You are on page 1of 13

1

Hà Nội – 2022

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
ĐH QUỐC GIA HÀ NỘI
~~~~~~*~~~~~~

BÀI TIỂU LUẬN


ĐỀ BÀI:
Thuận lợi và khó khăn của simh viên năm nhất trường Đại học KHXH&NV

Sinh viên thực hiện :


Lớp : K67 Đông Phương Học
Mã sinh viên :
Giáo viên hướng dẫn : Ths Hà Tuệ Thành


Mục lục
TÓM TẮT............................................................................................................................3
I.GIỚI THIỆU......................................................................................................................3
1.Lý do chọn đề tài...............................................................................................................3
2. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................................3
2.1 Mục tiêu chung:.............................................................................................................3
2.2 Mục tiêu cụ thể:.............................................................................................................4
3.Lịch sử nghiên cứu............................................................................................................4
4.Phương pháp nghiên cứu..................................................................................................4
II.NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA SINH VIÊN NĂM NHẤT TRUỜNG
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN..............................................................5
1. Thuận lơi:.........................................................................................................................5
1.1. Yếu tố khách quan........................................................................................................5
a,Về học tập.........................................................................................................................5
b, Về xã hội:.........................................................................................................................6
1.2. Yếu tố chủ quan:...........................................................................................................6
2. Khó khăn..........................................................................................................................7
2.1. Yếu tố khách quan........................................................................................................7
a. Về học tập........................................................................................................................8
b. Về xã hội:.........................................................................................................................8
2.2. Yếu tố chủ quan..........................................................................................................10
III.NHỮNG CÁCH ĐỂ PHÁT HUY THUẬN LỢI VÀ KHẮC PHỤC NHỮNG KHÓ
KHĂN TRONG HỌC TẬP VÀ TRONG CUỘC SỐNG..................................................11
1. Về học tập......................................................................................................................11
1.1. Khách quan...........................................................................................................11
1.2. Chủ quan...............................................................................................................11
2. Về cuộc sống..................................................................................................................12
2.1. Khách quan...........................................................................................................12
2.2. Chủ quan...............................................................................................................12
3.Kết luận...........................................................................................................................13
TÓM TẮT
Tình trạng tân sinh viên của trường đại học KHXH & NV nói chung thường phải đối mặt
với nhiều vấn đề khó khăn trong cuộc sống và trong học tập, luôn là mối bận tâm của nhà
trường, giảng viên và gia đình. Mục đích nghiên cứu " Những khó khăn trong cuộc sống
và học tập của sinh viên năm thứ nhất trương Đại học KHXH&NV" là khảo sát những
thuận lợi và thách thức chủ yếu trong cuộc sống và học tập của sinh viên năm nhất trường
Đại học KHXH&NV, từ đó đưa ra những đề xuất nhằm sớm giúp các tân sinh viên khăc
phục những khó khăn, nhanh chóng thích nghi với môi trường học tập và đạt kết quả học
tập tốt nhất. Để đạt được mục đích đó, nhóm nghiên cứu đã sử dụng phương pháp khảo
sát trực tuyến bằng bảng câu hỏi dành cho các tân sinh viên trường Đại học KHXH&NV.
Qua cuộc khảo sát với hơn 63 tân sinh viên trực thuộc các khoa khác nhau của trường Đại
học KHXN&NV, kết quả nghiên cứu cho thấy bên cạnh những thuận lợi nhất định, các
tân sinh viên gặp phải rất nhiều khó khăn ảnh hưởng tới cuộc sống và chất lượng học tập
của sinh viên. Các yếu tố gây nên khó khăn các tân sinh viên thường hay gặp phải là (1)
sự thích nghi, (2) chỗ ở, (3) khoảng cách đến trường, phương tiện. Dựa vào kết quả khảo
sát, nhóm nghiên cứu đưa ra những đề xuất tối ưu nhằm giúp các tân sinh viên khắc phục
những khó khăn trong học tập và cuộc sống.
Từ khoá:SV năm nhất, thuận lợi và khó khăn trong cuộc sống và học tập.

I.GIỚI THIỆU
1.Lý do chọn đề tài
Bước vào cánh cổng đại học nhiều tân sinh viên của trường đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn vẫn còn bỡ ngỡ. Vì so với chương trình phổ thông thì chương trình đại học có
nhiều sự khác biệt.Khi còn học phổ thông, được các thầy cô sát sao, tỉ mỉ với tững bạn
học sinh nhưng khi trở thành sinh viên, giảng viên sẽ không có nhiều thời gian để thúc
giục từng viên một làm bài tập và chú ý nghe giảng nên tính tự học và tự giác rất cao.
Điều đó gây ra nhiều bất lợi đối với tân sinh viên .Các bạn sinh viên năm nhất lần đầu xa
gia đình, sống tự lập đã làm. Từ việc thiếu đi tình cảm gia đình, sự chỉ bảo của gia đình
khiến cho không ít sinh viên học hành sa sút quên đi nhiệm vụ chính của mình là học tập.
Ngoài việc thiếu đi tình cảm gia đình thì việc xa nhà khiến cho sinh viên gặp khó khăn
trong việc tìm nơi ở. Nhiều sinh viên chọn ở ký túc xá, tuy nhiên không phải sinh viên
nào cũng dễ dàng thích nghi với môi trường tập thể, bởi vậy đa phần sinh viên chọn ở
trọ.Về chi tiêu, do lần đầu xa gia đình nhiều sinh viên cũng gặp khó khăn trong việc quản
lý tiền bạc.Mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng ta vẫn thấy được hầu hết sinh viên có tính
kỷ luật và nghiêm túc cao, hoàn thành tốt việc học tập của mình.Để giúp các bạn tân sinh
viên năm nhất tích ứng với môi trường đại học , học tập hiệu quả và khắc phục những
khó khăn , nhóm tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài “ Những thuận lợi và khó khăn của sinh
viên năm nhất trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn"
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung:
Mục tiêu chính của nghiên cứu là khảo sát và phân tích những khó khăn và thuận lợi ảnh
hưởng tới chất lượng học tập của sinh viên năm nhất trường Đại học KHXH&NV thường
gặp phải, từ đó đưa ra những giải tối ưu để giúp các tân sinh viên nhanh chóng vượt qua
khó khăn và nhanh chóng thích nghi với môi trường học tập.
2.2 Mục tiêu cụ thể:
Tìm hiểu và tổng hợp thông tin về những yếu tố tích cực và rào cản trong học tập đối với
sinh viên.
Nhằm phân tích những nguyên nhân chính gây ra những thử thách cho các tân sinh viên.
Tổng hợp và đánh giá các giải pháp được đề xuất nhằm đưa ra những giải pháp tối ưu
nhất để giúp các tân sinh viên nhanh chóng vượt qua khó khăn.
Tạo cơ sở thực tiễn đánh giá xem các biện pháp giúp đỡ sinh viên của nhà trường trước
đó còn phù hợp, khả quan.
3.Lịch sử nghiên cứu
Các tân sinh viên khi bước một môi trường học tâp luôn găp nhiều thách thức và trở
ngại, đó luôn là nỗi bận tâm của gia đình, nhà trường và các giảng viên. Đây là một bước
ngoặt rất lớn đối với môĩ tân sinh viên nhưng không phải ai cũng đủ kinh nghiệm để vượt
qua thách thức mới này, dẫn tới những sự việc nghiêm trọng như trượt môn, bị đình chỉ
học tập hay thậm chí là sinh viên chán nản bỏ học. Nhận thấy tính cấp thiết của vấn đề đã
có nhiều cuộc khảo sát được thực hiên nhằm nghiên cứu, phân tích những yếu tố chính
nào gây ra những khó khăn đồng thời đề ra những giải pháp để giải quyết vấn đề.
Nhìn chung các bài khảo sát trước đã đề ra phương pháp nghiên cứu hợp lý, chẳng hạn
như dùng bảng câu hỏi phỏng vấn, sử dụng các phiếu điều tra,phỏng vấn trực tiếp,... Đối
tượng nghiên cứu của các cuộc khảo sát chủ yếu là các tân sinh viên năm nhất của
trương. Tuy nhiên phạm vi nghiên cứu của các cuộc khảo sát trước còn thiếu tính khách
quan, ở chỗ các tân sinh viên tham gia khảo sát thường chủ yếu thường đến từ một hoặc
một số khoa nhất định chưa mang tính khái quát chung cho tân sinh trường Đại học
KHXH&NV.
Cuộc khảo sát của nhóm chúng tôi hướng tới đối tượng là các tân sinh viên trực thuộc
các khoa, các ngánh của trường Đại học KHXH&NV. Với mong muốn mang đến những
đánh giá khách quan nhất để kip thời đưa ra những giải pháp tối ưu, nhằm giúp các tân
sinh viên nhanh chóng vượt qua khó khăn và phát huy tốt các mặt thuận lơi.
4.Phương pháp nghiên cứu
Chúng tôi sử dụng bảng câu hỏi và phân tích dữ liệu từ bảng này . Dựa vào kết quả khảo
sát được để đưa ra các biện pháp giúp sinh viên khắc phục khó khăn, phát huy những
thuận lợi để sinh đạt được kết quả cao trong học tập
II.NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA SINH VIÊN NĂM NHẤT
TRUỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
1. Thuận lơi:
1.1. Yếu tố khách quan
a,Về học tập
Thứ nhất là cơ sở vật chất:
Hiện nay, kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển: Từ năm 2002 đến 2020, GDP đầu
người tăng 3,6 lần, đạt gần 3.700 USD. Tỉ lệ nghèo (theo chuẩn 3,65 USD/ngày, theo
PPP năm 2017) giảm từ hơn 14% năm 2010 xuống còn 3,8% năm 2020. Điều này kéo
theo điều kiện đời sống ngày được cải thiện, các gia đình có nhiều điều kiện hơn để đầu
tư cho việc học của con trẻ. Ngoài ra, xã hội thì càng đầu tư về trang thiết bị học tập,
chính sách hỗ trợ: Tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, tất cả những phòng
học đều được trang bị máy chiếu, điều hoà,..,ngoài ra, còn có thư viện, phòng tin học để
hỗ trợ cho sinh viên. Rõ ràng đây là những thuận lợi cho các sinh viên không chỉ riêng
sinh viên năm nhất.

Bảng 1- Đánh giá điều kiện học tập của 63 sinh viên năm nhất của trường Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân Văn
Theo khảo sát 63 sinh viên năm nhất đến từ các ban ngành của trường Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân Văn trên, tỷ lệ đánh giá cơ sở vật chất với 10 sinh viên cảm thấy tốt và
>30 sinh viên cảm thấy bình thường. Rõ ràng tỉ lệ đánh giá bình thường vượt trên tỉ lệ
không tốt và khó khăn. Nên có thể đánh giá là một điểm thuận lợi với sinh viên năm nhất
của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại đánh giá
cảm thấy khó khăn và không tốt, chúng tôi sẽ phân tích tại phần sau.

Thứ hai là đội ngũ giảng viên, cố vấn học tập:

Theo bảng 1, đánh giá về giảng viên, cố vấn học tập chiếm Tỉ số phần trăm về đánh giá
tốt là 27 % và bình thường là 22 % , vượt 5%. Điều này thể hiện trình độ giảng dạy cũng
như sự quan tâm, giúp đỡ của giảng viên/ cố vấn học tập được đánh giá cao. Điều này
cũng được thể hiện rõ ràng với trình độ giảng viên như sau: giảng viên là 500 người,
trong đó có 15 Giáo sư, 94 Phó Giáo sư, 168 Tiến sĩ khoa học và Tiến sĩ cùng 192 Thạc
sĩ. Giảng viên dày dặn kinh nghiệm do đó sinh viên năm nhất đa phần cảm thấy phù hợp
với phương pháp giảng dạy. Đây cũng là 1 trong những điều kiện vô cùng thuận lợi cho
các bạn sinh viên trong quá trình học tập và nghiên cứu của mình.

b, Về xã hội:
Ngoài những điều kiện thuận lợi từ gia đình và nhà trường trong học tập, xã hội hiện
nay cũng tạo nhiều điều kiện cho các sinh viên năm nhất có môi trường học tập và phát
triển như: Chính sách hỗ trợ cho sinh viên của nhà nước, miễn giảm học phí cho sinh
viên nghèo, vùng sâu, vùng xa, dân tộc thiểu số, các chương trình cho vay vốn với lãi
suất 0%.
Sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương: xây dựng ký túc xá cho sinh viên, giảm giá vé xe
buýt, thành lập các trung tâm giới thiệu việc làm.
Về gia đình: kinh tế phát triển, điều kiện sống được cải thiện nên nhiều gia đình có điều
kiện lo cho con cái của họ có điều kiện học tập tốt. Ví dụ: trước kia, sinh viên chủ yếu đi
học bằng xe đạp; điện thoại di động và laptop là niềm mơ ước của nhiều bạn. Ngày nay,
rất nhiều sinh viên đi học bằng xe gắn máy; hầu như sinh viên nào cũng sử dụng điện
thoại di động và laptop được sinh viên phổ biến trong các trường đại học.
Về chỗ ở: Ký túc xá được đầu tư xây dựng và nâng cấp mới với trang thiết bị hiện đại
đảm bảo môi trường sống an lành cho sinh viên sau giờ học. Ví dụ: Trước kia, ký túc xá
chỉ đáp ứng các yêu cầu cơ bản của sinh viên. Ngay nay, các ký túc xá được xây dựng rất
tiện nghi và đáp ứng nhu cầu học tập và giải trí của sinh viên như: có phòng tắm riêng
trong từng phòng, wifi, phòng tự học, phòng tập gym, hồ bơi,...
Khoa học công nghệ: Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và truyền thông
đã tạo nên một kho thông tin, kiến thức khổng lồ trên Internet. Thêm vào đó là sự phát
triển của ngành điện tử và điện tử viễn thông đã tạo ra các thiết bị điện tử tích hợp các
ứng dụng hỗ trợ học tập cho sinh viên: điện thoại, laptop, shoppingmode ipad, ..
1.2. Yếu tố chủ quan:
Sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn - Đại học quốc gia Hà Nội có
đầu điểm đại học cao so với cả nước Việt Nam. Được đánh giá là những sinh viên có
hiểu biết, thái độ, có khả năng học hỏi, tìm tòi, có khả năng hoà nhập cao. Do vậy, sinh
viên năm nhất Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn với sự năng động, nhiệt tình, ham
học hỏi của mình nên sinh viên có khả năng hội nhập tốt. Hầu hết sinh viên đều tích cực
tham gia các phong trào của lớp, của trường. Họ nhanh chóng hòa đồng cùng bạn bè cũng
như khoảng cách thầy trò ngày càng gần nhau hơn, từ đó dễ dàng trao đổi trong học tập
cũng như các vấn đề trong cuộc sống đời thường.

Bảng 2- Mối quan hệ của 63 sinh viên năm nhất trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân Văn làm khảo sát

Minh chứng tại bảng 2, trong giao tiếp sinh viên năm nhất không gặp khó khăn nhiều
với 39/63 sinh viên đánh giá bình thường, 16/63 sinh viên đánh giá tốt. Có thể thấy sinh
viên năm nhất trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn giao tiếp tốt, tự tin và hoà
đồng

Nhìn chung, kết quả khảo sát cho thấy sinh viên năm nhất của trường Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân Văn có được một số thuận lợi hỗ trợ cho việc học tập của sinh viên
trong năm học đầu tiên như cơ sở vật chất hiện đại, tạo điều kiện về chi phí học tập, chỗ
ở, tạo ra một môi trường năng động với nhiều hoạt động khác nhau,... Bên cạnh đó, sinh
viên còn có rất nhiều điều kiện thuận lợi khác như bản thân, đội ngũ cán bộ giảng dạy và
sự quan tâm của xã hội. Chính những yếu tố này đã tác động tích cực đến kết quả học tập
cũng như sinh hoạt của sinh viên trong năm học đầu tiên ở bậc đại học và giúp đỡ họ
trong quá trình thích nghi với môi trường học trong những năm tiếp theo.

2. Khó khăn
2.1. Yếu tố khách quan
a. Về học tập
Thứ nhất về cơ sở vật chất: Nhìn chung thì cơ sở vật chất của nhà trường tương đối hiện
đại nhưng không gian sinh hoạt của sinh viên còn chật hẹp, khu kí túc xá cũng nằm khá
xa khiến việc đi lại của sinh viên khó khăn. Mặc dù nhà trường đã lắp đặt đầy đủ hệ
thống wifi toàn trường nhưng đường truyền mạng kém dẫn đến việc tìm tài liệu của sinh
viên khó khăn
Thứ hai về đội ngũ giảng viên, cố vấn học tập:
Theo như bảng khảo sát ở trên ta thấy được rằng các bạn sinh viên đều phản hồi rất tích
cực về đội ngũ giảng viên, cố vấn học tập chỉ có một nhóm nhỏ phản hồi 5% khó khăn và
1

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. “Cách khắc phục những vấn đề khó khăn thường gặp của các tân sinh viên”(2019).
Truy cập 23/11/2022, từ http://thituyensinh.edu.vn/cac-khac-phuc-nhung-van-de-kho-
khan-thuong-gap-cua-cac-tan-sinh-vien/.
2. ThS Lê Tuyết Ánh(2013).” Những thuận lợi và khó khăn của sinh viên hiện nay là
gì ? Là giảng viên anh chị có những tác động nào để giúp sinh viên phát huy thuận lợi,
khắc phục khó khăn nhằm học tập tốt?”. Truy cập 23/11/2022, từ
https://phuxuan.edu.vn/sinh-vien/nhung-kho-khan-sinh-vien-thuong-phai-doi-mat-va-
cach-khac-phuc/.
3. Trương Thị Ngọc Điệp, Huỳnh Minh Hiếu, Võ Thế Hiện và Hồ Phương
Thú,”Thuận lợi và khó khăn trong học tập của sinh viên năm nhất tại Trường đại học Cần
Thơ”(2012). Thuận lợi và khó khăn trong học tập của sinh viên năm nhất tại Trường đại
học Cần Thơ.Tạp chí khoa học 2012:21a 78-91
8% không tốt bởi các giảng viên sẽ giảng nhanh từ đầu đến cuối, các bạn sinh viên chỉ
ngồi nghe, không có sự tương tác trao đổi từ hai chiều,việc này khiến nhiều sinh viên
cảm chán học và thường xuyên làm việc riêng trong tiết học dẫn đến khó khăn trong việc
tiếp thu kiến thức mà các giảng viên muốn truyền tải.
b. Về xã hội:
Hiện nay về phía Nhà nước đã có rất nhiều chính sách hỗ trợ kịp thời cho các bạn sinh
viên đặc biệt là các bạn sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đều được nhận trợ cấp kịp thời
từ Nhà nước nhưng để nhận được trợ cấp đó phải có đầy đủ các loại giấy tờ cần thiết
nhưng vì đặc thù ở ngoại tình nên nhiều bạn sinh viên rất khó khăn trong việc xin xác
nhận hoặc chữ kí của chính quyền địa phương nơi mình sinh sống trước đó.
về môi trường sống:

Theo bảng số liệu ta có thể nhận thấy rằng sinh viên năm nhất trường Đại học
Khoa học xã hội và nhân văn đều là sinh viên ngoại tỉnh nên việc thích nghi với
cuộc sống mới cũng gặp không ít khó khăn đắc biệt là tìm cho mình một nơi ở phù
hợp. Khi bước vào cuộc sống tự lập thì đồng nghĩa với việc mình phải làm chủ
được chính mình nhưng nhiều bạn sinh viên do ở xa nhà, không có sự quản lí của
bố mẹ được sống tự do nên nhiều bạn bỏ bê học hành soa đoà vào còn đường tệ
nạn. Bên cạnh đó do sự hội nhập của văn hoá nên nhiều bạn sinh viên không có sự
chọn lọc mà du nhập những lối sống ích kỉ và thực dụng, coi trọng vật chất xem
nhẹ giá trị thực .
Về gia đình: Với sự phát triển của đất nước, thu nhập của người dân ngày một nâng
cao nên điều kiện học tập cũng như sinh hoạt của sinh viên sẽ tốt hơn rất nhiều so
với trước kia nhưng đối với những bạn là con em dân tộc thiểu số, phụ huynh
không biết tiếng phổ thông, nhận thức còn kém nên nhiều bạn không nhận được sự
quan tâm từ gia đình.
Về tình cảm: Các bạn sinh viên đang trong quá trình phát triển dễ rung động và sa
lầy vào yêu đương làm sao nhãng kết quả học tập. Do bước vào một môi trường
mới nên các bạn sinh viên sẽ kết giao được những người bạn mới nhưng không
phải những người bạn mới ai cũng đuề sẵn sàng giúp đỡ bởi có người sẽ lối kéo bạn
vào những cuộc vui chơi không lành mạnh làm ảnh hưởng đến kết quả học tập.
Về vấn đề tài chính: Với việc phải tự quản lí chi tiêu cho cuộc sống sinh hoạt của mình
nhiều bạn sinh viên thường không làm chủ được tài chính của mình , thường xuyên mua
đồ mình thực sự không cần thiết gây lãng phí. Nhiều bạn gia đình có hoàn cảnh khó khăn
mà tiền trọ, điện nước, học phí càng ngày càng tăng khiến nhiều bạn cảm thấy áp lực phải
kiếm một công việc làm thêm ở ngoài để kiếm thêm thu nhập, nhiều bạn không phân bố
thời gian hợp lí nên để công việc làm thềm chiếm quá nhiều thời gian ảnh hưởng đến việc
học.
Về chỗ ở : Nhà trường đã đầu tư cơ sở vật chất khang trang cho kí túc xá để phục vụ công
việc sinh hoạt cũng như học tập của các bạn sinh viên nhưng bên cạnh đó còn hạn chế về
việc phân chia số lượng sinh viên trong một phòng dẫn đến những mâu thuẫn với bạn
cùng phòng. Kí túc xá chưa có không gian bếp để sinh viên có thể tự nấu ăn, không phải
mua đồ ăn đã chế biến sẵn ở ngoài gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Khoa học công nghệ: Trong thời đại công nghệ hoá hiện đại hoá đất nước thì khoa học
công nghệ đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống cũng như sinh hoạt của
sinh viên. Chính vì thế mà nhà trường đã luôn áp dụng công nghệ vào giảng dạy, luôn
đăng tải những thông tin hoặc các tài liệu tham khảo lên các diễn đàn thông tin như
Facebook, google nhưng một số bạn sinh viên vẫn còn khó khăn trong việc tìm kiểm khi
không thể tìm được trang mạng chính thống của nhà trường.
2.2. Yếu tố chủ quan
Những năm gần đầy điểm chuẩn đậu vào của trường Đại học Khoa học xã hội và nhân
văn rất cao, có những chuyên ngành điểm đậu vào gần 30 điểm nên một số bạn sinh viên
đăng kí vào các khoa của trường chỉ vì điểm mình cao không có sự tìm hiểu trước về
ngành mình đăng kí học, nhiều bạn còn đăng kí chuyên ngành chỉ vì độ “ hot” chưa thực
sự tìm hiểu rằng chuyên ngành có phù hợp với bản thân mình hay không. Khi bắt đầu học
được một thời gian nhiều bản sinh viên cảm thấy khó khăn trong việc học, vì bản thân
trước kia chưa tìm hiểu kĩ chuyên ngành đó. Mặc dù về phía nhà trường luôn tạo ra
những sân chơi bổ ý cho sinh viên, những hoạt động tập thể để các bạn sinh viên năm
nhất có thể dễ dàng làm quen với nhau nhưng nhiều bạn sinh viên còn mặc cảm tự ti về
bản thân. Bên phía Đoàn, Hội sinh viên cũng đã thành lập ra nhiều câu lạc bộ để các bạn
sinh viên có thể giao lưu học hỏi nhưng nhiều bản còn e ngại không tìm một câu lạc bộ
phù hợp với bản thân mình dẫn đến việc không thể kết giao được bạn mới. Nhiều bạn
đang còn thiếu kỹ năng thuyết trình, khả năng tự học và quản lí thời gian. Thông qua
bảng khoả sát dưới đây có thể thấy rằng bản thân các bạn sinh viên đang gặp khó khăn
đặc biệt trong việc tiếp thu bài giảng với 24% lượt đánh giá khó khăn và trong việc quản
lí sắp xếp thời gian có 26% đánh giá là khó khăn.
III.NHỮNG CÁCH ĐỂ PHÁT HUY THUẬN LỢI VÀ KHẮC PHỤC NHỮNG
KHÓ KHĂN TRONG HỌC TẬP VÀ TRONG CUỘC SỐNG
Qua số liệu thống kê trên, ta thấy được sinh viên năm nhất có những thuận lợi và khó
khăn nhất định. Để giúp cho các bạn tân sinh viên có môi trường học tập hiệu quả và đạt
kết quả cao, chúng tôi đã tổng hợp và đưa ra đề xuất nhằm khắc phục những khó khăn và
phát huy những thuận lợi. Dưới đây là một số đề xuất cụ thể:
1. Về học tập
1.1. Khách quan
Cơ sở vật chất cần thường xuyên được kiểm tra, sửa chữa, thay mới để phục vụ tốt hơn
nữa cho việc học tập và nghiên cứu của sinh viên. Thư viện cần được bổ sung thêm nhiều
tài liệu và đầu sách mới. Gia đình cần chuẩn bị đầy đủ về tài chính cũng như những trang
thiết bị học tập cần thiết cho sinh viên như: Laptop, Điện thoại thông minh,…
Nhà nước cần có thêm nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ học bổng để giúp cho sinh viên
giảm bớt gánh nặng về tài chính, các tổ chức cá nhân đoàn thể cần quan tâm hơn nữa để
hỗ trợ kịp thời những bạn sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.Giảng viên cần có những
phương pháp dạy học phù hợp hơn với xu hướng đổi mới hội nhập và phát triển hiện nay.
Cố vấn học tập cần phát huy hơn nữa vai trò cuả mình trong việc hỗ trợ sinh viên về
những khó khăn trong học tập.
Bạn bè cần đoàn kết giúp đỡ nhau trong học tập, phát huy thế mạnh của bản thân trong
việc làm đội nhóm, học hỏi lẫn nhau về các kỹ năng cần thiết trong môi trường học tập
mới.
1.2. Chủ quan
Bản thân sinh viên cần rèn luyện cho mình tính kỉ luật cao, luôn thực hiện tốt các công
việc được giao. Sinh viên cần thiết lập cho mình thời gian biểu, thời khóa biểu một cách
cụ thể chi tiết để phân bố thời gian một cách hợp lí và hiệu quả, tránh gây lãng phí thời
gian. Sinh viên cần đặt ra những hình phạt và những hình thức khen thưởng cho bản thân
để có nhiều động lực hơn nữa trong học tập.
Cần trau dồi cho mình những kĩ năng học tập cần thiết như làm việc nhóm, thuyết trình
trước lớp để thích nghi với phương pháp học tập mới trên giảng đường đại học, chủ động
học hỏi bạn bè, giảng viên về những vẫn đề còn đang thắc mắc, cần được cải thiện.Trên
lớp cần tập trung nghe giảng, ghi chép để có thể lĩnh hội kiến thức một cách hiệu quả. Có
thái độ nghiêm túc và tôn trọng giảng viên, chủ động chuẩn bị bài trước khi đến lớp, tích
cực tham gia xây dựng và phát biểu trong giờ học.
Đặt ra cho mình mục tiêu học tập cụ thể để làm động lực phấn đấu cho bản thân.Sinh
viên cần có cho mình kĩ năng tự học hiệu quả như học vào những khung thời gian rảnh
mà bản thân cho là đem lại hiệu quả cao nhất, có thể học ở phòng tự học, các không gian
yên tĩnh, thoáng mát,…
Cần biết cách phân bố thời gian một cách hợp lí giữa việc học và tham gia hoạt động tập
thể, các câu lạc bộ tình nguyện, năng khiếu hoặc làm thêm.
2. Về cuộc sống
2.1. Khách quan
Các cấp chính quyền cần quan tâm đến đời sống của sinh viên hơn nữa như xây thêm
các khu tập thể, kí túc xá, hỗ trợ về phương tiện đi lại cho sinh viên thuận lợi hơn trong
việc di chuyển như bổ sung các tuyến xe buýt, hỗ trợ giảm chi phí vé xe cho sinh viên,…
Gia đình cần thường xuyên động viên, hỗ trợ cho sinh viên về mặt vật chất lẫn tinh thần
cho sinh viên. Bên cạnh đó nhà trường cần chú trọng đến việc phát triển các kĩ năng
mềm, phát toàn diện, tổ chức nhiều chương trình giáo dục, tư vấn kĩ năng xã hội, giao
tiếp cho sinh viên. Các trung tâm giới thiệu việc làm thêm cần nâng cao uy tín và đảm
bảo quyền lợi cho sinh viên.
2.2. Chủ quan
Sinh viên cần chủ động tìm hiểu, học hỏi các anh chị đi trước về kĩ năng sống, kĩ năng
giải quyết vấn đề bất cập khi gặp phải như tìm trọ, cách chi tiêu hợp lí, quản lí thời gian
cũng như tìm kiếm việc làm thêm phù hợp, chủ động về phương tiện đi lại,…Cần trang bị
những kiến thức, những hiểu biết về môi trường mới, chủ động mở rộng các mối quan hệ
mới để dễ dàng hơn trong việc hòa nhập với môi trường mới.
Biết tự giữ gìn và chăm sóc sức khỏe bản thân trong môi trường độc lập, thường xuyên
luyện tập thể dục thể thao để nâng cao sức đề kháng cho bản thân. Tự rèn luyện cho mình
tính kỉ luật, tự lập.
Tạo cho mình một môi trường với những mối quan hệ lành mạnh, tránh sa đà vào những
cám dỗ khi không có sự quản lí của gia đình.Tích cực tham gia các câu lạc bộ, các hoạt
động tập thể để cải thiện và nâng cao kĩ năng mềm như giao tiếp, thuyết trình, team work,

Biết tự bảo quản tài sản cá nhân khi sống trong môi trường tập thể như kí túc xá, nhà
trọ, tự bảo vệ bản thân trong môi trường mới.

3.Kết luận
Trên đây là những suy nghĩ và ý kiến của nhóm, được sự thống nhất với nhau dựa vào
số liệu thực tế của bảng khảo sát. Bên cạnh đó, bản thân các thành viên nhóm cũng là tân
sinh viên, do vậy cũng hiểu rõ hơn về những khó khăn và những thuận lợi trong học tập,
trong cuộc sống của sinh viên năm nhất.
Những thuận lợi và khó khăn đều xuất phát từ hai phía chủ quan và khách quan. Sự thành
công của sinh viên phụ thuộc vào chính nghị lực và sự vươn lên của bản thân mình, sự
quan tâm từ phía nhà trường và gia đình cũng chính là nguồn động lực to lớn giúp sinh
viên vượt qua những khó khăn, thách thức để tiến gần hơn đến thành công.

You might also like