You are on page 1of 4

Đề 1: Phân tích cảnh chiều tàn và tâm trạng Liên trong truyện

ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam


Nhà văn Nguyễn Tuân đã từng nhận xét rằng: “Xúc cảm của Thạch Lam thường
bắt nguồn và nảy nở lên từ những chân cảm đối với những con người ở tầng lớp
dân nghèo. Thạch Lam là một nhà văn quý mến cuộc sống, trang trọng trước sự
sống của mọi người xung quanh”. Thạch Lam là một cây bút trẻ tài ba vô cùng
thành công ở lĩnh vực truyện ngắn đặc biệt là truyện không có cốt truyện lúc
bấy giờ. Ông là cây bút chủ lực trong nhóm Tự lực văn đoàn, đại diện cho dòng
văn học lãng mạn. “Hai đứa trẻ” là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của
Thạch Lam. Bằng ngòi bút nhẹ nhàng mà đầy thương cảm, Thạch Lam đã thành
công miểu tả bức tranh thiên nhiên nơi phố huyện lúc chiều tàn và tâm trạng của
cô bé Liên.
Thạch Lam từng nói rằng: “Cái đẹp man mác trong vũ trụ, len lỏi khắp hang
cùng ngõ hẻm, tiềm tàng ở mọi vật tầm thường. Công việc của nhà văn là phát
hiện cái đẹp kín đáo và che lấp của sự vật”. Chính bởi khát khao đi tìm cái đẹp
ấy là mguyeenf cảm hứng để ông sáng tác “Hai đứa trẻ”. “Hai đứa trẻ” là sự kết
hợp hài hoà giữa yếu tố hiện thực và yếu tố trữ tình lãng mạn, in trong tập
“Nắng trong vườn” (1938) được viết dự trên những kí ức đã in đậm trong tâm
trí của Thạch Lam ở phố huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. “Hai đứa trẻ” là
câu truyện về hai đứa trẻ Liên và An. Liên và An từng sống ở Hà Nội nhưng do
thầy mất việc nên cả gia đình phải chuyển về sống nơi phố huyện nghèo khó.
Thông qua tâm hồn của một cô bé nhạy cảm, ta có thể cảm nhận được cảnh vật,
con người nơi phố huyện cùng với tâm trạng của cô bé Liên.
Một nhà văn thiên tài là người muốn cảm nhận mọi vẻ đẹp man mác của vũ trụ,
Thạch Lam đã mang quan điểm đó nên khi khai thác bức tranh phố huyện lúc
chiều tối, ông đã hướng ngòi bút của mình để cảm nhận qua thiên nhiên. Khung
cảnh phố huyện nghèo hiện lên những câu văn đầu tiên với “tiếng trống thu
không”. Tiếng trống thu không đánh lên từng hồi, âm thanh của tiếng ếch nhái
kêu gợi một miền quê tĩnh lặng và tiếng muỗi vo ve tô đậm sự nghèo nàn. Co lẽ
không gian phải vắng lặng, tĩnh mịch lắm mới có thể nắm bắt toàn bộ âm thanh
nhỏ bé ây. Bức tranh thiên nhiên gói gọn trong hai từ “êm ả” và “đượm buồn”.
Bức tranh chiều tàn còn được gợi lên bằng hình ảnh bầu trời: “Phương Tây đỏ
rực như lửa cháy, những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn”. Một khung
cảnh buổi chiều đẹp rực rỡ, lộng lẫy, thế nhưng khung cảnh ấy lại chất chứa một
sự tĩnh lặng, ảm đạm. Khung cảnh ấy như rực sáng những phút cuối cùng rồi lụi
tàn. Những dãy tre làng trước mặt như đen lại cắt hình rõ rệt trên nền trời khiến
cho sự ảm đảm bao trùm lên cảnh vật, bóng tối dần bủa vây. Mùi đất âm ẩm bốc
lên, một mùi vị quen thuộc của đất như thể mùi riêng của quê hương này. Tất
cả những chi tiết ấy hoà vào nhau tạo nên một khung cảnh yên bình, êm dịu của
bức tranh thiên nhiên. Bức tranh hoàng hôn đẹp, mơ mộng, yên ả nhưng đậm
nỗi u buồn.
Bên cạnh bức tranh thiên nhiên, Thạch Lam còn đưa ngòi bút của mình hướng
đến bức tranh sinh hoạt của con người. Ông đã miêu tả khung cảnh của một
buổi chợ tàn, nổi bật trong đó chính là tâm hồn tinh tế, nhạy cảm của cô bé Liên
khi cảm nhận từng sự chuyển biến của thiên nhiên trong khoảnh khắc ngày tàn.
Hiện lên trên một buổi chiều tàn, một phiên chợ tàn là những kiếp người tàn.
Không phải là những người nông dân bị sưu cao thuế nặng, cơm áo gạo tiền đè
nén như Ngô Tất Tố, Nam Cao, phận người mà Thạch Lam quan tâm là những
kiếp người bé nhỏ sống lụi tàn trong một xã hội đen tối. Cảnh phiên chợ tàn
cùng với sự xuất hiện của con người lại càng làm tăng thêm những sự xơ xác,
đìu hiu của nơi phố huyện nghèo ấy. “Chợ đã vãn từ lâu”, trên nền đất chỉ còn
lại “rác rưởi”, “vỏ thị”, “lá nhãn”, “lá mía”, “vỏ bưởi”, "những đứa trẻ con nhà
nghèo ở ven chợ cúi lom khom trên mặt đất, đi tìm tòi, nhặt nhạnh những thanh
nứa, thanh tre hay bất kì thứ gì còn sót lại". Tại sao Thạch Lam không chọn thời
điểm chợ đông, nhiều người qua lại mà lại chọn khoảnh khắc chợ tàn? Bởi chợ
tàn gợi không gian hiu hắt trong lòng người, bên cạnh đó còn phản ánh được
mức sống nghèo khổ của những người dân phố huyện. àn đêm dần buông
xuống, ánh sáng leo lét từ những chiếc “đèn treo”, “đèn hoa kì”, “đèn dây sáng
xanh” bắt đầu sáng dần. Ánh sáng đó không làm cho con người nơi đây có cuộc
sống sáng sủa hơn thậm chí thứ ánh sáng ấy lại cho cuộc sống con người nơi
đây thêm tối tăm và ảm đạm. Bên cạnh đó còn có tiếng cót két lún xuống của
chiếc chõng tre của chị em Liên, tất cả đã tạo nên một khung cảnh tồi tàn. Trong
cái khung cảnh tồi tàn đó, cuộc sống của những con người phố huyện dần hiện
lên, mỗi người mỗi vẻ, nhưng họ đều có một điểm chung là chữ “nghèo”. Đó là
"Mẹ con chị Tí ngày mò cua bắt ốc, đêm lại dọn hàng nước bán, dù chăm chỉ
làm lụng nhưng vẫn không đủ sống", nhìn thấy hai mẹ con chị, Liên cất tiếng
hỏi “Sao hôm nay dọn hàng muộn thế?” nhưng đáp lại Liên, chị không trả lời
ngay mà chỉ có tiếng thở dài ngao ngán, chị nhàm chán một cuộc sống lặp đi lặp
lại như thế, sống như chỉ để tồn tại. Không chỉ có một tâm hồn nhạy cảm, ở
Liên còn có một lòng trắc ẩn sâu sắc, một sự đồng cảm với những kiếp người
nhỏ bé xung quanh minh. Dù cuộc sống chẳng khá hơn là mấy nhưng Liên luôn
thương cảm những đứa trẻ nghèo, quan tâm hai mẹ con chị Tí. Ngoài ra còn có
bà cụ Thi hơi điên với tiếng cười khanh khách có phần hơi ghê sợ, bà ngửa cổ tu
một hơi cạn sạch ti rượu cút rồi lại lảo đảo đi lần vào bóng tối. Cách khắc họa
của Thạch Lam đã tạo một sức nặng cho nhân vật, sức nặng nề về một kiếp
người hơi điên, chất chứa nhiều nỗi niềm không thể nói hết, bóng tối đè nặng
lên cuộc đời của cụ. Cùng với đó, hình ảnh bác phở Siêu xuất hiện với chấm lửa
vàng lơ lửng cùng gánh phở trên vai - một thứ quà xa xỉ đối với những người
dân phố huyện. Chính vì thứ quà bác bán là một thứ gì đấy xa xỉ với những
người dân nên gánh phở của bác vô cùng ế ẩm, cuộc sống của bác cũng không
khá là bao. Nhân vật bác phở Siêu được Thạch Lam miêu tả với cái bóng mênh
mông ngả dài xuống đất một vùng nhằm cho thấy cuộc đời của bác giống như
một cái bóng, mờ nhạt, chìn dần vào bóng đem, từ đó tác giả muốn thể hiện sự
thương cảm với một kiếp người lam lũ vất vả. Bên cạnh gánh phở của bác phở
Siêu còn có gia đình của bác Xẩm sống bằng nghề kéo đàn, mong mỏi chút lòng
hảo tâm từ người đi đường,… Những số phận đấy đang dần lụi tàn, héo mòn
nhưng vẫn cố bám víu lấy chút nhựa sống nơi mảnh đất này. Cuộc sống của họ
mòn mỏi, lay lắt, sống dường như chỉ để qua ngày.
Tác giả Thạch Lam đã rất thành công khi chọn điểm nhìn vào cô bé Liên
– nhân vật trung tâm của truyện khi miêu tả bức tranh phố huyện ảm đạm, ám
ảnh lòng người. Liên có một người em là An, hai chị em được mẹ giao cho
trông coi một cửa hàng tạp hóa gần ga xép. Khi thầy bị mất việc, gia đình của
Liên chuyển từ thành phố Hà Nội nhộn nhịp về phố huyện Cẩm Giàng - nơi
những con người lam lũ đang phải đối mặt với cuộc sống tù đọng, quẩn quanh.
Chị đã cảm nhận sự ngột ngạt, tù túng của phố huyện, cô thương cho những số
phận bất hạnh của mẹ con chị Tí, của bà cụ Thi, bác phở Siêu,…, chị tiếc nuối
quãng thời gian hạnh phúc nơi còn ở nơi phố thị xa hoa, lộng lẫy. Đáng lẽ ra, trẻ
con phải có được một cái nhìn ngây thơ, non nớt, lạc quan, yêu đời, thế nhưng
với Liên, cô bé như cảm nhận cùng cảnh vật, có yên tĩnh, có buồn thương, có
tiếc nuối, có buông bỏ. Dù trong hoàn cảnh cùng cực, cô bé vẫn nhận thấy được
sự chăm chỉ, cần mẫn cố gắng, yêu thương nhau của mẹ con nhà chị Tí, vẫn "rót
đầy một cút rượu ty" cho bà cụ Thi điên dở, động lòng thương cho những đứa
trẻ đang nhặt rác nhưng đành ngậm ngùi quay đi bởi không có tiền cho chúng,
và cũng không quên dành những tình cảm của một người chị cho đứa em - cậu
bé An. Liên là nhân vật duy nhất trong tác phẩm được miêu tả có diễn biến cảm
xúc. Qua góc nhìn của Liên, những miêu tả vừa đảm bảo được tính cụ thể, chân
thực lại có sự trữ tình, lãng mạn theo cảm nhận của một cô bé đang lớn. Thạch
Lam dường như đang thể hiện niềm xót thương cho Liên cũng chính là cho
những kiếp người ở phố huyện, đến một lúc nào đó họ sẽ không còn ước mơ,
không còn khao khát, bị tù đày trong cuộc sống của chính mình.
Tóm lại, thông qua bức tranh thiên nhiên cuộc sống con người, bằng ngòi
bút sắc sảo tinh tế cùng cách đặt điểm nhìn vô cùng hợp lí vào cô bé Liên,
Thạch Lam đã bày tỏ nỗi niềm cảm thông, xót thương cho những kiếp người bé
nhỏ trước Cách Mạng. Từ đó ông muốn gửi gắm thông điệp: Hãy để con người,
đặc biệt là những đứa trẻ được sống một cuộc đời có ý nghĩa, sống một cuộc
sống mà họ mơ ước, khát khao.

You might also like