You are on page 1of 2

BÁO CÁO HỘI THẢO

PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ HỌC PHẦN ĐẤT NƯỚC HỌC


Người báo cáo: Nguyễn Đức Ân
Giảng viên Bộ môn Ngoại ngữ - Khoa Cơ sở
1. Mở đầu
Học phần Đất nước học là học phần bắt buộc dành cho sinh viên chuyên ngành tiếng Anh bậc
đại học trường Đại học Tây Bắc. Học phần giúp người học có cơ hội tìm hiểu các kiến thức không
chỉ về văn hóa, truyền thống, bản sắc của con người ở một số quốc gia nói tiếng Anh như là tiếng
mẹ đẻ mà còn hiểu rõ về lịch sử, địa lý vùng miền bên cạnh những vấn đề có tính thời sự như kinh
tế, hệ thống chính trị hay giáo dục của các đất nước đó, từ đó góp phần hỗ trợ việc giao tiếp thành
công khi tiếng Anh là ngôn ngữ toàn cầu, được sử dụng phổ biến trên thế giới. Bắt đầu khóa học,
người học được phân chia làm việc theo nhóm trong suốt học phần để thực hiện 1 dự án, vì thế,
học phần còn cung cấp các kỹ năng nghiên cứu, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, kỹ
năng tổng hợp, sắp xếp thông tin, và viết báo cáo trong quá trình tìm hiểu thêm những thông tin
chi tiết về các mặt của từng vấn đề, nhằm giúp người học có cái nhìn rõ nét hơn, cụ thể hơn. Sau
đó các nhóm thực hiện một bài thuyết trình về vấn đề mình đã tìm hiểu chi tiết và nộp sản phẩm
nhóm (báo cáo nhóm, file PowerPoint, video hoặc poster). Nhờ đó, học phần còn giúp người học
tăng cường các kỹ năng thực hành giao tiếp tiếng Anh (nghe, nói, đọc, viết) ở bậc 4 theo Khung
NLNN 6 bậc dùng cho Việt Nam (tương đương trình độ B2 - theo Khung tham chiếu Châu Âu).

Học phần gồm 2 phần chính: 1. đất nước Hoa Kỳ (hoặc 1 quốc gia nói tiếng Anh như tiếng
bản địa); 2. thuyết trình. Mỗi chủ điểm ở phần 1 bao gồm 6 bài: giới thiệu tổng quan, lịch sử, kinh
tế, hệ thống chính trị, giáo dục và văn hóa. Ở phần 2, người học có 04 buổi làm việc nhóm dưới sự
hướng dẫn của giảng viên để chuẩn bị nội dung, phương thức trình bày và 02 buổi trình bày trước
lớp nội dung thuyết trình.

2. Nội dung đánh giá


Phương pháp, hình thức kiểm tra – đánh giá của học phần được thiết kế như sau:
Kết quả học tập của sinh viên được đánh giá bằng các thành phần: đánh giá quá trình, đánh
giá giữa kỳ, đánh giá cuối kỳ, các hoạt động đánh giá khác.
Thành Trọng số Trọng số
Phương pháp Tiêu chí
phần Nội dung đánh giá bài đánh thành
đánh giá Rubric
đánh giá giá (%) phần (%)

A.1.1. Chuyên cần P1.1. Điểm danh 100%= 10 10

95-99%= 9 50
90-94%= 8
A1. Đánh
Thành Trọng số Trọng số
Phương pháp Tiêu chí
phần Nội dung đánh giá bài đánh thành
đánh giá Rubric
đánh giá giá (%) phần (%)

85-99%= 7

80-84%= 6

Tham gia
giá quá A1.2. Nhận thức và tích cực, có
trình thái độ học tập trên P1.2. Quan sát hiệu quả các 10
lớp hoạt động
học tập

A1.3. Bài thuyết trình P3.1 Thuyết trình


Thực hành 30
nhóm và sản phẩm

A2. Đánh
A2.1. Bài kiểm tra P3.1. Tự luận/
giá cuối Tương tự 50 50
cuối kì Trắc nghiệm
kỳ

Sinh viên được dự xét hoàn thành học phần nếu đạt các điều kiện sau:
- Tham dự ít nhất 80% số tiết lên lớp thực tế quy định của học phần.
- Làm đầy đủ các bài tập cá nhân, bài tập nhóm theo quy định của học phần.
- Điểm tổng kết (bao gồm điểm đánh giá quá trinh và điểm đánh giá cuối kỳ) của học phần
không dưới 4,0.
3. Kết luận
Căn cứ vào bảng trên, có thể thấy trong đánh giá kết quả học tập của người học không chỉ
đánh giá kết quả mà chú ý cả quá trình học tập. Đánh giá thành tích học tập theo quan điểm phát
triển năng lực, không giới hạn vào khả năng tái hiện tri thức mà chú trọng khả năng vận dụng tri
thức trong việc giải quyết các nhiệm vụ phức hợp. Có sử dụng phối hợp các hình thức, phương
pháp kiểm tra, đánh giá khác nhau. Kết hợp giữa đánh giá nhận thức, thái độ học tập trên lớp, với
hiệu quả hoạt động nhóm thông qua bài thuyết trình, kiểm tra viết kết hợp giữa trắc nghiệm tự
luận và trắc nghiệm khách quan.

You might also like