You are on page 1of 4

2.

CƠ CHẾ CẢM NHẬN MÀU SẮC


Khả năng mắt cảm nhận ánh sáng theo độ dài bước sóng => Thị giác màu
Chức năng thần kinh võng mạc với tế bào hạch liên quan cảm nhận màu sắc:
- Tế bào hạch có khoảng 1,6 triệu tế bào hạch trong võng mạc, trong khi ước tính có
100 triệu tế bào gậy và 3 triệu tế bào nón.  trung bình có 60 tế bào gậy và 2 tế
bào nón hội tụ trên tế bào hạch. Tế bào hạch được chia thành 2 loại
Tế bào hạch M Tế bào hạch P
(Magnocellular ganglion (parvocellular cell)
cell)
Vị trí tận cùng tại Phần magnocellular Phần parvocellular cell
thể gối ngoài
Vùng cảm thụ Lớn Nhỏ
Độ phân giải Thấp Cao
Nhạy cảm Trắng – đen, xám, sự Màu sắc và hình dạng
chuyển động, truyền
xung nhanh hơn

* Tế bào nón và photopsin


- Chất nhạy cảm với màu của tế bào nón là phức hợp của retinal và các photopsin.
- Phân bố quanh điểm vàng

Sử dụng thuyết 3 thành phần màu Lô-mô-lô-xốp


- Có 3 loại tế bào nón, mỗi loại có một photopsin khác nhau, nhạy cảm tối đa với
ánh sáng có 1 độ dài sóng đặc biệt: xanh dương, xanh lá hay đỏ
-
o Có 3 đỉnh hấp thụ
 Tế bào cảm nhận màu đỏ: 580-650 nm
 Tế bào cảm nhận màu lục 530 – 550 nm
 Tế bào cảm nhận màu xanh 420 – 450 nm

Bất kỳ màu nào đều tác động lên 3 loại cảm nhận ánh sáng nhưng ở mức độ khác nhau
Sắc tố nhạy cảm Sắc tố nhạy cảm Sắc tố nhạy cảm
màu đỏ (579nm) màu xanh lá cây màu xanh dương
(535nm) (445nm)
Màu cam 99% 42% 0%
Màu xanh 0% 0% 97%
dương
Màu vàng 83% 83% 0%
Màu xanh lá 31% 67% 36%
cây
Màu trắng Tổ hợp của bảy màu cơ bản
Bảng 2. Tế bào nón và tín hiệu màu sắc
Cơ chế:
 Sự nhạy cảm với ánh sáng của 3 loại tế bào nón dựa trên sự hấp thu ánh sáng của 3
sắc tố của tế bào nón. Tất cả các màu nhìn thấy được là kết quả của sự kích thích
hai hay ba loại tế bào nón. Hệ thần kinh sau đó lý giải tỉ lệ hoạt động của ba loại
như là một màu. Sự kích thích đồng đều tế bào nón xanh dương, xanh lá và đỏ
được hiểu là ánh sáng màu trắng.
 Phần lớn tế bào lại bị kích thích bởi một ánh sáng có màu này và bị ức chế bởi ánh
sáng có màu khác.
o VD: ánh sáng đỏ kích thích và ánh sáng xanh lá ức chế 1 tế bào hạch nào
đó. Như màu cam đơn sắc có bước sóng 580 nm thì kích thích tế bào nón
nhạy cảm với ánh sáng đỏ tới 99%, với ánh sáng lục khoảng 42%, ức chế tế
bào nón nhạy cảm với ánh sáng
lam với tỉ lệ kích thích 3 loại tế
bào nón là 99:42:0 => não coi
màu này là cam => đó là cơ chế
tương phản màu để giúp phân
biệt màu
 Sự thay đổi màu ánh đèn chiếu sáng
một cảnh vật không làm thay đổi sắc
trong cảnh vật. Điều đó gọi là sự ổn
định màu sắc, cơ chế nằm trong võ não thị giác I
 Khi một loại tế bào nón bị khiếm khuyết trong võng mạc không thể phân biệt 1 số
màu.
Đặc diểm cảm nhận màu sắc
 Nhìn được bước sóng 400-700nm
 Không nhìn được:
o Vùng tia cực tím (100-400nm)
o Vùng tia tử ngoại (>700nm)
Bệnh mù màu
Bệnh mù màu đỏ xanh là một khiếm khuyết gene ở nam nhưng được truyền bởi nữ. Gene
trên nhiễm sắc thể X của nữ mã hóa các tế bào nón có liên quan. Nữ hiếm khi bị bệnh vì
có hai nhiễm sắc thể X nên luôn có một phiên bản bình thường của gene; còn nam thì chỉ
có một NST X nên nếu NST thiếu gen thì sẽ gây bệnh
- Không có tế bào nón nhạy cảm với màu đỏ: không phân biệt được màu đỏ, lục,
vàng, da cam
- Không có tế bào nhạy cảm với màu lục: vẫn có phổ màu bình thường (vì các tế bào
này nhạy cảm với bước sóng ở khu vực giữa phổ)
- Không có tế bào nón nhạy cảm với màu lam (hiếm gặp): thiếu cả 3 loại tế bào nón
 Để thăm dò khả năng nhìn màu, dùng bảng màu mẫu có nhiều chấm màu khác
nhau xếp xe kẽ, người có bệnh tùy theo loại nào mà nhìn thấy 1 chữ số hoặc 1 chữ
cái khác người bình thường

Nguồn: Bài giảng sinh lý thị giác – Khoa Y- Đại học Quốc Gia HCM
Bài giảng Thị giác – Ths.BS Bùi Diễm Khuê – bộ môn Sinh lý- sinh lý bệnh Miễn dịch ĐH Y
Dược HCM
Bài giảng Quang sinh học – Ths. Phạm Minh Khang – Đại học Y Dược Hồ Chí Minh
Cơ chế nhìn màu – Thị Giác – Sách sinh lý học tập II – Đại học Y Hà Nội

You might also like