You are on page 1of 13

Bài 27

KẾ HOẠCH ĐIỀU TRỊ BỆNH VÙNG QUANH RĂNG


1. ĐẠI CƯƠNG
Bệnh quanh răng đại diện cho nhiễm trùng cơ hội liên quan đến sự hình thành mảng sinh
học trên bề mặt răng. Các yếu tố như đặc tính và khả năng gây bệnh của vi khuẩn cũng
như tình trạng của bệnh nhân, ví dụ như tình trạng kháng thuốc tại chỗ có thể ảnh hưởng
đến sự khởi phát, tốc độ tiến triển và đặc điểm lâm sàng của bệnh. Tuy nhiên, các phát
hiện từ các thí nghiệm trên động vật và nghiên cứu theo chiều dọc ở người đã chứng
minh rằng điều trị, bao gồm loại bỏ hoặc kiểm soát mảng vi khuẩn là quan trọng. Nếu
không, tất cả các trường hợp đều dẫn đến các bệnh lý sâu răng và viêm quanh răng. Thêm
vào đó việc kiểm soát và dự phỏng tái phát bệnh sau khi điều trị là mục tiêu của chăm sóc
nha khoa hiện đại.
Việc điều trị bệnh nhân mắc bệnh răng miệng, bao gồm sâu răng, các bệnh lý viêm quanh
răng, ápxe quanh răng, di chuyển răng.... có thể được chia thành bốn giai đoạn khác nhau:
1. Giai đoạn điều trị hệ thống
2. Giai đoạn khởi đầu. Điều trị loại bỏ nguyên nhân
3. Giai đoạn điều trị sửa chữa – Điều trị bổ sung như phẫu thuật nha chu và/hoặc điều trị
nội nha, phẫu thuật cấy ghép, phục hồi, chinh nha và/hoặc điều trị phục hình.
4. Giai đoạn duy trì (chăm sóc), đó là liệu pháp điều trị quanh răng (SPT) hỗ trợ.
2. SÀNG LỌC BỆNH QUANH RĂNG
Một bệnh nhân tìm kiếm sự chăm sóc nha khoa thường được kiểm tra sự hiện diện của
các tổn thương nghiêm trọng bằng khám lâm sàng và chụp Xquang. Chúng ta cần sử
dụng một quy trình gọi là khám nha chu cơ bản (BPE – Basic periodontal examination)
hay còn gọi là hồ sơ sàng lọc nha chu (PSR – periodontal screening record). Mục tiêu của
khám nha chu cơ bản (BPE) là sàng lọc các triệu chứng nha chu của một bệnh nhân để
tạo điều kiện thuận lợi cho việc lập kế hoạch điều trị. Chấm điểm BPE sẽ cho phép bác sĩ
điều trị xác định bệnh nhân bị:
Tình trạng nha chu lành mạnh nhưng cần các biện pháp phòng ngừa dài hạn. - Viêm nha
chu và cần điều trị nha chu.
Trong BPE, việc sàng lọc từng răng hoặc implant được đánh giá. Với mục đích này nên
sử dụng cây thăm dò nha chu mảnh mai. Thăm dò ít nhất hai vị trí gần và xa trên mỗi
răng/implant nên được thăm dò bằng cách sử dụng một lực nhẹ (tức là 0,2N). Mỗi vùng
lục phân được cung cấp một mã BPE hoặc điểm số, theo đó điểm cao nhất được sử dụng.
Code 0: PPD ≤ 3 mm, BoP−, không có cao răng hoặc chất hàn thừa (Hình a). Code 1:
PPD ≤ 3 mm, BoP +, không có cao răng hoặc chất hàn thừa (Hình b). Code 2: PPD < 3
mm, BoP +, có cao răng trên và/hoặc dưới lợi và/hoặc chất hàn thừa (Hình c).
Code 3: PPD > 3 mm nhưng <5 mm, BoP + (Hình d).
Code 4: PPD >5 mm (Hình e).
PPD (Periodontal Probing Depth)
Mục tiêu điều trị:
Ở mọi bệnh nhân được chẩn đoán viêm nha chu, một chiến lược điều trị bao gồm loại trừ
nhiễm trùng phải được xác định và tuân thủ. Chiến lược điều trị này cũng phải xác định
các thông số lâm sàng cần đạt được thông qua trị liệu. Các thông số lâm sàng như vậy
bao gồm:
1. Loại bỏ đau.
2. Giảm hoặc loại bỏ viêm lợi (chảy máu khi thăm khám (BoP)]; phải đạt mức trung bình
toàn hàm <25%.
3. Giảm độ sâu túi quanh răng (PPD): không có túi quanh răng PPD >5 mm.
4. Loại bỏ hoặc thu hẹp tổn thương chẽ của các răng nhiều chân.
Ngăn chặn sự phá huỷ mô mềm và xương.
6. Làm giảm lung lay răng bất thường 7. Loại trừ khớp cắn sang chấn và thiết lập khớp
cắn tối ưu.
8. Phục hồi lại các tổ chức đã bị phá huỷ. 9. Tạo lại đường viền lợi sinh lý để bảo vệ mô
quanh răng.
10. Giảm mất răng
11. Đạt được thẩm mỹ và chức năng một cách phù hợp với từng bệnh nhân cụ thể.
12. Ngăn ngừa tái phát bệnh.
Cần phải nhấn mạnh rằng các yếu tố nguy cơ gây ra hoặc làm tăng nặng bệnh viêm quanh
răng cũng phải kiểm soát. Ba yếu tố nguy cơ chính của viêm nha chu mạn tính là kiểm
soát mảng bám không đúng cách, hút thuốc lá và đái tháo đường không kiểm soát
(Kinane và cs., 2006).
3. CÁC BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ
3.1. Các biện pháp điều trị tại chỗ
Loại bỏ các kích thích tại chỗ.
- Chống viêm.
Kích thích và hoạt hoả hệ thống tuần hoàn của mô quanh răng để tăng cường sức đề
kháng và tăng khả năng tái tạo mô quanh rằng.
3.1.1. Loại trừ các kích thích tại chỗ
Lấy sạch cao răng, mảng bám và làm nhẵn bề mặt thân, chân răng.
+ Hướng dẫn vệ sinh răng miệng.
+ Chải răng.
+ Thực hiện các biện pháp làm sạch kẽ răng:
* Dùng tăm đúng cách.
* Dùng chỉ tơ nha khoa.
* Dùng bàn chải kẽ răng.
* Sử dụng tăm nước.
+ Sử dụng nước súc miệng chlohexidine.
+ Làm sạch lưỡi, mặt trong má.
+ Khám và kiểm soát mảng bám, cao răng định kỳ.
Nhổ các chân răng, các răng lung lay, các răng có biểu hiện viêm nhiễm quá mức không
thể phục hồi.
Hàn các răng sâu và điều trị các biến chứng của sâu răng.
Sửa chữa lại các phục hình sai quy cách gây tích tụ mảng bám hoặc gây sang chấn khớp
cắn bao gồm phục hình cố định và phục hình tháo lắp.
Sửa chữa lại các sai sót trong điều trị nội nha.
Mài chỉnh khớp cắn, sửa chữa lại các bất thường về giải phẫu của các răng dễ gây
chấn hoặc mắc bám khi ăn nhai.
Xử lý các răng lệch lạc bằng cách nắn chỉnh răng hoặc nhổ bỏ. sang
Liên kết và cố định các răng lung lay.
Phẫu thuật cắt phanh môi, phanh má bám thấp.
Các biện pháp bảo tồn: dùng thuốc bôi tại chỗ. Các thuốc bôi tại chỗ có tác dụng giảm
đau, kích thích tái tạo mô, sát khuẩn và chống viêm.
Các biện pháp phẫu thuật: Trong một số trường hợp có thể phải phẫu thuật để loại bỏ túi
quanh răng, vạt lợi.
3.1.3. Kích thích và hoạt hoá hệ thống tuần hoàn mô quanh răng
Xoa, nắn lợi bằng tay hoặc bằng bàn chải có cao su để giúp cho:
+ Làm dày lớp biểu mô.
+ Tăng sừng hoá biểu mô sừng hoá.
+ Cải thiện tuần hoàn máu – tăng cường sức đề kháng.
+ Phun nước dưới áp lực: tăm nước.
Các biện pháp khác: lý liệu pháp,…
3.2. Các biện pháp điều trị toàn thân
3.2.1. Chống viêm bằng đường toàn thân
Mục tiêu: Điều trị toàn thân được dùng để bổ sung cho các biện pháp tại chỗ và dùng
với các mục tiêu riêng như:
+ Kiểm soát các biến chứng toàn thân từ nhiễm trùng cấp
+ Hoá trị liệu để ngăn ngừa các ảnh hưởng có hại của nhiễm trùng máu sau điều trị.
+ Liệu pháp dinh dưỡng hỗ trợ.
+ Kiểm soát các bệnh toàn thân mà làm nặng thêm tình trạng quanh răng.
Chỉ định:
+ Điều trị toàn thân phối hợp với các biện pháp tại chỗ được chỉ định trong viêm quanh
răng khu trú ở người trẻ và viêm quanh răng tiến triển nhanh. Trong các trường hợp này
thì sử dụng kháng sinh toàn thân để loại bỏ hoàn toàn các vị khuẩn thâm nhập vào các mô
lợi mà có thể tái định cư ở túi lợi sau khi lấy cao răng và làm nhẫn chân răng.
+ Các trường hợp viêm quanh răng là biểu lộ quanh răng của các bệnh toàn thân thì phải
điều trị các bệnh toàn thân phối hợp với các biện pháp điều trị tại chỗ. Thuốc trong điều
trị:
Một vài loại thuốc chống viêm không steroid có thể làm chậm sự phát triển viêm lợi trên
thực nghiệm cũng như làm chậm tiêu xương ổ răng trong viêm quanh răng. Các thuốc
này là dẫn chất của propionic và tác động bằng việc làm giảm sự hình thành
prostaglandin. Các thuốc này mở ra hướng điều trị trong tương lai là không những kiểm
soát nguyên nhân vi khuẩn gây bệnh mà còn kim hãm các thành phần tự phá huỷ trong
đáp ứng viêm của vật chủ.
3.2.2. Giải mẫn cảm
Tăng cường sức để kháng của cơ thể và kích thích phản ứng của cơ thể.
4. KẾ HOẠCH ĐIỀU TRỊ BỆNH QUANH RĂNG
Sau khi chẩn đoán và tiên lượng đã được thiết lập, việc thực hiện điều trị sẽ được lên kế
hoạch. Kế hoạch sẽ bao gồm: Mục tiêu ban đầu, mục tiêu trung hạn và mục tiêu dài hạn.
4.1. Các mục tiêu ban đầu
Các mục tiêu ban đầu là loại bỏ tất cả viêm nhiễm tại nha chu và các vấn đề răng miệng
khác gây ảnh hưởng sức khoẻ bệnh nhân. Về cơ bản, các mục tiêu ban đầu là đưa khoảng
miệng về trạng thái khoẻ mạnh.
Giáo dục, giải thích cho bệnh nhân về các bệnh viêm nhiễm trong răng miệng và phòng
ngừa bệnh, các thủ thuật nha chu, nội nha, kiểm soát sâu răng, phẫu thuật miệng và điều
trị các bệnh lý niêm mạc miệng.
Hội chẩn hoặc giới thiệu với các chuyên khoa khác bao gồm cả nha khoa và y khoa nếu
thấy cần thiết.
Từ quan điểm nha chu, các mục tiêu ban đầu rất quan trọng, bởi vì chúng bao gồm việc
loại bỏ viêm lợi, loại bỏ các nguyên nhân gây viêm và kéo dài quá trình viêm.
Bao gồm:
+ Loại bỏ cao răng, mảng bám và làm sạch gốc răng.
+ Giảm chiều sâu túi lợi và sửa chữa các tình trạng gây ra viêm và kéo dài quá trình
viêm. Như vậy, cần phải loại bỏ các kích thích ở vùng các chân răng và loại trừ cả túi
quanh răng, thiết lập lại được đường viền lợi và tạo ra sự tương quan lợi niêm mac để có
thể giữ lành mạnh cho mô quanh răng.
+ Nhổ các răng không còn chức năng ăn, nhai.
+ Phục hồi các tổn thương sâu răng và sửa chữa các phục hồi sai quy cách.
4.2. Các mục tiêu trung hạn
Quan tâm vấn đề chức năng, thẩm mỹ và tuổi thọ của hàm răng: Tái thiết một môi trưởng
răng miệng khoẻ mạnh không chỉ đáp ứng tất cả các yêu cầu về chức năng và thẩm mỹ
mà còn kéo dài tuổi thọ của răng nhiều năm.
Quan tâm vấn đề tuổi tác, sức khoẻ và mong muốn của bệnh nhân: Phục hồi sức khoẻ,
chức năng, thẩm mỹ và tuổi thọ của răng liên quan đến điều trị nội nha, chỉnh nha, nha
chu và phục hình có sự cân nhắc tới tuổi tác, sức khoẻ và mong muốn của bệnh nhân.
Quan tâm vấn đề tài chính và sự hiểu biết của bệnh nhân trong quá trình điều trị: Việc
khôi phục lại sức khoẻ, chức năng, thẩm mỹ và tuổi thọ của răng miệng đòi hỏi phải xem
xét cẩn thận về các vấn đề như tài chính và sự hiểu biết của bệnh nhân. Các mục tiêu
trung gian có thể nhanh chóng đạt được hoặc có thể thực hiện điều trị trong nhiều tháng
hoặc thậm chí nhiều năm, tuỳ thuộc vào sự phức tạp của ca bệnh, các liệu pháp liên quan
và tình hình tài chính của bệnh nhân.
4.3. Các mục tiêu dài hạn
Mục tiêu dài hạn là duy trì sức khoẻ răng miệng thông qua việc phòng ngừa và điều trị hỗ
trợ chuyên khoa.
Mục tiêu dài hạn được đặt ra ngay ở lần khám đầu tiên giữa bệnh nhân và bác sĩ điều trị.
Duy trì sức khoẻ răng miệng trong suốt cuộc sống của bệnh nhân: Khi bệnh đã được kiểm
soát, viêm nhiễm đã được loại bỏ và sức khoẻ răng miệng đã được ổn định, thì nó cần
được duy trì trong suốt cuộc sống của bệnh nhân.
Hướng dẫn chăm sóc răng miệng ngay từ lần khám đầu tiên: Để có một sức khỏe răng
miệng tốt, đòi hỏi phải giáo dục bệnh nhân về phòng bệnh và vệ sinh răng miệng ngay
khi bắt đầu điều trị, hướng dẫn bệnh nhân chăm sóc răng miệng hằng ngày tại nhà và dặn
dò bệnh nhân tuân thủ tái khám định kỳ.
Duy trì sức khoẻ răng miệng phụ thuộc vào phòng ngừa bệnh, chăm sóc răng miệng hằng
ngày tại nhà và tuân thủ tái khám định kỳ.
4.4. Kế hoạch điều trị
Kế hoạch điều trị là kế hoạch chi tiết cho việc quản lý các trường hợp cụ thể. Nó bao gồm
tất cả các thủ tục cần thiết để thiết lập và duy trì sức khỏe răng miệng, nó liên quan đến
sự quyết định các vấn đề sau:
Điều trị khẩn cấp (đau, nhiễm trùng cấp tỉnh).
Nhổ bỏ răng không còn chức năng, các răng không thể phục hồi và có thể có chiến lược
nhổ răng lành để tạo thuận lợi cho việc làm phục hình của bệnh nhân.
Loại bỏ sâu răng, hản tạm thời và hàn vĩnh viễn. Điều trị nội nha (cần thiết và có chủ ý).
Điều trị các bệnh nha chu (phẫu thuật hoặc không phẫu thuật, tải sinh hoặc hồi sinh).
Điều chỉnh khớp cắn và chỉnh nha.
Phục hình: Tháo lắp hoặc cố định hoặc cấy ghép nha khoa để thay thế răng bị mất.
Thực hiện nhu cầu thẩm mỹ của bệnh nhân Thiết lập trình tự trị liệu: Quyết định điều trị
được thực hiện dựa trên chẩn đoán và tiên lượng của từng trường hợp bệnh, của từng
răng và toàn bộ răng. Tiên lượng thường được thiết lập dựa trên chẩn đoán. Quyết định
điều trị được thực hiện dựa trên tiên lượng và để cải thiện tiên lượng. Như vậy, chẩn đoán
và tiên lượng sẽ thay đối cùng với quá trình điều trị.
Sự phát triển không lường trước trong quá trình điều trị có thể cần phải sửa đổi kế hoạch
điều trị ban đầu. Tuy nhiên, ngoại trừ trường hợp khẩn cấp, không nên bắt đầu trị liệu cho
đến khi kế hoạch điều trị được thiết lập.
Tiên lượng được thiết lập dựa trên chẩn đoán. Quyết định điều trị được thực hiện dựa trên
tiên lượng và cải thiện tiên lượng. Chẩn đoàn và tiên lượng sẽ thay đổi cùng với quá trình
điều trị.
5. CÁC BƯỚC ĐIỀU TRỊ
5.1. Bước 1: Pha điều trị hệ thống
Mục tiêu của giai đoạn này là:
- Loại bỏ hoặc giảm thiểu sự ảnh hưởng của các vấn đề toàn thân của bệnh nhân lên kết
quả điều trị. Các vấn đề như tâm lý, sự tuân thủ điều trị, các thói quen sinh hoạt, ăn uống,
các bệnh lý như đái tháo đường, cao huyết áp, bệnh nhân tim mạch, sử dụng thuốc chống
đông, bệnh nhân có hút thuốc lá,...
Bảo vệ bệnh nhân và các thầy thuốc tham gia điều trị cũng như các bệnh nhân khác
tránh được các mối nguy cơ lây nhiễm chéo từ các bệnh truyền nhiễm như HIV, viêm gan
B,.... − Tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa điều trị các bệnh toàn thân của bệnh nhân
để
đưa ra các biện pháp phòng ngừa thích hợp cần thực hiện, nếu cần thiết Khuyến khích cai
thuốc lá: nỗ lực để khuyển khích người hút thuốc đăng ký tham gia chương trình cai
thuốc lá.
5.2. Bước 2: Pha điều trị bệnh căn
Điều trị các cấp cứu về răng miệng, bao gồm:
+ Các cấp cứu về răng như viêm tuỷ răng cấp.
+ Các cấp cứu về cuống răng như viêm quanh cuống răng cấp.
+ Các cấp cứu về quanh răng như viêm quanh thân răng cấp, ápxe lợi, ápxe quanh răng
cấp.
+ Các cấp cứu khác.
Điều trị nguyên nhân (điều trị không phẫu thuật):
+ Nhổ các răng không còn hy vọng chữa được và có giải pháp thay thế tạm thời nếu cần
hoặc có thể thì hoàn tới một thời gian thuận lợi hơn. + Kiểm soát mảng bám răng, hướng
dẫn vệ sinh răng miệng.
+ Kiểm soát chế độ ăn uống, nhất là ở những bệnh nhân có sâu răng lan.
+ Kiểm soát cao răng và làm nhẵn bề mặt thân chân răng.
+ Hàn sâu răng, nhất là sâu ở mặt bên và sâu cổ răng.
+ Sửa chữa các yếu tố kích thích là các sai sót trong hàn răng và điều trị nội nha hoặc các
sai sót trong phục hình răng bao gồm cả phục hình tháo lắp cũng như phục hình cố định.
+ Điều trị chống vi khuẩn: băng các biện pháp tại chỗ hoặc toàn thân hoặc kết hợp
cả hai.
+ Điều chỉnh khớp cắn, loại bỏ sang chấn khớp cắn.
+ Cố định răng trong trường hợp các răng lung lay bằng nẹp trong hay ngoài thân răng.
5.3. Bước 3: Đánh giá đáp ứng với điều trị pha bệnh căn
Hẹn bệnh nhân đến khám lại và đánh giá kết quả sau điều trị các yếu tố bệnh căn.
Cần kiểm tra lại các tình trạng dưới đây: Chiều sâu túi lợi và tinh trạng viêm lợi.
Tình trạng mảng bám răng và cao răng.
Sâu răng.
5.4. Bước 4: Điều trị pha hỗ trợ (Điều trị phẫu thuật)
Chỉ được thực hiện và có hiệu quả sau khi đánh giá lại kết quả của pha điều trị bệnh căn.
Sự sẵn sàng và khả năng hợp tác của bệnh nhân trong điều trị tổng thể cần xác định từ
trước bao gồm cả bước điều trị hỗ trợ. Nếu sự hợp tác này không đạt yêu cầu, có thể
không đáng để bắt đầu các bước điều trị và sẽ không có sự cải thiện vĩnh viễn về sức
khoe răng miệng, chức năng và thẩm mỹ.
Giá trị của các loại phương pháp phẫu thuật có ý nghĩa khác nhau trong điều trị bệnh nha
chu. Do đó, một số thử nghiệm làm sàng (Lindhe & Nyman, 1975; Nyman và cs., 1975;
Rosling và cs., 1976a, b: Nyman và cs., 1977; Nyman & Lindhe, 1979) đã chứng minh
rằng các phẫu thuật vật lợi ở bệnh nhân đã được kiểm soát mang bám tốt trước đó.
thưởng dẫn đến tăng mức xương ổ răng và tăng bám dinh lâm sáng, việc thực hiện phẫu
thuật khi còn viêm nhiễm có thể gây ra sự phá huỷ tăng cường của tổ chức quanh răng,
Ở lần điều trị này thực hiện các biện pháp điều trị phẫu thuật, có thể bao gồm các loại
phẫu thuật dưới đây:
Phẫu thuật quanh răng, có thể là nạo lợi, phẫu thuật cắt lợi, phẫu thuật vật hoặc các loại
phẫu thuật khác.
Đặt implant.
Điều trị phẫu thuật cắt cuống răng hoặc nang chân răng.
5.5. Bước 5: Pha điều trị phục hồi
Làm các phục hồi cuối cùng như hàn vĩnh viễn, làm onlay, inlay.
Làm hàm giả cố định hoặc tháo lắp.
5.6. Bước 6: Đánh giá đáp ứng với các thủ thuật phục hồi
Khám tình trạng quanh răng, ghi nhận các biểu hiện về đáp ứng quanh răng với các thủ
thuật phục hồi, bao gồm:
Tình trạng lợi.
Tình trạng túi quanh răng và mức bám dinh quanh răng.
Tình trạng xương ổ răng.
Tình trạng lung lay răng.
5.7. Bước 7: Pha điều trị duy trì
Mục đích của điều trị này là ngăn ngừa tái nhiễm và tái phát bệnh. Đối với mỗi bệnh
nhân, một chương trình tái khám phải được thiết lập bao gồm:
Đánh giá tình trạng mảng bám răng và cao răng. Đánh giá tình trạng viêm lợi và túi lợi
bằng cây thăm dò nha chu.
Tình trạng khớp cắn.
Mức độ lung lay răng.
Các thay đổi bệnh lý khác.
Chú ý hướng dẫn bệnh nhân về các biện pháp kiểm soát mảng bám răng. Điều trị ngay
khi có các biểu hiện tái phát viêm quanh răng và loại bỏ các yếu tố bệnh nguyên mới xuất
hiện.
Sử dụng fluoride để dự phòng sâu chân răng. Kiểm soát thường xuyên các phục hồi, phục
hình đã làm ở pha sửa chữa.
- Kiểm tra độ nhạy cảm của các răng sau điều trị. Điều này là cần thiết vì có thể một số
rằng tăng nhạy cảm ngà do tụt lợi nhưng cũng có răng bị chết tuy sau điều trị (đô cũng
được coi như là một biến chứng thường gặp (Bergenholtz & Nyman, 1984; Lang và cs.,
2004; Lulic và cs., 2007). Dựa trên hoạt động của sâu răng riêng lẻ, Xquang cảnh cắn
(bitewing) nên được kết hợp trong SPT một cách đều đặn để đạt được hiệu quả trong
chẩn đoán và điều trị.
6. KẾT LUẬN
Mục tiêu cuối cùng cho mỗi bệnh nhân là duy trì tình trạng sức khoẻ răng miệng lâu dài.
Hãy bắt đầu bằng việc giáo dục bệnh nhân về các vấn đề nguyên nhân, điều trị và phòng
ngừa các bệnh răng miệng. Một kế hoạch điều trị được thiết lập đúng đắn là tối quan
trọng để đạt được mục tiêu này. Kế hoạch điều trị chỉ được hình thành sau khi thăm khám
toàn diện, chẩn đoán, tiên lượng đã được xác định và nhu cầu, mong muốn của bệnh nhân
đã được xem xét thấu đáo. Một điều nhận ra là chẩn đoán và tiên lượng sẽ thay đổi theo
quá trình điều trị, nhu cầu điều trị cũng có thể thay đổi. Như vậy, kế hoạch điều trị cũng
phải được thay đổi cho phù hợp.
Khám — Chẩn đoán -Tiên lượng - Điều trị.
Chẩn đoán đòi hỏi phải thấu đáo, thăm khám phải cẩn thận.
Tiên lượng dựa trên chẩn đoán chính xác.
Quyết định điều trị dựa trên tiên lượng.
Quyết định điều trị được thực hiện để cải thiện tiên lượng.
Chẩn đoán và tiên lượng sẽ thay đổi theo quá trình điều trị.
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
Chon cầu trả lời đúng cho các câu hỏi sau bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu
câu.
I. Làm nhẫn bề mặt chân răng.
A. Loại bỏ vật liệu thừa bám trên bề mặt răng. B. Loại bỏ biểu mô viêm và túi nha chu.
C. Loại bỏ mảnh vụn thức ăn bám trên bề mặt răng.
D. Loại bỏ xẻ măng chân răng bị tổn thương cùng lắng cặn ở chân răng. 1. Viêm quanh
răng loét hoại tử:
A. Có sự hiện diện của túi quanh răng sâu
B. Có liên quan đến ổ loét hình miệng núi lửa ở nhú lợi.
C. Không đáp ứng với bất cứ điều trị nào.
D. Do chải răng không đúng cách và dẫn tới tụt lợi.
3. Nguyên nhân cơ bản của bệnh quanh răng là:
A. Cao răng.
B. Mảng bám răng.
C. Lệch lạc khớp cắn.
D. Mối hàn sai quy cách.
4. Tất cả những điều sau đây là các giai đoạn của kế hoạch điều trị nha chu NGOẠI
TRỪ:
A. Phase không phẫu thuật.
B. Phase duy trì.
C. Phase phẫu thuật.
D. Phase đánh giá.
5. Cùng với sự hình thành nhiều mảng bám, viêm lợi phi đại liên quan tới điều nào sau
đây? 1. Thở bằng miệng; 2. Dùng thuốc ức chế miễn dịch; 3. Sử dụng thuốc tim mạch
Procardia; 4. Mang thai; 5. Sử dụng thuốc chống động kinh phenytoin.
A. 1,3 và 5.
B. Chi 5.
C. Tất cả.
D. 1, 2, 4 và 5.
6. Bệnh nhân đái tháo đường 40 năm, triệu chứng lâm sàng có mất bám dính nha chu và
được chẩn đoán là bị viêm nha chu. Theo phân loại của AAP 1999 trong các bệnh nha
chu, loại viêm nha chu trong trường hợp này:
A. Viêm nha chu tiến triển.
B. Viêm nha chu là biểu hiện của bệnh toàn thân.
C. Viêm nha chu mạn tính biến đổi bởi tình trạng toàn thân.
D. Viêm nha chu tiến triển phổ biến.
7. Những vấn đề cần quan tâm trước khi lập kế hoạch điều trị bệnh nhân viêm nha chu:
A. Chẩn đoán đòi hỏi phải thấu đảo, thăm khám phải cẩn thận.
B. Cần tiên lượng tốt.
C. Chẩn đoán và tiên lượng.
D. Tất cả đều sai.
8. Bệnh nhân nữ 22 tuổi, tới khám với các triệu chứng sau: Nhủ lợi nề đỏ hầu như toàn
hàm, chảy máu khi thăm khám, có mảng bám và ít cao răng ở mặt trong răng cửa hàm
dưới. Chẩn đoán nào là phù hợp trong trường hợp này:
A. Viêm lợi loét hoại tử cấp.
B. Viêm lợi liên quan tới mảng bám.
C. Viêm lợi liên quan tới nội tiết,
D. Ca 2 phương án B và C.
9. Vấn đề nào cần quan tâm nhất trong các mục tiêu trung hạn điều trị bệnh quanh răng
sau đây:
A. Vấn đề chức năng, thẩm mỹ và tuổi thọ của hàm răng.
B. Vấn đề tuổi tác, sức khoẻ và mong muốn của bệnh nhân.
C. Vấn đề tài chính và sự hiểu biết của bệnh nhân trong quá trình điều trị.
D. Vấn đề kiểm soát đau và lo lắng cho bệnh nhân.
10. Trong kế hoạch điều trị thì các điều trị khẩn cấp bao gồm những gì
A. Chich apxe quanh rằng.
B. Giảm đau và nhiễm trùng cấp.
C. Nhổ răng lung lay không còn chức năng ăn nhai.
D. Vệ sinh răng miệng trước khi thực hiện bất cứ điều trị khác.

You might also like