You are on page 1of 6

ĐO LƯỜNG CÔNG CỤ VỐN CHỦ

SỞ HỮU
1. Measurement of Financial assets
Equity instrument (Công cụ vốn)
Ghi nhận ban đầu: Equity instrument được ghi nhận ban đầu theo giá trị hợp lý (tức
là không ghi nhận theo giá phí phân bổ Amortised cost)
Theo IFRS 9 tại 5.1.3: Tại thời điểm ghi nhận ban đầu, đơn vị phải đo lường các
khoản phải thu thương mại theo giá giao dịch (bởi vì theo B5.1.2A tham chiếu đáng
tin cậy nhất cho giá trị hợp lý của một công cụ tài chính khi ghi nhận ban đầu thường
là giá giao dịch cụ thể là giá trị hợp lý của khoản thanh toán cần được chi trả/nhận về,
xem thêm đoạn B5.1.2A và IFRS 13) (như được định nghĩa trong IFRS 15) nếu các
khoản phải thu thương mại không chứa cấu phần tài trợ đáng kể theo IFRS 15 (hoặc
khi đơn vị áp dụng phương tiện thực tế phù hợp với đoạn 63 của IFRS 15).
Theo IFRS 9 tại 5.1.1: Tại thời điểm ghi nhận ban đầu, trong trường hợp tài sản tài
chính hoặc nợ phải trả tài chính không theo giá trị hợp lý thông qua lãi hoặc lỗ.
Một đơn vị sẽ đo lường tài sản tài chính hoặc nợ phải trả tài chính theo giá trị hợp lý
cộng hoặc trừ đi chi phí giao dịch liên quan trực tiếp đến việc mua lại hoặc phát hành
tài sản tài chính hoặc nợ phải trả tài chính.
Fair value + (-) Transaction costs
(+) đối với bên mua; (-) đối với bên phát hành.
Theo định nghĩa của IFRS 13: Transaction costs (Chi phí giao dịch): Chi phí liên
quan trực tiếp tới việc bán, thanh lý tài sản hoặc chuyển nhượng một khoản nợ phải
trả trong thị trường chính yếu (hoặc thuận lợi nhất) và đáp ứng cả hai tiêu chí sau:
(a) Những chi phí phát sinh trực tiếp và cần thiết cho giao dịch đó.
(b) Những chi phí sẽ không phát sinh nếu đơn vị không thực hiện giao dịch bán, thanh
lý tài sản hoặc chuyển nhượng nợ phải trả (tương tự chi phí bán, như được định
nghĩa tại IFRS 5)
Theo định nghĩa của IFRS 9: Transaction costs (financial instruments) Chi phí giao
dịch: Các khoản chi phí tăng thêm liên quan trực tiếp đến việc mua, phát hành hoặc
thanh lý một tài sản tài chính hoặc một khoản nợ phải trả tài chính. Chi phí tăng thêm
là một chi phí lẽ ra sẽ không phát sinh nếu đơn vị không mua, không phát hành hoặc
không thanh lý công cụ tài chính đó.
Chi phí giao dịch bao gồm phí và hoa hồng trả cho các đại lý (bao gồm cả nhân viên
làm đại lý bán hàng), đơn vị tư vấn, môi giới và đại lý, các khoản thuế chi trả các cơ
quan quản lý và trao đổi an ninh, thuế chuyển nhượng và các nghĩa vụ khác. Chi phí
giao dịch không bao gồm phụ trội hoặc chiết khấu trái phiếu, chi phí tài chính hoặc chi
phí quản lý nội bộ hoặc chi phí nắm giữ.
Sau ghi nhận ban đầu:
 Một tài sản tài chính được đo lường theo giá trị hợp lý thông qua lãi lỗ (Fair
value through profit or loss) chỉ khi nó không được đo lường theo giá phí phân
bổ (Amortised cost) hay được đo lường theo giá trị hợp lý thông qua thu nhập
toàn diện khác.
 Tuy nhiên, doanh nghiệp có thể thực hiện một sự lựa chọn không thể thay đổi
(may make an irrevocable election) tại thời điểm ghi nhận ban đầu để trình bày
những thay đổi tiếp theo (tức là sau ghi nhận ban đầu) trong giá trị hợp lý qua
thu nhập toàn diện khác, trong trường hợp khác đáng lẽ ra sẽ được trình bày
theo giá trị hợp lý thông qua lãi lỗ (fair value through profit or loss).
 Một khoản đầu tư của công cụ vốn được trình bày theo giá trị hợp lý thông qua
thu nhập toàn diện khác phải là một công cụ vừa không nắm giữ để bán (held-
for-trading) vừa không được bên mua ghi nhận là hợp nhất kinh doanh theo
IFRS 13. Nếu doanh nghiệp lựa chọn trình bày công cụ vốn như trên thì cổ tức
được ghi nhận vào báo cáo lãi lỗ.
Công cụ vốn (Equity instrument) sẽ được phản ánh theo giá trị hợp lý thông qua thu
nhập toàn diện khác (Fair value through other comprehensive income.)
 Chênh lệch trong Fair value sẽ được phản ánh vào Other comprehensive
income.
Công cụ vốn (Equity instrument) được xác định theo giá trị hợp lý thông qua lãi hoặc
lỗ (Fair value through profit or loss) khi thỏa mãn 1 trong 2 điều kiện sau:
Được phân loại là nắm giữ cho mục đích bán để thu lợi nhuận trong tương lai gần
(Held-for-trading).
Khi ghi nhận ban đầu, công cụ được doanh nghiệp chỉ định là at fair value through
profit or loss:
 Khi đó Financial liabilities sẽ được ghi nhận theo Fair value. (Trường hợp một
công cụ tài chính trước đây được ghi nhận là tài sản tài chính ghi nhận theo giá
trị hợp lý thông qua lãi hoặc lỗ và giá trị hợp lý của nó giảm xuống dưới 0, thì
sẽ trở thành một khoản nợ tài chính B5.2.1 bản dịch IFRS 9)
 Chi phí giao dịch không bao gồm trong carrying amount.
 Thay đổi trong fair value được ghi nhận vào P&L. (Ghi nhận theo quy định của
đoạn 5.1.1 nếu giá trị hợp lý đó được tham chiếu tới giá niêm yết trên thị trường
hoạt động cho một tài sản hoặc công nợ đồng nhất (tức là đầu vào Cấp 1) hoặc
dựa trên kỹ thuật định giá chỉ sử dụng dữ liệu từ thị trường quan sát được.
Chênh lệch giữa giá trị hợp lý khi ghi nhận ban đầu và giá giao dịch được ghi
nhận là lãi hoặc lỗ. B5.1.2A(a) bản dịch IFRS 9)
Note: Doanh nghiệp phát hành công cụ vốn chủ sở hữu không đánh giá lại công
cụ vốn đã phát hành vì giá trị công cụ vốn thay đổi sẽ được phản ánh bởi người
mua công cụ vốn đó.
2. Bài tập
Vào tháng 2 năm 20X8, một công ty đã mua 20.000 cổ phiếu vốn cổ phần được niêm
yết với giá $4 một cổ phiếu. Chi phí giao dịch là $2,000. Vào cuối năm ngày 31 tháng
12 năm 20X8, những cổ phiếu này được giao dịch ở mức $5,50.
Cổ tức 20c trên mỗi cổ phiếu đã được nhận vào ngày 30 tháng 9 năm 20X8.
Thể hiện các trích xuất báo cáo tài chính tại ngày 31 tháng 12 năm 20X8 liên quan đến
khoản đầu tư này trên cơ sở:
(a) Cổ phiếu được mua để giao dịch (chưa đáp ứng điều kiện FVTOCI)
(b) Các điều kiện cho FVTOCI đã được đáp ứng.

Giải
Lưu ý: Tài sản tài chính khi hạch toán theo fair value nhưng không đủ điều kiện để
hạch toán theo FVTOCI sẽ được hạch toán theo FVTPL.

(a) Do tài sản tài chính được mua với mục đích thương mại (mua đi bán lại kiếm
lời) không đủ điều kiện để hạch toán theo FVTOCI, do đó tài sản tài chính này sẽ
được hạch toán theo FVTPL
Bước 1: Xác định các khoản thu nhập/ chi phí từ công cụ tài chính
NOTE: Các khoản thu nhập/ chi phí ý của công cụ tài chính gồm:
 Thu nhập từ cổ tức/ trái tức nhận được
 Thu nhập/chi phí từ việc từ đánh giá lại công cụ tài chính cuối kỳ
→ Khoản thu nhập (do giá trị công cụ tài chính tăng lên)/ chi phí (do giá
trị công cụ tài chính giảm) sẽ thuộc P/L (nếu hạch toán theo FVTPL) hoặc
sẽ thuộc OCI (nếu hạch toán theo FVTOCI)
 Chi phí giao dịch sẽ được được hạch toán là chi phí tài chính trong kỳ nếu hạch
toán theo FVTPL. Ngược lại, chi phí giao dịch sẽ được hạch toán trong giá mua
ban đầu của công cụ tài chính nếu hạch toán theo FVTOCI
Trong ví dụ trên, các khoản thu nhập của công cụ tài chính được tính như sau:
 Thu nhập từ cổ tức:
Cổ tức nhận được trên mỗi cổ phiếu cuối năm 20X8 là 20c, thu nhập từ cổ tức
là:
20,000 * $0.2 = $4,000
 Thu nhập từ đánh giá lại:
Công cụ tài sản tài chính được mua vào tháng 2/20X8 với giá $4/cổ phiếu. Đến
cuối kỳ, cổ phiếu được đánh giá lại có giá trị giao dịch bằng $5.5/cổ phiếu. Như
vậy, đến cuối kỳ, giá trị của cổ phiếu cao hơn đầu kỳ, ta có thu nhập từ đánh giá
lại cổ phiếu là:
20,000 * ($5.5 - $4.0) = $30,000
Công cụ tài chính được hạch toán theo FTVPL nên thu nhập từ việc đánh giá lại sẽ
được ghi nhận trong P/L.Chi phí giao dịch phát sinh khi mua công cụ tài chính là
$2,000 sẽ được hạch toán là chi phí trong kỳ (do công cụ tài chính được hạch toán theo
FVTPL)
 Các bút toán ghi nhận:
o Tại ngày mua:

DR Financial Assets $80,000


DR Finance Expense   $2,000
    CR Cash      $82,000

o Tại ngày lập báo cáo:
DR Cash   $4,000
DR Financial Asset $30,000
     CR P/L      $34,000

Bước 2: Xác định giá trị của công cụ tài chính vào thời điểm cuối kỳ
Giá trị của công cụ tài chính vào thời điểm cuối kỳ được xác định bằng giá thị trường
(fair value)
Trong ví dụ, cuối năm 20X8, mỗi cổ phiếu được giao dịch với giá $5.5/ cổ phiếu, sau
đó tổng giá trị của công cụ tài chính là:
20,000 * 5.5 = 110,000
Giá trị của công cụ tài chính là $110,000 vào thời điểm cuối kỳ sẽ được phản ánh trên
bảng cân đối kế toán.
Các số liệu liên quan đến công cụ tài chính được phản ánh ảnh cụ thể trên báo cáo tài
chính của doanh nghiệp năm 20X8 như sau:
Statement of profit or loss     $
Investment income [20,000 * (5.5 - 4.0)] 30,000
Dividend income (20,000 * 20c) 4,000
Transaction cost (2,000)
Statement of financial position  
Investment in equity instrument (20,000 * 5.5) 110,000

(b) Tài sản tài chính đủ điều kiện hạch toán theo FVOCI sẽ được hạch toán theo
FVOCI
Các bước xác định các cấu phần của công cụ tài chính vào thời điểm cuối năm tương
tự như cách hạch toán theo FVTPL, tuy nhiên thu nhập/ chi phí từ việc đánh giá lại
công cụ tài chính cuối kỳ sẽ thuộc OCI (Nếu hạch toán theo FVTOCI)
Bước 1: Xác định các khoản thu nhập/ chi phí từ công cụ tài chính
 Thu nhập từ cổ tức: 20,000 * 20c = $4,000
 Thu nhập từ đánh giá lại công cụ tài sản tài chính cuối kỳ:

20,000 * $5.5 - (20,000*$4 + $2,000 = $82,000) = $28,000


 → Tăng/giảm giá trị công cụ tài chính do đánh giá lại cuối kỳ đều thuộc OCI
nếu công cụ tài chính được hạch toán theo phương pháp FVTOCI
NOTE: Nếu hạch toán theo FVTOCI, giá mua ban đầu của công cụ tài chính bằng giá
mua cổ phiếu và chi phí giao dịch (20,000 * 4 + 2,000 = 82,000)
 Chi phí giao dịch phát sinh khi mua công cụ tài chính là $2,000 sẽ được hạch
toán giá mua ban đầu của công cụ tài chính
 Các bút toán ghi nhận:
o Tại ngày mua:

DR Financial Assets $82,000


    CR Cash     $82,000

o Tại ngày lập báo cáo:


DR Cash   $4,000
DR Financial Asset $28,000
     CR P/L       $4,000
     CR OCI     $28,000
Bước 2: Xác định giá trị của công cụ tài chính vào thời điểm cuối kỳ 
Giá trị của công cụ tài chính là 20,000 * 5.5 = $110,000 vào thời điểm cuối kỳ sẽ được
phản ánh trên bảng cân đối kế toán.
Các số liệu liên quan đến công cụ tài chính được phản ánh ảnh cụ thể trên báo cáo tài
chính của doanh nghiệp năm 20X8 như sau:
Statement of profit or loss $
Dividend income 4,000
Other comprehensive income  
Gain on investment in equity instruments
28,000
($20,000 * 5.5) – ($20,000 * 4 + $2,000)
Statement of financial position  
Investments in equity instruments
110,000
($20,000 * 5.5)

You might also like