You are on page 1of 19

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.

HỒ CHÍ MINH
KHOA KẾ TOÁN



TIỂU LUẬN
PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH

PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÔNG TY DELTA AIR LINES

Giảng viên hướng dẫn: TS. Trịnh Hiệp Thiện


Lớp học phần: 21C1ACC50702007

Thành viên nhóm

TP. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2021


1

BẢNG ĐÁNH GIÁ CÁC CÁ NHÂN TRONG NHÓM

Assessors
Average
Group 1 Nguyễn Ngô Quốc Bùi Hoàng Phan Văn Phạm Thị
rate
Văn An Kỳ B Thiên C Mạnh E Thúy F
100% 100% 100% 100% 100%
(Percentage of
participation)

100% 100% 100% 100% 100%


Assesse

100% 100% 100% 100% 100%


100% 100% 100% 100% 100%
100% 100% 100% 100% 100%
2

MỤC LỤC
BẢNG ĐÁNH GIÁ CÁC CÁ NHÂN TRONG NHÓM .................................................................................. 1
I/. GIỚI THIỆU DOANH NGHIỆP ................................................................................................................ 3
II/. CHIẾN LƯỢC KINH DOANH ................................................................................................................. 3
III/. ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN........................................ 5
IV/. NGUY CƠ PHÁ SẢN ............................................................................................................................... 7
V/. DỰ BÁO GIAI ĐOẠN 2021 – 2025 ........................................................................................................... 9
VI/. ĐÁNH GIÁ GIÁ CỔ PHIẾU CUỐI NĂM 2020 .................................................................................... 13
PHỤ LỤC ................................................................................................................................................... 15
DANH MỤC THAM KHẢO ......................................................................................................................... 17
3

I/. GIỚI THIỆU DOANH NGHIỆP


Delta Air Lines, Inc. (DAL) là một hãng hàng không Hoa Kỳ có trụ sở ở thành phố Atlanta, Georgia.
Với tổng số lượng nhân sự đạt đến mức 74.000, Delta cung cấp các tuyến bay quốc tế khắp năm châu. Delta có
hơn 332 điểm đến ở 57 quốc gia chưa kể các điểm đến bay theo các thỏa thuận liên minh trên toàn thế giới. Có thể
nói rằng, Delta là hãng hàng không lớn nhất thế giới sau những cuộc sát nhập làm chấn động ngành hàng không.
Ban đầu, công ty được thành lập như một dịch vụ quét bụi cây trồng vào năm 1924, có trụ sở chính tại
Atlanta, GA., Delta đã được dẫn dắt trong 40 năm bởi một nhà khoa học nông nghiệp và phi công tên là Collet
Everman Woolman. Cho đến khi qua đời vào năm 1966, Woolman đã thống trị các hoạt động của Delta thông qua
các cuộc sát nhập. Vào những năm 1990, Delta đã áp dụng một chiến lược kinh doanh tích cực để giữ thị phần
trong ngành hàng không ngày càng cạnh tranh. Chiến lược mới này tạo được thành công to lớn cho Delta, theo số
liệu co thấy, vào năm 2000, Delta có thu nhập ròng hơn 1 tỷ đô la và chuyên chở 117 triệu hành khách. Hiện nay,
Delta phục vụ hơn 220 triệu khách hàng mỗi năm và cung cấp hơn 24.000 chuyến bay mỗi ngày (Bloomberg,
2020).
Delta Air Lines, Inc. tham gia vào việc cung cấp vận chuyển hàng không theo lịch trình cho hành khách
và hàng hóa. Với ngành hàng không, Delta cung cấp dịch vụ vận chuyển hành khách và hàng hóa bằng đường
hàng không theo lịch trình các chuyến bay hàng ngày được lên kế hoạch. Kể từ khi Delta được thành lập, công ty
đã đại diện cho việc vận chuyển hàng không an toàn và đáng tin cậy, dịch vụ khách hàng đặc biệt và lòng hiếu
khách. Delta được hoạt động với kỳ vọng của riêng mình là xây dựng dựa trên truyền thống của mình về dịch vụ
khách hàng cao cấp và luôn đáp ứng kỳ vọng của khách hàng đồng thời đưa dịch vụ lên mức xuất sắc hơn nữa. Để
có thể đạt được kỳ vọng, Delta đã đầu tư đáng kể để cải thiện hiệu suất hoạt động, vốn luôn đứng đầu trong số các
hãng vận tải lớn của Hoa Kỳ.

Hình 1.1 Logo của Delta Air Lines

II/. CHIẾN LƯỢC KINH DOANH


Ngành hàng không là một ngành vô cùng khó khăn để tham gia và cạnh tranh trong ngành. Chính vì
những thách thức mà các hãng hàng không phải đối mặt trong ngành, việc các nhà quản lý xây dựng để đưa ra
chiến lược định vị cho công ty là một thách thức khó khăn đối với nhiều hãng hàng không trên thế giới nói chung
và Hoa Kỳ nói riêng. Ngành hàng không chủ yếu dựa trên giá cả, nơi hầu hết khách hàng đưa ra lựa chọn dựa trên
4

công ty nào đang đưa ra mức giá thấp nhất. Tuy nhiên, Delta Airlines lại đi có những chiến lược đi ngược lại so
với các đối thủ cạnh tranh.
Chuyến bay từ LA, đến Incheon Hạng phổ thông Hạng thương gia
Delta Air Lines 1,419 8,085
United Airlines 1,234 6,133
American Airlines 1,214 6,525
Korean Air 1,282 7,594
Asiana Airlines 1,266 4,365
Bảng 2.1: Giá vé chuyến khứ hồi từ L.A đến Incheon (đvt: đô la Mỹ ($))
Một số đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Delta như Southwest đã chọn chiến lược dẫn đầu về chi phí, nơi
họ cung cấp giá vé thấp nhất cho những khách hàng mà không đặt nặng vào các dịch vụ chăm sóc khách hàng trên
các chuyến bay hay sau chuyến bay (Baumwoll, Howland, Kruse, Lamb, Shepard, 2008). Khi sử dụng chiến lược
này giúp Southwest tiết kiệm được chi phí phải chi trả của công ty giảm đến mức thấp hơn trung bình ngành, tự
đó tạo nhiều lợi thế trong việc cạnh tranh với các đối thủ trong thị trường khắc nghiệt này.
Delta Airlines nhận định khách hàng sẽ sẵn sàng trả nhiều hơn cho những vé bay nếu những gì họ phải
bỏ ra xứng đáng với những gì họ có thể nhận lại được. Chính vì vậy, bên cạnh chỉ đơn thuần là cung cấp dịch vụ
vận chuyển hành khách bằng đường hàng không, Delta Airlines cũng chú trọng trong việc gia tăng giá trị thương
hiệu của mình bằng việc tích hợp thêm các chuỗi giá trị. Tạo nên dấu ấn thương hiệu cho riêng mình.
Mặt khác, thay vì chỉ đơn thuần cố gắng tạo nên các hoạt động gia tăng giá trị, Delta lại tập trung phần
lớn chiến lược định vị của mình vào việc tạo nên sự khác biệt so với các đối thủ để đem lại cho khách hàng những
trải nghiệm mang nhiều đặc trưng riêng. Delta đã chọn sử dụng chiến lược khác biệt hóa sản phẩm. Giá vé của
Delta sẽ cao hơn với mặt bằng chung của ngành nhưng bù lại họ cung cấp dịch vụ, ăn uống, vui chơi làm tăng mức
độ sẵn sàng chi trả của người tiêu dùng.
Để có thể làm theo chiến lược được nhà quản lý đề ra cho doanh nghiệp, mô hình kinh doanh của Delta
tập trung vào việc cung cấp dịch vụ đặc biêt cho các khách hàng của mình và tìm cách làm cho việc cung cấp này
phù hợp với nhu cầu của hành khách hơn. Cam kết của họ đối với dịch vụ khách hàng có thể được thấy qua hàng
tỷ đồng mà công ty đã đầu tư vào các chương trình đào tạo nâng cao cho các đại lý dịch vụ khách hàng, được thiết
kế để cố gắng và cải thiện trải nghiệm của khách hàng. Để có thể bán được giá vé cao như vậy, Delta đã dành
nhiều năm cố gắng nâng cao trải nghiệm trên chuyến bay của khách hàng. Bằng cách thêm đa dạng thức ăn (thông
qua việc lựa chọn nhà cung cấp phù hợp, chất lượng tốt), bia thủ công và nhiều thứ khác như các cách giải trí trên
chuyến bay như phim ảnh, âm nhạc mới nhất hiện tại với âm thanh, chất lượng tuyệt vời nhất, Delta đã giúp cho
hành khách thoải mái hơn khí tham gia vào các chuyến bay của hãng (Delta, 2019). Cùng với những cải tiến đó,
Delta phục vụ các bữa ăn trên máy bay hoàn toàn miễn phí tại các thị trường.
5

Delta không ngừng cố gắng cải thiện trải nghiệm của khách hàng, thông qua các cuộc nghiên cứu về tâm
lý khách hàng của công ty. Delta nghiên cứu tâm lý của hành khách bằng các sử dụng máy theo dõi nhịp tim để
kiểm tra, đánh giá khách hàng tại 11 thời điểm căng thẳng trong quá trình trải nghiệm du lịch. Bằng cách làm này,
Delta tìm ra được cách cải thiện trải nghiệm du lịch vào mọi thời điểm, đưa ra những phương án giảm thiểu tình
trạng căng thẳng ở khách hàng, giúp khách hàng hưởng thụ du lịch tốt hơn (Delta, 2019). Một số cải tiến được
Delta thực hiện sau các cuộc nghiên cứu như nâng cấp sân bay, lắp đặt wifi free mọi nơi, có những chuyến xe chở
hành khách vào trong tâm giúp trải nghiệm của khách hàng được nâng cao, từ đó khắc họa trong mắt khách hàng
hình ảnh thương hiệu của riêng mình (Delta, 2019).
Lợi thế cạnh tranh của Delta nằm ở khả năng luôn duy trì tỷ suất lợi nhuận cao hơn các đối thủ cạnh
tranh. Bằng cách sử dụng chiến lược mua nhiều máy bay đã qua sử dụng, trong khi các đối thủ cạnh tranh chính
của họ mua hầu hết mớ, Delta phấn đấu cho một mô hình kinh doanh linh hoạt, với cơ cấu chi phí từ chi phí cố
định sang chi phí biến đổi càng nhiều càng tốt. Trong điều kiện đó, Delta có thể tăng hoặc giảm quy mô nhanh
chóng và hiệu quả để đáp ứng nhu cầu trên thị trường lúc đó.
Bên cạnh đó, chiến lược dựa trên các liên minh đã được Delta sử dụng giúp loại bỏ cạnh tranh trong
ngành hàng không. Các liên minh này cho phép các hãng vận chuyển riêng lẻ mở rộng dịch vụ của họ mà không
cần bay sang lãnh thổ mới. Liên minh của Delta với SkyTeam đã cho phép họ tiếp cận hơn 900 điểm đến tại hơn
170 quốc gia trên toàn cầu giúp Delta có được phạm vi phủ sóng toàn cầu cao hơn.
Từ chiến lược khác biệt hóa sản phẩm của công ty, các nhà quản lý có những suy nghĩ thấu đáo dẫn dắt
Delta giữ vững vị trí của mình trong ngành hàng không cực kỳ khó cạnh tranh này.

III/. ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN
Transportation
Delta Air lines
by air industry
Solvency ratios
Dept ratio 0.98 0.71
Dept-to-equity ratio 45.93 2.45
Investigate coverage ratio -486.09 -37.23
Liquidity ratios
Current ratio 1.09 1.14
Quick ratio 0.97 1
Cash ratio 0.89 0.82
Profitability Ratios
Profit margin -72.4% -28.8%
6

ROE, after tax -146.72% -30.9%


ROA -18.1% -9.8%
Activity ratios
Asset turnover 0.2496 0.2984
Receivables turnover 8 9.7
Đánh giá chung về khả năng thanh toán thông qua việc tính toán các tỷ số liên quan (Solvency ratios):
hầu hết, thông qua các tỷ số, có thể đánh giá rằng trong năm 2020, thì công ty Delta Airlines vẫn duy trì và đảm
bảo về khả năng thanh toán các khoản nợ có tính chất ngắn hạn của mình. Khi so với số liệu của trung bình ngành,
thì có thể thấy mức chênh lệch này chỉ ở mức dao động nhỏ. Cho thấy được sự khả quan trong việc đảm bảo thực
hiện các nghĩa vụ nợ ngắn hạn của mình đối với các chủ nợ.
So với trung bình ngành về tỷ lệ Nợ/Vốn chủ sở hữu, thì tỷ số này của Delta Airlines rất cao (đạt mức
45.93 > 2.45 trung bình ngành). Cho thấy việc sử dụng đòn bẩy tài chính của Delta Airlines có tác động rất cao.
Điều này được thể hiện thông qua tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE). Trong năm 2020, ROE của Delta
Airlines là -146.72% so với trung bình ngành thấp hơn rất nhiều (trung bình ngành: -30.9%).
Ngoài ra, thì nhìn chung thì khả năng tạo ra doanh thu từ tài sản của công ty Delta Airlines cũng giao
động xung quanh mức của trung bình ngành.
BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ
(Đơn vị tính: 1.000.000 USD)
31/12/2020 31/12/2019 31/12/2018
Tiền mặt từ hoạt động kinh doanh (3.793) 8.425 7.014
Tiền mặt từ hoạt động đầu tư (9.238) (4.563) (4.393)
Tiền mặt từ hoạt động tài chính 19.356 (2.880) (1.726)
- Chi tiết: Bảo hiểm (hưu trí) cho khoản nợ, ròng 17.492 487 693
Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh, đây là dòng tiền được tạo ra từ hoạt động chính của công ty, tuy
nhiên, trong năm 2020, giá trị của dòng tiền này lại có giá trị âm. Bởi lẽ, năm 2020 giống như là một cơn ác mộng
đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ cần có sự tiếp xúc
giữa người – người. Đại dịch covid-19 đã khiến cho mọi hoạt động dường như bị cản trở trong năm 2020, các
nước hầu như để có thể cố gắng kiểm soát được tình hình dịch bệnh trong nước đòi hỏi phải tiến hành đóng các
cửa khẩu, tạm dừng các hoạt động xuất nhập cảnh,…Trong khi đó, Delta Airlines được biết đến là một trong những
hãng hàng không lớn nhất, hoạt động với những tuyến bay nội địa, và nhiều tuyến bay khác liên quốc gia. Tất yếu
đã tác động đáng kể đến dòng tiền hoạt động kinh doanh của công ty.
Bên cạnh đó, để có thể thích ứng với tình dịch bệnh kéo dài, Delta Airlines cũng đã mạnh mẽ đầu tư về
máy móc thiết bị nhằm hỗ trợ cho quá trình bay của mình tốt và an toàn hơn.
7

Có sự gia tăng dòng tiền trong hoạt động tài chính, tuy nhiên, dòng tiền gia tăng chủ yếu của năm 2020
là dòng tiền thu từ “Bảo hiểm (hưu trí) cho khoản nợ, ròng), chứ không phải là dòng tiền từ hoạt động góp vốn
hay là vay nợ.
IV/. NGUY CƠ PHÁ SẢN
(Đơn vị $1000)
2018 2019 2020
Vốn lưu động (12,238,000) (11,955,000) 1,477,000
Lợi nhuận giữ lại 10,039,000 12,454,000 (428,000)
Thu nhập trước lãi vay và thuế (EBIT) 5,462,000 6,499,000 (14,658,000)
Giá trị ghi sổ vốn chủ sỡ hữu 13,687,000 15,358,000 1,534,000
Tổng tài sản 60,266,000 64,532,000 71,996,000
Tổng nợ phải trả 46,579,000 49,174,000 70,462,000

2018 2019 2020


Vốn lưu động/tổng tài sản (A) (0.2030664) (0.1852569) 0.02051503
Lợi nhuận giữ lại/Tổng tài sản (B) 0.1665948 0.1929275 (0.0059448)
Thu nhập trước lãi vay và thuế/Tổng tài sản (C) 0.0906315 0.1007097 (0.2035946)
Giá trị ghi sổ vốn chủ sở hữu/Tổng nợ phải trả (D) 0.2938449 0.3123195 0.0217706
Z = 6.56A + 3.26B + 6.72C + 1.05D 0.1285 0.4186 (1.2301)

- Từ kết quả tính thì Hệ số nguy cơ phá sản của Delta Airlines cả ba năm (2018, 2019, 2020) đều có giá trị
nhỏ hơn 1.8, tức thuộc vùng nguy hiểm (Distress zone) theo bảng thước đo mô hình Altman’s Z-score
Model.
- Tuy nhiên, Hệ số nguy cơ phá sản Z tính được trong năm 2020, thậm chí không nằm trong khung đo lường
của mô hình (có giá trị - 1.2301 < 0).
8

- Giá trị của hệ số Z trong 2 năm 2018 và 2019 đều lớn hơn giá trị trung bình trong 13 năm của Delta
Airlines và hệ số Z năm 2019 tăng 7.5% so với năm 2018 cho thấy tình hình tài chính của công ty ở mức ổn
định an toàn.
Thảo luận các yếu tố quan trọng nhất báo hiệu khả năng phá sản vào năm 2020
Z2020 = 6.56 * 0.0205 + 3.26 * -0.0059 + 6.72 * - 0.2036 + 1.05 * 0.022 = - 1.2301
* Phân tích tác động của từng chỉ tiêu trong tính toán Hệ số nguy cơ phá sản:
+ Khi 1 vốn lưu động/tổng tài sản tăng lên, thì sẽ làm tăng 6.56 Hệ số nguy cơ phá sản. Do đó, khi tăng
tỷ số A lên 0.025, tác động tăng Z2020 lên 0.13448 đơn vị. A (vốn lưu động/tổng tài sản) tăng mạnh so với
năm trước phản ánh khả năng thanh toán của công ty đối với các khoản nợ ngắn hạn (chi phí vận hành, nhân
công) được đảm bảo mặc dù năm 2020 công ty không có doanh thu, có thể các nhà đầu tư đang bơm tiền
cho Delta Airlines để duy trì khả năng thanh toán của mình. Chỉ số này là tích cực tuy nhiên là chỉ số ít quan
trọng nhất trong 5 chỉ số nên mức tác đông của nó là không đủ lớn để làm thay đổi giá trị của hệ số Z.
+ Khi 1 lợi nhuận giữ lại/tổng tài sản tăng lên, thì sẽ làm tăng 3.26 đơn vị Hệ số nguy cơ phá sản. Do đó,
khi tỷ số B giảm xuống -0.0059 , tác động giảm Z2020 đi 0.0183 đơn vị. B (lợi nhuận giữ lại/tổng tài sản)
giảm mạnh do lợi nhuận giữ lại giảm từ 12 tỷ đô xuống còn âm 428 triệu đô.
+ Khi 1 EBIT/tổng tài sản tăng lên, thì sẽ làm tăng 6.72 đơn vị Hệ số nguy cơ phá sản. Do đó, khi tỷ số B
giảm xuống -0.2036 , tác động giảm Z2020 đi 1.3683 đơn vị. C (EBIT/tổng tài sản) giảm mạnh so với năm
2018 và 2019 đặc biệt EBIT lỗ đến hơn 14 tỷ đô.
+ Khi 1 Giá trị sổ sách vốn chủ sở hữu/tổng nợ phải trả tăng lên, thì sẽ làm tăng 1.05 Hệ số nguy cơ phá
sản. Do đó, khi tăng tỷ số A lên 0.022 tác động tăng Z2020 lên 0.231 đơn vị. Giá trị thị trường của vốn chủ
sở hữu giảm mạnh so với năm trước từ 15.358.000 xuống 1.534.000, kéo theo tỷ số này sụt giảm mạnh.
Nhìn chung, thì có hai tỷ số tài chính có tác động làm giảm Hệ số nguy cơ phá sản là lợi nhuận giữ
lại/tổng tài sản và thu nhập trước thuế và lãi vay/tổng tài sản. Nguyên nhân chủ yếu khiến cho hai tỷ số này có
tác động ngược chiều đến Hệ số nguy cơ phá sản là do sự sụt giảm đáng kể trong phần lợi nhuận nói chung (ngoài
ra vốn lưu động cũng tác động đến chỉ số này). Và có thể đánh giá như sau về nguy cơ phá sản của công ty Delta
Airlines:
+ Mặc dù việc tính toán Hệ số nguy cơ phá sản cho ra con số âm (nằm dưới mức vùng đỏ), tuy nhiên,
việc áp dụng mô hình này khi chưa xét đoán đến cụ thể đặc điểm loại hình kinh doanh (với đặc thù ngành
dịch vụ, cho nên vấn đề vốn lưu động của công ty sẽ thường không có giá trị cao) , tình hình thực tế (Vì mô
hình này được đánh giá dựa trên tình hình hoạt động của đơn vị với tình hình ổn định, điều kiện môi trường
hoạt động không có sự cản trở đặc biệt nào). Từ đó, kết quả còn nhiều điểm chưa hợp lý khi chỉ đánh giá
qua hệ số này để kết luận rằng “Delta Airline có khả năng phá sản cao trong 2 năm tới”. Khi đánh giá về
nguyên nhân làm cho hệ số Z có giá trị thấp như vậy, thì nhận thấy rằng, tác động chủ yếu chính là yếu tố
vốn lưu động, doanh thu, lợi nhuận trong năm. Khi đánh giá thêm yếu tố thực tế là có thêm sự tồn tại của
9

“đại dịch Covid-19” – một yếu tố từ bên ngoài và có tác động ngắn hạn, làm cho tình hình hoạt động kinh
doanh của đặc thù ngành gặp cản trở rất lớn, thì sự giảm mạnh về doanh thu, lợi nhuận hoàn toàn hợp lý.
+ Tuy nhiên, vấn đề nguy cơ phá sản vẫn sẽ có khả năng tồn tại, nếu như công ty không thể duy trì sự
tồn tại của chính mình trong ngắn hạn đấy. Thông qua việc đánh giá sơ bộ các giá trị thể hiện trên Báo cáo
tình hình tài chính và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ với các chỉ tiêu như sau:
BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ
(Đơn vị tính: 1.000 USD)
30/12/2020 30/12/2019 30/12/2018
Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh -3.793.000 8.425.000 7.014.000
Dòng tiền từ hoạt động đầu tư -9.238.000 -4.563.000 -4.393.000
Dòng tiền hoạt động tài chính 19.356.000 -2.880.000 -1.726.000
Tiền và tương đương tiền cuối năm 10.055.000 3.730.000 2.748.000
BÁO CÁO TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
(Đơn vị tính: 1.000 USD)
Tài sản ngắn hạn 17.404.000 8.249.000 7.844.000
Tài sản dài hạn 54.592.000 56.283.000 45.448.000

Ta có thể thấy được: với tính thanh khoản cao có thể giúp Delta Airline duy trì tình hình hoạt động trong
vài năm tới. Hiện tại thế giới đã có vaccine ngừa covid dự báo trong tương lai gần ngành hàng không có thể phục
hồi và với vị thế lớn mạnh của mình Delta Airline cũng đang có những chiến lược kinh doanh khác biệt như sử
dụng máy phun tĩnh điện để làm sạch tất cả các chuyến bay để có thể thích ứng với bối cảnh dịch Covid đã loại
trừ nguy cơ phá sản của Delta Airlines.

V/. DỰ BÁO GIAI ĐOẠN 2021 – 2025


Trong năm 2020, dường như đã là một trong những năm có nhiều biến động tương đối lớn. Đại dịch
covid-19 đã làm trì trệ mọi hoạt động kinh doanh của lĩnh vực dịch vụ, đặc biệt là ngành hàng không. Để có thể
duy trì hoạt động của mình, thì Delta Airlines cũng vẫn phải chi trả những chi phí phát sinh liên quan; tuy nhiên
tình hình thu vào lại hạn chế đi rất nhiều do sự cản trở của điều kiện môi trường. Chính vì lẽ đó, đã khiến cho tình
hình hoạt động kinh doanh của năm 2020 của Delta Airlines không đạt hiệu quả. Ta có thể thấy được điều này thể
hiện thông qua chỉ tiêu doanh thu (17.095 triệu USD) và lợi nhuận sau thuế của công ty ( - 12.385 triệu USD).

(Đơn vị tính: 1.000.000 USD)


Năm 2020 2019 2018 2017
10

Tổng doanh thu 17.095 47.007 44.438 41.138


Tỷ lệ % thay đổi so với năm trước -64% 6% 8%
Thu nhập ròng sau thuế (12.385) 4.767 3.935 3.599
Tỷ lệ % thay đổi so với năm trước -360% 21% 9%

Ước tính về doanh thu: dựa vào tốc độ tăng trưởng của năm 2019, 2018, ước tính giá trị tăng trưởng
trung bình là 7%. Nếu bỏ qua dữ liệu của năm 2020, thì có thể đánh giá rằng: dự báo tốc độ tăng trưởng của năm
2021 – 2025 với giá trị trung bình khoảng 7%. Với sự thay đổi của tình hình thế giới có nhiều chuyển biến tích
cực, trong năm 2021, doanh nghiệp kỳ vọng sẽ có thể khôi phục lại tình hình kinh doanh của mình, đưa doanh
nghiệp quay trở lại về đà phát triển như trước đây. Với góc nhìn này, thì dự báo rằng tình hình kinh doanh của
doanh nghiệp sẽ được khôi phục tương ứng với sự phát triển của năm 2019. Tức, ta giả định rằng, doanh thu của
năm 2021 sẽ có giá trị tương ứng với doanh thu của năm 2019. Và các năm sau sẽ có giá trị tổng doanh thu dựa
trên tốc độ tăng trưởng doanh thu trung bình ước tính trên tổng doanh thu của năm liền kề trước đó.
Năm 2021 2022 2023 2024 2025
Tổng doanh thu 47.007 50.298 53.818 57.586 61.616

Khi tiến hành dự báo về tình hình hoạt động kinh doanh của Delta Airlines. Đánh giá rằng, vấn đề thường
được quan tâm là về phần lợi nhuận hơn là phần doanh thu của một doanh nghiệp. Ngoài ra, nếu đánh giá sự thay
đổi của các yếu tố khác theo yếu tố doanh thu, từ đó, chắc chắn một điều rằng, lợi nhuận sau thuế cũng phải thay
đổi cùng với tốc độ của doanh thu. Do đó, làm cho chỉ tiêu được quan tâm cuối cùng, là lợi nhuận sau thuế bị tác
động rất lớn. Vì vậy, việc dự báo chung cho tất cả các yếu tố trong việc đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh,
ta sẽ dựa vào tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận. Để có thể đơn giản hơn, ta sẽ sử dụng sử thay đổi của các yếu tố
chính bằng thay đổi trung bình cộng của lợi nhuận sau thuế của của năm 2019 và 2018 là 15% (15% = (21% +
9%)/2).
Một đánh giá khác, vì năm 2020 có nhiều biến động tác động lớn đến hoạt động kinh doanh của công ty,
các chỉ tiêu kết quả kinh doanh được đánh giá là các giá trị bất thường, nên khi xem xét và đánh giá các yếu tố dự
báo thì thường sẽ được loại bỏ bởi điều này.
Bên cạnh đó, công ty có nhiều nhận định rằng: với sự thay đổi của tình hình thế giới có nhiều chuyển
biến tích cực, trong năm 2021, doanh nghiệp kỳ vọng sẽ có thể khôi phục lại tình hình kinh doanh của mình, đưa
doanh nghiệp quay trở lại về đà phát triển như trước đây. Với góc nhìn này, thì dự báo rằng tình hình kinh doanh
của doanh nghiệp sẽ được khôi phục tương ứng với sự phát triển của năm 2019. Để đơn giản hơn, ta có thể dự báo
rằng: tình hình kinh doanh trong năm 2021 sẽ chính là tình hình kinh doanh của năm 2019 (bởi vì, doanh nghiệp
kỳ vọng về sự khôi phục trở lại so với kết quả kinh doanh ban đầu). Các năm sau (2022, 2023, 2024, 2025), trên
11

cơ sở của các năm trước, tình hình kinh doanh sẽ tăng trưởng với tốc độ 15% (giá trị trung bình về thay đổi của
lợi nhuận sau thuế 2 năm 2019 và 2018). Ta có kết quả dự báo như sau:
2021 2022 2023 2024 2025
(Đơn vị tính: 1,000,000 USD)
Tổng doanh thu 47,007 54,058 62,167 71,492 82,216
Chi phí hàng bán, Tổng số 21,135 24,305 27,951 32,144 36,965
Lợi nhuận gộp 25,872 29,753 34,216 39,348 45,250
Tổng chi phí hoạt động 40,389 46,447 53,414 61,427 70,641
Bán/Chung/Quản trị Chi phí, Tổng số 14,861 17,090 19,654 22,602 25,992
Nghiên cứu & phát triển - - - - -
Sụt giá / Khấu hao 2,581 2,968 3,413 3,925 4,514
Chi phí trả lãi (Thu nhập) - Hoạt động ròng 41 47 54 62 72
Chi phí bất thường (Thu nhập) - - - - -
Chi phí hoạt động khác, Tổng số 1,771 2,037 2,342 2,693 3,097
Thu nhập hoạt động 6,618 7,611 8,752 10,065 11,575
Thu nhập từ lãi (Chi phí), Phi hoạt động ròng (182) (209) (241) (277) (318)
Lời (lỗ) bán tài sản - - - - -
Khác, Ròng (238) (274) (315) (362) (416)
Thu nhập ròng trước thuế 6,198 7,128 8,197 9,426 10,840
Dự phòng cho thuế thu nhập 1,431 1,646 1,892 2,176 2,503
Thu nhập ròng sau thuế 4,767 5,482 6,304 7,250 8,338

Thông tin về tình hình tài chính của Delta Arlines các năm qua:
2020 2019 2018 2017
(Đơn vị tính: 1,000,000 USD)
Tổng tài sản lưu động 17,404 8,249 6,340 7,804
Tổng tài sản 71,996 64,532 60,266 53,671
Tổng nợ phải trả 70,462 49,174 46,579 41,141
Tổng vốn sở hữu 1,534 15,358 13,687 12,530
- Cổ phiếu ưu đãi có thể bồi hoàn, Tổng số - - - -
- Cổ phiếu ưu đãi - Không thể bồi hoàn, Ròng - - - -
- Cổ phiếu thường, Tổng số - - - -
- Vốn đã góp bổ sung 11,259 11,129 11,671 12,053
12

- Lợi nhuận giữ lại (Thâm hụt lũy kế) (428) 12,454 10,039 8,256
- Cổ phiếu quỹ - Loại thường (259) (236) (198) (158)
- Bảo lãnh nợ ESOP - - - -
- Lời (Lỗ) chưa nhận thấy - - - 106
- Vốn sở hữu khác, Tổng số (9,038) (7,989) (7,825) (7,727)
- Tổng nợ phải trả & vốn cổ đông 71,996 64,532 60,266 53,671
- Tổng số cổ phiếu thường đang lưu hành 638 643 680 707
Tỷ lệ thay đổi trong giá trị tài sản
2020 2019 2018 2017
(Đơn vị tính: 1,000,000 USD)
Tổng tài sản lưu động 17,404 8,249 6,340 7,804
Tỷ lệ thay đổi so với năm trước: 111% 30% -19%
Tổng tài sản 71,996 64,532 60,266 53,671
Tỷ lệ thay đổi so với năm trước: 12% 7% 12%
Tương tự so với dự báo về doanh thu, ta sẽ tiến hành dự báo dựa trên giá trị trung bình của 3 năm, đối
với tổng tài sản là 10% (10% = (12% + 7% + 12%)/3). Tuy nhiên đối với phần vốn lưu động, thì ta sẽ dựa trên giá
trị trung bình đối với 2 năm 2019 và 2018. Việc sử dụng giá trị trung bình của tài sản lưu động khác với việc ước
tính của tổng tài sản bởi vì: tài sản lưu động là tài sản thường được sử dụng để góp phần tạo nên doanh thu, cho
nên tỷ trọng của tài sản này thường không cao; tuy nhiên, trong năm 2020, do hạn chế của điều kiện của môi
trường, nên việc duy trì tài sản lưu động tương đối cao, và ước tính trong năm 2021, tài sản lưu động sẽ được
chuyển đổi thành các hình thái khác, và ước tính năm 2021 sẽ đạt giá trị của năm 2019, các năm sau sẽ tăng trưởng
với giá trị trung bình là 6% (6% = (30% + -19%)/2).
*Tỷ lệ thay đổi trong vốn chủ sở hữu:
2020 2019 2018 2017
Tổng vốn sở hữu 1,534 15,358 13,687 12,530
- Cổ phiếu quỹ - Loại thường (259) (236) (198) (158)
Tỷ lệ thay đổi so với năm trước: 10% 19% 25%
- Vốn sở hữu khác, Tổng số (9,038) (7,989) (7,825) (7,727)
Tỷ lệ thay đổi so với năm trước: -12% -2% -1%
- Về sự thay đổi trong vốn chủ sở hữu, giả sử:
Cổ phiếu ưu đãi có thể bồi hoàn, Tổng số; Cổ phiếu ưu đãi – không thể bồi hoàn, Ròng; Cổ phiếu thường,
Tổng số: đều có giá trị bằng 0 trong 5 năm tới.
13

Giả sử chỉ tiêu vốn góp bổ sung trong tương lai sẽ không thay đổi, trong 5 năm tới, giá trị của vốn đã
góp bổ sung sẽ duy trì ở mức 11.259 (theo mức của năm 2020).
Lợi nhuận giữ lại (Thâm hụt lũy kế) năm sau = Lợi nhuận giữ lại (thâm hụt lũy kế) năm trước + Thu nhập
ròng sau thuế.
Dự báo Cổ phiếu quỹ - Loại thường dựa trên giá trị trung bình của 3 năm, là 18% (18% = (10% + 19%
+ 25%)/3). Tuy nhiên đối với Vốn chủ sở hữu khác, Tổng số, thì ta sẽ dựa trên giá trị trung bình đối với 2 năm
2019 và 2018. Việc sử dụng giá trị trung bình của Vốn chủ sở khác, tổng số với việc ước tính của Cổ phiếu quỹ -
Loại thường bởi vì: so với các năm trước, thì do tác động của tình hình biến động năm 2020, cho nên ta sẽ dựa
vào giá trị trung bình của năm 2019 và 2018, sẽ cho ra kết quả khách quan hơn (loại bỏ các tác động bất thường).
Tương tự các tính chất khác, thì giá trị năm 2021 ta sẽ dựa vào giá trị của năm 2019, các năm sau sẽ thay đổi với
tốc độ tăng trưởng trung là 1.5% = (1.5% = (2% + 1%)/2).
- Về sự thay đổi trong nợ phải trả = thay đổi trong tài sản – thay đổi trong vốn chủ sở hữu.
2021 2022 2023 2024 2025
(Đơn vị tính: 1,000,000 USD)
Tổng tài sản lưu động 8,249 8,744 9,269 9,825 10,414
Tổng tài sản 79,196 87,115 95,827 105,409 115,950
Tổng nợ phải trả 71,892 74,513 77,115 79,656 82,084
Tổng vốn sở hữu 7,303 12,603 18,712 25,754 33,867
- Cổ phiếu ưu đãi có thể bồi hoàn, Tổng số - - - - -
- Cổ phiếu ưu đãi - Không thể bồi hoàn, Ròng - - - - -
- Cổ phiếu thường, Tổng số - - - - -
- Vốn đã góp bổ sung 11,259 11,259 11,259 11,259 11,259
- Lợi nhuận giữ lại (Thâm hụt lũy kế) 4,339 9,821 16,125 23,375 31,713
- Cổ phiếu quỹ - Loại thường (306) (361) (426) (502) (593)
- Bảo lãnh nợ ESOP - - - - -
- Lời (Lỗ) chưa nhận thấy - - - - -
- Vốn sở hữu khác, Tổng số (7,989) (8,117) (8,247) (8,379) (8,513)
- Tổng nợ phải trả & vốn cổ đông 79,196 87,115 95,827 105,409 115,950
- Tổng số cổ phiếu thường đang lưu hành - - - - -

VI/. ĐÁNH GIÁ GIÁ CỔ PHIẾU CUỐI NĂM 2020


Dựa vào công thức, tính giá cổ phiếu dựa trên tốc độ tăng trưởng sử dụng trong mô hình chiết khấu cổ tức.
Để định giá cổ phiếu của một công ty, một cá nhân có thể sử dụng mô hình chiết khấu cổ tức.
14

Năm 2019 Năm 2018


Tổng mức Cổ tức được chia $ 0.4 $0.35
Tỷ lệ thay đổi so với năm trước: 14.29%
Để đơn giản hóa vấn đề, ta sẽ lựa chọn tốc độ tăng trưởng cổ tức dựa vào mức cổ tức chia trong năm
2019 và năm 2018. Tốc độ tăng trưởng cổ tức g = 14.29%.
Giá trị cổ phiếu của công ty Detal Airlines tại thời điểm cuối năm 2020 là 43.9.
𝐷1 0.4025 ∗ (1 + 14.29%)
𝐺𝑖á 𝑐ổ 𝑝ℎ𝑖ế𝑢 𝑃 = ⟺ 43.9 =
(𝑟𝑒 − 𝑔) 𝑟𝑒 − 14.29%
⟹ 𝑟𝑒 = 15.31%
(Bỏ qua các yếu tố chênh lệch do quá trình làm tròn số)
RI(n+1) = Lợi nhuận sau thuế (n+1) – Sự thay đổi trong RI
re * Giá trị sổ sách VCSH (n)
RI2021 = 3,930
RI2022 = 3,282 -3.7%
RI2023 = 2,853 0.3%
RI2024 = 2,480 0.2%
RI2025 = 2,156 0.2%
Trung bình: -0.75%
Khi ước tính về tốc độ tăng trưởng của RI của những năm sau, thì để thuận tiện tính toán, ta sẽ dựa vào
sự thay đổi RI qua các năm, sau đó tính trung bình tổng của các năm trước đó. Làm cơ sở cho tốc độ tăng trưởng
RI: g = -0.75%.
Chiết khấu RI về giá trị hiện tại:
3.930 3.282 2.853 2.480 2.156
𝑃𝑉 = + + + +
1 + 15.31% (1 + 15.31%)^2 (1 + 15.31%)^3 (1 + 15.31%)^4 (1 + 15.31%)^5
2.156 ∗ (1 − 0.75%)
+ = 28.022
(15.31% + 0.75%) ∗ (1 + 15.31%)^5
Số cổ phiếu hiện đang lưu hành theo báo cáo tài chính của Delta Airlines tại thời điểm cuối năm 2020 là
638. Suy ra giá của 1 đơn vị cổ phiếu sẽ là P = 28.022 / 638 = 43.9.
Khi so sánh với giá trị cổ phiếu của công ty Delta Airlines vào thời điểm cuối năm 2020 được công bố
với kết quả vừa tính ra, cho ra kết qủa tương đồng (dựa vào mô hình lợi nhuận còn lại). Tuy nhiên, việc thực hiện
công việc ước tính lợi nhuận và vốn chủ sở hữu còn nhiều bỏ qua kết quả sai số. Cho nên, khi ước tính dựa trên
giá trị chính xác, thì điều này hoàn toàn không thể do còn hạn chế nhiều về kiến thức và các thông tin có liên quan.
15

PHỤ LỤC

DELTA DIFFERENCE
Driving long-term value for our owners through top-line growth, margin
expansion, and prudent deployment of our capital

A POWERFUL BRAND UNMATCHED LONG-TERM VALUE


COMPETITIVE CREATION
Delta is an exceptional, trusted
ADVANTAGES
consumer brand that Delta’s powerful consumer
consistently delivers a superior Delta’s unmatched competitive brand, combined with Delta’s
travel experience advantages drive industry- unmatched competitive
leading results advantages – culture,
operational reliability, global
network, customer loyalty and
an investment-grade balance
sheet – creat opportunities for
long-term value creation.

CULTURE
At the core of Delta –
passionate and determined
professionals with an innate GLOBAL NETWORK
sense of caring for our
customer Best connecting hub FORTRESS BALANCE
complex – including the SHEET
world’s most efficient hub
Sold Foundation with lower
in Alanta – enhanced by
interest expense, more cash
investments in New York,
flow flexibility and access to
LA and Seattle higher quality credit markets
for future needs
16

CUSTOMER LOYALTY
Delta’s ascending brand and strong partnership
with American Express combine to produce a
high-margin, durable revenue stream

OPERATIONAL RELIABILITY
Ameraca’s best-run airline, consistently
delivering industry-leading operational results
and driving futher improvement and
efficiencies through innovation.

According to: https://ir.delta.com/the-delta-difference/default.aspx


17

Dr. Henry Ting: 'We believe in the importance of vaccinations to save lives'
Delta’s Chief Health Officer Dr. Henry Ting participated in a media briefing with the Infectious
Diseases Society of America on Thursday morning. He discussed with Helen Talbot, MD, MPH and Alexander
Alonso, PhD, SHRM-SCP the developments in the workplace throughout the COVID-19 pandemic – touching
on topics from testing, vaccinations, government response and more. Watch the full briefing on idsociety.org.
“At Delta Air Lines, our approach to this has been a marathon, and we realize that this is not a rush to
any finish line – that this is a long game,” Dr. Ting said. “We’ve implemented initiatives and programs to
strongly encourage our employees to get vaccinated through multiple steps that we believe are aligned with our
core values, which include listening to our employees, listening to our customers and meeting them where they
are with education, efficacy and communication so that we can move them with us toward the goal of
vaccination.”
By making vaccinations readily available and putting in place financial incentives such as an additional
day of paid time off and $100 in health rewards, Delta was able to vaccinate nearly 70 percent of its employees
by June 2021. Through an employee lottery that gave over $1 million to vaccinated employees, Delta increased
its employee vaccination rate to 74 percent.
With the announcement of a healthcare surcharge starting Nov. 1 and testing requirements beginning
next week for unvaccinated employees, Delta has already seen an increase in its vaccination rate to 79 percent.
In addition, the airline has been requiring vaccination for all new employees as of May 17, 2021.
“We’ve seen no drop off in people willing to join us,” Dr. Ting said.
As noted in a Bloomberg article, Dr. Ting emphasized throughout the briefing that the remaining 20,000
unvaccinated Delta employees are made up of a large portion of people who are deciding on their own timeline
after they’ve gathered information they feel that they need.
“To all those people, I’m trying to continue to educate, advocate and communicate with them about the
importance of the vaccination and accelerate their timeline,” Dr. Ting said. “We believe in the importance of
vaccinations to save lives. And every person I convince to get vaccinated or change their mind is a potential life
saved.”
(According to: https://news.delta.com/dr-henry-ting-we-believe-importance-vaccinations-save-lives)
18

DANH MỤC THAM KHẢO


Baldanza, B. (2021, April 1). Five Reasons Why Delta Airlines Outperforms Its Three Largest Competitors.
Retrieved from Fobes: https://www.forbes.com/sites/benbaldanza/2021/04/01/five-reasons-why-delta-
airlines-outperforms-its-three-largest-competitors/?sh=6a088ab97153
Delta Air Lines (DAL). (2021, 10 14). Retrieved from Yahoo Finance:
https://finance.yahoo.com/quote/DAL/balance-sheet?p=DAL&guccounter=1
Delta Air Lines Balance Sheet. (2021, 10 01). Retrieved from Investing: https://vn.investing.com/equities/delta-
air-lines-new-balance-sheet
Delta Airlines – Giới thiệu hãng hàng không Delta Airlines và những thông tin cần biết về hãng hàng không
Delta Airlines. (2020). Retrieved from PhamKha: https://phamkha.edu.vn/delta-airlines-gioi-thieu-hang-
hang-khong-delta-airlines-va-nhung-thong-tin-can-biet-ve-hang-hang-khong-delta-airlines
Delta History. (n.d.). Delta's 96 years of history. Retrieved from Delta Flight Museum:
https://www.deltamuseum.org/exhibits/delta-history
DEPERSIO, G. (2021, July 21). Analyzing Porter's 5 Forces Model on Delta Air Lines. Retrieved from
Investopedia: https://www.investopedia.com/articles/markets/012816/analyzing-porters-five-forces-
delta-airlines-dal.asp
DragonLend. (2020). Hệ Số Nguy Cơ Phá Sản Là Gì? Công Thức Tính Và Điều Cần Biết. Retrieved from
DragonLend: https://dragonlend.vn/dragonlend-blog/he-so-nguy-co-pha-san-la-gi-cong-thuc-tinh-va-
dieu-can-biet/
Jason Baumwoll, Ben Howland, Josh Kruse, Sean Lamb, and Josh M. Shepherd. (2008). Delta Airlines: An
Analytical View. University of Colorado at Colorado Springs.
Lau, C. (2020, November 13). Speculate On Delta Air Lines After Bankruptcy Risks Fade. Retrieved from
Nasdaq: https://www.nasdaq.com/articles/speculate-on-delta-air-lines-after-bankruptcy-risks-fade-2020-
11-13
McKenna, E. (2018). Delta Airlines: A Strategic Analysis . Merrimack College.
Delta Airlines website. https://ir.delta.com/home/default.aspx

You might also like