You are on page 1of 6

1.

Lựa chọn vật liệu trám răng:


a. GIC:
- Tính chất:
+ Cơ học: độ bền, độ đàn hồi, độ kết dính
+ Lý học: độ hòa tan trong nước
+ Sinh học
. Giải phóng ion Fluor
. Gây nhạy cảm kéo dài từ nhẹ đến nặng
(1) Tính dính
- Lực dính vào mô răng khoảng 6 – 12 Mpa
+ Cơ chế bám dính hóa học với men và ngà răng
+ Yếu tố làm tăng khả năng bám dính
. Bề mặt men và ngà sạch
. Xử lý bề mặt ngà
(2) Sự phóng thích Fluoride
- Phóng thích fluor bằng sự tan rã, như một quá trình trao đổi ion.
- F được phóng thích nhanh trong 24h đầu
(3) Tương hợp sinh học
- Độ pH tăng dần từ 1,0 đến 4 – 5, khi phản ứng đông cứng hoàn toàn đạt 6 – 7.
- Nếu ngà còn lại mỏng hơn 0,5 mm thì việc bảo vệ tủy không tiếp xúc cement rất quan trọng
- Dịch trong ống ngà thấm nhanh vào cement làm thay đổi về áp lực tủy nên cảm thấy đau.
(4) Co giãn theo nhiệt
- GIC co giãn theo nhiệt giống cấu trúc răng, do đó giảm thiểu nguy cơ hở bờ miếng trám
-> Ngăn ngừa sâu răng tái phát
(5) Hủy hoại do nước
- Tính hiếu nước
- Hiện tượng hủy hoại do nước trong khoảng 5 – 15 phút đầu sau khi trám
(nước cản trở sự đông cứng của xi măng, làm yếu mối nối phân tử và giảm độ cứng của vật
liệu)
- Chỉ định:
+ Trám lót các lỗ sâu lớn tại các mặt chịu lực
+ Trám tạm giữa các lần điều trị tủy
+ Trám vĩnh viễn các răng sữa
+ Trám các lỗ sâu mặt bên và mặt ngoài
+ Gắn phục hình cố định
+ Gắn khí cụ chỉnh nha cố định
+ Trám răng không sang chấn
+ Trám bít hố rãnh dự phòng sâu răng
- Ưu điểm:
+ Giá thành rẻ
+ Tính ứng dụng cao: trám vĩnh viễn, trám lót, gắn mão răng/ cầu răng...
+ Thao tác đơn giản
+ Tương hợp sinh học cao
+ Phóng thích Flouride. Phòng ngừa sâu R tái phát.
+ Thời gian đông cứng nhanh
- Nhược điểm:
+ Kém thẩm mỹ hơn so với Composite: Không phải lúc nào màu sắc của GIC cũng trùng với
màu răng tự nhiên
+ Góc thành xoang và bề mặt càng gần 90°
càng tốt cũng như cần độ dày và độ sâu tối thiểu 1,5-2mm => phá hủy nhiều mô răng lành
mạnh
+ Bởi độ bền uốn thấp và hệ số đàn hồi cao nên khả năng chống mòn và chịu lực chưa được
tốt dẫn đến dễ rạn nứt gây hở bờ và vỡ miếng trám đặc biệt ở những răng thường xuyên chịu
lực nhai lớn. Do thành phần chủ yếu của GIC là thủy tinh calci silicat nhôm và liên kết ở GIC
chủ yếu là liên kết vô cơ cùng với hỗn hợp muối bị hydrate hóa nên GIC có tính cứng, giòn, dễ
vỡ dưới lực uốn hơn.
-> Có độ bền chỉ ở mức trung bình, không cao so với amalgam hay composite
- Thời gian đông cứng của GIC: sau 2p30s, hoàn tất sau 6p
- Cơ chế bám dính:
+ Phản ứng giữa bột và chất lỏng là phản ứng acid- base
+ Dưới tác dụng của acid, ion thuỷ tinh được phóng thích, Cation và anion liên kết với nhau
thành muối làm hỗn hợp đông cứng lại, các muối bị hydrate hoá làm hỗn hợp cứng chắc hơn
trong 24-72h.
+ Liên kết với men răng bằng liên kết hóa học giữa ion Ca++ trong men răng- ion PO4(3-) trong
muối silica của GIC
+ Liên kết với ngà răng bằng liên kết: lket hóa học
+ Thời gian làm việc: 1p30s đến 2p30s. Nên đánh trộn GIC dưới 2p30s.
- Các pha đông cứng của GIC:
1. Phóng thích ion:
• Phản ứng xảy ra khi trộn bột và chất lỏng. Nước đóng vai trò quan trọng trong phản ứng do
tác động qua lại với polyacid để chặt đứt mối nối hydrogen bên trong của các nhóm carboxylic
có tính acid và làm chúng sẵn sàng hơn để tham gia phản ứng với glass, giải phóng nhiều ion.
Một số ion kết hợp với polyacid có tác dụng gel hoá dung dịch Acid của phần lỏng G.I.C có độ
pH < 1,0. Khi trộn với bột, làm hoà tan phần ngoại vi của các hạt bột Silicate Glass, giải phóng
các ion Ca2+, Al3+ .... hình thành một lớp mất ion kim loại trên hạt bột, các ion thuỷ tinh được
phóng thích và di chuyển.
2. Tạo khung gel muối polycarboxylate canxi/gel hoá xi măng:
• Gel silica được tạo thành, các ion Ca++ liên kết với nhiều anion carboxyl (OH-) của chuỗi
polyacrylic acid, thành muối trầm polycarboxylate canxi, tạo khung gel làm hỗn hợp đồng rắn
lại.
• Muối polycarboxylate canxi nhạy nước, dễ bị thuỷ phân
• Xi măng cứng và đục
3. Tạo khung đa muối, xi măng hóa cứng:
• Trong khoảng thời gian 24 – 72h, các ion Ca++ vẫn còn tiếp tục liên kết, các muối bị hydrate
hoá làm hợp chất càng cứng chắc. Tạo muối polycarboxylate nhôm không hoà tan
• Xi măng trong suốt
• Các nhóm Carboxyl cũng có khả năng liên kết các ion Ca++ trên mô răng. Quá trình này tạo
nên sự liên kết hoá học thực sự ở bề mặt tiếp xúc giữa vật liệu và mô răng.
- Cách trám GIC:
+ Tạo xoang, cách ly nước bọt và lau sạch, không xịt khô và quá khô xoang trám. (vì sao để
ẩm? Vì GIC cần hấp thụ nước trong quá trình trùng hợp. Nếu như răng quá khô thì nước trong
các ống ngà có thể bị lấy đi, gây nhạy cảm sau trám)
+ Đánh Fuji 9 với tỉ lệ Powder : Liquid= 1 :1 
+ Dùng bay trám lấy GIC và dùng đầu nhồi để đắp vào xoang trám. Đặt 1 cục GIC vào thành
bên của xoang trám rồi nhồi từ từ đều khắp đáy xoang và các thành xoang, sau đó tạo hình các
rãnh múi theo giải phẫu.
+ Bôi vaseline lên bề mặt miếng trám. (mục đích bôi vaseline? Vì GIC có tính hiếu nước. Trong
gđ đầu đông cứng 5-15p tuỳ nhà sx, sẽ có hiện tượng huỷ hoại cement nếu trong xoang trám
có nhiều nước. Nước cản trở sự đông cứng của xi măng, làm yếu các mối nối phân tử, giảm độ
cứng của xi măng, nên cần bôi vaseline để cách nước bảo vệ miếng trám)
+ Cho BN cắn giấy cắn để kiểm tra có điểm vướng cộm không, nếu có mài điểu chỉnh đến khi
hết vướng cộm hoàn toàn.
+ Hoàn thiện và đánh bóng với mũi khoan kim cương hạt mịn hoặc mũi khoan đánh bóng. Mặt
trong dùng mũi đánh bóng tròn hoặc hình quả lê. Đánh bóng mặt ngoài bằng mũi khoan đánh
bóng hình ngọn lửa. 
- Thời gian mài chỉnh lại răng ngay sau khi trám: sau 6' vì thời gian đông cứng của GIC hoàn tất
sau 6', nên tắt nước đi khi mài chỉnh vì GIC có tính hủy hoại do nước sau khoảng 5'-15' sau
trám.
b. Composite:
- Tính chất:
+ Độ co do trùng hợp.
+ Độ dẫn truyền nhiệt.
+ Độ giãn nở do nhiệt.
+ Sự hấp thu nước.
+ Tính cản quang.
+ Sức chịu nén, chịu kéo.
+ Độ cứng.
+ Lực gắn dính
- Chỉ định:
+ Xoang I, II, III, IV, V, VI
+ Tái tạo cùi răng
+ Trám bít hố rãnh
+ Thẩm mỹ:
• Veneer bán phần
• Veneer toàn phần
• Thay đổi hình dạng răng
• Đóng khoảng hở răng cửa
+ Phục hình tạm
+ Nẹp cố định răng
+ Gắn phục hình
- Chống chỉ định:
+ Không thể cô lập đủ
+ Khớp cắn bất lợi có thể gây mòn và gãy vỡ composite
+ Sâu chân răng
+ Các yếu tố liên quan kỹ năng nha sĩ
- Ưu điểm:
+ Thẩm mỹ
+ Bảo tồn mô răng: Không yêu cầu độ dày tối thiểu.
+ Độ dẫn nhiệt thấp
+ Sử dụng cho nhiều mục đích: trám vĩnh viễn, trám thẩm mỹ, gắn phục hình, gắn mắc cài,...
+ Dính vào mô răng
+ Có thể sửa chữa
- Nhược điểm:
+ Dễ hở bờ miếng trám do composite co khi trùng hợp. 
C- factor (configuration factor- yếu tố C): tỉ số giữa diện tích bề mặt được dán của miếng trám
nhựa composite với diện tích bề mặt tự do (không được dán). Yếu tố C càng lớn thì ứng suất
co được sinh ra càng lớn ở bờ miếng trám, có thể dẫn đến hở bờ miếng trám, sâu răng thứ
phát…
+ Bờ miếng trám dễ thoái hóa ở vùng không liên kết với men. Do độ bền dán với men ổn định
theo thời gian còn độ bền dán với ngà thoái hóa dần theo thời gian.
+ Thao tác khó
+ Tốn nhiều thời gian
+ Chi phí cao hơn các kỹ thuật trám khác (Amalgam, GIC,...)
+ Kỹ thuật nhạy cảm, dễ sai sót
+ Dễ mòn ở những vị trí chịu lực nhai lớn
- Lưu ý: 
+ Vì sao thời gian etching của men là 15s lâu hơn ngà là 5s, vì do ngà răng có khung collagen
(ống ngà) nên etching tạo các vi lưu cơ học và ngà răng có cảm giác vì chứa các ống thần kinh
Tomes nên nhạy cảm, nếu etching lâu sẽ bị ê buốt.
+ Đặt composite từng lớp, mỗi lớp dày không quá 2mm, chiếu đèn mỗi lớp 20 giây, chiếu đèn
từ nhiều phía để đảm bảo trùng hợp hoàn toàn. Lớp cuối cùng chiếu đèn 40s.
- Các lỗi thường gặp: 
+ Đường trắng giữa răng và miếng trám
+ Hở điểm tiếp xúc
+ Sai màu
+ Các lỗi về hoàn thiện và đánh bóng
+ Nhạy cảm sau trám

2. Liên kết trong trám răng gồm những liên kết:


- Liên kết cơ học: vi lưu cơ học như composite
- Liên kết hóa học: GIC
- Liên kết khuếch tán
- Liên kết tích điện

3. Cách khám lung lay răng:


Bình thường răng không lung lay, khi ăn nhai răng chịu lực tải dịch chuyển 0.015-0.018 mm. 
Có 2 cách khám độ lung lay răng:
- Cách 1: dùng 2 đầu ngón tay trỏ của 2 bàn tay, một ngón làm điểm tựa ở phía trong, một ngón
đẩy nhẹ từ phía ngoài vào để phát hiện răng có bị lung lay hay không.
- Cách 2: dùng cán của gương nha khoa và 1 ngón tay trỏ làm tương tự cách 1, 1 cái đặt vào
răng làm điểm tựa, một cái khẽ đẩy nhẹ để đánh giá xem răng có bị lung lay hay không.

4. Phân độ lung lay răng:


Mức độ lung lay răng được chia ra làm 4 mức độ sau:
- Độ 0: Lung lay răng sinh lý ( 0-0,2mm) (0,5mm trong thai kỳ).
- Độ 1: Lung lay răng theo chiều ngang < 1mm.
- Độ 2: Lung lay răng theo chiều ngang >=1mm và <2mm.
- Độ 3: Lung lay răng theo chiều ngang >=2mm và/hoặc chiều dọc (3 chiều trong không gian).

5. Cách khám nha chu:


Nướu bệnh lý: 
- Màu hồng đậm
- Mất lấm tấm da cam
- Hình dạng: nướu bị viêm, sưng phồng, gai nướu tròn
- Độ dai: mềm bở
- Khe nướu: > 3mm, dễ chảy máu khi thăm khám, có thể chảy mủ
- Tụt nướu
Khám mô nha chu sâu:
Đưa dụng cụ đo túi áp sát mặt chân răng từ viền nướu đến đáy kh nướu hay đáy túi nha chu
với áp lực khoảng 10-20g.
6. Viêm nha chu có nên nạo ổ nhổ hay không:
Có. Viêm nha chu hay viêm quanh răng nên nạo ổ nhổ và bơm rửa để lấy sạch những mô cặn
bẩn, viêm nhiễm ra khỏi ổ nhổ, tạo sự hình thành cho cục máu đông và lành thương.

7. Phần trăm của chai Povidine? 


Tỷ lệ pha povidine và nước muối sinh lý:
Betadine Antiseptic Solution, PVP – Iodine 10%, Iodine, Povidon 10%, Povidon iod 10%,
Povidone Iodine 10%, Wokadine 10%.
- Povidon iod là một phức hợp hữu cơ chứa 9 – 12% iod. Dung dịch povidon-iod phóng thích
dần dần và liên tục iod tự do.
- Rút 50 cc (10 xylanh 5cc) povidone iodine 10% pha với 1 lít nước muối sinh lý. Thường thì sẽ
nhìn màu sắc hơi nâu cam là vừa chớ ít đong theo tỷ lệ chuẩn.

8. Vì sao BN có viêm nhiễm gây tê lại kém hiệu quả:


- Do thuốc tê khi chích vô sẽ có 2 dạng khuếch tán: dạng ion hóa với dạng không ion hóa
- pH càng thấp thì dạng không ion hóa càng thấp -> mà dạng không ion hóa mới có thể khuếch
tán vô TB thần kinh 
-> Môi trường càng kiềm => hiệu quả gây tê càng cao. Môi trường càng toan (gặp trong TH BN
bị viêm nhiễm) => hiệu quả gây tê càng thấp.
9. Cái gây tê răng trẻ em để nhổ răng cửa ( sữa) trong TH răng vĩnh viễn
mọc lệch vào phía trong thì cách nào để gây tê nướu mặt trong
Có thể lựa chọn gây tê bề mặt bằng gây tê bôi trước rồi bổ sung tiêm tê nếu cần. Với răng sữa
thì nên gây tê niêm mạc hoặc dưới niêm mạc chứ không nên gây tê cận chóp (vì vùng cận
chóp là nơi chứa mầm răng vĩnh viễn). Với TH đã có R. vĩnh viễn mọc lệch vào phía trong thì
có thể gây tê ở gai nướu.
10. Hỏi cách chia chân răng khôn, rồi trường hợp răng như ri thì đặt bẩy
kiểu chi

11. Tại sao lại tiêm tê trong 1p?


Để phòng tránh ngộ độc thuốc tê khi tiêm nhầm vào mạch máu thì tiêm quá nhanh sẽ gây tăng
lượng thuốc tê nhiều trong mạch máu dễ gây ngộ độc, nên tiêm chậm dễ quan sát và xử lý khi
có biến chứng. Và vì gây tê mặt ngoài gây phồng vị trí ngách hành lang tạo ra áp lực lớn mà
nếu tiêm nhanh rất dễ bị vỡ niêm mạc vùng đó.

12. Hỏi là trường hợp chóp gãy bao nhiêu thì để lại được?
Trường hợp chóp còn dưới 2mm, hoặc chóp ở vị trí khó lấy ra được (cần phải khoan cắt
xương).

13. Gây tê cận chóp mặt trong với BN bị tụt nướu, cảm giác răng bị trồi lên
thì làm sao để xác định điểm/ vị trí đâm kim?
- Tính từ bờ viền nướu (đã tụt) đến nướu chóp răng, nếu BN bị tụt nướu ít (#1mm) thì vị trí đâm
kim cách bờ viền nướu 5mm, còn nếu BN bị tụt nướu nhiều (#2-3mm) thì vị trí đâm kim cách bờ
viền nướu 3mm.

14. Làm sao để biết mình đâm kim sát bản xương hay trúng mạch máu hay
không?
15. Nhổ răng khôn nếu đụng hoặc gần đụng ống thần kinh răng dưới thì
nhổ thế nào?
Nếu răng khôn đụng hoặc gần đụng ống TK răng dưới thì khi nhổ có thể chừa lại chóp chân
răng dưới 2mm.

16. Tại sao răng 8 với mô mềm bao phủ 1 phần hay hoàn toàn lại nguy cơ
gây nhiều biến chứng hơn so với ngầm hoàn toàn trong xương? Nếu k
phải ngầm hoàn toàn mà là ngầm bán phần thì biến chứng có bớt đi k?
Vì răng 8 có mô mềm bao phủ 1 phần hoặc hoàn toàn dễ bị viêm lợi trùm (do khớp cắn, răng
trên cắn xuống phía dưới nhưng k có răng đỡ nên cắn vào phần lợi trùm gây viêm và/ hoặc do
vi khuẩn: do mảng bám, nhồi nhét, mắc thức ăn- vtri xa, khó làm sạch nên gây viêm). 
Nếu không ngầm hoàn toàn mà là ngầm bán phần thì biến chứng sẽ nhìu hơn ngầm hoàn toàn
trong xương, vì với TH nướu phủ hoàn toàn thì răng 8 có thể phát triển, đẩy lên mô nướu kích
thích gây viêm lợi trùm, còn với TH nướu phủ 1 phần thì nguy cơ giống ở trên.

17. Kể tên các phương pháp gây tê tủy răng:


- Gây tê cận chóp
- Gây tê nội tủy
- Gây tê dây chằng
- Gây tê vách

18. Vì sao với TH viêm tủy thì gây tê cận chóp hiệu quả hơn là gây tê nội
tủy?
Vì khi tủy đang viêm thì sau khi mở tủy máu sẽ chảy từ phía chóp lên trên, nên nếu gây tê nội
tủy thì thuốc tê sẽ bị máu đẩy lên trên, không thấm vào trong tủy được. Còn gây tê cận chóp là
gây tê ở bên ngoài tủy, làm gián đoạn dẫn truyền xung thần kinh ở đầu chóp răng và làm mất
cảm giác ở tủy nên sẽ gây tê tủy hiệu quả hơn gây tê nội tủy.

19. Khi nào thì cần mài chỉnh và mài chỉnh như thế nào là đúng?

You might also like