You are on page 1of 2

Phân tích khổ 2 ĐÂY THÔN VĨ DẠ

Hàn Mặc Tử - một hiện tượng kì lạ của phong trào thơ mới. Một đời thơ
không dài nhưng ông đã để lại một lượng tác phẩm đáng khâm phục được
ví như “ngôi sao băng có ánh sáng khác lạ vụt qua bầu trời văn học” làm
người ta nhớ mãi không quên. Giọng thơ độc đáo mới lạ cùng với những
vần thơ điên, thơ say, thơ trữ tĩnh ngọt ngào mà đằm thắm. Một trong
những tác phẩm tiêu biểu cho hồn thơ Hàn Mặc Tử là bài thơ “Đây thôn
Vĩ Dạ” in trong tập thơ Điên (1938). Bài thơ chính là thanh âm trong trẻo
được cất lên từ bản nhạc đau thương của cuộc đời tác giả khi nằm trên
giường bệnh. Sâu trong nỗi nhớ và niềm nhớ thương về người con gái xứ
Huế, bài thơ còn vẽ lên bức tranh thật đẹp nơi thôn Vĩ, từ đó bộc lộ sâu sắc
nỗi cô đơn chất chứa trong tim tác giả.
“Gió theo lối gió, mây đường mây
Ḍng nước buồn thiu, hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?”
Nếu ở trong khổ thơ đầu ta có thể thấy tâm trạng của nhân vật trữ tinh say
mê, vui sướng khi được trở về với cảnh và người thôn Vĩ. Thế nhưng ở
khổ thơ thứ hai, cũng cùng không gian là thôn Vĩ Dạ nhưng thời gian có sự
biến đổi từ “nắng mới lên” sang chiều tà. Tâm trạng của thi nhân cũng có
sự biến đổi lớn. Trong mắt thi nhân, bầu trời hiện lên “Gió theo lối gió,
mây đường mây” trong cảnh chia li, uất hận. Biện pháp nhân hoá cho
chúng ta thấy điều đó. “Gió theo lối gió” theo không gian riêng của minh
và mây cũng thế. Câu thơ tách thành hai vế đối nhau; mở đầu vế thứ nhất
là h́ ình ảnh “gió”, khép lại cũng là gió; mở đầu vế thứ hai là “mây”, kết
thúc cũng là mây. Từ đó cho ta thấy “mây” và “gió” như những kẻ xa lạ,
quay lưng đối với nhau. Đây thật sự là một điều nghịch lí bởi lẽ có gió thổi
thi mây mới bay theo, thế mà tác giả lại nói “gió theo lối gió, mây đường
mây”.Tại sao tâm trạng của nhân vật trữ tinh vốn rất vui đột nhiên lại thay
đổi và trở nên buồn như vậy? Trong mộng tưởng, Hàn Mặc Tử đă trở về
với thôn Vĩ nhưng trong long lại buồn chắc có lẽ bởi mối tinh đơn phương
và những kỉ niệm đẹp với cảnh và người con gái xứ Huế mộng mơ làm nên
tâm trạng ấy. Quả thật “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” nên cảnh vật
xứ Huế vốn thơ mộng, trữ tinh lại bị nhà thơ miêu tả vô tinh, xa lạ đến như
vậy. Bầu trời buồn, mặt đất cũng chẳng vui gi hơn khi “Dong nước buồn
thiu hoa bắp lay”.
Dong sông Hương vốn đẹp, thơ mộng đă bao đời đi vào thơ ca Việt Nam
thế mà bây giờ lại “buồn thiu” - một nỗi buồn thăm thẳm, không nói nên
lời. Mặt nước buồn hay chính là con sóng long “buồn thiu” của thi nhân
đang dâng lên không sao giấu nổi. Long sông buồn, băi bờ của nó con sâu
hơn. “Hoa bắp lay” gợi tả những hoa bắp xám khô héo, tàn úa đang lay rất
khẽ trong gió. Cảnh vật trong thơ buồn đến thế là cùng. Thế nhưng đêm
xuống, trăng lên, tâm trạng của nhân vật trữ tinh lại thay đổi:
“Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?”
“Thuyền ai” thể hiện nỗi khát khao muốn nhìn lại những con người thôn
Vĩ của thi nhân. Từ “kịp” nghe sao mà xót xa, thật trăn trở thôi thúc và hồi
hợp, rất nhiều cung bậc cảm xúc. “Kịp” vốn diễn tả một sự gắp gáp, vội vã
khi đối tượng bị thúc ép áp lực về thời gian. Kẻ rơi vào tình huống đó đều
là những hoàn cảnh không tự làm chủ được. Hàn Mặc Tử càng đau đớn
hơn khi dòng đời bị chặt đứt ngang bởi căn bệnh nan y quái ác chẳng định
ngày sẽ cướp đi nhân khỏi dương thế, án tử cứ treo lững lờ. Mỗi ngày thức
dậy cơ hồ đều có thể là ngày cuối đời, cho nên ông rất khao khát muốn gặp
lại vầng trăng Vĩ Dạ. Câu hỏi tu từ trên đã chứng tỏ tình yêu nồng nàn, tha
thiết cảnh và người thôn Vĩ của tác giả. Vì yêu mà chỉ cần trong tưởng
tượng thôi cũng vẽ lại được bức tranh đặc trưng của thôn Vĩ. Vì yêu mà
tha thiết muốn gặp lại, vì yêu nên mới đau đớn khi nhận ra mình không
còn cơ hội để gặp lại cảnh cũ người xưa.
Với hình ảnh độc đáo giàu sức gợi, giàu giá trị thẩm mĩ, ngôn ngữ giản dị,
hàm súc kết hợp với các biện pháp tu từ một cách khéo léo, “Đây thôn Vĩ
Dạ” thể hiện tình yêu tha thiết của tác giả đối với xứ Huế - nơi nhà thơ đã
từng có những kỉ niệm ngọt ngào, đồng thơi thể hiện khát khao được sống,
được yêu của một con người. Nhà thơ đã vẽ nên một bức tranh phong cảnh
thật đẹp về thiên nhiên xứ Huế, từ đó thể hiện tình yêu và khát vọng sống
mãnh liệt.

You might also like