You are on page 1of 9

NTD TEAM

HỆ THỐNG LUYỆN THI HSG CẤP QG SINH HỌC

MENTOR: NGUYỄN TẤN DŨNG


THPT CHUYÊN QUỐC HỌC – HUẾ
ĐẠI HỌC Y DƯỢC HUẾ
Fb: Tấn Dũng – Gmail:dung.18y1056@huemed-univ.edu.vn

TỔNG QUAN:
1. Nhân ( nhân con )
2. LNC hạt – LNC trơn
3. Ribosome – Polyribosome
4. Lysosome – Perosisome
5. Không bào
6. Màng SC
7. Bộ máy Golgi
8. Khung xương tế bào
9. Ty thể : HÔ HẤP TẾ BÀO
10.Lục Lạp : QUANG HỢP Ở THỰC VẬT

CHUYỂN HÓA TẾ BÀO

Câu 1.
Hình vẽ sau mô tả một quá trình xảy ra trong tế bào thực vật.
Bào quan nào trong tế bào thực vật xảy ra quá trình này?
Hãy chú thích các thành phần (A), (B), (C).
* Hướng dẫn chấm:
- Trong tế bào thực vật, quá trình trên có thể xảy ra ở ty thể và lục lạp. (0,25 điểm)
- Ở ty thể: (A) khoảng gian màng; (B) màng trong ty thể; (C) chất nền ty thể. (0,375 điểm)
- Ở lục lạp: (A) xoang tilacoit; (B) màng tilacoit; (C) chất nền lục lạp. (0,375 điểm)

A.TY THỂ - HÔ HẤP TẾ BÀO

*Bằng chứng chứng minh nguồn gốc của ty thể:


Là kết quả của quá trình cộng sinh của vk hiếu khí bên trong tế bào
nhân thực
- Sinh sản: phân đôi độc lập
- ADN trần, kép, vòng
- Có rib với kích thước nhỏ
- Acid amin mở đầu là foocmin.Metionin
- Sự tổng hợp pro bị ức chế là: cloramphenicol

Đường phân: 2 Py, 2 ATP, 2NADH


Trung gian: 2 NADH, 2CO2
Krebs: 2 ATP, 6 NADH, 4 CO2, 2FADH2
 6 CO2
8 NADH
2 FADH2
4 ATP
• Chiều quay của núm xúc tác quyết định hoạt tính của phức hợp.
(thí nghiệm trong Campbell)
Tổng hợp ATP: ATP-syntase
Phân giải ATP: ATP-ase

Câu 2.
Một bạn học sinh phát biểu: “Trong cơ thể sống, chất hữu cơ được đốt cháy
bằng nước chứ không phải bằng oxi không khí như sự đốt cháy nó ở bên ngoài”.
Em có nhận xét gì về lời phát biểu trên. Giải thích.

* Đáp án:
- Lời phát biểu đó là đúng. (0,25 điểm)
- Vẽ sơ đồ tổng quát của quá trình hô hấp (0,25 điểm)
Qua sơ đồ trên ta thấy quá trình hô hấp có hai pha:
+ Pha đường phân: không có oxi không khí tham gia.
+ Pha hiếu khí: có oxi không khí tham gia.
- Tuy nhiên oxi không khí sau khi được hoạt hóa bởi oxidase chỉ đóng vai trò chất nhận H+ và e- cuối cùng
để sinh ra nước. Ở cuối chuỗi chuyền điện tử, enzim oxidase hấp thụ điện tử cùng với H+, kết hợp với oxi
để tạo thành nước. Ở trong chuỗi dẫn truyền, bước cuối cùng này là phản ứng duy nhất trong toàn bộ quá
trình hô hấp có oxi tham gia trực tiếp. Tuy nhiên nếu thiếu oxi để tiến hành bước oxi hóa cuối cùng thì con
đường dẫn truyền hidro và chu trình Kreb hoàn toàn bị ức chế, khiến cho cơ thể sinh vật với đường phân
kị khí như là phương thức duy nhất để giải phóng năng lượng từ chất hữu cơ. (0,25 điểm)
- Nước là nguyên liệu hô hấp đã cung cấp H+ và e-, cùng với H+ và e- của axit pyruvic khi qua chuỗi chuyền
điện tử thì năng lượng điện tử dùng để tổng hợp ATP. Nước còn cung cấp oxi để oxi hóa cacbon của nguyên
liệu hô hấp dưới tác động của enzim cacboxylase chứ không phải nhờ oxi không khí như sự đốt cháy thông
thường. (0,25 điểm)

Câu 3. Dựa vào sự hiểu biết về màng trong ti thể, hãy chỉ ra các trường hợp tác
động lên màng trong ti thể có thể làm tăng mức tiêu thụ oxi của tế bào.

* Hướng dẫn chấm:


- Muốn làm tăng mức tiêu thụ oxi của tế bào thì cần phải tăng cường hoạt động của chuỗi
chuyền electron.
- Có các trường hợp có thể tác đọng lên màng trong ti thể có thể làm tăng mức tiêu thụ oxi của
tế bào như sau:
+ Tăng tính thấm của màng trong ty thể với proton. Việc tăng tính thấm của màng trong ti thể
đối với proton giúp làm giảm sự cản trở của gradient điện hóa ở hai bên màng trong quá trình
truyền e, do đó, hoạt động cả chuỗi vận chuyển e tăng lên, nên tiêu thụ O2 tăng.
+ Tăng hoạt tính của các phức hệ thuộc chuỗi chuyền electron thì electron nhanh chóng được
chuyển đến oxi, vì vậy tăng mức tiêu thụ oxi.
+ Tăng hoạt tính của ATP synthase, H+ nhanh chóng đi qua ATP synthase để tổng hợp ATP,
làm giảm gradient điện hóa ở hai bên màng trong quá trình truyền e, do đó, hoạt động cả chuỗi vận
chuyển e tăng lên, nên tiêu thụ O2 tăng.

Câu 4.
a. Người ta giữ khoai tây một tuần trong không khí sạch, sau đó giữ một tuần trong nitơ sạch
rồi lại giữ một tuần trong không khí sạch. Lượng CO2 giải phóng ra trong thí nghiệm được
biểu diễn trên đồ thị. Em hãy giải thích kết quả thí nghiệm?
Lượng CO2

Thời gian (tuần)

b. Điều gì xảy ra nếu loại bỏ dihydroxyaxeton photphat ngay khi nó được tạo ra trong đường
phân?

* Hướng dẫn chấm:


a.
- Trong tuần thứ nhất: Quá trình hô hấp của khoai diễn ra bình thường theo quá trình hô hấp hiếu
khí. Lượng CO2 thoát ra ổn định.
- Trong tuần thứ hai: Giai đoạn đầu còn hô hấp hiếu khí do còn một ít oxi hòa tan trong gian bào,
lượng CO2 ít. Giai đoạn sau chỉ xảy ra lên men tạo ra axit lactic không tạo ra CO2.
- Trong tuần thứ 3: Trong không khí sạch, các mô có oxi sẽ đẩy mạnh oxi hóa glucozơ chuyển
thành axit pyruvic tham gia vào chu trình Creb → có sự tăng cao hàm lượng CO2 thải ra ở đầu
tuần thứ 3, sau đó quá trình hô hấp hiếu khí diễn ra bình thường → lượng CO2 ổn định trở lại.
b.
- Nếu loại bỏ dihydroxyaxeton photphat ngay khi nó được tạo ra trong đường phân thì tế bào có
thể ngừng đường phân hoặc làm đường phân chậm lại.
- Vì nó đẩy trạng thái cân bằng sang phía tạo dihydroxyaxeton photphat. Nếu G3P được tạo ra ít
hoặc không tạo ra thì đường phân sẽ chậm lại hoặc không xảy ra.

Câu 5.
a. Khi ti thể dạng tinh sạch được hoà vào dung dịch đệm chứa ADP, Pi và một
cơ chất có thể bị ôxi hoá, ba quá trình sau xảy ra và có thể dễ dàng đo được và
biểu diễn ở đồ thị dưới đây: Cơ chất đó bị ôxi hoá; O2 được tiêu thụ và ATP
được tổng hợp. Cyanua (CN) là chất ức chế sự vận chuyển điện tử đến O2.
Oligomycin ức chế enzyme ATP synthaza bằng cách tương tác với tiểu đơn vị
F0. 2,4-dinitrophenol (DNP) có thể khuếch tán dễ dàng qua màng ti thể và giải
phóng 1 proton vào chất nền, do đó làm giảm sự chênh lệch nồng độ H +
(gradient proton).

Hãy cho biết x, y, z là những chất nào trong số các chất trên? Giải thích.

b. Chất nào là chất nhận electron đa năng nhất trong hô hấp tế bào và là chất
nhận proton đầu tiên từ cơ chất? Trình bày cơ chế nhận electron, nhận proton
của của chất đó.

* Hướng dẫn chấm:


a.
- x là cơ chất, bởi khi bổ sung chất x thì lượng ôxi tiêu thụ tăng đồng thời lượng ATP cũng tăng
(ôxi dùng để ôxi hóa cơ chất tạo ATP).
- y có thể là oligomycin hoặc CN. Bởi vì sự kết hợp của hai quá trình vận chuyển electron và tổng
hợp ATP, nếu một trong hai quá trình bị ức chế thì quá trình còn lại không thể xảy ra.
+ CN- ức chế quá trình vận chuyển electron dẫn đến ức chế quá trình tổng hợp ATP.
+ Oligomycin ức chế quá trình tổng hợp ATP dẫn đến ức chế quá trình vận chuyển eletron.
- z là DNP. DNP làm giảm gradient proton qua màng ti thể và do đó làm giảm động lực proton
được sử dụng để tổng hợp ATP từ ADP và Pi. Do sự giảm gradient proton bên ngoài và màng
trong nên quá trình vận chuyển electron vẫn diễn ra nhưng tổng hợp ATP không thể xảy ra.
b. - Chất đó là NAD+.
- Cơ chế:
+ Enzym dehydrogenase chuyển một đôi nguyên tử hidro gồm 2e- và 2H+ khỏi cơ chất, nhờ đó
oxy hóa cơ chất.
+ Enzym chuyển 2e- cùng 1H+ cho coenzym của nó là NAD+. Proton còn lại được giải phóng
dưới dạng ion H+ vào dung dịch xung quanh → NAD+ chuyển thành NADH và được trung hòa
điện tích.

Câu 6.
a. Sự thiếu O2 ảnh hưởng như thế nào đến chuỗi electron hô hấp và quá
trình tổng hợp ATP theo cơ chế hóa thẩm?

b. Nếu trong điều kiện thiếu oxy, người ta làm giảm pH xoang gian màng
của ty thể thì điều gì sẽ xảy ra?

c. Sản phẩm pyruvat của quá trình đường phân được tế bào sử dụng vào
những mục đích đa dạng như thế nào?

d. Vai trò của NADH trong hô hấp và lên men?

* Hướng dẫn chấm:


a. Không có Oxy để nhận e, H+ không được bơm vào xoang gian màng của ty thể và hóa thẩm
không xảy ra, photphoryn hóa dừng lại và không tổng hợp được ATP.
b. Nồng độ H+ ở xoang gian màng tăng tạo ra một gradient H+ mà không cần có sự hoạt động của
chuỗi chuyền e → ATP syntaza có thể hoạt động tổng hợp ATP.
c.Vai trò của pyvuvat:
+ Nguyên liệu cho lên men.
+ Tiếp tục phân giải thu năng lượng trong hô hấp.
+ Tiền chất tổng hợp axit amin.
+ Chuyển hóa thành PEP để cố định CO2 cho quang hợp….
d. Vai trò của NADH trong hô hấp và lên men:
+ Trong hô hấp: Nhận và vận chuyển e giàu năng lượng từ các phản ứng phân giải chất hữu cơ
đến cung cấp cho các chuỗi vận chuyển e trên màng, cơ sở cho quá trình chiết rút năng lượng chủ
yếu trong hô hấp.
+ Trong lên men: Được sử dụng để khử chất hữu cơ tạo ra sản phẩn lên men nhằm tái sinh NAD+
duy trì liên tục đường phân tạo năng lượng cho tế bào.

Câu 7:
a. Có thể coi citrat là chất ức chế không cạnh tranh với enzim
photphofructokinase được không, giải thích?

b. Chất cyanide được dùng như vũ khí hóa học, gián điệp dùng chất này
để tự tử khi bị phát hiện; Phát xít Đức từng dùng chất này để xử các tử
tù người Do Thái dưới dạng hơi gas;
Hay còn được sử dụng với tên gọi ” chất độc mùi hạnh nhân” trong bộ truyện
tranh đình đám Conan. Giải thích tại sao?
c. Giả sử nếu không có màng trong ti thể thì ảnh hưởng như thế nào
đến chu trình Krebs ở tế bào nhân thực? Giải thích.
d. Nguồn gốc của nguyên tử Cacbon trong phân tử CO2 được giải phóng
ra khỏi chu trình Krebs có phải từ axetyl CoA trong cùng vòng đó không?
Giải thích

* Hướng dẫn chấm:


a. Được, vì citrat có khả năng liên kết với E tại vị trí dị lập thể cho chất ức chế.
b. + Cyanide là chất ức chế không cạnh tranh đối với cytochrome trên chuỗi vận chuyển điện tử
hô hấp, nó bám vào Hem a3 của cytocrom oxidase (phức hệ IV); do vậy nó ức chế quá trình vận
chuyển điện tử và khi hàm lượng vượt quá mức cho phép khiến nhiều tế bào không đủ cung cấp
năng lượng cho hoạt động của mình sẽ chết.
+ Ở nồng độ thấp hơn, chúng ức chế chuỗi vận chuyển điện tử, không tiêu thụ được NADH và
FADH2, tế bào chỉ có một lượng NAD+, chất này cạn kiệt sẽ ức chế chu trình Crebs.

c. - Nếu không có màng trong ti thể thì chu trình Krebs không hoàn thành được.
- Vì:
+ Không có màng trong, chuỗi chuyền electron không xảy ra, không tái tạo lại NAD+ và
FAD, là nguyên liệu của chu trình Krebs.
+ Trong tế bào nhân thực, tất cả enzim của chu trình Krebs được định vị trong phần
chất nền ti thể, trừ enzim xúc tác chuyển succinat thành fumarat định vị ở màng trong ti
thể.
d. - Nguồn gốc của nguyên tử Cacbon trong phân tử CO2 được giải phóng ra khỏi chu
trình Krebs không phải từ axetyl CoA trong cùng vòng đó.
- Nguyên tử Cacbon đi vào chu trình từ axetyl CoA không rời chu trình trong cùng vòng
mà chúng lưu lại trong chu trình, chiếm một vị trí khác trong các phân tử trên vòng tiếp
theo sau khi nhóm axetyl khác được bổ sung.

Câu 8:
a. Giả sử người ta tạo ra các kênh H+ ở màng trong của ty thể đồng thời
cung cấp đầy đủ glucôzơ và oxi thì sự tổng hợp ATP và quá trình đường
phân của tế bào sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?
b. Trong một số tế bào của động vật và người có các ti thể có màng trong bị
“thủng” khiến H+ có thể đi qua. Hãy cho biết ti thể như vậy đem lại lợi ích gì
cho tế bào và cơ thể?

* Hướng dẫn chấm:


a. - Sự tổng hợp ATP sẽ bị giảm.
Giải thích: H+ từ xoang gian màng sẽ qua kênh H+ đi vào trong chất nền của ty thể làm triệt tiêu
sự chênh lệnh nồng độ H+ giữa hai bên màng.
Chú ý các trường hợp quay ra, quay vô; phân biệt kênh và bơm.
- Quá trình đường phân sẽ tăng lên.
Giải thích: Do thiếu ATP nên tế bào phải tăng cường phân giải đường để bù lại lượng ATP thiếu
hụt.
b. Khi màng trong ti thể bị thủng thì H+ không được tích lại trong xoang giữa hai lớp màng ti thể
do vậy không tạo ra được ATP.
Do màng trong bị thủng nên thay vì tạo ra ATP loại tế bào này chỉ sinh nhiệt. Những tế bào có ti
thể kiểu này được tìm thấy trong mô mỡ nâu của người và động vật giúp sinh nhiệt cho cơ thể một
cách nhanh chóng.

Câu 9.
Trong một thí nghiệm, ti thể được nuôi trong môi trường chứa đệm phosphate và succinate
(nguồn cho e). ADP, sau đó là chất ức chế, được bổ sung vào môi trường. Mức O2 môi trường
được theo dõi trong suốt quá trình nghiên cứu. Bảng dưới đây cho biết một số chất ức chế
và tác động của chúng, đồ thị bên cạnh thể hiện 3 dạng tác động của các chất ức chế với mức
O2 môi trường Ti thể
Chất
Chất ức chế Tác động ADP
ức chế
FCCP c Tăng tính thấm của màng trong với proton
Malonate a Ngăn cản oxi hóa succinate a
Cyanide a Ức chế chuỗi truyền e b
Mức O2

Atractyloside Ức chế protein vận chuyển ADP vào trong ti thể c


b
Chỉ ra đường phù hợp thể hiện tác động của mỗi chất ức chế.

* Đáp án:
- FCCP ứng với đường c (0,125 đ): Việc tăng tính thấm của màng trong ti thể đối với proton giúp
làm giảm sự cản trở của gradient điện hóa ở hai bên màng trong quá trình truyền e, do đó, hoạt
động cả chuỗi vận chuyển e tăng lên, nên tiêu thụ O2 tăng (0,125 đ)
- Malonate ứng với đường a (0,125 đ): Không oxi hóa succinate thì không có nguồn e để khử O2,
do đó sự tiêu thụ O2 dừng lại (0,125 đ)
- Cyanide ứng với đường a (0,125 đ): Ức chế chuỗi truyền e thì không tiêu thụ được O2 (0,125 đ)
- Atractyloside ứng với đường b (0,125 đ): Ức chế protein vận chuyển ADP vào trong ti thể đồng
nghĩa với việc không có ADP sử dụng cho hô hấp, lúc này, sự tiêu thụ O2 sẽ giống với lúc chưa
bổ dung ADP. (0,125 đ)

You might also like