You are on page 1of 2

Dàn ý chung cho bài văn tả người

Mở bài: Giới thiệu về người định tả.

Thân bài:
+ Giới thiệu chung về người định tả (tuổi tác, công việc,…) – Có thể chuyển lên phần mở bài.
+ Tả ngoại hình: Vóc dáng, chiều cao, nước da, khuôn mặt, mái tóc, cách ăn mặc…
+ Tả các hoạt động, tính cách, sở thích,…
+ Kể về kỉ niệm, ấn tượng với người đó (yếu tố gây hấp dẫn cho bài viết).

(Lưu ý: Nếu yêu cầu đề bài là tả cụ thể chân dung hay hoạt động, ta sẽ tập chung trọng tâm ở
nội dung đó).

Kết bài: Tình cảm, cảm xúc với người được tả.

Dàn ý bài văn miêu tả đồ vật lớp 5


Mở bài gián tiếp: (3-4 dòng)
 Giới thiệu đồ vật (Đồ vật em định tả là gì? Tại sao em có nó? Có nó vào thời gian
nào?)
Thân bài:
 Tả bao quát: (3-4 dòng): Hình dáng, kích thước, màu sắc
 Tả chi tiết: (10 – 15 dòng): Tả các bộ phận của đồ vật (khoảng 3-5 bộ phận, mỗi
bộ phận tả từ 2-3 câu)
 Tả công dụng của đồ vật (5-10 dòng): từ 2-3 công dụng
 Hoạt động hoặc kỉ niệm của em với đồ vật đó (3-4 dòng)
Kết bài mở rộng: (2-4 dòng)
 Nêu cảm nghĩ của em với đồ vật (Em hãy coi nó như là một người bạn của mình).

Dàn ý chi tiết văn tả cảnh lớp 5


Mở bài:Giới thiệu về cảnh em sẽ tả.
– Tả cảnh gì, ở đâu? Em nhìn thấy cảnh vào dịp nào? Vào thời gian nào?

Thân bài:Tả những nét nổi bật của cảnh vật.


a) Tả bao quát toàn cảnh:

– Tả những nét chung và dễ nhận biết nhất của cảnh vật.

b) Tả chi tiết cảnh vật:


– Tả sự thay đổi của cảnh theo thời gian (trong một ngày, trong mùa…)

(hoặc)

– Tả theo trình tự từng bộ phận của cảnh:

+ Từ xa đến gần hoặc từ gần đến xa.

+ Từ cao xuống thấp hoặc từ thấp lên cao.

+ Tả hoạt động của con người hoặc động vật có liên quan đến cảnh.

Kết bài

Nêu cảm xúc, suy nghĩ của em về cảnh đã tả.

You might also like