You are on page 1of 5

ĐỀ CƯƠNG SỬ

A. CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ 2


I. Con đường dẫn đến chiến tranh
- Ngày 29-9-1938, Hội nghị Muy-ních được triệu tập với sự tham gia của người
đứng đầu các chính phủ Anh, Pháp, Đức và Italia. Một hiệp đinh đã được kí kết
theo đó, Anh, Pháp trao vùng Xuy - đét của Tiệp Khắc cho Đức để đổi lấy sự cam
kết của Hít-le về chấm dứt mọi cuộc thôn tính ở châu Âu. Đây là nội dung chủ yếu
nhất của Hiệp định này.
- Thái độ của các nước lớn:
+ Liên xô: Kiên quyết chống chủ nghĩa phát xít, chủ trương liên kết với các nước
Anh, Pháp, Mĩ để chống Phát xít và nguy cơ chiến tranh.
+ Mĩ, Anh, Pháp: Không liên kết chặt chẽ với Liên Xô, thực hiện chính sách
nhượng bộ phát xít nhằm để phát xít tấn công Liên Xô.
=> Các nước phát xít lợi dụng tình hình đó để gây chiến tranh
- Nguyên nhân dẫn tới chiến tranh
+ Sự tác động của quy luật phát triển không đều về các mặt khác nhau. Từ chính
trị cũng như là kinh tế giữa các nước tư bản trong thời đại đế quốc chủ nghĩa. Dẫn
đến các chệnh lệch trình độ phát triển giữa các nước tư bản. Mang đến các phân
biệt, phân chia thế giới và dẫn đến những mâu thuẫn về thuộc địa, thị trường.
+ Việc tổ chức và phân chia thế giới theo hệ thống Véc-xai – Oa-sinh-tơn trước đó
không còn phù hợp nữa. Các nước cần thống nhất để tìm ra tiếng nói cũng như quy
luật phân chia quyền lợi mới. Đưa đến một cuộc chiến tranh mới để phân chia lại
thế giới.
+ Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 từ Mỹ đã tác động và làm ảnh
hưởng nặng nề đến kinh tế thế giới. Làm những mâu thuẫn chính trị, phát triển
kinh tế trở nên sâu sắc. Dẫn tới việc lên cầm quyền của chủ nghĩa phát xít với ý đồ
gây chiến tranh để phân chia lại thế giới. Tìm kiếm sức mạnh từ chiến tranh, thực
hiện các ý đồ quân sự để thiết lập trật tự thế giới mới.
+ Thủ phạm gây chiến là phát xít Đức, Nhật Bản, Italia. Nhưng các cường quốc
phương Tây lại dung túng, nhượng bộ, không ngăn chặn. Tạo điều kiện cho phát
xít gây ra cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai. Từ đó mà chiến tranh bùng nổ và lan
rộng, ảnh hưởng và thiệt hại trên khắp thế giới.
II. Các giai đoạn của chiến tranh
 Giai đoạn 1: Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ và lan rộng ở Châu âu (từ tháng
09/1939 đến tháng 06/1941):
Các nước phát xít thực hiện châm ngòi cho cuộc chiến tranh, làm ảnh hưởng đến quyền
lợi trực tiếp của phe đồng minh.
Kết quả kết thúc giai đoạn 1: Cách mạng tháng 10 Nga thành công kéo Đức khỏi thời kỳ
đỉnh cao. Quân Đồng Minh đang dồn lực để phản kích quân Nhật.
 Giai đoạn 2: Chiến tranh lan rộng khắp thế giới (từ tháng 06/1941 đến tháng
11/1942):
- Hậu quả của chiến tranh thế giới thứ 2
+ Hơn 70 quốc gia tham gia vào thế chiến, kéo dài suốt vài năm. Cuộc chiến này đã
lôi kéo 1.700 triệu người tham gia, trong tổng số hơn 60 triệu người bị thiệt mạng thì
có hơn nửa là dân thường. Sự hi sinh của người dân trong chiến tranh là vô nghĩa, đặc
biệt xảy ra ở chiến trường Châu Âu. Hậu quả này kéo dài trong khoảng thời gian từ
năm 1945 – 1957.
+ 90 triệu người bị thương. Các thiệt hại được đo lường gấp 10 lần so với Thế chiến
thứ nhất. Và bằng tất cả các cuộc chiến tranh trong 1000 năm trước đó cộng lại
+ Nền kinh tế các nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Cả với các nước trực tiếp tham
gia vào chiến tranh hay các quốc gia khác chịu ảnh hưởng gián tiếp. Các hoạt động
chính trị, kinh tế và đời sống xã hội của người dân bị đe dọa, không được ổn định.
+ Hàng triệu người dân châu Âu bị mất nhà cửa, các nước đều chịu thiệt hại nặng nề.
Việc khắc phục hậu quả sau chiến tranh kéo dài suốt mấy chục năm.
- Sự thay đổi sau chiến tranh
+ Hệ thống TBCN trên thế giới suy yếu do sự bại trận của các nước phát xít, do có
hàng loạt nước tách khỏi hệ thống này. Hệ thống XHCN thế giới bao gồm các nước ở
châu Âu và châu Á được hình thành.
- Phong trào giải phóng dân tộc sau chiến tranh
+ Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, đặc biệt giai đoạn cuối của chiến tranh, các nước
thuộc địa ở Á, Phi, Mĩ Latinh là nơi tập trung nhiều mâu thuẫn cơ bản nhất. Là khâu
yếu nhất trong sợi dây chuyền của chủ nghĩa đế quốc. Mâu thuẫn dân tộc, giai cấp xã
hội chằng chéo nhau trở nên rất căng thẳng.
+ Trong thời kì này các lực lượng xã hội khác nhau như giai cấp tư sản dân tộc, vô
sản ngày càng lớn mạnh. Một số đảng cộng sản, một số đảng tư sản đã nắm ngọn cờ
lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc ở đây
+ Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với thắng lợi của Liên Xô và các lực lượng dân
chủ. Sự thất bại của chủ nghĩa phát xít, chủ nghĩa quân phiệt đã tạo điều kiện có ý
nghĩa quan trọng cho sự bùng nổ, phát triển của phong trào giải phóng dân tộc.
+ Hệ thống xã hội chủ nghĩa hình thành, trở thành chỗ dựa vững chắc cho phong trào
giải phóng dân tộc trên thế giới
+ Sự lớn mạnh và phát triển của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế và các lực
lượng dân chủ, hoà bình đã tác động trực tiếp đến phong trào giải phóng dân tộc
B. NHÂN DÂN VIỆT NAM CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC
I. Quá trình xâm lược Việt Nam của Pháp( TỰ LUẬN)
- Việt Nam là quốc gia phong kiến độc lập dân tộc nhưng chế độ phong kiến Việt
Nam nửa đẩu thế kỷ XIX khủng hoảng và suy yếu nghiêm trọng trên tất cả các
lĩnh vực.
+ Về Kinh tế: Kinh tế nông nghiệp vẫn được coi là nền tảng. Với sự thắng thế của giai
cấp địa chủ, ruộng tư ngày càng lấn ruộng công làng xã, khiến cho số dân mất đất khi
lưu tán ngày càng đông. Để khắc phục khó khăn, thực ra nhà Nguyễn có những chính
sách tích cực như chính sách khai hoang. Chính sách địa tô của nhà Nguyễn có lợi địa
chủ cường hào, ruộng công bị đánh thuế nặng, mất đi ý nghĩa truyền thống của loại
ruộng này ở làng xã.
+ Về công thương nghiệp: tương đối phát triển. Nhà nước cho phép tư nhân đúc vàng
bạc nhưng về cơ bản, xu hướng độc quyền công thương nghiệp vẫn do nhà nước chế
ngự, đại thương không phát triển được. Trước khi Minh Mạng tuyển bố đóng của từ
năm 1820, tại ba của biển Sài Gòn, Hội An, Quảng Yên mỗi năm chỉ khoảng 30 chiếc
thuyền mành ra nước ngoài, chủ yếu hướng sang Trung Quốc
+ Về chính trị, xã hội: Ngay từ khi thiết lập vương triều, Nguyễn Ánh đã bộc lộ quyết
tâm xây dựng một Nhà nước phong kiến tập quyền, chuyên chế mạnh, theo mô hình
chính trị của nhà Thanh
- Quá trình xâm lược Việt Nam
+ Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta tại Đà Nẵng
+ Năm 1859, bị thất bại ở Đà Nẵng chuyển quân và đánh chiếm Gia Định
+ Năm 1872 - 1882 đem quân đánh chiếm Bắc Kỳ 2 lần
+ Tấn công biển Thuận An, uy hiếp kinh thành, buộc Huế đầu hàng và kí hiệp ước
- Nội dung các hiệp ước
+ Hiệp ước Nhâm Tuất 5/6/1862 : Triều đình nhà Nguyễn thừa nhận quyền cai quản
của Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định, Định Tường, Biên Hòa) và đảo
Côn Lôn; mở ba cửa biển (Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên) cho Pháp vào buôn bán; cho
phép người Pháp và Tây Ban Nha tự do truyền đạo Gia Tô, bãi bỏ lệnh cấm đạo trước
đây; bồi thường cho Pháp một khoản chiến phí tương đương 288 vạn lạng bạc.Pháp sẽ
trả lại thành Vĩnh Long cho triều đình chừng nào triều đình buộc được dân chúng
ngừng kháng chiến
+ Hiệp ước Giáp Tuất 15/3/1874: Triều đình chính thức thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì
hoàn toàn thuộc Pháp.Quân Pháp sẽ rút hết quân ở Bắc Kì
+ Hiệp ước Quý Mùi:Triều đình Huế Chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở
Bắc Kì và Trung Kì,cắt tỉnh Bình Thuận ra khỏi Trung Kì để nhập vào đất Nam Kì
thuộc Pháp. Ba tỉnh Thanh_Nghệ_Tỉnh được sáp nhập vào Bắc Kì .Triều đình chỉ
được cai quản vùng đất Trung Kì,nhưng mọi việc đều phải thông qua viên khâm sứ
Pháp ở Huế.Công sứ Pháp ở các tỉnh Bắc Kì thường xuyên kiểm soát những công việc
của quan lại triều đình,nắm cá quyền trị an và nội vụ.Mọi việc giao thiệp với nước
ngoài (kể cả với Trung Quốc) đều do Pháp nắm.Triều đình Huế phải rút quân đội ở
Bắc Kì về Trung Kì
+ Hiệp ước Pa - tơ - nốt ngày 6/6/1884: Có nội dung cơ bản giống hiệp ước Hác-
măng, chỉ sửa đổi đôi chút về ranh giới khu vực Trung kì nhằm xoa dịu dư luận và lấy
lòng vua quan phong kiến bù nhìn
- Nguyên nhân :
+ Do nhu cầu về thị trường và thuộc địa, từ giữa thế kỉ XIX các nước phương Tây đẩy
mạnh xâm lược thuộc địa.
+ Việt Nam có vị trí địa lí quan trọng, giàu tài nguyên thiên nhiên.
+ Chế độ phong kiến Việt Nam đang trong tình trạng suy yếu.
+ Nhà nước thực hiện chính sách “bế quan tỏa cảng” khiến nước ta bị cô lập với thế
giới bên ngoài. Nội lực đất nước yếu kém trên mọi lĩnh vực.
+ Lấy cớ bảo vệ đạo Gia Tô, chiều 31-8-1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha dàn trận
trước cửa biển Đà Nẵng.
- Âm mưu của Pháp:
Âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” Âm mưu “chinh phục từng gói nhỏ”
- Lấy cớ bảo vệ đạo Gia Tô, chiều 31-8- - Thất bại với âm mưu “đánh nhanh thắng
1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha dàn nhanh” ở Đà Nẵng, Pháp chuyển hướng
trận trước cửa biển Đà Nẵng. Với âm mưu vào Gia Định.
chiếm xong Đà Nẵng sẽ kéo thẳng ra Huế, - Ngày 24-2-1861, Pháp tấn công đại đồn
nhanh chóng buộc nhà Nguyễn đầu hàng. Chí Hòa, thừa thắng quân Pháp lần lượt
- Ngày 1-9-1858, quân Pháp nổ súng mở chiếm các tỉnh Định Tường, Biên Hòa,
đầu cuộc xâm lược nước ta. Vĩnh Long.
- Sau 5 tháng, Pháp chỉ chiếm được bán - Ngày 5-6-1862, triều đình Huế kí với
đảo Sơn Trà. Pháp hiệp ước Nhâm Tuất, nhượng cho
Pháp 3 tỉnh miền Đông Nam Kì.

II. Cuộc kháng chiến chống Pháp của triều đình Phong kiến(TỰ LUẬN)
- Thái độ của triều đình:
+ Triều đình Huế nhu nhược, thụ động, không kiên quyết phối hợp với nhân dân
chống thực dân Pháp ngay từ đầu. Vì vậy đã bỏ lỡ cơ hội đánh đuổi giặc Pháp
+ Ngày 17-2-1859, quân Pháp tấn công thành Gia Định. Quân triều đình chống cự
yếu ớt rồi tan rã mặc dù có nhiều binh khí, lương thực
+ Tháng 7-1860, phần lớn quân Pháp bị điều động sang Trung Quốc, lực lượng còn
lại rất mỏng. Nhưng quân triều đình lại cố thủ ở trong Đại đồn Chí Hòa
- Kết cục của kí hiệp ước
+ Hiệp ước Nhâm Tuất 5/6/1862 : Triều đình đã chính thức đầu hàng, bức bột trước
sự xâm lược của Pháp.Với việc làm đó, triều đình đã từ bỏ một phần trách nhiệm tổ
chức và lãnh đạo kháng chiến chống Pháp đồng thời cũng thể hiện ý thức vì lợi ích
riêng của triều đình phong kiến nên đã phản bội một phần lợi ích dân tộc.
+ Hiệp ước Giáp Tuất 15/3/1874: Triều đình sớm tỏ ra hoang mang, giao động vô căn
cứ nên lo sợ, dẫn đến những việc làm ngu ngốc và tội lỗi.Với nội dung kí kết đó, triều
đình đã tiếp tục phản bội lợi ích dân tộc, lợi ích của nhân dân, tạo đà cho quân Pháp
có cơ hội lấn tới trên con đường xâm lược nước ta.
+ Hiệp ước Quý Mùi : nội dung hiệp ước chỉ nói đến mức độ bảo hộ của Pháp ở Bắc
Kì và trung Kì nhưng thực chất quyền đối nội, đối ngoại của triều đình đã phụ thuộc
vào Pháp và do Pháp quyết định. Vì vậy, thực chất hiệp ước 1883 đã chính thức chấm
dứt sự tồn tại của triều đình phong kiến nhà Nguyễn với tư cách là một quốc gia độc
lạp. Tuy vẫn còn tồn tại trên hình thức nhưng triều đình phong kiến chỉ còn là tay sai
cho Pháp.=> Với hiệp ước 1883, triều đình phong kiến nhà Nguyễn không những tự
mình làm mất đi sự độc lập của một chính quyền nhà nước phong kiến mà qua đó còn
thể hiện sự phản bội trắng trợn của triều đình phong kiến và bè lũ vua tôi nhà Nguyễn
với lợi ích của dân tộc
+ Hiệp ước Pa - tơ - nốt: Việc kí kết hiệp ước đó không làm thay đổi căn bản tình hình
nước ta, kẻ thù vẫn nham hiểm và đô hộ nước ta, triều đình vẫn đầu hàng, can tâm
làm tay sai cho giặc.
III. Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam
- Các cuộc đấu tranh chống Pháp
Nam Kì Bắc Kì
Trương Quyền ở Tây Ninh; Phan Tôn, Trận Cầu Giấy lần hai (19/05/1883),
Phan Liêm ở Ba Tri; Nguyễn Trung giết chết Ri-vi-e.
Trực ở Hòn Chông (Rạch Giá) Nguyễn
Hữu Huân ở Tân An, Mĩ Tho …; Âu
Dương Lân ở Vĩnh Long , Long Xuyên,
Cần Thơ

- Tác dụng của cuộc kháng chiến


+ Có sự phối hợp của triều đình với nhân dân kháng chiến chống Pháp ngay từ đầu
với tinh thần cương quyết dũng cảm. Khí thế kháng chiến sôi sục trong nhân dân cả
nước, toàn dân tham gia đánh giặc.
+ Đã đẩy lùi được nhiều đợt tấn công của địch, vận dụng đúng đắn kế sách “vườn
không nhà trống”, gây cho địch nhiều khó khăn.

You might also like