You are on page 1of 2

1) So sánh tập tính bẩm sinh và tập tính học được?

Chỉ tiêu so sánh Tập tính bẩm sinh Tập tính học được
Khái niệm Là loại tập tính sinh ra Là loại tập tính hình
đã có, được di truyền từ thành trong đời sống cá
bố mẹ. thể, thông qua học tập và
rút kinh nghiệm.
Cơ sở thần kinh Chuỗi phản xạ không Chuỗi phản xạ có điều
điều kiện kiện
Đặc Khả năng di Di truyền được Không di truyền được
Điể truyền
m Tính đặc trưng Đặc trưng cho loài Đặc trưng cho từng cá
thể
Mực độ bền Bền vững Kém bền vững
vững
Số lượng Ít, không đổi Nhiều, tăng lên trong đời
sống cá thể

2) Ví dụ về tập tính bẩm sinh, tập tính học được?


“Tò vò mà nuôi con nhện
Đến khi nó lớn,nó quện nhau đi
Tò vò ngồi khóc tỉ ti
Nhện ơi! Nhện hỡi! Mày đi đằng nào?”
 Câu ca dao trên cho thấy tập tính bẩm sinh của con tò vò
“Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng, bay vừa thì râm.”
 Câu ca dao trên cho thấy tập tính bẩm sinh của con chuồn chuồn
- Khi nhìn thấy đèn giao thông chuyển sang màu đỏ, những người qua
đường sẽ dừng lại.
 Cho thấy tập tính học được của con người

3) Giải thích hiện tượng người khổng lồ, người nhỏ bé?
- Người bé nhỏ: do tuyến yên tiết ra lượng hoocmôn sinh trưởng quá ít vào
giai đoạn trẻ em.
- Người khổng lồ: do tuyến yên tiết ra lượng hoocmôn sinh trưởng quá nhiều
vào giai đoạn trẻ em.

4) Tại sao trong thức ăn và nước uống thiếu iôt thì trẻ em sẽ chậm lớn (hoặc
ngừng lớn), chịu lạnh kém, não ít nếp nhăn, trí tuệ thấp?
- Iôt là một trong hai thành phần cấu tạo nên tirôxin. Thiếu iôt dẫn đến thiếu
tirôxin. Thiếu tirôxin làm giảm quá trình chuyển hoá và giảm sinh nhiệt ở tế
bào nên động vật và người chịu lạnh kém. Thiếu tirôxin còn làm giảm quá
trình phân chia và lớn lên của tế bào, hậu quả là trẻ em và động vật non
chậm lớn hoặc ngừng lớn, não ít nếp nhăn, số lượng tế bào não giảm, dẫn
đến trí tuệ thấp.

5) Gà trống con sau khi bị cất bỏ tinh hoàn thì phát triển không hình thưởng:
mào nhỏ, không có cựa, không biết gáy và mất bản năng sinh dục... Tại sao?
- Hoocmôn testostêrôn do tinh hoàn tiết ra kích thích quá trình sinh trưởng và
hình thành các đặc điểm sinh dục thứ cấp (phát triển mào, cựa, thanh quản...)
ở động vật. Vì vậy, thiếu hoocmôn testrostêrôn (sau khi cắt bỏ tinh hoàn) sẽ
gây ra hậu quả gà trống con phát triển không hình thường.

6) Giải thích nguyên nhân lột xác ở sâu bướm và nguyên nhân sâu bướm biến
thành nhộng và bướm?
- Sâu bướm có thể lột xác nhiều lần là do tác dụng của ecđixơn, nhưng không
thể biến đổi thành nhộng và bướm do tác dụng ức chế của juvenin. Khi nồng
độ juvenin giảm đến mức không còn gây ức chế nữa thì ecđixơn biến đổi sâu
thành nhộng và nhộng thành bướm.

7) Các biện pháp khi mất cân bằng hoocmon?


- Bổ sung I-ốt, hạn chế caffeine
- Ngủ đủ giấc, tránh thức khuya
- Tập thể dục, thể thao
- Chú ý đến chế độ ăn uống

You might also like