You are on page 1of 47

BÀI 3.

GIẢI PHẪU HỆ CƠ - MẠCH MÁU - THẦN KINH

MỤC TIÊU
1. Kể được tên các cơ trên cơ thể, nêu đặc tính chung và chức năng của chúng;
2. Mô tả được nguyên uỷ, bám tận các cơ và nêu được chức năng của chủng;
3. Mô tả được mạch máu, thần kinh chi phối cho vùng trên cơ thể;
4. Áp dụng được vào công tác khám bệnh, chăm sóc và điều trị bệnh nhân.
NỘI DUNG
I. CƠ - MẠCH MÁU - THẦN KINH VÙNG ĐẦU MẶT CỔ
1. Các cơ đầu mặt: Phần lớn các cơ ở đầu, mặt có 3 đặc tính chung như sau:
- Đều có nguyên ủy bám ở xương, dây chằng, hoặc mạc và bám tận vào da vì vậy
còn gọi là cơ bám da mặt, nên khi cơ co làm thay đổi nét mặt.
- Vận động bởi dây thần kinh mặt- Bám quanh các hốc tự nhiên
1.1. Cơ trên sọ gồm: (Hình 3.1)
1.1.1. Cơ chẩm – trán: Gồm phần trán và phần chẩm nối với nhau bởi cân sọ, phía
trước dính vào cung mày, phía sau dính vào da vùng chẩm.
Tác dụng: Kéo da đầu ra trước và sau, nhướng mày (diễn tả sự ngạc nhiên).
1.1.2. Cơ thái dương - đỉnh: Bám từ mạc thái dương trên và trước tai đến bám vào
bờ ngoài mạc trên sọ.
Tác dụng: Làm căng da đầu, kéo da vùng thái dương ra sau.
1.2. Cơ tai: Gồm 3 cơ: Cơ tai trước, cơ tai trên, cơ tai sau, Các cơ này kém phát
triển và không có chức năng ở người.
1.3. Cơ mắt
* Cơ vòng mắt bao quanh hai mi mắt.
Tác dụng: Làm nhắm mắt
* Cơ cau mày đi từ phần trong cung mày tới da ở giữa cung mày.
Tác dụng: Kéo mày xuống dưới vào trong, làm cau mày (Cơ diễn tả sự đau đớn)
* Cơ hạ mày đi từ phần mũi xương trán đến da tương ứng đầu trong cung mày.
Tác dụng: Kéo mày xuống dưới
1.4. Cơ mũi
* Cơ tháp (cơ cao, cơ mảnh khảnh) Đi từ mạc phủ phần dưới xương mũi ngoài đến
bám vào da trán giữa hai lông mày
Tác dụng: Kéo góc trong của lông mày xuống dưới tạo nên lớp nhăn ngang của
sống mũi (Biểu lộ kiêu hãnh)
* Cơ mũi có hai phần:
- Phần ngang làm hẹp lỗ mũi.
- Phần cánh làm nở lỗ mũi.
* Cơ hạ vách mũi đi từ hố răng của xương hàm trên đến bám vào vách mũi và phần
sau vách mũi.
Tác dụng: Làm hẹp lỗ mũi và kéo vách mũi xuống dưới.
Hình 3.1. Các cơ bám da cổ và mặt (b) và đầu (a)
1.5. Cơ miệng
Gồm các cơ chính sau:
* Cơ nâng môi trên bám vào da của môi trên ở cạnh mép cánh mũi.
Tác dụng: khi cơ co kéo môi lên trên.
* Cơ gò má (cơ tiếp) Lớn và nhỏ.
- Cơ gò má lớn đi từ mặt ngoài cung gò má đến góc hàm.
Tác dụng: Kéo góc miệng lên trên và ra sau.
- Cơ gò má nhỏ đi từ bờ ngoài xương gò má đến bám vào môi trên.
Tác dụng: Kéo môi lên trên và ra ngoài.
* Cơ cười bám từ mạc cơ cắn đến góc miệng.
Tác dụng: Kéo miệng theo chiều ngang (cười mỉm)
* Cơ vuông cằm bám vào xương hàm dưới và da môi dưới.
Tác dụng: khi cơ co kéo môi dưới xuống.
1.6. Cơ nhai. Gồm cơ:
* Cơ thái dương (Hình 3.2) hình quạt đi từ hố thái dương đến mỏm vẹt và bờ trước
ngành hàm dưới.
Tác dụng: Nâng hàm dưới lên, kéo hàm dưới ra nghiến răng. Thần kinh chi phối do
nhánh thái dương sâu thuộc dây thần kinh hàm dưới.
* Cơ cắn đi bờ dưới cung xương gò má đến bám vào mỏm vẹt xương hàm dưới,
Tác dụng: Nâng hàm dưới lên cao, nghiến răng.
* Cơ chân bướm trong đi từ chân bướm ngoài, mỏm tháp xương khẩu cái và củ
xương hàm trên đến bám vào mặt trong của ngành xương hàm dưới.

Hình 3.2: Cơ thái dương.

* Cơ thái dương.
Tác dụng: Đưa hàm dưới lên trên, ra trước, giúp vào chuyển động xoay trong lúc ăn.
* Cơ chân bướm ngoài thuộc loại cơ hai đầu đi từ cánh lớn xương bướm và chân
bướm ngoài đến bám vào khớp thái dương - hàm.
Tác dụng: Đưa hàm dưới ra trước, kéo sụn khớp ra trước giúp vào động tác xoay
trong lúc nhai.
1.7. Mạch máu, thần kinh:
1.7.1. Động mạch: Cấp máu là các nhánh tách ra từ động mạch cánh ngoài như các
nhánh thái dương nông, nhánh tai sau cấp máu cho các vùng bên đầu, động mạch cấp
máu cho vùng mặt và các động mạch chẩm.
1.7.2. Thần kinh: Các nhánh thái dương của dây V (tam thoa) và các nhánh đám rối
cổ. Dây thần kinh số VII (dây mặt) chi phối sự vận động các cơ bám da mặt khi dây này
bị tổn thương sẽ không khép kín mắt, cánh mũi sệ xuống, mồm méo lệch về bên lành và
mất một số nếp nhăn ở bên liệt.

2. Vùng cổ:
Vùng cổ được chia làm 2 vùng: Vùng cổ trước bên và vùng gáy.
2.1. Vùng cổ trước bên. Các cơ vùng cổ trước được chia làm ba nhóm và xếp thành
ba lớp.
2.1.1. Các cơ lớp nông. Gồm 2 cơ.
2.1.1.1. Cơ bám da cổ: Bám từ mạc phần trên cơ ngực lớn và cơ Delta đến bám vào
bờ dưới thân xương hàm dưới.
Tác dụng: Kéo hàm dưới, môi dưới và làm nhăn da cổ.
2.1.1.2. Cơ ức đòn chũm: Đi từ cán ức, 1/3 trong xương đòn bám vào mặt ngoài
mỏm chũm và 1/2 ngoài đường gáy trên xương chẩm bởi dải cân nông, là cơ tuỳ hành của
động mạch và 1 cánh.
Tác dụng: - Khi co một bên: nghiêng đầu về cùng bên.
- Cả 2 cơ đều co: gấp cột sống cổ nâng lồng ngực lên trên.
2.1.2. Các cơ lớp giữa
(Vùng cổ trước) gồm các cơ trên xương móng và dưới xương móng (Hình 3.3).
2.1.2.1. Các cơ trên xương móng. Gồm 4 cơ:
- Cơ nhị thân: Bám từ khuyết chũm xương thái dương và bờ dưới thân xương hàm
dưới đến bám vào xương móng.
Tác dụng: Kéo xương móng và đẩy lưỡi lên trên, nâng đỡ xương móng.
- Cơ trâm móng: Bám vào mặt sau mỏm trâm xương thái dương đến bám vào thân
xương móng.
Tác dụng: Kéo xương móng và đẩy lưỡi lên trên.
- Cơ hàm móng: Bám vào thân xương hàm dưới bám tận vào phía trước thân xương
móng.
Tác dụng: Kéo xương móng và đẩy lưỡi lên trên, nâng đỡ xương móng.
- Cơ cằm móng: bám mặt sau mỏm cằm xương hàm dưới đến mặt trước thân xương
móng.
Tác dụng: Kéo xương móng và lưỡi lên trên.
2.1.2.2. Các cơ dưới xương móng. Gồm 4 cơ xếp thành 2 lớp:
* Lớp nông gồm 2 cơ:
- Cơ ức móng: Đi từ mặt sau xương ức, dây chằng ức đòn sau và đầu trong xương
đòn đến bám vào phần trong bờ dưới thân xương ức.
Tác dụng: Kéo thanh quản và xương móng xuống dưới, nâng đỡ xương móng.
- Cơ vai móng (cơ hai bụng). Bụng dưới bám bở trên xương vai và dây chẳng ngang
vai trên, tận củng ở một gân trung gian, nằm sau cơ ức đòn chũm. Bụng trên từ gân trung
gian lên phía trên bám vào thân xương móng
Tác dụng: Kéo xương móng thanh quản xuống dưới ra sau
* Lớp sâu gồm 2 cơ:
- Cơ ức giáp: Bám mặt sau cán ức và sụn sườn bám tận đường chéo ở mặt ngoài
mảnh sụn giáp.
Tác dụng: Kéo thanh quản và sụn giáp xuống dưới.
- Cơ giáp móng: Bám vào đường chéo ở mặt ngoài mảnh sụn giáp bám tận bờ dưới
thân và sừng lớn xương móng.
Tác dụng: Kéo xương móng xuống dưới và nâng sụn giáp lên trên.
** Tóm lại: Hai lớp cơ dưới móng giới hạn một khe hình trám ngay trước khí quản
gọi là trám mở khí quản.
Hình 3.3. Các cơ trên móng và dưới móng.

2.1.3. Các cơ lớp sâu:


- Nằm phía trước và hai bên cột sống có các cơ trước sống và cơ bậc thang.
2.1.3.1. Các cơ trước đốt sống cổ. Gồm 4 cơ:
- Cơ thẳng đầu trước: Đi từ mặt trước khối bên đốt đội bám tận mặt dưới phần nền
xương chẩm ngay dưới lồi cầu xương chẩm. Tác dụng: Cúi đầu.
- Cơ thẳng đầu ngoài: Bám vào mặt trên mỏm ngang đốt đội bám tận ở mặt dưới
mỏm ngang cánh xương chẩm. Tác dụng: Kéo đầu sang phía bên
- Cơ dài cổ: Nằm ở mặt trước cột sống, từ đốt đội (C.I) đến đốt sống ngực III. Tác
dụng: Gấp và xoay nhẹ các đốt sống cổ.
- Cơ dài đầu: Bám từ củ trước mỏm ngang đốt sống cổ III, IV, V, VI bám tận mặt
dưới phần nền xương chẩm. Tác dụng: Cúi đầu.
2.1.3.2. Các cơ ở phía bên cột sống cổ. Gồm cổ 3 cơ:
- Cơ bậc thang trước: Bám mỏm ngang các đốt sống cổ III, IV, V, VI bám tận vào
mặt trên xương sườn I. Tác dụng: Gấp, xoay nhẹ đốt sống cổ, nâng xương sườn I lên trên.
- Cơ bậc thang giữa: Bám vào mỏm ngang đốt trục (C.II) và phía trước củ sau mỏm
ngang của 5 đốt sống cổ dưới bám tận vào mặt trên xương sườn I sau rãnh động mạch
dưới đòn. Tác dụng: Nâng xương sườn I lên trên, gấp và xoay nhẹ cổ.
- Cơ bậc thang sau: Bám từ củ sau mỏm ngang các đốt sống cổ IV,V,VI bám tận
mặt ngoài xương sườn II và phía sau củ cơ răng trước. Tác dụng: Nâng xương sườn II lên
trên gấp và xoay nhẹ cột sống cổ.

Hình 3.4. Các cơ bậc thang.

2.2. Vùng gáy (Vùng cổ sau).


- Ở vùng cổ sau có nhiều cơ xếp thành nhiều lớp từ nông đến sâu gồm có:
- Cơ thang.
- Cơ trám bé, cơ nâng xương vai, cơ gối đầu, cơ gối cổ.
- Các cơ dựng cột sống gồm: cơ chậu sườn, cơ dài cổ, cơ dài đầu, cơ gai đầu, cơ gai
cổ.
- Các cơ ngang gai gồm các cơ bám gai đầu, bám gai cổ, cơ nhiều chân, các cơ quay
cổ.
- Các cơ gian gai cổ, các cơ gian mỏm ngang trước và sau của cổ.
* Tất cả các cơ thuộc vùng này sẽ trình bày trong phần cơ thân mình.
Hình 3.5. Các cơ dưới chẩm.
ư
2.3. Động mạch và thần kinh:
2.3.1. Động mạch
Cấp máu là các nhánh tách ra từ động mạch dưới đòn và động mạch cánh ngoài.
2.3.2. Thần kinh
Chi phối vận động, cảm giác do các nhánh của đám rối thần kinh cổ.
II. CƠ - MẠCH MÁU - THẦN KINH VÙNG THÂN MÌNH
1. Vùng ngực: Được chia làm 3 thành.
- Thành ngực trước bên.
- Thành ngực sau
- Thành ngực dưới.
1.1. Thành ngực trước bên:
1.1.1. Lớp ngoài. Kể từ ngoài vào trong.
Da, mô dưới da trong có mạch máu, thần kinh nông
* Lớp cân phủ trước cơ ngực to.
* Lớp cơ (Hình 3.6).
+ Ở phía trước có 3 cơ:
- Cơ ngực lớn: Bám vào xương đòn, bờ xương ức, các sụn sườn I - VI, đi ngang ra
ngoài bám vào bờ ngoài rãnh nhị đầu xương cánh tay.
Tác dụng: Khép và xoay cánh tay vào trong.
- Cơ ngực bé: Nằm sau cơ ngực to bám vào sụn sườn III - IV- V, chạy chếch lên
trên bám vào mỏm quạ xương vai và ngực.
Tác dụng:
- Hạ thấp xương vai khi điểm tỳ ở xương sườn.
- Nở lồng ngực điểm tỳ ở mỏm quạ (thì thở vào)
- Cơ dưới đòn: Bám vào sụn sườn và sụn sườn I, đến bám vào rãnh dưới đòn của
xương đòn.
Tác dụng: Hạ thấp bả vai xuống thở vào
Hình 3.6. Các cơ thành ngực và thành bụng trước bên.
+ Ở phía bên gồm 2 cơ:
- Cơ lưng to: Bám từ mỏm gai các đốt sống ngực VI - XII, các đốt sống thắt lưng,
các đốt sống cùng và mào chậu chạy ngang ôm lấy mạng sườn bám tận vào rãnh nhị đầu
xương cánh tay.Tác dụng: Khép và xoay cánh tay vào trong khi tỳ vào xương cánh tay thì
nâng hai thân người lên
- Cơ răng trước (cơ răng to): Bám vào mặt ngoài các xương sườn I - X chạy ra sau
bám vào bờ trong góc dưới xương vai.
Tác dụng: - Tỳ vào lồng ngực kéo xương vai ra ngoài, ra trước.
- Tỳ vào xương vai kéo xương sườn lên (hít vào).
Hình 3.7. Cơ gian sườn.

1.1.2. Lớp giữa (Hình 3.7)


Gồm: - Khung xương sườn (Đã học ở phần hệ xương).
- Cơ gian sườn gồm cơ gian sườn ngoài và cơ gian sườn trong.
- Mạch máu thần kinh (BMTKLS) chạy sát các bờ dưới các xương sườn giữa
hai bó cơ gian sườn trong.
1.2. Thành ngực sau. Đi từ ngoài vào trong gồm:
1.2.1. Da, mô dưới da.
1.2.2. Lớp cơ chia 2 lớp:
1.2.2.1. Lớp nông gồm
- Cơ lưng to (Mô tả ở thành ngực trước)
- Cơ thang: Bám vào xương chẩm, mỏm gai các đốt sống cổ và ngực (Đốt I - X) đi
ngang ra ngoài, bám tận vào mép trên sống vai.
Tác dụng: Nâng và kéo xương vai vào gần cột sống, nếu điểm tỳ vào xương vai thì
nghiêng đầu về bên đối diện.
1.2.2.2. Lớp cơ sâu gồm: (Hình 3.8)
+ Cơ nâng vai: Bám vào mỏm ngang các đốt sống cổ đến bám vào bờ trong xương
vai và phía trên gai vai. Tác dụng: Nâng và xoay xương vai, nghiêng cổ.
Hình 3.8. Các cơ vùng bả vai và lưng.
Hình 3.9. Các cơ răng sau.
+ Cơ thoi (cơ trám): Bám vào mỏm gai đốt sống cổ VII và mỏm gai đốt sống ngực
I-V đi chếch xuống bám vào bờ trong xương bả vai.
Tác dụng: Nâng và kéo xương vai vào trong.
+ Cơ răng gồm 2 cơ (Hình 3.9)
* Cơ răng bé sau trên: Bám vào mỏm gai đốt sống cổ VII, đốt sống ngực I, II, III đi
chếch xuống dưới bám tận vào xương sườn II, III, IV.
* Cơ răng bé sau dưới: Bám vào mỏm gai đốt sống ngực XI, XII, đốt sống thắt lưng
I, II, III chạy chếch lên trên bám tận vào 4 xương sườn dưới.
- Cơ gai sống: Nằm dọc hai bên cột sống trong rãnh đốt sống.
- Cơ liên mỏm ngang: Bám vào mỏm ngang các đốt sống.
- Cơ dài lưng: Nằm sau cơ liên mỏm ngang. Ngoài các cơ kể trên còn có cơ: Cơ
răng trước, cơ trên gai, dưới gai, cơ tròn to, tròn bé và cơ dưới vai.
1.3. Thành dưới
Là cơ hoành (Hình 3.10) ngăn cách lồng ngực và ổ bụng, hình vòm, bên phải cao
hơn bên trái một khoang gian sườn, cơ hoành gồm 2 phần:
1.3.1. Giữa là cân. Gọi là trung tâm hoành, phía sau có các lỗ:
+ Lỗ thực quản nằm trước lỗ động mạch chủ.
+ Lỗ tĩnh mạch chủ dưới nằm bên phải.
+ Các khe cho dây thần kinh tạng đi từ ngực xuống ổ bụng.
1.3.2. Xung quanh . Là cơ bám vào:
+ Xương ức ở trước.
+ 6 sụn sườn cuối ở 2 bên.
+ Đốt sống thắt lưng II - III ở sau.

Hình 3.10. Các cơ hoành


1.4. Mạch máu - thần kinh.
1.4.1. Động mạch
Cấp máu cho thành ngực do các nhánh tách ra từ động mạch dưới đòn, động mạch
nách và động mạch chủ ngực còn 2 nhánh động mạch hoành dưới tách ra từ động mạch
chủ bụng.
1.4.2. Thần kinh:
+ Thần kinh chi phối cho cơ hoành là 2 dây hoành phải và trái tách ra từ đám rối cổ.
+ Thần kinh vận động cho các lớp của thành ngực do các nhánh tách ra từ đám rối
thần kinh cánh tay và các dây thần kinh ngoại biên thuộc đoạn ngực.

2. Vùng bụng.
Được chia ra làm 4 thành: Thành trên, thành dưới, thành sau và thành trước.
2.1. Thành trên. (Đã học ở phần thành ngực dưới)
2.2. Thành dưới: Thành dưới hay gọi là đáy chậu, là toàn bộ phần mềm đậy phía
dưới chậu hông có niệu đạo, hậu môn xuyên qua, ở nữ còn có âm đạo xuyên qua. Đáy
chậu được giới hạn bởi khung xương và vách hoành.
2.2.1. Khung xương : Được giới hạn: Phía trước là xương mu, phía sau là xương
cụt, hai bên là ụ ngồi và ngành ngồi mu.
2.2.2. Vách hoành chậu: Gồm có cơ nâng hậu mồn, cơ ngồi cụt và cân đáy chậu
phủ lên trên. Kẻ đường thẳng nối giữa hai ụ ngồi, đáy chậu được chia ra làm 2 tam giác
gọi là đáy chậu trước và đáy chậu sau.
* Đáy chậu trước gồm 3 tầng:
- Tầng trên có hai cơ nâng hậu mồn và cân đáy chậu sâu phủ lên trên.
- Tầng giữa gồm cân đáy chậu giữa. Cân này gồm có 2 lá căng giữa 2 xương mu và
ngành ngôi mu, tạng cương dính vào mặt dưới có niệu đạo màng xuyên qua, ở phụ nữ có
âm đạo xuyên qua.
** Chú ý: Khi chấn thương vỡ khung chậu có di lệch thường gây tổn thương niệu
đạo màng và âm đạo (nữ)
- Tầng dưới gồm các cơ vận động các tạng cương và cân đáy chậu nông ở dưới da.

Hình 3.11: Các cơ hoành chậu hông nam mặt trên.

* Đáy chậu sau gồm 2 tầng:


- Tầng trên (hoành chậu) có cơ nâng hậu môn. Cơ này như một cái quạt xoè ra bám
vào trước và 2 bên thành chậu tới xung quanh ống hậu môn, đường thớ hậu môn và
xương cụt. Cơ này gồm 2 phần: phần nâng và phần thắt.
- Tầng dưới là hố ngồi trực tràng:
+ Ụ ngồi và thành chậu hông ở ngoài.
+ Cơ nâng hậu môn và cơ thắt hậu môn ở trong, trong hố ngồi trực tràng chứa đầy
mô mỡ là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển bệnh dò hậu môn.

2.2.3. Mạch máu - thần kinh:


2.2.3.1. Động mạch : Cấp máu cho vùng đáy chậu sinh dục do động mạch thẹn
trong.
2.2.3.2 - Thần kinh : Chi phối là dây thần kinh thẹn trong.
2.3. Thành trước và bên (Thành trước bên. Là thành phẫu thuật đi vào ổ bụng, khi
viêm phúc mạc các thớ cơ của thành co cứng và nổi hẳn lên.
2.3.1. Đi từ nông đến sâu. Gồm có:
2.3.1.1. Da, mô dưới da.
2.3.1.2. Lớp cơ gồm :
+ Cơ thẳng
- Cơ thẳng to có 2 cơ phải và trái chạy dọc hai bên đường trắng giữa, trên thân có 2
- 5 trẽ cân ngang chia làm nhiều đoạn và nối thành múi bám từ xương ức và sụn sườn
VIII, IX,X chạy xuống bám vào xương mu.
- Cơ tháp là cơ tăng cường cho cơ thẳng to, bám từ xương mu vào bao cân cơ thẳng
to.
+ Cơ ngang (khối cơ chéo) gồm 3 cơ đi từ trong ra ngoài:
- Cơ chéo to: Rộng tham: gia vào sự cấu tạo ống bẹn bám từ 7 xương sườn cuối đến
bám vào đường trắng, cung đùi và mào chậu.
- Cơ chéo bé xòe ra như chiếc quạt bám từ mào chậu, cung đùi đến bám tận vào
xương sườn, đường trắng và xương mu.
- Cơ ngang bụng: Là cơ nằm sâu, ở giữa là thân cơ và hai bên là mảnh cân bám từ
cột sống thắt lưng, xương sườn đến bám vào đường trắng và mào chậu.
2.3.2. Đường trắng. Do các cân cơ của các cơ đan chéo nhau tạo nên đường trắng,
có ít mạch máu và thần kinh. Nên thường dùng phẫu thuật mở thành bụng gồm hai loại
đường trắng:
+ Đường trắng giữa đi từ mũi ức xuống đến khớp mu gồm: Đường trắng giữa trên
rốn và dưới rốn.
+ Đường trắng bên gồm hai đường trắng: Bên phải và bên trái.
2.3.3. Ống bẹn (Hình 3.12)
Là đường xẻ giữa các cơ thành bụng trước bên, nằm trên đường vạch chếch từ gai
mu đến một điểm giữa ở trên cung đùi 18mm. Trong ống bẹn có các thành phần đi qua
như: Thừng tinh (ở nam), dây chằng tròn (ở nữ). Thừng tinh gồm các thành phần nằm
trong bao xơ gồm: ống dẫn tinh, động mạch tinh, đám rối tĩnh mạch tinh, thần kinh tinh
và ống phúc mạc tinh. Khi còn tồn tại ống phúc mạc tinh dễ gây ra thoát vị bẹn hay tràn
dịch màng tinh hoàn.

Hình 3.12. Lỗ bẹn nông.

2.3.3.1. Hình thể ngoài và liên quan của ống bẹn


Ống bẹn dài 4 - 5 cm và có 4 thành:
* Thành trước rất dày ở phía ngoài và có 3 cơ: Cơ chéo to, cơ chéo bé, cơ ngang
bụng nhưng mỏng và yếu ở phía trong vì chỉ có cân cơ chéo to bám vào gai mu bởi 3 dải
cân gọi là 3 cột: Cột ngoài, cột trong và cột sau.
* Thành sau là mạc ngang, mỏng và yếu nên được tăng cường bởi 3 thớ:
+ Dây chằng Hesselbach ở ngoài.
+ Dây chằng Henle ở trong.
+ Dải chậu mu ở dưới (Các thớ cân cơ chéo lớn quặt ngược lên trên ôm lấy cung
đùi) * Thành trên là vòng cung của cân cơ kết hợp (Do các cơ chéo bé hợp với cơ ngang
bụng tạo thành).
* Thành dưới là cung đùi.
2.3.3.2. Các lỗ bẹn: Gồm có hai lỗ bẹn là các khu yếu của thành sau ống bẹn thường
xảy ra thoát vị bẹn:
+ Lỗ bẹn sâu: ở ngoài động mạch, trên điểm giữa cung đùi 18 mm có thừng tinh đi
qua và mạc ngang bị cuốn xuống theo bao quanh tạo thành bao xơ thừng tinh.
+ Lỗ bẹn nông, ở phía trong lỗ bẹn sâu ở trên gai mu khoảng 5 mm. Tạo nên bởi 3
dải cân của cơ chéo to, có thừng tinh đi qua xuống hạ nang (Bìu) bình thường lỗ này
không đút lọt ngón tay.
2.3.4. Phân chia thành bụng trước. Kẻ 4 đường thẳng:
+ 2 đường thẳng đứng từ hai điểm giữa bờ sườn phải và trái.
+ 2 đường thẳng ngang:
- 1 đường thẳng ngang nối hai xương sườn cụt.
- 1 đường thẳng ngang nối hai gai chậu trước trên.
Từ 4 đường thẳng trên thành bụng chia ra làm 9 vùng như sau:
+ Phần trên 3 vùng: Giữa là vùng thượng vị, hai bên là vùng hạ sườn phải và trái.
+ Phần giữa 3 vùng: Giữa là vùng quanh rốn, hai bên là vùng mạn sườn phải và trái.
+ Phần dưới 3 vùng: Giữa là vùng hạ vị, hai bên là hố chậu phải và trái.
Chú ý: Sự phân chia thành bụng có ý nghĩa là để xác định vị trí của các tạng nằm
trong ổ bụng với các vùng tương ứng, áp dụng vào trong chẩn đoán và chăm sóc điều
dưỡng người bệnh.
2.4. Thành bụng sau: Hầu hết các cơ ở thành sau bám vào cột sống gồm 3 lớp:
2.4.1. Lớp sau. Gồm 3 cơ. Cơ lưng to, cơ răng bé sau trên và cơ gai sống.
- Cơ lưng to và cơ răng bé sau dưới đã được mô tả ở thành ngực sau.
- Cơ gai sống nằm dọc hai bên cột sống.
2.4.2. Lớp giữa.
- Cơ liên mỏm ngang nối các mỏm ngang của các đốt sống.
- Cơ vuông thắt lưng: Bám vào xương sườn XII, các mỏm ngang của 5 đốt sống thắt
lưng chếch xuống dưới, ra ngoài bám tận vào mào chậu
2.4.3. Lớp trước.
- Cơ thắt lưng chậu gồm hai bó
Nguyên uỷ:
+ Bó thắt lưng: Bám vào xương sườn XI, XII và mỏm ngang các đốt sống thắt lưng.
+ Bó chậu: Bám vào hố chậu trong (mặt trong xương cánh chậu). Hai bó trên đi
xuống bám tận vào mấu chuyển nhỏ xương đùi,
Tác dụng: Gấp, đùi vào bụng.
** Khi cơ này bị viêm thì người bệnh không duỗi được đùi.

III. CƠ VÀ MẠCH MÁU THẦN KINH CHI TRÊN


1-Vùng nách: (Hình 3.13, 3.14)
Gồm tất cả các phần mềm nằm trước xương vai, giữa cánh tay và ngực nên được
giới hạn:
- Ở ngoài: xương cánh tay và khớp vai
- Ở trước và trong là thành ngực
- Ở sau là khu vai Vùng nách là một hình tháp cụt có 4 thành (Trước, sau, trong và
ngoài), 1 đỉnh ở trên, 1 nền ở dưới và một khoang hay hố nách, với thành phần quan
trọng là mạch máu, thần kinh dựng ở trong
1.1. Các thành:
1.1.2. Thành trước: Gồm da, lá cân nông, cơ ngực to, lớp cân sâu, cơ ngực bé, cơ
dưới đòn (xem thành ngực trước).
1.1.3. Thành sau: Gồm 6 cơ bám vào xương vai: cơ dưới vai, cơ tròn to, cơ lưng to
và các cơ khác (xem thành ngực sau).
1.1.4. Thành trong: Là thành bên của lồng ngực có cơ răng trước (to) phủ.
1.1.4. Thành ngoài: Tạo bởi đầu trên xương cánh tay với gân cơ nhị đầu ở trước, cơ
quạ cánh tay ở trong và cơ Delta ở ngoài. Cơ Delta bám từ sống vai và xương đòn đến
bám vào ấn Delta ở mặt ngoài xương cánh tay.
Tác dụng: Dạng cánh tay, đưa cánh tay lên.
1.2. Đỉnh:
Đỉnh của nách là khe sườn đòn I. Khe này nằm giữa xương đòn và xương sườn I.
1.3. Nền của nách: Có 4 lớp từ nông đến sâu.
- Da: Mềm có nhiều lông và tuyến mồ hôi.
- Mô tế bào dưới da có nhiều mỡ.
- Mạc nông: Cùng đi với cơ ngực to đến cơ lưng to.
- Mạc sâu: Là lá sâu của mạc đòn ngực.
1.4. Cơ quan đựng trong nách
Trong nách có 1 khối mô mỡ, bó mạch thần kinh đi xuống chi trên và nhiều hạch
bạch huyết.
Hình 3.13. Cơ ngực lớn

Hình 3.14. Các cơ trên các thành của nách.

1.4.1. Đám rối thần kinh cánh tay (H 3.15)


Đám rối thần kinh cánh tay được phát nguyên từ cổ, cấu tạo bởi các ngành trước của
dây thần kinh cổ V,VI,VII, VIII và dây thần kinh ngực I (D I), các ngành này hợp thành
các thân nhất:
- CV và C.VI hợp thành thân nhất I.
- CVII cho ra thân nhất II.
- C.VIII và L.I (N.I) hợp thành thân nhất III.
* Từ các thân nhất cho ra các thân nhì.
- Thân nhất I, II hợp thành thân nhì trước ngoài,
- Thân nhất III cho ra thân nhì trước trong.
- Thân nhất I, II,III cho ra 3 ngành sau hợp thành thân nhì sau.

Hình 3.15. Đám rối thần kinh cánh tay.

* Từ các thân nhì cho ra các dây thần kinh:


- Thân nhì sau cho ra dây thần kinh mũ và quay.
- Thân nhì trước ngoài cho ra dây thần kinh cơ bì và rễ ngoài dây thần kinh giữa.
- Thân nhì trước trong cho ra rễ trong dây thần kinh giữa và dây thần kinh trụ, dây
thần kinh phụ bì cánh tay trong và dây thần kinh bì cẳng tay trong.
1.4.2. Động mạch nách.
1.4.2.1. Đường đi và giới hạn:
Động mạch nách chạy tiếp động mạch dưới đòn chếch xuống dưới và ra ngoài từ
điểm giữa, dưới xương đòn đến bờ dưới cơ ngực to. Cơ tuỳ hành là cơ quạ cánh tay.
1.4.2.2. Liên quan với các dây thần kinh:
Cơ ngực bé chia động mạch nách ra làm 3 đoạn.
- Đoạn trên cơ ngực bé các thân nhì nằm ngoài động mạch.
- Đoạn sau cơ ngực bé các thân nhì quây quanh động mạch.
+ Thân nhì trước ngoài ở ngoài.
+ Thân nhì trước trong ở trong.
+ Thân nhì sau ở sau động mạch.
+ Tĩnh mạch nách luôn luôn đi phía trong động mạch nách.
- Đoạn dưới cơ ngực bé: Các dây thần kinh chạy xa dần động mạch, chỉ còn dây
thần kinh giữa đi cùng động mạch.
1.4.2.3. Nghành bên:
Động mạch nách trên đường đi phân ra 6 ngành bên:
- Động mạch ngực trên nhánh vào các cơ ngực.
- Động mạch cùng vai ngực cấp máu cho thành trước ngực.
- Động mạch vú ngoài cấp máu cho thành trong.
- Động mạch vai dưới cấp máu cho thành sau.
- Động mạch mũ cánh tay trước.
- Động mạch cánh mũ tay sau đi cùng với dây thần kinh nách (mũ) qua lỗ tứ giác
vào vùng Delta.
1.4.2.4. Vòng nối:
Để tái lập tuần hoàn ở vùng vai nách khi động mạch nách bị tổn thương, các ngành
bên tiếp nối với nhau thành 3 vòng nối:
- Vòng nối quanh vại: Do động mạch vai sau, vai trên tách ra từ động mạch dưới
đòn tiếp nối với động mạch vai dưới.
- Vòng nối quanh ngực: Do động mạch vú trong tách ra từ động mạch dưới đòn tiếp
nối với động mạch vú ngoài tách ra từ động mạch nách.
- Vòng nối quanh cánh tay: Do động mạch mũ tách ra từ động mạch nách tiếp nối
với nhánh lên của động mạch cánh tay sâu.
** Chú ý: Hai vòng nối trên không tiếp nối với vòng nối dưới, nên thắt động mạch
nách ở khoảng giữa động mạch mũ và động mạch dưới vai là rất nguy hiểm.
* Hạch bạch huyết: ở vùng nách có nhiều hạch bạch huyết xếp thành 3 toán:
- Toán cánh tay: Nhận bạch huyết ở cánh tay đi lên.
- Toán ngực: Nhận bạch huyết ở ngực và vú.
- Toán vai: Nhận bạch huyết ở khu vai. Bạch huyết của 3 toán trên đổ về toán trung
ương và toán dưới đòn, sau cùng đổ về tĩnh mạch dưới đòn. Bạch huyết bên phải và bên
trái có thể nối với nhau
2. Cánh tay: (H.3.16, 3.17): Được giới hạn từ nên nách đến trên nếp khuỷu hai
khoát ngón tay và nối tiếp với khu khuỷu. Trên thiết đồ ngang 1/3 giữa xương cánh tay và
hai vách gian cơ trong, ngoài chìa cánh tay làm hai khu: Khu cánh tay trước và khu cánh
tay sau.
2.1. Khu cánh tay trước
2.2.2. Lớp nông:
- Da và mô dưới da: Ở lớp mô tế bào dưới da có tĩnh mạch đầu, tĩnh mạch nền và
các nhánh thần kinh bì cánh tay trong ở trong, thần kinh nách ở ngoài
- Mạc nông mỏng ở mặt sau. Tách ra hai vách gian cơ trong và ngoài
2.1.2. Lớp sâu:
Các cơ xếp thành hai lớp:
2.1.2.1. Lớp cơ nông: có 1 cơ : Cơ nhị đầu:
Nguyên uỷ:
- Đầu dài bám vào củ (diện) trên ổ chảo, đi xuống trong rãnh nhị đầu (rãnh gian củ).
- Đầu ngắn bám vào mỏm quạ xương vai.
Hình 3.16. Các cơ vùng cánh tay trước: A. lớp nông, B. lớp sâu.

Hình 3.17. Cơ tam đấu vùng cánh tay sau


Bám tận:
- Một gân bám vào lồi củ xương quay.
- Một trẽ cân đi xuống dưới lẫn vào mạc cẳng tay.
Tác dụng: gấp cẳng tay vào cánh tay.
Chú ý: Cơ nhị đầu là cơ tuỳ hành của động mạch cánh tay.
2.1.2.2. Lớp cơ sâu gồm hai cơ:
+ Cơ quạ cánh tay: ở 1/3 trên cánh tay phía trong, bám từ mỏm quạ xương vai đến bám
tận vào 1/3 trên với 1/3 giữa mặt trong xương cánh tay. Tác dụng: khép cánh tay.
+ Cơ cánh tay trước: bám từ 2/3 dưới mặt trước xương cánh tay và hai vách gian cơ
trong và ngoài bám tận vào mỏm vẹt xương trụ. Tác dụng: gấp cẳng tay vào cánh tay.
2.1.3. Mạch máu - thần kinh:
2.1.3.1. Động mạch cánh tay: Chạy tiếp với động mạch nách từ bờ dưới cơ ngực to
chạy xuống dưới nếp khuỷu 3 cm, phân làm hai động mạch là động mạch trụ và động
mạch quay.
* Đường chuẩn đích của động mạch cánh tay là đường vạch thẳng từ điểm giữa
xương đòn đến điểm giữa nếp khuỷu, khi dạng tay 90° và nằm trong ống cánh tay dọc
theo bờ trong cơ nhị đầu.
* Ống cánh tay là một hình lăng trụ tam giác gồm 3 thành:
+ Thành trước cơ quạ cánh tay, cơ nhị đầu.
+ Thành sau vách gian cơ trong.
+ Thành trong mạc cánh tay, mô dưới da và da.
Động mạch cánh tay khi tới nếp khuỷu đi sát bờ trong cơ nhị đầu có trẽ cân cơ nhị đầu
phủ lên, ở trước nông có tĩnh mạch giữa nền và dây thần kinh bì cánh tay trong.
* Liên quan:
+Tĩnh mạch: Luôn luôn có 2 tĩnh mạch cánh tay đi kèm theo hai bên động mạch.
+Thần kinh: Các dây thần kinh của đám rối thần kinh cánh tay ở trên ống thì chạy
xa động mạch, chỉ còn dây thần kinh giữa trung thành với động mạch chạy suốt trong ống
cánh tay. Dây thần kinh giữa ở trên nằm phía trước ngoài động mạch, sau đó bắt chéo
phía trước động mạch và đi xuống nằm trong động mạch.
* Nhánh bên: Động mạch cánh tay phân ra 6 nhánh bên sau:
+ Nhánh nuôi cơ (10 - 15 nhánh).
+ Nhánh nuôi cơ Delta.
+ Nhánh động mạch cánh tay sâu.
+ Nhánh động mạch bên trong trên.
+ Nhánh động mạch bên trong dưới.
* Ngành nối: Động mạch cánh tay có 3 vòng
+ Nối với động mạch nách, do nhánh lên động mạch cánh tay sâu nối với động
mạch mũ
+ Nối với động mạch trụ do động mạch bên trong trên, bên trong dưới nối với động
mạch quặt ngược trụ.
+ Nối với động mạch quay do nhánh xuống động mạch cánh tay sâu nối với quặt
ngược quay sau và quặt ngược quay trước.
2.1.3.2. Tĩnh mạch cánh tay:
- Tĩnh mạch nông gồm: Tĩnh mạch đầu ở phía ngoài cánh tay và tĩnh mạch nền ở
phía trong cánh tay.
- Tĩnh mạch sâu: Thường có 2 tĩnh mạch đi kèm theo động mạch.
2.1.3.3. Thần kinh khu cánh tay trước.

Hình 3.18. Các TK chính của chi tên: A. Nhìn trước, B. Nhìn sau.

a - Dây thần kinh cơ bì: Tách ra từ thân nhì trước ngoài của đám rối thần kinh cánh
tay, sau đó xuyên qua cơ quạ cánh tay, đi giữa 2 cơ, cơ nhị đầu và cơ cánh tay trước, tới
rãnh nhị đầu ngoài chọc qua mạc nông chia 2 ngành cùng để cảm giác cho mặt ngoài
cẳng tay. Dây thần cơ bì sau khi chui qua cơ quạ cánh tay phân ra các nhánh vận động
cho các cơ khu cánh tay trước (Cơ quạ cánh tay, cơ nhị đầu và cơ cánh tay trước).
b - Dây thần kinh bì cánh tay trong: Tách ra từ thân nhì trước trong chui qua mạc
nông để chi phối cảm giác cho phần dưới mặt trong cánh tay.
c - Dây thần kinh bì cẳng tay trong: Tách ra từ thân nhì trước trong (Nhánh cảm
giác) đi phía trong động mạch cánh tay, trong ống cánh tay một đoạn ngắn đến 1/3 giữa
cánh tay chọc qua mạc nông để chi phối cảm giác cho phần dưới mặt trong cánh tay và
phía trong cẳng tay.
d - Dây thần kinh trụ: Tách ra từ thân nhì trước trong đi kèm theo phía trước động
mạch cánh tay trong ống cánh tay đến 1/3 giữa cánh tay cùng với động mạch bên trong
trên chọc qua vách gian cơ trong ra khu sau cánh tay, sau đó qua rãnh khuỷu xuống cẳng
tay. Ở cánh tay dây thần kinh trụ không phân nhánh bên nào.
e - Dây thần kinh giữa: Là dây hỗn hợp do hai rễ hợp thành, rễ ngoài (Tách ra từ
thân nhì trước ngoài) và rễ trong (tách ra từ thân nhì trước trong) đi cùng với động mạch
cánh trong ống cánh tay và không phân nhánh. Ngoài các dây thần kinh trên còn dây thần
mũ (DTK nách) không xuống cánh tay lại chui ra sau vòng qua cơ phẫu thuật đầu trên
xương cánh tay đi đến chi phối cho cơ Delta.
2.2. Khu cánh tay sau.Khu cánh tay sau gồm.
2.2.1. Lớp nông: Da, mô dưới da và mạc nông.
2.2.2. Lớp Sâu:
2.2.2.1. Lớp cơ: Chỉ có một cơ tam đầu cánh tay do 3 phần cơ hợp thành.
- Phần dài bám vào củ dưới ổ chảo.
- Phần rộng ngoài bám mặt sau xương cánh tay.
- Phần rộng trong bám vào mặt sau xương cánh tay.
Cả 3 phần hợp thành một thân cơ chạy xuống dưới chụm thành một gân chung đến
bám tận vào mỏm khuỷu. Tác dụng: Duỗi cẳng tay.
2.2.5. Mạch máu- thần kinh. Gồm có 2 bó mạch thần kinh
2.2.3.1. Bó mạch thần kinh trên: Gồm động mạch cánh tay sâu và dây thần kinh quay.
+ Động mạch cánh tay sâu: Tách ra từ động mạch cánh tay chui qua lỗ tam giác
cánh tay tam đầu ra khu cánh tay sau (Nằm trong rãnh xoắn xương cánh tay cùng dây
thần kinh quay). Sau đó phần các nhánh bên và nhánh cùng để nuôi dưỡng cho khu cánh
tay sau cùng với động mạch mũ là nhánh bên của động mạch nách, nối động mạch quặt
ngược quay (Quay trước và quay sau)
+ Dây thần kinh quay: Tách ra từ thân nhì sau đi cùng động mạch cánh tay sâu
chui qua lỗ tam giác tam đầu ra khu sau nằm sát rãnh xoắn xương cánh tay. Ra khỏi rãnh
xoắn dây thần kinh quay chọc qua vách gian cơ ngoài để ra trước theo rãnh nhị đầu ngoài
của hố khuỷu và chia 2 nhánh đi xuống cẳng tay, dây thần kinh quay phân ra các nhánh
vận động cho cơ tam đầu và các nhánh cảm giác vùng cánh tay ngoài và sau.
** Chú ý: Khi chấn thương gẫy 1/3 giữa xương cánh tay, gây tổn thương bó mạch
thần kinh quay.
2.2.3.2. Bó mạch thần kinh dưới: Nằm ở 1/3 dưới mặt trong cánh tay, ngay phía sau
vách gian cơ trong gồm dây thần kinh trụ và động mạch bên trụ trên (Đ/M bên trong
trên). Đoạn này dây thần kinh trụ không cho nhánh bên nào đi xuống tiếp dưới cánh tay
vào vùng khuỷu ở rãnh khuỷu trong thuộc vùng khuỷu.
3. Khuỷu:
Khuỷu nối cẳng tay và cánh tay gồm các vùng ở phía trên và dưới nếp khuỷu 3
khoắt ngón tay, nên khuỷu được chia ra:
- Phía trước là khu khuỷu trước chính là nếp khuỷu
- Phía sau là khu khuỷu sau
3.1. Khu khuỷu trước. (H 4.31)
3.1.1. Lớp nông: Da và mô dưới da và các thành phần tĩnh mạch, thần kinh nông.
3.1.1.1. Hệ thống tĩnh mạch M. Được hợp bởi ba tĩnh mạch giữa nếp khuỷu là:
Quay nông, giữa nông và trụ nông.
+ Tĩnh mạch quay nông hợp với tĩnh mạch giữa nông bởi tĩnh mạch giữa đầu sau đó
đổ vào tĩnh mạch đầu.
+ Tĩnh mạch giữa nông hợp với tĩnh mạch trụ nông bởi tĩnh mạch giữa nền sau đó
đổ vào tĩnh mạch nền.
** Chú ý: Hệ thống tĩnh mạch M ở mặt trước nếp khuỷu thường dùng để tiêm tĩnh
mạch, truyền tĩnh mạch trong điều dưỡng lâm sàng.
3.1.1.2. Thần kinh nông: Gồm 2 dây thần kinh nông.
- Thần kinh cơ bì cẳng tay trong, ở trong chạy theo tĩnh mạch trụ nông, chi phối
cảm giác khu trong cẳng tay.
- Thần kinh cơ bì: ở ngoài chạy theo tĩnh mạch quay nông, chia 2 nhánh chi phối
cảm giác khu ngoài cẳng tay.
3.1.2. Lớp sâu: Gồm ba toán cơ
3.1.2.1. Toán cơ giữa:Gồm phần dưới cơ cánh tay trước và cơ nhị đầu.
3.1.2.2. Toán cơ trong: Còn gọi là toán cơ trên lồi cầu gồm cơ sấp tròn, cơ gan tay
lớn, cơ gan tay bé, cơ trụ tước, cơ gấp chung nông và cơ gấp chung sâu.

3.1.2.3. Toán cơ ngoài : Gồm cơ ngửa dài, cơ ngửa ngắn, cơ quay I. Ba toán cơ trên
hợp thành 2 rãnh nhị đầu (trong, ngoài) trong rãnh có mạch máu và thần kinh chạy qua.
- Rãnh nhị đầu ngoài: Có nhánh trước của động mạch cánh tay sâu tiếp nối với động
mạch quặt ngược quay trước. Thần kinh quay từ sau cánh tay vòng ra trước vào rãnh nhị
đầu ngoài chia làm 2 nhánh.
+ Nhánh vận động chạy ra khu cẳng tay sau,
+ Nhánh trước cảm giác chạy theo cơ ngửa dài xuống cẳng tay.
- Rãnh nhị đầu trong: Động mạch cánh tay nằm ngoài, dây thần kinh giữa nằm
trong. Nhánh động mạch bên trong dưới tiếp nối với động mạch quặt ngược trụ trước
3.2. Khu khuỷu sau. Gồm mỏm khuỷu ở giữa và hai rãnh ở hai bên.
3.2.1. Rãnh ngoài (rãnh trên lồi cầu): Rộng và nông có nhánh sau của động mạch
cánh tay sâu tiếp nối với động mạch quặt ngược quay sau..
3.2.2. Rãnh trong (rãnh trên ròng dọc): Hẹp và sâu hơn cổ dây thần kinh trụ và
động mạch bên trong trên tiếp nối với động mạch quặt ngược trụ sau.
4. Cẳng tay.
Giới hạn: Từ đường thẳng ngang dưới nếp khuỷu 3 khoắt ngón tay đến nếp gấp xa
nhất của cổ tay (Hoặc đường vòng qua chỏm xương trụ), cẳng tay được chia làm 2 khu:
Khu cẳng tay trước ngắn với khu sau bởi xương cẳng tay (Xương quay, xương trụ) và
màng gian cốt.
Theo danh pháp giải phẫu quốc tế và tác giả Anh, Mỹ đã gộp cơ khu ngoài thuộc
nhóm cơ duỗi vào khu cẳng tay sau, còn theo tác giả cổ điển Pháp vẫn ghép khu ngoài
vào khu cẳng tay trước.
4.1. Khu cẳng tay trước.
Hình 3.19. Các cơ trong ngăn trước của cẳng tay: A. Phần nông, B. Phần sâu

4.1.1. Lớp nông:


Gồm: - Da, mô dưới da, tĩnh mạch nông, thần kinh nông.
- Mạc cẳng tay ở trên dày và mỏng ở dưới bao quanh cẳng tay.
4.1.2. Lớp sâu.
4.1.2.1. Lớp cơ: Gồm 8 cơ xếp thành 4 lớp:
+ Lớp cơ nông đều có nguyên uỷ bám vào mỏm trên ròng dọc:
- Cơ sấp tròn: Bám tận vào phần giữa mặt ngoài xương quay: sấp, gấp cẳng tay.
- Cơ gan tay lớn (Cơ gấp cổ tay quay): Bám tận vào mặt trước nền xương đốt bàn
tay II. Tác dụng: Gấp bàn tay và căng gân gan tay lớn.
- Cơ gan tay dài (Cơ gan tay bé): bám tận vào cân gan tay: Gấp bàn tay.
- Cơ gấp cổ tay trụ (Cơ trụ trước): Bám tận vào xương đậu là cơ tuỳ hành của động
mạch trụ. Tác dụng: Gấp và nghiêng bàn tay vào trong.
+ Lớp cơ giữa có 1 cơ gấp chung nông các ngón tay: Bám từ mỏm trên ròng dọc,
mỏm vẹt và bờ trước xương quay đi xuống đến cổ tay chia làm 4 trẽ gân, mỗi gân lại chia
làm 2 trẽ bám vào sươn đốt II các ngón tay II, III, IV, V. Tác dụng: Gấp các ngón của
bàn tay.
+ Lớp cơ sâu gồm 2 cơ
- Cơ gấp chung sâu các ngón: Bám từ mặt trước xương trụ và màng gian cốt đến
bám vào đốt III của các ngón tay II, III, IV, V: Gấp các ngón tay vào bàn tay.
- Cơ dài gấp ngón I (Cái): Bám từ mặt trước xương quay và màng gian cốt đến bám
vào đốt II ngón I. Tác dụng: Gấp ngón I.
+ Lớp sát xương: có 1 cơ sấp vuông nằm sát xương bám từ 1/4 dưới mặt trước
xương quay và xương trụ. Tác dụng: sấp cẳng tay.
4.1.2.2. Mạch máu - thần kinh.
Động mạch cánh tay đi xuống ở trước lồi củ nhị đầu xương quay chia làm 2 nhánh
tận là động mạch quay và động mạch trụ. Khu cẳng tay trước có 3 bó mạch thần kinh và
dây thần kinh giữa.
* Bó mạch TK quay: Gồm động mạch quay và nhánh trước dây thần kinh quay.
+ Động mạch quay: Là nhánh cùng của động mạch cánh tay, bắt đầu từ 3 cm dưới
nếp khuỷu, hướng ra ngoài cẳng tay so với động mạch trụ và ở nông hơn, phía trước
ngoài động mạch quay bị che phủ cơ ngửa dài (Cơ ngửa dài là cơ tuỳ hành của động
mạch quay), ở 1/3 dưới động mạch nằm phía trước đầu dưới xương quay (Vị trí dùng để
bắt mạch quay trong điều dưỡng lâm sàng), sau đó động mạch quay đi vòng ra phía sau
khu bàn tay qua hõm lào giải phẫu.
Ngành bên: Trên đường đi động mạch quay phân ra các ngành bên sau:
- Động mạch quặt ngược quay.
- Nháng ngang cổ tay.
- Nhánh gan tay nông
- Nhánh mu cổ tay.
- Động mạch ngón cái chính.
+ Thần kinh quay: Là nhánh trước của thần kinh quay (Nhánh cảm giác), chạy
ngoài động mạch quay đến 1/3 dưới cẳng tay thì luồn dưới cân cơ chui ra sau rồi xuống
mu tay để chi phối cảm giác cho nửa ngoài mu tay và mu 2 ngón rưỡi ngoài.
* Bó mạch thần kinh trụ:
+ Động mạch trụ: Là nhánh tận cùng của động mạch cánh tay, từ 3 cm dưới nếp
khuỷu chếch vào trong dưới cơ sấp tròn và chui qua cân cơ gấp chung nông, tới 1/3 giữa
cẳng tay gặp dây thần kinh trụ và gân cơ gấp chung nông ở trước (Cơ trụ trước là cơ tuỳ
hành của động mạch trụ)
Ngành bên: Trên đường đi động mạch trụ phân ra các nhánh bên sau.
- Thận động mạch quặt ngược trụ.
- Động mạch gian cốt chia làm 2 nhánh: Động mạch gian cốt trước và động mạch
gian cốt sau.
- Nhánh ngang cổ tay và nhánh ngang mu tay.
- Nhánh trụ cổ tay.
* Bó mạch thần kinh gian cốt gồm có:
+ Động mạch gian cốt trước: Là nhánh xuất phát từ động mạch gian cốt chung, chạy
sau khe giữa cơ gấp dài ngón I và cơ gấp chung sâu kèm theo 2 tĩnh mạch ở hai bên.
+ Thần kinh gian cốt trước: Là nhánh lớn nhất của dây thần giữa, đi cùng và nằm
ngoài động mạch gian cốt trước vận động cho các cơ ở sâu (Trừ 2 bó trong của cơ gấp
chung sâu) và cảm giác cho khớp cổ tay.
* Dây thần kinh giữa:
- Ở phía trên bắt chéo động mạch trụ để chui vào giữa 2 bó của cơ sấp tròn rồi chui
xuống cơ gấp trung nông.
- Ở phía dưới dây thần kinh giữa chạy sau cơ gấp chung nông và trong khe giữa cơ
dài gấp ngón I và cơ gấp chung sâu để phân nhánh vận động cho các cơ ở khu cẳng tay
trước (Trừ cơ trụ trước và 2 bó trong của cơ gấp chung sâu).
- Dây thần kinh giữa và các nhánh nuôi nó hợp thành bó mạch thần kinh giữa (Gs
Trịnh Văn Minh)
4.2. Khu cẳng tay sau. Theo tác giả Anh, Mỹ các cơ ở khu ngoài thuộc cẳng tay sau
còn gọi là khu cẳng tay sau ngoài.
4.2.1. Các lớp nông: Da, mô dưới da có tĩnh mạch thần kinh nông, mạc cẳng tay.
4.2.2. Lớp cơ chia làm 2 lớp
4.2.2.1. Lớp cơ nông: Chia làm 2 nhóm.
+ Nhóm ngoài của lớp nông gồm 3 cơ.
- Cơ ngửa dài (Cơ cánh tay quay): Bám từ trên lồi cầu xương cánh tay đến bám vào
đầu dưới xương quay. Tác dụng: Gấp, sấp, ngửa cẳng tay.
- Cơ duỗi cổ tay quay dài (Quay I) Bám từ mỏm trên lồi cầu xương cánh tay đến
bám vào nền xương bàn II. Tác dụng: Duỗi và dạng bàn tay.
- Cơ duỗi cổ tay quay ngắn (quay II): Bám từ mỏm trên lồi cầu ngoài xương cánh
tay đến bám vào nền đốt bàn tay III. Tác dụng: Duỗi và dạng bàn tay.
+ Nhóm sau của lớp nông gồm 4 cơ:
- Cơ duỗi chung các ngón tay: Bám từ mỏm trên lồi cầu ngoài xương cánh, mạc
cẳng tay đến bám vào bởi gân vào nền xương đốt ngón II, III, IV, V. Tác dụng: Duỗi
ngón tay và cổ tay.
- Cơ duỗi ngón V (út): Bám từ mỏm trên lồi cầu ngoài xương cánh tay, mạc cẳng
tay đến bám vào mu đốt nền ngón V. Tác dụng: Duỗi ngón V.
- Cơ duỗi cổ tay trụ (cơ trụ sau): Bám vào mỏm trên lồi cầu ngoài xương cánh tay,
mạc cẳng tay đến bám tận vào nền xương đốt bàn V. Tác dụng: Duỗi, khép bạn tay, cố
định bàn tay lúc gấp và duỗi ngón tay.
- Cơ khuỷu: Bám vào mỏm trên lồi cầu ngoài xương cánh tay đến bám vào bờ ngoài
mỏm khuỷu và mặt sau xương trụ. Tác dụng: Duỗi cẳng tay.
4.2.2.2. Lớp cơ sâu: Gồm 5 cơ:
- Cơ dạng ngón I dài (cái): Bám từ mặt ngoài xương trụ, xương quay, màng liên cốt
đến bám vào nền xương đốt bàn I phía ngoài.Tác dụng: Dạng ngón cái và bàn tay
- Cơ duỗi ngắn ngón I (cái): Bám từ mặt sau xương trụ, xương quay, màng liên cốt
đến bám vào nễn xương đốt I ngón I.Tác dụng: Duỗi ngón I (cái) dạng bàn tay.
- Cơ duỗi dài ngón I (cái): Bám vào mặt sau 1/3 giữa xương trụ, màng liên cốt đến
bám vào xương đốt II ngón I.Tác dụng: Duỗi đốt II ngón I và dạng bàn tay.
- Cơ duỗi ngón II (trỏ): Bám từ mặt sau xương trụ, màng liên cốt bám vào gân cơ
ngón II. Tác dụng: Duỗi ngón I ngón II.
- Cơ ngửa ngắn: Có 2 lớp chồng lên nhau và quây quanh xương cổ tay, giữa 2 lớp
có ngành sâu của dây thần kinh quay.
+ Lớp nông: Bám từ mỏm trên lồi cầu ngoài xương cánh tay, đầu trên xương trụ đến
bám vào bờ trước xương quay.
+ Lớp sâu: Bám vào phía sau hõm quay xương trụ, vòng qua cổ tay quay để bám
vào mặt sau ngoài xương quay.
Tác dụng: Ngửa cẳng tay và bàn tay.
4.2.3. Mạch máu, thần kinh khu cẳng tay sau.
4.2.3.1. Động mạch gian cốt sau:
Là nhánh tách ra từ động mạch gian cốt chung, luôn có 2 tĩnh mạch đi kèm.
4.2.3.2. Thần kinh gian cốt sau: Là nhánh cùng sâu của thần kinh quay vận động
cho các cơ khu cẳng tay sau trừ cơ ngửa dài và cơ quay I là do nhánh bên của dây thần
kinh quay chi phối. Dây thần gian cốt sau, sau khi tách ra cùng với nhánh cùng của dây
kinh quay ở rãnh nhị đầu ngoài của vùng khuỷu đi xuống vòng quanh cổ xương quay
trước khi đi giữa 2 cơ ngửa để tới khu sau phân nhánh vận động cho các cơ ở đó.
** Chú ý: Khi bị chấn thương gẫy cổ xương quay có thể gây tổn thương nhánh vận
động của dây thần kinh quay.
5. Cổ tay, bàn tay, ngón tay.
5.1. Khu cổ tay: Được chia làm 2 khu là khu cổ tay trước và khu cổ tay sau. Nằm ở
trước và sau các khớp cổ tay gồm tất cả các phần mềm, các gân, cơ, mạch máu.
5.1.1. Khu trước cổ tay:
- Trên dây chằng vòng trước cổ tay có bó mạch thần kinh trụ ở ngoài xương đậu
- Dưới dây chằng vòng trước cổ tay, trong ống cổ tay có các gân gấp và dây thần
kinh giữa đi từ cẳng tay xuống bàn tay (DTK giữa nằm ở trước gân gấp chung nông của
ngón II, ngoài gân gấp chung sâu của ngón III)
- Động mạch quay từ rãnh mạch đi vòng xuống dưới mỏm châm quay để ra sau, vào
hõm lào giải phẫu ở cổ tay nó chỉ tách ra một nhánh nhỏ là động mạch quay gan tay.
5.1.2. Khu Sau cổ tay:
- Từ ngoài và trong gồm: Da, mô dưới da, các tĩnh mạch nông và dây thần kinh
nông (ngành trước dây thần kinh quay và nhánh bì mu tay, dây trụ) lớp dưới mu có các
gân duỗi đi từ cẳng tay sau đi xuống.
- Động mạch quay khi tới cổ tay vòng xuống phía dưới mỏm châm quay để ra sau,
chạy trong hõm lào giới hạn bởi các gân cơ duỗi và dài duỗi ngón I (cái).
5.2. Khu bàn – ngón tay
5.2.1. Khu gan tay:
- Da gan tay dày và thô dính chặt vào lớp mạc, còn mô dưới da có các tĩnh mạch
nông rất nhỏ và nhiều nhánh thần kinh nông thuộc dây thần khinh giữa, trụ và quay
- Mạc gan tay (cân) gồm mạc sâu và mạc nông chia gan tay làm 2 khu: Khu gan tay
nông và khu gan tay sâu.
5.2.1.1. Khu gan tay nông: Nằm giữa mạc sâu và mạc nông. Mạc nông mỏng ở 2
bên, dày ở giữa, tách ra 2 vách trong và ngoài đồng thời chia khu gan tay nông ra làm 3 ô:
Ô mô cái, ô mô út và ô gan tay giữa
+ Ô mô cái: Từ nông vào sâu có 4 cơ đi từ các xương cổ tay tới ngón I (Cái).
- Cơ dạng ngắn ngón I (Cái).
- Cơ gấp ngắn ngón I (Cái).
- Cơ đối chiếu ngón I (Cái).
- Cơ khép ngón I (Cái).
+ Ô mô út: Từ nông đến sâu có một cơ gan tay ngắn (Gan tay bì) và 3 cơ vận động
ngón V.
- Cơ dạng ngón V (út).
- Cơ ngắn gấp ngón V (út).
- Cơ đối chiếu ngón V (út)
+ Cơ gan tay bì.
+ Ô gan tay giữa (ô mô giữa). Từ nông vào sâu gồm có:
- 4 gân cơ gấp chung nông.
- 4 gân cơ gấp chung sâu.
- 4 cơ giun bám vào sườn bên các gân gấp chung sâu.
5.2.1.2. Khu gan tay sâu:
Hai ô gian cốt nằm dưới cân sâu và giữa các xương bàn tay, có 8 cơ gian cốt.

Hình 3.20. Các cơ vùng gan tay.

5.2.1.3. Bao hoạt dịch: Gồm có 2 loại bao hoạt dịch bao quanh các gân gấp.
a - Các bao hoạt dịch ngón tay II, III, IV bao quanh các gân gấp của các ngón tay
này, đi từ khớp giữa đốt II và đốt III ngón tay tới phía trên khớp bàn tay, ngón tay tương
ứng khoảng 1cm.
** Chú ý: Khi rạch chín mẻ không được rạch chính giữa ngón tay để tránh sẹo gây
dính vào các gân gấp làm giảm chức năng của các ngón tay.
b - Bao hoạt dịch cổ tay- ngón tay: Gồm 2 bao.
- Bao quay: Bao gân cơ dài dạng ngón I (cái) từ trên dây chằng vòng cổ tay 2 cm
đến nền đốt II
- Bao trụ: Bao bọc các gân tay còn lại đi từ trên dây chằng vòng trước cổ tay 2 cm
đến nền đốt ngón V, theo chiều ngang đến đốt bàn III. Khi bị chín mé ở ngón I hoặc V,
mù trong bao hoạt dịch có thể lên tới cổ tay.
5.2.1.4. Mạch máu - thần kinh
* Động mạch: cấp máu cho khu gan tay gồm 2 cung động mạch
+ Cung động mạch gan tay nông: Do động mạch trụ và nhánh quay gan tay của
động mạch quay tạo thành, nằm ngay dưới cân gan tay nông và trên các gân gấp
+ Cung động mạch gan tay sâu: Do động mạch quay và nhánh trụ gan tay của động
mạch trụ tạo thành nằm sát xương.
* Thần kinh: Chi phối vận động là nhánh sâu của dây thần kinh trụ và nhánh mô cái
của dây thần kinh giữa. Nhánh chi phối cảm giác là nhánh nông của dây thần kinh trụ và
nhánh cảm giác của dây thần kinh giữa.
5.2.2 Khu mu tay.
5.2.2.1. Các gân, cơ: Dưới lớp da và mạc chỉ có các gân cơ duỗi đi từ cẳng tay sau
xuống rồi toả ra chạy vào các ngón tay, ở đây có các trẽ cân của các cơ giun và cơ gian
cốt bám vào các gân duỗi, để trợ lực duỗi đốt II- III.
5.2.2.2. Mạch máu - thần kinh
* Động mạch cấp máu là cung động mạch mu tay, do 2 nhánh mu cổ tay của động
mạch quay và động mạch trụ hợp thành.
* Thần kinh cảm giác là nhánh bì cẳng tay của dây thần kinh trụ cho 1/2 trong và
ngành trước của dây thần kinh quay cho 1/2 ngoài mu tay.
IV. CƠ - MẠCH MÁU - THẦN KINH CHI DƯỚI
1. Vùng mông (Hình 3.21)

Hình 3.21. Cơ vùng mông

1.1. Giới hạn: Ở trên mào chậu, ở dưới nếp lằn mông, ở ngoài đường nối gai chậu
trước trên đến mấu chuyển to xương đùi, ở trong mào giữa xương cùng
1.2. Lớp nông: Da, mô dưới da, mạch máu, thần kinh và mạc nông.
1.3. Lớp sâu: Gồm 8 cơ, chia làm 3 lớp
1.3.1. Lớp ngoài: Có hai cơ:
+ Cơ mông to là cơ rộng và dày
Nguyên uỷ: Bám vào mặt ngoài cánh chậu mặt sau xương cùng, dây chằng cùng củ,
đi xuống dưới ra trước
Bám tận: vào ngoài đường ráp xương đùi
Tác dụng: Duỗi, xoay đùi ra ngoài và nghiêng chậu hông
Thần kinh chi phối: do dây thần kinh mông dưới.
+ Cơ càng cân đùi
Nguyên uỷ: Bám vào gai chậu trước trên, mép ngoài mào chậu
Bám tận: vào lồi củ Giecdi đầu trên xương chày
Tác dụng: Căng mạc đùi, duỗi cẳng chân và dạng đùi ra ngoài
Thần kinh chi phối: Do dây thần kinh mông trên.
1.3.2. Lớp giữa: Có một cơ (Hình 3.21).
- Cơ mông nhỡ: Hình tam giác
Nguyên uỷ: Bám từ hố chậu ngoài và mào chậu
Bám tận: Vào mấu chuyển to xương đùi
Tác dụng: duỗi, xoay đùi ra ngoài, và nghiêng chậu hông
Thần kinh chi phối, vận động: Do thần kinh mông trên
1.3.3. Lớp sâu: Gồm 7 cơ.
+ Cơ mông bé
Nguyên uỷ: Bám vào phần trước mặt ngoài xương cánh chậu.
Bám tận: Mấu chuyển to xương âm.
Tác dụng: Giống cơ mông nhỡ.
+ Cơ tháp: Bám vào mặt bên xương cùng.
+ Cơ sinh đôi trên bám vào gai hông.
+ Cơ bịt trong: Bám xung quanh mặt trong lỗ bịt.
+ Cơ sinh đôi dưới, bám vào ụ ngồi.
+ Cơ bịt ngoài: Bám xung quanh mặt ngoài lỗ bịt.
Các cơ trên đều bám tận ở mấu chuyển to xương đùi.
+ Cơ vuông đùi: Bám từ ụ ngồi đến bám tận gờ liên mấu.
Tất cả các cơ ở lớp sâu (trừ cơ mông bé) đều có chung tác dụng: Xoay đùi
ra ngoài và được vận động bởi nhánh thần kinh của đám rối thần kinh cùng.
1.4. Mạch máu, thần kinh
Cơ tháp thuộc lớp sâu vùng mông làm mốc chia vùng mông làm hai tầng: Tầng trên
cơ tháp và tầng dưới cơ tháp. Vì vậy vùng mông có bó mạch thần kinh trên cơ tháp và
dưới cơ tháp
1.4.1. Bó mạch thần kinh trên cơ tháp: Gồm động mạch và thần kinh mông trên
* Động mạch mông trên: Là nhánh lớn nhất của động mạch chậu trong, từ trong
chậu hông chui qua khuyết mẻ hông lớn ở bờ trên cơ tháp ra mông.
+ Phân nhánh: Cho 2 nhánh vào cơ
- Nhánh nông: Đi giữa cơ mông lớn và cơ mông nhỡ
- Nhánh sâu: đi giữa cơ mông nhỡ và mông bé
+ Ngành nối động mạch mông trên nối với:
- Động mạch chậu ngoài qua nhánh mũ chậu sau
- Động mạch đùi sâu qua nhánh mũ chậu ngoài
- ĐM chậu trong qua nhánh động mạch mông dưới và động mạch cùng ngoài
* Thần kinh mông trên: Được tạo bởi thần kinh thắt lưng IV, V và dây thần kinh
cùng I chui qua khuyết mẻ hông lớn và chia 2 nhánh đi cùng với động mạch và tĩnh mạch
mông trên, thần kinh nằm sâu hơn động mạch và vận động cho 3 cơ: mông nhỡ, mông bé,
cơ căng cân đùi.
1.4.2. Bó mạch thần kinh dưới cơ tháp:
* Động mạch mông dưới là nhánh lớn của thân trước động mạch chậu trong, đi cùng
với ngành trước của dây thần kinh cùng I, II chui qua khuyết mẻ hông lớn đi ở dưới cơ
tháp ra vùng mông cùng với dây thần kinh mông dưới nằm ở sau giữa bó mạch thần kinh
thẹn và dây thần kinh ngồi.
+ Phân nhánh:
- Nhánh sau cấp máu cơ mông to và tiếp nối với động mạch mông trên.
- Nhánh xuống: Tiếp nối với động mạch xiên và động mạch mũ để cấp máu cho khu
đùi sau.
* Thần kinh mông dưới tách ra từ đám rối thắt lưng cùng (hình 3.22).
* Dây Thần kinh hông to (Thần kinh ngồi, tọa): Là dây thần kinh lớn nhất cơ thể,
nhánh tận của đám rối cùng, chi phối vận động cảm giác cho toàn bộ chi dưới (trừ khu
đùi trước trong) đi từ bờ dưới cơ tháp chạy xuống dưới giữa cơ mông to và sau cơ bịt, cơ
sinh đôi, cơ vuông đùi ở trước qua rãnh ngồi - mấu để xuống khu đùi sau. Thần kinh nằm
ngoài động mạch ngồi.
* Dây thần kinh hông bé: Là nhánh bên của đám rối cùng ở bên trong dây TK hông
to phân nhánh vận động cơ mông to, chi phối cảm giác mặt sau đùi và khoeo.
* Bó mạch thần kinh thẹn trong: Do động mạch thẹn trong tách ra từ động mạch
chậu trong đi cùng với dây thần kinh thẹn là nhánh của đám rối thần kinh cùng II, III, IV.
Sau đó bó mạch thần kinh thẹn đi dưới cơ tháp ra vùng mông, rồi vòng quanh gai hông
vào trong để chi phối, nuôi dưỡng và vận động cho vùng đáy chậu - sinh dục.
Hình 3.23. Sơ đồ đám rối thần kinh thắt hông cùng.

** áp dụng thực tế trong công tác điều dưỡng:


- Tiêm mông: Ở 1/3 trên ngoài đường kẻ từ đỉnh rãnh liên mông đến gai chậu trước
trên: sẽ không đâm vào dây thần kinh tọa. 
- Khi viêm dây thần kinh hông to có thể tìm điểm đau ở rãnh ngồi - mấu (điểm
Valleix) ấn vào người bệnh cảm giác đau.
2. Vùng đùi: Đùi được giới hạn:
- Trên: nếp lằn bẹn ở trước và nếp lằn mông ở sau.
- Dưới: Bởi một đường ngang trên nền xương bánh chè 3 khoát ngón tay.
Trên thiết đồ ngang qua đùi được ngăn cách bởi vách ngăn cơ đùi ngoài và cơ khép
lớn, chia đùi làm 2 vùng: vùng đùi trước và vùng đùi sau.
2.1. Vùng đùi trước Lại chia làm 2 khu: Khu đùi trước và khu đùi trong:
2.1.1. Khu đùi trước (Hình 3.24).
Hình 3.24: Các cơ gấp đùi, khép đùi và duỗi cẳng chân.

* Giới hạn:
- Trên: Nếp lằn bẹn.
- Dưới: Đường ngang cách bờ trên (Nền) xương bánh chè 3 khoát ngón tay. 
- Ngoài: Đường kẻ từ gai chậu trước trên đến lồi cầu ngoài xương đùi.
- Trong: Đường kẻ từ ngành dưới mu đến lồi cầu trong xương đùi.
2.1.1.2. Lớp nông: Gồm có da, mô dưới da, mạch máu, thần kinh và mạc nông.
2.2.2.2. Lớp sâu: Gồm có 3 cơ.
+ Cơ may:
Nguyên uỷ: Bám từ gai chậu trước trên, chạy bắt chéo trước đùi xuống
Bám tận: vào mặt trong xương đùi.
Tác dụng: Gấp đùi vào bụng và gấp cẳng chân vào đùi.
+ Cơ thắt lưng chậu.
Nguyên uỷ: Bám vào bên cột sống thắt lưng và hô chậu trong
Bám tận: vào mấu chuyển bé xương đùi.
Tác dụng: Gấp đùi vào bụng.
+ Cơ tứ đầu đùi: Là khối cơ lớn được hợp bởi 4 cơ:
- Cơ thẳng đùi trước: Bám từ gai chậu trước trên và vành ổ cối.
- Cơ rộng ngoài: Bám từ mép ngoài đường ráp xương đùi.
- Cơ rộng trong: Bám từ mép trong đường ráp xương đùi.
- Cơ đùi: Bám từ mặt trước và mặt ngoài xương đùi.
Bốn cơ hợp thành một gân chung bám vào lồi củ trước đầu trên xương chày và tác
dụng duỗi cẳng chân.
* Tóm lại: Tác dụng của các cơ khu đùi trước là gấp đùi và duỗi cẳng chân.
2.1.1.3. Mạch máu - thần kinh.
* Động mạch cấp máu cho khu đùi trước là động mạch đùi sâu.
* Thần kinh do dây thần kinh đùi chi phối. Nhưng ở khu đùi trước còn có tam giác
đùi (tam giác Scapar) và ống đùi chứa đựng bên trong là mạch máu, thần kinh.
* Tam giác đùi (tam giác Scapar). Là một hình tháp tam giác lộn ngược gồm 3
thành, 1 đáy và 1 đỉnh (Hình 76).
+ Các thành.
- Thành ngoài: Cơ may, cơ thắt lưng chậu.
- Thành trong: Cơ khép nhỡ, cơ lược.
- Thành trước: Da, mô dưới da và cân mặt sàng.
+ Đinh: Nơi gặp nhau giữa cơ may và cơ khép nhỡ.
+ Đáy: Cung đùi và bờ trước xương chậu.
* Ống đùi (Hunter). Là một ống mạc hình tam giác lăng trụ, nằm giữa 2 nhóm cơ
trước và trong, đi từ đỉnh tam giác đùi đến vòng cơ khép lớn, để cho động mạch đùi nông
đi xuống vùng khoeo gồm 3 thành:
+ Thành trước ngoài: Cơ rộng trong và vách gian cơ trong.
+ Thành sau: Cơ khép nhỡ và cơ khép lớn.
+ Thành trước: Cơ may che phủ ở nông và ở sâu, phía dưới là mạc căng giữa cơ
khép lớn và cơ rộng trong.
+ Các thành phần nằm trong tam giác (Scapar) và ống đùi (Hanter).
- Trong tam giác đùi (Scapar).
* Động mạch đùi: Động mạch chậu ngoài chạy đến điểm giữa cung đùi đổi tên là
động mạch đùi (Đông mạch đùi chung). Nằm trong tam giác Scapar ở giữa dây thần kinh
đùi ở ngoài và tĩnh mạch đùi ở trong. Động mạch đùi chung ở trong tam giác Scapar phân
ra 5 nhánh bên sau:
- Động mạch mũ chậu nông.
- Động mạch thượng vị nông.
- Động mạch thẹn ngoài trên và động mạch thẹn ngoài dưới.
- Động mạch đùi sâu.
- Động mạch đùi nông (Động mạch gối xuống).
* Tĩnh mạch đùi: Chạy phía trong động mạch đùi và phân nhánh cùng động mạch đùi.
* Thần kinh đùi: Là nhánh trước của dây thần kinh thắt lưng II, III, IV tạo thành dây
thần kinh đùi, đi xuống dưới cung đùi khoảng 2-3 cm, trong tam giác Scapar và nằm
ngoài động mạch đùi và phân các nhánh vận động:
- Nhánh cơ tứ đầu đùi.
- Nhánh cơ lược.
- Nhánh cơ may và một phần nhỏ cơ khép đùi.
- Nhánh thần kinh hiển: đi trong ống đùi cùng với động mạch đùi nông, để đi xuống
cảm giác mặt trong khớp gối, da mặt trong cẳng chân, một phần da gót. Dây thần kinh đùi
ở trên cung đùi còn phân ra một nhánh vận động cơ thắt lưng chậu.
* Bạch huyết trong tam giác đùi (Scapar) nằm trong cùng có 2 - 3 hạch to nhất gọi
là hạch Clouquet.
Trong ống đùi (ống cơ khép - Hanter) gồm động mạch đùi nông và dây thần kinh hiển.
2.1.2. Khu đùi trong.
2.1.2.1. Lớp nông gồm: Da, mô dưới da, mạch máu, thần kinh và mạc nông.
2.1.2.2. Lớp sâu: Gồm các cơ chia làm 2 lớp:
* Lớp cơ nông gồm 3 cơ:
+ Cơ thon (Cơ thẳng trong): Bám từ bờ dưới đến bám tận vào phía dưới bờ trong
xương chày. Tác dụng: Gấp, khép đùi và hơi xoay cẳng chân vào trong.
+ Cơ lược: Bám vào mào lược xương mu đến bám vào đường lược xương đùi. Tác
dụng: Gấp, khép và hơi xoay đùi vào trong.
+ Cơ khép nhỡ (khép đùi): Bám từ góc xương mu đến bám vào đường ráp xương
đùi. Tác dụng: Gấp, khép hơi xoay đùi vào trong.
* Lớp cơ giữa có 1 cơ.
+ Cơ khép bé (khép ngắn): Bám từ ngành dưới xương mu đến bám vào đường ráp
xương đùi. Tác dụng: Khép và xoay đùi ra ngoài.
* Lớp cơ sâu: Có một cơ: Cơ khép lớn gồm 3 bó:
- Bó trên: Bám vào ngành dưới ngồi mu.
- Bó giữa: bám vào ụ ngồi.
- Bó dưới: Cũng bám như hai bó trên.
Tác dụng: Khép đùi, hai bó trên gấp, xoay ngoài đùi, bó dưới xoay trong đùi.
2.1.2.3. Mạch máu - thần kinh.
* Động mạch bịt là nhánh của động mạch chậu trong.
* Thần kinh bịt là nhánh của đám rối thần kinh thắt lưng.
3.3. Khu đùi sau.
3.3.1. Giới hạn:
- Trên: Nếp lằn mông.
- Dưới: Trên nền xương bánh chè khoắt ngón tay.
- Ngoài: Đường nối từ mấu chuyển to đến mỏm trên lọi cầu ngoài xương
- Trong: Đường nối từ khớp mu đen mỏm trên loi cầu trong xương đùi.
3.3.2. Lớp nông
- Da, mô dưới da, mạch máu và thần kinh nông.
- Mạc nông của đùi.
3.3.3. Lớp sâu. Gồm 3 cơ (Hình 3.25):
+ Cơ nhị đầu đùi.
Nguyên uỷ: - Đầu dài bám vào ụ ngồi.
- Đầu ngắn bám vào đường ráp xương đùi.
Bám tận: Vào chỏm xương mác và lồi cầu ngoài xương chày.
Tác dụng: Gấp cẳng chân, duỗi đùi, và hơi xoay ngoài cẳng chân.
Hình 3.25: Các cơ khu đùi sau.
+ Cơ bán gân.
Nguyên uỷ: Bám từ ụ ngồi
Bám tận: Đốn bám vào mặt trong đầu trên xương chày.
Tác dụng: Giống cơ nhị đầu đùi.
+ Cơ bán mạc
Nguyên uỷ: Bám vào ụ ngồi.
Bám tận: Vào mặt trong đầu trên xương chày.
Tác dụng: Giống hai cơ trên.
3.3.4. Mạch máu - thần kinh.
* Động mạch: cấp máu cho khu đùi sau là các nhánh xiên tách ra từ động mạch đùi
sâu (động mạch đùi sâu tách từ động mạch đùi chung). Nhánh xiên của động mạch đùi
sâu tiếp nối với nhánh xuống của động mạch ngồi
* Thần kinh: Chi phối cho khu đùi sau do dây thần kinh hông to (toạ) là nhánh lớn
nhất của đám rối thần kinh thắt lưng đi từ vùng mông xuống, lúc đầu chạy ngoài cơ nhị
đầu rồi bắt chéo ở phía trước cơ để nằm giữa cơ bán mạc, cơ nhị đầu và sau cơ khép lớn.
4. Vùng khoeo.
Vùng khoeo nằm sau khớp gối và tạo bởi hai tam giác: Tam giác đùi ở trên, tam
giác chày ở dưới và tạo thành hình trám 4 thành của 2 tam giác (thành ngoài và thành
trong, thành trước và thành sau).
4.1. Các thành của khoeo:
4.1.1. Thành ngoài và trong: Là 4 cạnh hai tam giác: Tam giác đùi và tam giác
chày.
* Tam giác đùi: - Cạnh ngoài cơ nhị đầu.
- Cạnh trong cơ bán gân, cơ bán mạc.
* Tam giác chày: - Cạnh ngoài là cơ sinh đôi ngoài.
- Cạnh trong là cơ sinh đôi trong.
4.1.2. Thành trước: Mặt sau khớp gối.
4.1.3. Thành sau: Da, mô dưới da.
4.2. Thành phần đựng trong khoeo.
4.2.1. Động mạch khoeo: Chạy tiếp động mạch đùi nông trong ống đùi (ống
Hanter) chui qua vòng cơ khép đến đỉnh trám khoeo đổi tên là động mạch khoeo nằm sâu
nhất (sát xương) chạy thẳng xuống đến cung cơ dép chia làm 2 nhánh tận là: Động mạch
chày trước và động mạch chày sau.
* Nhánh bên: Trên đường đi động mạch khoeo phân ra 7 nhánh bên.
+ 2 động mạch khớp gối trên.
+ 1 động mạch khớp gối giữa.
+ 2 động mạch khớp gối dưới.
+ 2 động mạch cơ sinh đôi.
Các nhánh của động mạch khoeo tiếp nối với các nhánh quặt ngược chày trước,
động mạch chày sau và nhánh xuống của động mạch xiên, nhánh mũ mác tạo thành vòng
nối quanh khớp gối. Các vòng nối này có phong phú nhưng nhỏ, nên khi thắt động mạch
khoeo rất nguy hiểm do sự tái lập tuần hoàn kém
4.2.2. Tĩnh mạch khoeo: Nằm sau ngoài động mạch khoeo.
4.2.3. Thần kinh: Thần kinh hông to (toạ) chạy đến đỉnh trám khoeo chia làm 2
nhánh tận là: Thần kinh hông khoeo ngoài và thần kinh hông khoeo trong:

4.2.3.1. Thần kinh hông khoeo ngoài (thần kinh mác chung).
Chạy ra ngoài dọc theo bờ trong cơ nhị đầu, nằm sau cơ sinh đôi ngoài tới cổ xương
mác chia làm 2 nhánh tận là:
- Thần kinh mác nông (cơ bì) chi phối khu cẳng chân ngoài.
- Thần kinh mác sâu (chày trước) chi phối khu cẳng chân trước.
** Chú ý: Khi gẫy cổ xương mác gây tổn thương dây thần kinh hông khoeo ngoài
làm không gấp được bàn chân khi đi.
Thần kinh mác chung còn phân làm 2 nhánh bên là.
- Thần kinh bì mác cảm giác bì mặt ngoài cẳng chân
- Thần kinh hiển mác (nhánh thông mác)
4.2.3.2. Thần kinh hông khoeo trong:
Chạy thẳng từ đỉnh trám khoeo đến vòng cung cơ dép và phân ra các nhánh vận
động các cơ khoeo, 2 cơ sinh đôi, nhánh cảm giác mặt trong cẳng chân (hiển chày) phối
hợp với nhánh thông mác (hiển mác) tạo thành dây thần kinh hiển ngoài.
5. Vùng cẳng chân.
Giới hạn: - Trên: Mặt phẳng cắt ngang dưới nếp khoeo 3 cm (3 khoát ngón tay).
- Dưới: Bờ dưới hai mắt cá chân. Vùng cẳng chân được chia làm 3 khu:
Khu cẳng chân trước, khu cẳng chân sau và cẳng chân ngoài.
5.1. Khu cẳng chân trước.
5.1.1. Lớp nông: Da, mô dưới da, tĩnh mạch, thần kinh nông và mạc nông.
5.1.2. Lớp sâu: Gồm 4 cơ (Hình 3.26).
+ Cơ chày trước:
Nguyên uỷ: Bám vào xương chày, lồi cầu ngoài và 2/3 trên mặt ngoài màng liên cốt.
Bám tận: Vào xương đốt bàn I. Tác dụng: Duỗi bàn chân và xoay trong bàn chân.
+ Cơ duỗi dài ngón I: Nằm giữa cơ chày trước và cơ duỗi các ngón.
Nguyên uỷ: Bám vào xương mác ở 1/3 giữa màng liên cốt.
Bám tận: Vào đốt II ngón I. Tác dụng: Duỗi bàn chân và ngón I.
+ Cơ duỗi dài các ngón chân:
Nguyên ủy: Bám vào xương chày, xương mác và 2/3 trên màng liên cốt.
Bám tận: Vào đốt II ngón I. Tác dụng: Duỗi các ngón và gấp bàn chân.
+ Cơ mác trước (Cơ mác ba).
Nguyên uỷ: Bám vào mặt trong 1/3 dưới xương mác, màng liên cốt và vách liên cơ.
Bám tận: Nền xương đốt bàn V. Tác dụng: Duỗi bàn chân, nghiêng ngoài bàn chân.
5.1.3. Mạch máu - thần kinh:
5.1.3.1. Động mạch chày trước: Là một trong 2 nhánh tận của động mạch khoeo,
tách ra ở bờ dưới cơ khoeo ngang cung cơ dép, chạy qua bờ trên màng liên cốt ra khu
trước cẳng chân, rồi chạy xuống theo đường vạch từ hõm trước xương mác tới giữa
đường 2 mắt cá chân, ở nửa trên cẳng chân động mạch nằm giữa cơ cẳng chân trước ở
trong và cơ duỗi dài ngón I. ở Cổ chân động mạch bắt chéo sau gân duỗi dài ngón I rồi
chui qua dây chằng vòng trước cổ chân (mạc hãm các gân duỗi) xuống mu chân.
+ Nhánh bên: Động mạch chày trước phân ra các nhánh bên sau:
- Động mạch quặt ngược chày trước.
- Động mạch quặt ngược chày sau.
- Động mạch mắt cá trong và ngoài.
- Các nhánh nuôi cơ.
5.1.3.2. Tĩnh mạch:
Thường có 2 tĩnh mạch đi kèm theo động mạch và có nhiều nhánh ngang nôi với
nhau.
Hình 3.26: Các cơ vùng căng chân trước

5.1.3.3. Thần kinh:


Thần kinh mác sâu là một trong 2 nhánh của thần kinh mác chung (hông khoeo
ngoài) từ cổ xương mác chọc qua vách gian cơ trước và cơ duỗi dài ngón chân tới khu
cẳng chân trước gặp động mạch chày trước. Lúc đầu thần kinh nằm ngoài động mạch đến
giữa cẳng chân thì bắt chéo động mạch vào phía trong, sau đó chui qua dây chằng vòng
trước cổ chân xuống mu chân. Trên đường đi dây thần kinh phân ra các nhánh vận động
cho các cơ ở khu cẳng chân trước.
5.2. Khu cẳng chân ngoài:
Hình 3.27: Thiết đồ cắt ngang ngay trên điểm giữa cẳng chân trái.
5.2.1. Các cơ
+ Cơ mác bên dài:
Nguyên uỷ: Bám vào chỏm xương mác và 1/3 trên xương mác đi xuống che phủ cho
cơ mác bên ngắn.
Bám tận: Vòng qua mắt cá ngoài xuống gan chân bám vào mỏm xương bàn I.
Tác dụng: Xoay bàn chân ra ngoài và giữ bàn chân hình vòm.
+ Cơ mác bên ngắn:
Nguyên uỷ: Bám từ 2/3 dưới mặt ngoài xương mác, vách liên cơ.
Bám tận: Đi sau mắt cá ngoài xuống gan chân đến bám vào mặt ngoài xương bàn
chân V. Tác dụng: Xoay bàn chân ra ngoài và duỗi bàn chân.
5.2.2. Mạch máu - Thần kinh.
* Động mạch: Là nhánh nuôi các cơ tách ra từ động mạch chày trước.
* Thần kinh: Là dây thần kinh mác nông (cơ bì) nằm giữa 2 cơ mác và phân nhánh
vận động cho 2 cơ này, đến 1/3 dưới cẳng chân thì chọc qua mạc cẳng chân ra nông chi
phối cảm giác cho mu chân.
5.3. Khu cẳng chân sau.
5.3.1. Lớp nông: Da, mô dưới da mạch máu, thần kinh nông và mạc nông.
5.3.2. Lớp sâu: Là lớp cơ xếp thành 2 lớp, giữa 2 lớp cơ có bó mạch thần kinh chày
sau.
5.3.2.1. Lớp cơ nông:
Có 1 cơ. Cơ tam đầu cẳng chân gồm 2 cơ sinh đôi (ngoài và trong) và cơ dép.
Nguyên uỷ:
- Hai cơ sinh đồi bám vào mặt sau hai lồi cầu đầu dưới xương đùi.
- Cơ dép đi từ đầu trên xương mác và mép dưới gờ chéo xương chày.
Bám tận: Ba cơ hợp thành gân chung là gân gót (Gân Achilles) bám xương gót.
Tác dụng: Duỗi, kiểng, xoay bàn chân vào trong.
Hình 3.28: Các cơ lớp nông khu cẳng chân sau.

5.3.2.2. Lớp cơ sâu:


+ Cơ khoeo.
Nguyên uỷ: Bám từ mặt ngoài lồi cầu ngoài xương đùi.
Bám tận: Cơ toả ra như hình tam giác bám tận vào trên đường dép xương chày.
Tác dụng: Gấp và xoay trong cẳng chân.

+ Cơ cẳng chân sau.


Nguyên uỷ: Bám vào 2/3 trên mặt sau xương chày, mặt trong xương mác và màng
gian cốt.
Bám tận: Xương thuyền, xương hộp và 3 xương chêm.
Tác dụng: Xoay bàn chân vào trong.
+ Cơ gấp chung các ngón chân (cơ gấp chày).
Nguyên uỷ: Bám từ 1/3 giữa mặt sau xương chày.
Bám tận: Đốt III các ngón chân II, III, IV, V.
Tác dụng: Gấp ngón chân và duỗi cẳng chân.
+ Cơ dài gấp ngón I (cơ gấp mác).
Nguyên uỷ: Bám từ 1/3 dưới mặt sau xương mác.
Bám tận: Đốt II ngón I. Tác dụng: Gấp ngón I.
Ngoài 4 cơ trên còn có cơ gan chân gầy, người có người không.
Hình 3.29: Các cơ lớp sâu khu cẳng chân sau.

5.3.3. Mạch máu- thần kinh.


5.3.3.1. Động mạch. Khi động mạch khoeo chạy xuống bờ dưới cơ khoeo ngang
cung cơ dép phân ra làm 2 nhánh là: Thân động mạch chày mác và động mạch chày
trước. Thân động mạch chày mác trên đường đi phân ra nhánh bên là nhánh quặt ngược
chày trong, nhánh nuôi xương chày, tiếp tục chạy xuống dưới vòng cung cơ dép độ 4 cm,
thân động mạch chày mác phân ra làm 2 nhánh tận:
+ Động mạch chày sau: Chạy giữa cơ gấp cẳng chân sau và cơ gấp chung các ngón
chân, khi xuống cổ chân chạy giữa gân gót ở sau và mắt cá trong ở trước, đồng thời chia
2 nhánh là động mạch gan chân trong và động mạch gan chân ngoài chui qua ống gót
xuống vùng gan chân.
+ Động mạch mác: Chạy chếch ra ngoài, nằm sát mặt sau xương mác, đến cổ chân
động mạch mác chia 2 nhánh: Động mạch mác trước và động mạch mác sau.
5.3.3.2. Thần kinh. Là dây thần kinh chày sau, chạy tiếp dây thần kinh hông khoeo
trong và phân nhánh vận động cho các cơ khu cẳng chân sau, khi chạy xuống cổ chân thì
phân làm 2 nhánh cùng với động mạch chày sau là: Thần kinh gan chân trong và thần
kinh gan chân ngoài chui qua ống gót xuống vùng gan chân.
6. Vùng cổ - bàn và ngón chân.
6.1. Vùng cổ chân: Vùng cổ chân được chia làm 2 khu: Khu cổ chân trước và khu
cổ chân sau
6.1.1. Khu cổ chân trước. Từ nông đến sâu:
6.1.1.1. Da, mô dưới da, trong có tĩnh mạch hiển trong, nằm sát mắt cá trong,
thường bộc lộ tĩnh mạch ở đây để truyền dịch khi người bệnh sốc nặng nếu không lấy
được các tĩnh mạch thường dùng để tiêm truyền. Ngoài ra còn có dây thần kinh hiển
trong và dây thần kinh cơ bì.
6.1.1.2. Lớp nông dày lên tạo thành dây chằng vòng trước cổ chân.
+ Dưới dây chằng vòng gồm:
- Gân các cơ duỗi.
- Dây thần kinh chày trước.
- Động mạch chày trước từ cẳng chân đi xuống.
+ Các trẽ cân: Tạo thành 3 bao hoạt dịch đi từ cổ chân xuống mu chân gồm:
- Bao cơ cẳng chân trước.
- Bao cơ duỗi ngón I.
- Bao cơ duỗi chung.
6.1.2. Khu cỗ chân sau. Từ nông đến sâu gồm có:
6.1.2.1. Lớp da, mô dưới da, tĩnh mạch hiển ngoài ở mắt cá ngoài và các nhánh thần
kinh hiển ngoài.
6.1.2.2. Dây chằng sau cổ chân do cân nông, cân sâu tạo thành.
- Cân nông chỉ có ở khu sau ngăn cách bởi 2 lớp cơ nông và sâu. Cân nông bám mặt
trong xương chày đến bờ ngoài xương mác phủ lên bó mạch thần kinh chày sau.
- Ở cổ chân 2 cân nông và sâu dính vào nhau bám vào 2 bên gân Asin (Achilles).
- Ở mắt cá trong cân rất dày, tạo thành dây chằng vòng, dây chằng này tách ra làm 3
vách dính vào xương chày, xương sên và xương gót tạo lên 3 ô, cho 3 cân cơ đi qua mắt
cá trong, mỗi bao có một bao thanh mạc riêng.
6.1.2.3. Dây chằng bên rất chắc chắn gồm:
- Dây chằng ngoài bám vào xương mác, xương gót và xương sên.
- Dây chằng trong bám vào xương chày, xương sên và xương gót.
6.2. Vùng bàn ngón chân. Vùng này được chia làm 2 khu:
6.2.1. Khu mu chân
6.2.1.1. Lớp da, mô dưới da: Qua lớp da mô dưới da gồm:
+ Cung tĩnh mạch hiển ngoài nối tiếp với tĩnh mạch hiển trong.
+ Các nhánh tận dây thần kinh cơ bì và hiển ngoài
6.2.1.2. Lớp cân cơ:
* Lớp nông:
- Các gân của các cơ từ cẳng chân trước đi xuống.
- Cân nông phủ lên các gân này tiếp nối với dây chằng vòng trước cô chân.
* Lớp giữa:
- Gân của các cơ duỗi đi xuống.
- Gân cơ duỗi gồm 4 bó:
+ Bó bám vào đốt I ngón I.
+ Bó 2,3,4 dính vào gân cơ duỗi chung các ngón n, III, IV.
+ Cân mu chân phủ lên mu chân.
* Lớp sâu gồm có:
- Cân sâu phủ lên xương bàn chân và các cơ gian cốt.
- Giữa cơ mu chân và cân sâu có động mạch mu chân, dây thần kinh chày trước.
6.2.1.3. Mạch máu- thần kinh.
+ Động mạch: Động mạch mu chân chạy tiếp theo động mạch chày trước từ giữa
dây chằng vòng trước cổ chân cho một nhánh động mạch mắt cá ngoài chạy tiếp xuống
mu chân đổi tên là động mạch mu chân, nằm ở khoang gian cốt I và phân các nhánh nuôi
dưỡng các ngón chân.
+ Thần kinh. Do thần kinh mác sâu chia ngành ở mu chân, đi theo động mạch mu
chân và cảm giác cho vùng rất nhỏ ở kẽ giữa ngón chân I- III
6.2.2. Khu gan bàn chân.
Khu gan bàn chân là hình vòm chịu đựng sức nặng của cơ thể để che chở cho động
mạch, thần kinh gan chân.

Hình 3.29. Các cơ vùng gan chân: A. Lớp nông, B. Lớp giữa.

6.2.2.1. Cân gan chân nông
Cân nông nằm ngay dưới lớp da dày, chắc cùng với gân cơ mác dài giữ vững vòm
gan chân. Gồm 2 vách cân:
- Vách trong đi xương gót đến xương bàn chân I.
- Vách ngoài đi từ xương gót đến xương bàn chân V.
Các vách chia cân nông vùng gan chân làm 3 ô: - Ô gan chân trong.
- Ô gan chân ngoài.
- Ô gan chân giữa.
6.2.2.2. Cân sâu gan chân. Phủ lên xương và các cơ gian cốt.
6.2.2.3. Cơ lớp nông ở các ô gan chân.
+ Ô mô cái (Ô gan chân trong).
- Cơ dạng ngón I: Bám từ xương gót đến nền đốt I ngón I. Tác dụng: Dạng ngón I.
- Cơ ngắn gấp ngón I: Bám từ xương chêm I, II, III, dây chằng gót - hộp, gan chân
đến bám vào 2 bên đốt I ngón H. Tác dụng: Gấp ngón I.
- Cơ khép ngón I (cơ nhị thân): Bám từ xương hộp, xương chêm ngoài, xương đốt
bàn II, III, dây chằng gót I hộp gan chân, khớp đốt bàn và đốt ngón chân III, IV, V đến
bám vào nền xương đốt I ngón I. Tác dụng: Khép ngón I.
+ Ô mô út (Ô gan chân ngoài).
- Cơ dạng ngón V: Bám từ xương gót, cân gan chân và vách gian cơ ngoài đến bám
vào mặt ngoài đốt I ngón V. Tác dụng: Dạng ngón V.
- Cơ ngắn gấp ngón V: Bám từ nền đốt bàn V bám vào nền đốt I bàn V. Tác dụng:
Dạng, gấp ngón V.
- Cơ đối chiếu ngón V: Bám vào xương hộp đến bám vào nền đốt I ngón V.
+ Ô mô giữa (Ô gan chân giữa)
- Cơ ngắn gấp gan chân: Bám từ xương gót và chia làm 4 bó, mỗi bó tách làm 2 trẽ
cân bám vào đốt II các ngón, trừ ngón I. Tác dụng: Gấp ngón chân.
6.2.2.4. Cơ lớp giữa gan chân. Gồm có:
- Gân cơ gấp chung,- Gân cơ dài gấp ngón I.
- Cơ thịt vuông: Bám từ xương gót đến bám vào bờ ngoài gân cơ gấp chung các ngón.
Tác dụng: Phụ cho cơ gấp chung.
- Cơ giun: Gồm 4 cơ giun bám vào các trẽ cân cơ gấp chung đến bám vào đốt I các
ngón chân II, III, IV, V. Tác dụng: Gấp đốt I các ngón chân II, III, IV, V.
6.2.2.5. Lớp sâu gan chân: Gồm có: - Các dây chằng.- Gân cơ cẳng chân.
- Gân cơ mác bên dài. - Các cơ liên cốt (7 cơ). Các cơ liên cốt bám vào các khoang
liên cốt đến bám vào nền đốt I ngón chân.
Tác dụng: Dạng ngón chân.
6.2.2.6. Mạch máu- thần kinh.
+ Động mạch cấp máu do 2 nhánh của động mạch gan chân: Động mạch gan chân
trong và động mạch gan chân ngoài là nhánh tận của động mạch chày sau. Phân nhánh từ
bờ trên mắt cá trong chui qua ống gót xuống vùng gan chân.
Hình 3.30. Các TK chính của chi dưới: A. Nhìn trước, B. Nhìn sau

You might also like