho ăn.
Câu 4 ‌(1,0‌‌điểm): Anh/chị có đồng tình với quan điểm Đừng bao giờ phán xét người khác của tác giả
không? Vì sao?
II. Làm văn (7,0 điểm):
Câu 1 (2,0 điểm): Nêu suy nghĩ của anh/chị về ý kiến: “Thành công chỉ đến khi chúng ta cố gắng hết
sức và không ngừng hoàn thiện bản thân mình”.
Câu 2 (5,0 điểm): Cảm nhận của anh chị về bức tranh thiên nhiên và tâm hồn thi sĩ qua bài Đây thôn
Vĩ Dạ.

ĐỀ 3

I. Đọc hiểu văn bản (3,0 điểm):


Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Đất nước mình bé nhỏ vậy thôi em
Nhưng làm được những điều phi thường lắm
Bởi hai tiếng nhân văn được cất vào sâu thẳm
Bởi vẫn giữ vẹn nguyên hai tiếng đồng bào.
Em thấy không? Trong nỗi nhọc nhằn, vất vả, gian lao
Khi dịch bệnh hiểm nguy đang ngày càng lan rộng
Cả đất nước mình cùng đồng hành ra trận
Trên dưới một lòng chống dịch thoát nguy.
(Trích "Đất nước ở trong tim" - Chu Ngọc Thanh)
Câu 1 (0,5 điểm): Xác định thể thơ của đoạn thơ trên?
Câu 2 (0,5 điểm): Đoạn thơ trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?
Câu 3 (1,0 điểm): Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ cuối của khổ thơ thứ nhất.
Hiệu quả của biện pháp tu từ đó?
Câu 4 (1,0 điểm): Nêu nội dung chính của đoạn thơ. Từ nội dung đó đã chạm vào miền cảm xúc nào
trong em về đất nước?‌‌
II. Làm văn (7,0 điểm):
Câu 1 (2,0 điểm): Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của anh/chị về văn hóa ứng xử của giới trẻ nơi
cộng đồng.
Câu 2 (5,0 điểm): Nêu cảm nghĩ của anh/chị về đoạn thơ đầu bài thơ Vội vàng của nhà thơ Xuân
Diệu.

ĐỀ 4
I. Đọc hiểu văn bản (3,0 điểm):
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Thư Các Mác gửi con gái
Con ơi! Dù con sợ Tình yêu, Tình yêu vẫn cứ đến.
Con đừng bao giờ tự hỏi rằng người yêu con có xứng với con không? Cái thứ Tình yêu mà lại mặc
cả như món hàng ngoài chợ thì không còn gọi là tình yêu được nữa. Yêu là không so tính thiệt hơn,
con ạ!
Nếu người con yêu là một người nghèo khổ thì con sẽ cùng người ấy chung sức lao động để xây
đắp tô thắm cho Tình yêu. Nếu người yêu của con già hơn con thì con làm cho người đó trẻ lại với
con. Nếu người yêu con bị cụt chân thì con sẽ là cái nạng vững chắc nhất đời họ. Tình yêu đẹp nhất
sẽ đến với con nếu con nghĩ và làm đúng lời cha dạy.
Nhưng con cũng phải luôn tự hỏi xem người đó yêu con vì lẽ gì. Nếu người đó yêu con vì sắc đẹp,
con nên nhớ sắc rồi sẽ tàn. Nếu người đó yêu con vì có chức tước cao thì khẳng định người đó
không yêu con, con hãy từ chối và bảo họ rằng địa vị không bao giờ làm sung sướng cho con
người, chỉ có sự làm việc chân chính mới thoả mãn lòng người chân chính.
Con phải độ lượng, phải giàu lòng vị tha nếu có sự hối hận thực sự. Con phải chung thuỷ với người
con yêu. Nếu con làm mất hai chữ quý báu ấy, con sẽ hổ thẹn không lấy gì mà mua lại được. Con
sẽ không được quyền tự hào với chồng, với con, với xã hội. Nếu con dễ dàng để cho 1 kẻ xa lạ nào
đó đặt cái hôn gian manh bẩn thỉu lên môi con, thì trước khi hôn họ đã khinh con, đang khi hôn họ
cũng khinh con và sau khi hôn họ càng khinh con hơn nhất.
Ai sẽ vì con mà chăm sóc đời con, vui khi con có tin mừng, buồn khi con không may, nhất định đó là
chồng con.
Câu 1 (0,5 điểm): Nội dung chính của văn bản trên.
Câu 2 (0,75 điểm): Tại sao Các Mác lại nói: Dù con có sợ Tình yêu, Tình yêu vẫn cứ đến?
Câu 3 (0,75 điểm): Trong văn bản trên Các Mác sử dụng kiểu câu: "Nếu người con yêu là một người
nghèo khổ thì con sẽ cùng người ấy chung sức lao động để xây đắp tô thắm cho Tình yêu". Câu văn
trên thuộc kiểu câu nào xét về mặt ngữ pháp?
Câu 4 (1,0 điểm):
"Nếu con dễ dàng để cho 1 kẻ xa lạ nào đó đặt cái hôn gian manh bẩn thỉu lên môi con, thì trước khi
hôn họ đã khinh con, đang khi hôn họ cũng khinh con và sau khi hôn họ càng khinh con hơn nhất".
Theo anh/chị tại sao Các Mác lại nói như vậy.
II. Làm văn (7,0 điểm):
Câu 1 (2,0 điểm): Nghị luận về câu nói: Ý chí là con đường về đích sớm nhất.
Câu 2 (5,0 điểm): Phân tích bài thơ Từ ấy của Tố Hữu để thấy tâm trạng của một thanh niên say mê
lí tưởng.

ĐỀ 5

I. Đọc hiểu văn bản (3,0 điểm):


Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
(1) Có thể lâu nay chúng ta vẫn nghĩ về từ "hạnh phúc" như một từ sáo rỗng, bởi không thể xác định
được một cách cụ thể nó bao hàm điều gì. Là thành đạt, giàu có? Là được tôn vinh? Là được
hưởng thụ bất kỳ điều gì ta muốn? Là chia sẻ và được chia sẻ? Là đem đến niềm vui cho người
khác? Hay chính là sự hài lòng của riêng bản thân mình?
(2) Có thể, chúng ta vẫn nghĩ hạnh phúc là vấn đề "riêng tư" và "cá nhân". Nhưng không phải vậy.
Nếu bạn lo buồn hay gặp bất trắc thì ít nhất, thầy cô, cha mẹ, bạn bè đều cảm thấy xót xa, lo lắng
cho bạn. Còn nếu bạn vui tươi, hạnh phúc thì ít nhất cũng làm cho chừng đó người cảm thấy yên
lòng, lạc quan và vui vẻ khi nghĩ về bạn.
(3) Mỗi con người là một mắt xích, dù rất nhỏ nhưng đều gắn kết và ảnh hưởng nhất định đến người
khác. Và người khác ấy lại có ảnh hưởng đến những người khác nữa. Tôi thích nghĩ về mối quan hệ
giữa con người với nhau trong cuộc đời như mạng tinh thể kim cương. Mỗi người là một nguyên tử
cacbon trong cấu trúc đó, có vai trò như nhau và ảnh hưởng lẫn nhau trong một mối liên kết chặt
chẽ. Một nguyên tử bị tổn thương sẽ ảnh hưởng đến bốn nguyên tử khác, và cứ thế mà nhân rộng
ra. Chúng ta cũng có thể vô tình tác động đến cuộc đời một người hoàn toàn xa lạ theo kiểu như
vậy.
(Trích Đơn giản chỉ là hạnh phúc, Sách Nếu biết trăm năm là hữu hạn..., Phạm Lữ Ân, NXB Hội nhà văn, năm
2016, trang 40-41)
Câu 1 (0,5đ): Vấn đề chính được trình bày trong đoạn trích trên là gì?
Câu 2 (1,0đ): Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn (1)?
Câu 3 (0,5đ): Xác định các thao tác lập luận được sử dụng trong đoạn văn thứ (3).
Câu 4 (1,0đ): Thông điệp nào trong đoạn trích trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị? Vì sao?
II. Làm văn (7,0 điểm):
Câu 1 (2,0 điểm): Nghị luận xã hội bày tỏ suy nghĩ về cách "thể hiện mình" của giới trẻ hiện nay.
Câu 2 (5,0 điểm): Cảm nhận của em về niềm vui lớn, lẽ sống lớn và tình cảm của Tố Hữu qua bài
Từ ấy.

You might also like