You are on page 1of 5

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI KÌ II

MÔN LỊCH SỬ 8
I. NỘI DUNG TRỌNG TÂM
Bài học Tên bài học Trọng tâm
SGK
Khởi nghĩa Yên Thế và phong trào Nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa
27 chống Pháp của đồng bào miền núi khởi nghĩa Yên Thế
cuối thế kỉ XIX
Trào lưu cải cách duy tân ở Việt Những đề nghị cải cách ở Việt Nam vào
28 Nam nửa cuối thế kỉ XIX nửa cuối thế kỉ XIX. Kết quả, ý nghĩa.
29 Chính sách khai thác thuộc địa của Tổ chức bộ máy nhà nước, chính sách
thực dân Pháp và những chuyển kinh tế, văn hóa, giáo dục. Những
biến về kinh tế, xã hội ở Việt Nam chuyển biến của xã hội Việt Nam
30 Phong trào yêu nước chống Pháp Phong trào Đông Du, Đông Kinh nghĩa
từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918 thục, Cuộc vận động Duy tân. Những
hoạt động của Nguyễn Tất Thành sau
khi tìm đường cứu nước.
II. Một số câu hỏi/bài tập minh họa
Phần 1: Trắc nghiệm
Câu 1: Trả lời nhanh:
Kể tên các cải cách gắn liền với tên của những nhà cải cách sau đây:
1. Trần Đình Túc và Nguyễn Huy Tế: xin mở cửa biển Trà Lí (Nam Định)
2. Viện Thương Bạc: Xin mở ba cửa biển ở miền Trung và Bắc để thông thương với bên
ngoài.
3. Nguyễn Trường Tộ: đề nghị chấn chỉnh bộ máy quan lại. phát triển công, thương nghiệp và
tài chính, chỉnh đốn võ bị, mở rộng ngoại giao, cải tổ giáo dục,…
4. Nguyễn Lộ Trạch: đề nghị chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước.
5. Đinh Văn Điền: xin đẩy mạnh việc khai khẩn đất hoang và khai mỏ, phát triển buôn bán,
chấn chỉnh quốc phòng
Câu 2: Tìm từ khóa mô tả tình hình Việt Nam nửa cuối TK XIX trên các lĩnh vực sau.
Lĩnh vực Từ khóa
Chính trị Khủng hoảng
Kinh tế Đình trệ
Tài chính Cạn kiệt,
Ngoại giao Lỗi thời
Xã hội Mâu thuẫn
Câu 3: Vào cuối thế kỉ XIX, nông dân Yên Thế đứng lên đấu tranh chống thực dân Pháp
nhằm mục đích gì?
A. Giúp vua cứu nước. B. Bảo vệ cuộc sống.
C. Giành lại độc lập. C. Cứu nước, cứu nhà.
Câu 4: Ý nghĩa của trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam nửa cuối TK XIX là gì?
A. Tấn công vào tư tưởng bảo thủ.
B. Tấn công vào tư tưởng bảo thủ; Phản ánh trình độ nhận thức mới của người Việt Nam;
Góp phần chuẩn bị cho sự ra đời của phong trào duy tân Việt Nam đầu TK XX.
C. Góp phần chuẩn bị cho sự ra đơi của phong trào duy tân Việt Nam đầu TK XX.
D. Phản ánh trình độ nhận thức mới của người Việt Nam hiểu biết tức thời.
Câu 5: Trong phong trào Đông Du (1905-1909), các nhà yêu nước lập ra Hội Duy tân do ai
đứng đầu?
A. Phan Châu Trinh B. Phan Bội Châu
C. Nguyễn Quyền D. Lương Văn Can.
Câu 6: Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam vào đầu thế kỉ
XX, trong lĩnh vực nông nghiệp, thực dân Pháp đã áp dụng chính sách gì?
A. Cướp đoạt ruộng đất B. Nhổ lúa trông đay
C. Thu tô nặng D. Lập đồn điền.
Câu 7: Vì sao Nguyễn Ái Quốc không đi theo con đường cứu nước mà Phan Bội Châu, Phan
Châu Trinh và các bậc tiền bối yêu nước đầu thế kỉ XX đã chọn?
A. Con đường của họ không có nước nào áp dụng
B. Con đường của họ là con đường cách mạng tư sản
C. Con đường cứu nước của họ chỉ đóng khung trong nước, không thoát khỏi sự bế tắc của
chế độ phong kiến
D. Nguyễn Ái Quốc nhìn thấy sự bế tắc của con đường đó.
Câu 8: Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Yên Thế cuối thế kỉ XIX ở nước ta là ai?
A. Hoàng Hoa Thám. B. Phan Đình Phùng.
C. Đinh Công Tráng. D. Nguyễn Thiện Thuật.
Câu 9: Nguyễn Tất Thành rời cảng Nhà Rồng (Sài Gòn) ra đi tìm đường cứu nước vào năm
nào?
A. Năm 1911 B. Năm 1912
C. Năm 1913 D. Năm 1914.
Câu 10: Cùng với sự phát triển đô thị, các giai cấp, tầng lớp mới đã xuất hiện ở Việt Nam đầu
thế kỉ XX, đó là
A. địa chủ, công nhân, nông dân. B. tư sản, tiểu tư sản, công nhân.
C. tư sản, tiểu tư sản, trí thức phong kiến. D. công nhân, tư sản, nông dân.
Câu 11: Năm 1887 và 1882, Nguyễn Lộ Trạch dâng vua Tự Đức 2 bản “Thời vụ sách” đề
nghị cải cách vấn đề gì?
A. Chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước
B. Đẩy mạnh khai khẩn ruộng hoang và khai thác mỏ
C. Phát triển buôn bán, chấn chỉnh quốc phòng
D. Chấn chỉnh bộ máy quan lại, cải tổ giáo dục.
Câu 12: Việc triều đình Huế từ chối cải cách đã đưa đến hậu quả gì?
A. Phản ánh một nhu cầu thực tại khách quan của xã hội
B. Xã hội bế tắc trong chế độ phong kiến
C. Mâu thuẫn xã hội không thể giải quyết
D. Tạo điều kiện để Pháp tiếp tục xâm chiếm Việt Nam.
Câu 13: Điểm đến đầu tiên trong hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành là
quốc gia nào?
A. Pháp B. Trung Quốc C. Nhật Bản D. Liên Xô
Câu 14:  Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn tới thất bại của các phong trào đấu tranh đầu thế kỉ
XX là gì?
A. Do thiếu sự liên minh giữa giai cấp nông dân với công nhân.
B. Do thiếu sự lãnh đạo của một giai cấp tiến tiến cách mạng.
C. Do thực dân Pháp còn mạnh, lực lượng cách mạng còn non yếu.
D. Do ý thức hệ phong kiến trở nên lỗi thời, lạc hậu.
Câu 15: Điểm giống nhau của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh trong quá trình hoạt động
cách mạng là
A. Đều thực hiện chủ trương dùng bạo lực cách mạng để đánh đuổi thực dân Pháp
B. Đều theo khuynh hướng dân chủ tư sản.
C. Đều thực hiện chủ trương cải cách dân chủ
D. Đều chủ trương giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc.
Câu 16: Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914), tư bản Pháp ở Việt Nam
tập trung đầu tư vốn nhiều nhất vào lĩnh vực nào?
A. Nông nghiệp.   C. Giao thông vận tải.    
B. Thương nghiệp.          D. Công nghiệp.
Câu 17: Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 1914), thực dân Pháp hạn chế sự
phát triển công nghiệp nặng ở Việt Nam chủ yếu là do
A. nguồn nhân lực Việt Nam không đáp ứng được yêu cầu.
B. muốn cột chặt nền kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế Pháp.
C. thị trường Việt Nam nhỏ hẹp không đáp ứng yêu cầu.
D. muốn ưu tiên nguồn vốn đầu tư cho công nghiệp nhẹ.
Câu 18:  Ý nào sau đây không phải nguyên nhân thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Thế?
A. Bó hẹp trong một địa phương, dễ bị cô lập.
B. So sánh lực lượng quá chênh lệch, thực dân Pháp và phong kiến cấu kết đàn áp.
C. Chưa có sự lãnh đạo của một giai cấp tiên tiến.
D. Lực lượng tham gia không có tinh thần đấu tranh.
Câu 19: Lý do cơ bản nào khiến các đề nghị cải cách ở Việt Nam, cuối thế kỉ XIX không thể
trở thành hiện thực?
A. Chưa hợp thời thế
B. Rập khuân hoặc mô phỏng nước ngoài
C. Điều kiện nước ta có những điểm khác biệt
D. Triều đình bảo thủ, cự tuyệt, đối lập với mọi thay đổi.
Câu 20: Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam (1897-1914), trên lĩnh vực
công nghiệp, trước hết Pháp tập trung vào ngành
A. sản xuất xi măng và gạch ngói. B. khai thác than và kim loại.
C. chế biến gỗ và xay xát gạo. D. khai thác điện, nước.
Phần 2: Tự luận
Câu 1: Trình bày kết cục của các đề nghị cải cách duy tân ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX. Nêu
ý nghĩa và hạn chế của các đề nghị cải cách.
- Hạn chế của các đề nghị cải cách: lẻ tẻ, rời rạc, chưa xuất phát từ cơ sở bên trong, chưa
động chạm đến vấn đề cơ bản của thời đại là giải quyết mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai
cấp.
- Nguyên nhân khiến cho những đề nghị cải cách không thực hiện được: chủ yếu là do
triều đình phong kiến nhà Nguyễn bảo thủ không muốn chấp nhận, những thay đổi, bất lực
trong việc thích ứng với hoàn cảnh.
- Ý nghĩa của những đề nghị cải cách: 
+ Gây tiếng vang lớn, tấn công vào những tư tưởng bảo thủ và phản ánh trình độ nhận thức
mới của người Việt Nam hiểu biết, thức thời.

+ Góp phần vào việc chuẩn bị cho sự ra đời phong trào Duy tân đầu thế kỷ XX ở Việt Nam

Câu 2: Trình bày tóm tắt diễn biến cuộc khởi nghĩa Yên Thế. Khởi nghĩa Yên Thế có điểm gì
khác so với các cuộc khởi nghĩa cùng thời?
-Diễn biến, gồm ba giai đoạn
Giai đoạn I: 1884 - 1892
+ Khởi nghĩa do Đề Nắm chỉ huy, lúc này nghĩa quân hoạt động riêng rẽ, chưa có sự chỉ huy
thống nhất.
+ Tháng 4 - 1892 cuộc khởi nghĩa do Đề Thám chỉ huy
Giai đoạn II (1893- 1908): nghĩa quân vừa chiến đấu vừa xây dựng cơ sở.
+ Nghĩa quân đã chiến đấu quyết liệt, buộc kẻ thù hai lần phải giảng hòa và nhượng bộ một số
điều kiện có lợi cho ta.
Lần giảng hòa thứ nhất: sau khi bắt được tên điền chủ người Pháp - Sét-nay. Đề Thám đã thỏa
thuận với Pháp, nghĩa quân đã thả tên điền chủ, trong khi đó Đề Thám phải được cai quản 4
tổng: Nhã Nam, Mục Sơn, Yên Lễ và Hữu Thượng.
Đặc biệt trong thời kì giảng hòa lần thứ hai (12- 1897) Đề Thám cho sản xuất ở Phồn Xương,
tích lũy lương thực, xây dựng quân đội, sẵn sàng chiến đấu. Nhiều nhà yêu nước đã tìm đến
như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh
+ Giai đoạn III: 1909 - 1913
Sau vụ đầu độc binh lính Pháp ở Hà Nội, Pháp đã dần hiện thấy Đề Thám có dính líu đến vụ
đầu độc lính. Vì vậy, Pháp tập trung lực lượng, mở cuộc tấn công quy mô lên Yên Thế.
Sau nhiều trận càn quét của địch, lực lượng nghĩa quân hao mòn dần
- Ngày 10- 2- 1913 Đề Thám bị sát hại phong trào tan rã.
Khởi nghĩa Yên Thế có những đặc điểm khác so với những cuộc khởi nghĩa cùng thời đó
là:
- Mục tiêu: bảo vệ xóm làng, cuộc sống của mình, không phải là khôi phục chế độ phong
kiến, bảo vệ ngôi vua như các cuộc khởi nghĩa cùng thời.
- Lãnh đạo: không phải các văn thân, sĩ phu mà là những người xuất thân từ nông dân với
những phẩm chất đặc biệt (tiêu biểu là Hoàng Hoa Thám): căm thù đế quốc, phong kiến, mưu
trí, dũng cảm, sáng tạo, trung thành với quyền lợi của những người cùng cảnh ngộ, hết sức
thương yêu nghĩa quân.
- Lực lượng tham gia: đều là những người nông dân cần cù, chất phác, yêu cuộc sống.
- Địa bàn hoạt động: khởi nghĩa Yên Thế nổ ra ở vùng rừng núi trung du Bắc Kì.
- Về cách đánh: nghĩa quân Yên Thế có lối đánh linh hoạt, cơ động, giảng hòa khi cần thiết,...
- Thời gian tồn tại: cuộc khởi nghĩa tồn tại dai dẳng suốt 30 năm, gây cho địch nhiều tổn thất.
- Ý nghĩa: khởi nghĩa Yên Thế tiêu biểu cho tinh thần quật khởi của nông dân, có tác dụng
làm chậm quá trình xâm lược, bình định vùng trung du và miền núi phía Bắc của thực dân
Pháp.
- Tính chất: là một phong trào yêu nước, không nằm trong phong trào Cần Vương.

Câu 3: Nêu chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam của thực dân Pháp trong
các ngành nông nghiệp, công, thương nghiệp, giao thông vận tải và tài chính. Em có nhận xét
gì về nền kinh tế Việt Nam đầu thế kỉ XX?
Các chính sách
Lĩnh vực Nội dung
Nông nghiệp Đẩy mạnh việc cướp đoạt ruộng đất, lập đồn điền, bóc lột nơi ta bằng
biện pháp phát canh thu tô
Công nghiệp Tập trung khai thác than và kim loại đầu tư sản xuất xi măng, gạch
ngói, điện nước, say sát gạo
Giao thông vận tải Tăng cường xậy dựng hệ thống đường bộ, thủy, sắt để bóc lột kinh tế
và phục vụ quân sự
Thương nghiệp và tài Độc chiếm thị trường, đánh thuế nặng các mặt hàng: muối, rượu,
chính thuốc phiện,….; tăng thuế cũ, thêm thuế mới
Nhận xét
- Tích cực: phương thức sản xuất TBCN bước đầu du nhập vào Việt Nam, nó mang lại
nhiều tiến bộ hơn so với phương thức phong kiến dẫn đến đưa tới sự chuyển biến cơ
bản về bộ mặt kinh tế tại mọt số khu vực, hàng hóa nhiều, phing phú; thành thị xuất
hiện nhiều tầng lớp thị dân hơn.
- Tiêu cực:
+ Tài nguyên cạn kiệt
+ Nhân dân bị bóc lột đến xương tủy với giá thành nhân công rẻ mặt cùng với các loạt thuế
nặng nề, vô lý, tàn nhẫn
+ Nông nghiệp dậm chân tại chỗ, không có sự phát triển
+ Công nghiệp phát triển nhỏ giọt, thiếu hẳn công nghiệp nặng
+ Việt Nam trở thành thị trường cung cấp nguyên – nhân liệu và thị trường độc chiếm của
Pháp

Câu 4: Trình bày những hoạt động của Nguyễn Tất Thành trong thời gian 1911 – 1918. Con
đường cứu nước của Bác Hồ có điểm gì khác biệt so với các bậc tiền bối?
Những hoạt động của Nguyễn Tất Thành trong những năm 1911 - 1918:
- Trong những năm 1911 - 1918, Nguyễn Tất Thành đã làm rất nhiều nghề, đi qua rất nhiều
nước thuộc nhiều châu lục khác nhau, từ các nước đế quốc thực dân cho đến các dân tộc thuộc
địa nhỏ yếu trên thế giới. Trong quá trình đó, Người nhận thấy rằng ở đâu đế quốc thực dân
cũng tàn bạo, độc ác; ở đâu những người lao động cũng bị áp bức và bóc lột dã man.
- Cuối năm 1917, Nguyễn Tất Thành trở lại Pháp. Tại đây, người làm nhiều nghề, học tập, rèn
luyện trong cuộc đấu tranh của quần chúng lao động và giai cấp công nhân Pháp.
- Tham gia các hoạt động trong hội những người Việt Nam yêu nước, viết báo, truyền đơn,
tranh thủ các diễn đàn, các buổi mít tinh để tố cáo thực dân và tuyên truyền cho cách mạng
Việt Nam.
- Năm 1917, cách mạng tháng Mười Nga thành công đã ảnh hưởng đến tư tưởng cứu nước của
Người. 
* Mục đích: giác ngộ về tư tưởng, tìm kiếm con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc.
- Các bậc tiền bối như Phan Bội Châu chọn con đường đi sang phương Đông (Nhật Bản,
Trung Quốc), đối tượng mà ông gặp gỡ là những chính khách Nhật Bản để xin họ giúp Việt
Nam đánh Pháp, chủ trương đấu tranh bạo động. Còn Phan Châu Trinh lại chủ trương cứu
nước bằng biện pháp cải cách... dựa vào Pháp để đánh đổ ngôi vua và bọn phong kiến hủ bại,
giành độc lập dân tộc.
- Nguyễn Ái Quốc lựa chọn con đường đi sang phương Tây, nơi có tư tưởng tự do, bình đẳng,
bác ái, có khoa học-kĩ thuật và nền văn minh phát triển. Trong quá trình đó, Người bắt gặp
chân lí cứu nước của chủ nghĩa Mác-Lênin và xác định con đường cứu nước theo con đường
của Cách mạng tháng Mười Nga. Đây là con đường cứu nước duy nhất đúng đắn đối với dân
tộc ta, cũng như đối với các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc khác, vì nó phù hợp với sự phát
triển của lịch sử.

You might also like