You are on page 1of 5

CHƯƠNG 1: TẾ BÀO

Bài 1.1. Đặc điểm của sinh vật sống


- Sự vận động: một hoạt động tạo ra sự thay đổi về - Sự sinh sản: quá trình tạo ra thêm nhiều sinh vật
tư thế hoặc vị trí. cùng loại.
- Sự hô hấp: các phản ứng hóa học phân giải chất - Sự bài tiết: việc loại thải những chất độc hại & dư
dinh dưỡng & giải phóng năng lượng. thừa so với nhu cầu.
- Sự cảm ứng: khả năng phát hiện & đáp ứng lại - Sự dinh dưỡng: việc hấp thụ các nguyên liệu để tạo
những thay đổi trong môi trường. năng lượng, sinh trưởng & phát triển.
- Sự sinh trưởng: sự gia tăng liên tục về kích thước.

Bài 1.2. Vẽ mẫu vật sinh học


- Chỉ vẽ để làm cho những đặc điểm của mẫu vật trở nên rõ ràng & dễ nắm bắt; còn những chi tiết khác & thứ tạo
nên một tác phẩm nghệ thuật đẹp là không cần thiết.
- Tiêu chí:
+ Vẽ bằng nét đơn.
+ Đúng hình dạng của mẫu vật với các bộ phận khác nhau theo đúng tỷ lệ.
+ Các cấu trúc khác nhau nhìn thấy trên mẫu vật.
+ Dùng thước kẻ để vẽ các đường chú thích chạm vào cấu trúc chú thích.
+ Viết các chú thích theo chiều ngang, cách xa bản vẽ hợp lý.
+ Không đánh bóng, tô màu.

Bài 1.3. Tính toán độ phóng đại


- Độ phóng đại của bản vẽ/ảnh chụp: lớn hơn bao nhiêu lần so với mẫu vật thật.
- Độ phóng đại không có đơn vị.
- Công thức:
+ Độ phóng đại = kích thước bản vẽ/ảnh chụp ÷ kích thước mẫu vật thật
+ Kích thước thực = kích thước bản vẽ/ảnh chụp ÷ độ phóng đại
+ Kích thước bản vẽ/ảnh chụp = độ phóng đại × kích thước thực

Bài 1.4. Sử dụng kính hiển vi

Bài 1.5. Cấu trúc & cách tổ chức tế bào
* Thành phần cấu tạo của tế bào:
Chức năng Đặc điểm

Bảo vệ, chống chịu cho tế bào; duy trì hình Cấu tạo từ cellulose, cứng chắc, có tính thấm
Thành tế bào
dạng tế bào. hoàn toàn.

Màng tế bào Kiểm soát chất đi vào & đi ra khỏi tế bào. Mỏng, bán thấm, cấu tạo từ protein & chất béo.

Là nơi diễn ra các phản ứng trao đổi chất khác
Tế bào chất Dạng keo, chứa nhiều nước & các chất hòa tan.
nhau của tế bào.

Nhân Điều khiển các hoạt động của tế bào. Chứa thông tin di truyền.

Duy trì áp suất tế bào & dự trữ dinh dưỡng ở tế Có 1 lớp màng chứa dung dịch đường & nhiều
Không bào
bào thực vật; nước ở động vật. chất khác.

Lục lạp Quang hợp tạo ra thức ăn cho cây. Chứa chất diệp lục, tinh bột.
* So sánh tế bào thực vật & động vật:

Đặc điểm Tế bào thực vật Tế bào động vật

Có, cấu tạo từ cellulose bên


Thành tế bào Không
ngoài màng tế bào

Màng tế bào Có Có


Tế bào chất Có Có
Nhân tế bào Có Có
Lục lạp Thường có, chứa diệp lục Không
Không bào Lớn, chứa dịch tế bào Chỉ có bọng nhỏ
Hạt tinh bột Có Không, đôi khi có các hạt glycogen
Hình dạng Cố định Thường không cố định

Bài 1.6. Tế bào và sinh vật


- Tế bào chuyên hóa: tế bào tế bào có cấu trúc đặc biệt giúp thực hiện chức năng của nó.
Loại tế bào Nơi được tìm thấy Chức năng Đặc điểm phù hợp chức năng

Hấp thụ nước & Có phần phát triển kéo dài làm tăng diện
Tế bào lông hút Nằm gần chóp rễ cây.
muối khoáng. tích hấp thụ nước.

Dưới lớp biểu bì của lá


Tế bào lục mô giậu Quang hợp. Chứa nhiều lục lạp.
cây.

Trong máu động vật Vận chuyển


Tế bào hồng cầu Không có nhân, chứa hemoglobin.
có vú. oxygen.

- Ti thể trong đầu tinh trùng: giải phóng


năng lượng khi bơi.
Tế bào tinh trùng Trong tinh hoàn.
- Đuôi: cử động bơi.
Kết hợp với nhau - Nhân đơn bội để kết hợp với trứng.
để tạo hợp tử.
- Tế bào chất lớn: Nguồn dự trữ năng
Tế bào trứng Trong buồng trứng. lượng.
- Nhân đơn bội để kết hợp với tinh trùng.

Lớp niêm mạc cúa khí Đưa lớp dịch nhầy


Tế bào lông mao Có lông mao siêu nhỏ liên lục dao động.
quản & phế quản. đi lên.

CHƯƠNG 2. VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT VÀO & RA KHỎI TẾ BÀO
Bài 2.1. Sự khuếch tán
- Khái niệm; Sự di chuyển dòng của các phân tử & ion từ nơi có nồng độ cao → nồng độ thấp theo chiều gradient
nồng độ, là kết quá của sự chuyển động ngẫu nhiên của chúng.
* VD về sự khuếch tán:
- Quang hợp ở thực vật: khuếch tán CO2 vào thực vật và khuếch tán O2 ra khỏi cơ thể thực vật.
- Hô hấp ở động vật: khuếch tán O2 vào máu, khuếch tán CO2 vào phế nang ra khỏi cơ thể.
* Yếu tố ảnh hưởng đến sự khuếch tán: nhiệt độ, gradient nồng độ, diện tích bề mặt.
* Thí nghiệm: Ảnh hưởng của gradient nồng độ đến sự khuếch tán thạch agar.
- Bước tiến hành:
B1. Dùng đục lỗ, tạo 4 lỗ trên mỗi đĩa thạch.
B2. Đĩa 1: Mỗi lỗ 10 cm3 một dung dịch hydrochloric acid có nồng độ 0.3 M.
B3. Đĩa 2: Mỗi lỗ 10 cm3 một dung dịch hydrochloric acid có nồng độ 0.6 M.
B4. Xem hiện tượng & ghi lại kết quả.
- Hiện tượng: Khi nhỏ HCl thach màu hồng chuyển sang màu trong suốt, do thạch agar bản chất là trong suốt, nếu
trộn thêm NaOH và phenolphtalein thạch chuyển thành màu hồng.

Bài 2.2. Sự thẩm thấu


- Khái niệm: Sự di chuyển rỏng của các phân tử từ nơi có thế nước cao (dung dịch loãng) → thế nước thấp (dung
dịch đậm đặc) qua 1 màng bán thấm.
- Thế nước: mật độ của các phân tử nước.
* Ưu trương, nhược trương, đẳng trương

Ưu trương Đẳng trương Nhược trương


Môi trường có nồng độ chất tan > Môi trường có nồng độ chất tan = Môi trường có nồng độ chất tan <
môi trường nội bào. môi trường nội bào. môi trường nội bào.

* Sự thẩm thấu & các tế bào


Tế bào động vật Tế bào thực vật
Các phân tử
Giống như tế bào động vật,
nước sẽ thẩm
nhưng không vỡ do có
thấu vào tế bào
Trong nước tinh thành tế bào vững chắc 
→ tế bào căng
khiết (nhược sự trương lên (sự căng của
phồng lên →
trương) tế bào giúp cây không có
nhiều nước quá
gỗ bên trong thân đứng
sẽ vỡ.
thẳng & lá bền chắc).

Các phân tử nước sẽ thẩm thấu ra khỏi Giống như tế bào động vật,
tế bào → tế bào sẽ co, teo lại. ngừng ép ra thành tế bào
 sự nhũn (cây sẽ mất đi
Trong dung dịch độ cứng & bắt đầu héo).
đậm đặc (ưu Nếu dung dịch rất đậm
trương) đặc, màng tế bào dứt ra
khỏi thành tế bào  co
nguyên sinh.

- Vai trò thế nước & sự thẩm thấu đối với động vật, thực vật:
+ Hấp thụ nước ở thực vật.
+ Giúp động vật trong nước thích nghi với môi trường nước của nó.

CHƯƠNG 3. CÁC PHÂN TỬ SINH HỌC


Bài 3.1. Nước & carbonhydrate
1. Nước
- Nước chiếm khoảng 80% cơ thể sinh vật.
- Nước là dung môi quan trọng: Các phản ứng trao đổi chất có thể chỉ diên ra nếu các chất hóa học tham gia phản
ứng được hòa tan với nước. Nếu các tế bào của sinh vật bị mất nước, các phản ứng hóa học sẽ dừng lại và sinh vật đó
sẽ chết.
- Vai trò của nước với thực vật:
+ Nước có tác dụng vận chuyển các chất trong cây.
+ Nước làm mát cây (chuyển từ chất lỏng → khí).
+ Nước đóng vai trò quan trọng trong quá trình quang hợp.
2. Carbonhydrate
Cấu tạo Loại Chức năng

- Đường đơn: loại carbonhydrate đơn


giản nhất (glucose, fructose, galactose)
- Nguồn năng lượng dự trữ của tế
(tan được).
- Là chất hữu cơ phức tạp. bào & cơ thể (tinh bột, glycogen).
- Đường đôi: cấu tạo từ 2 phân tử
- Bao gồm các tinh bột & đường - Thành phần tế bào & các bộ phận
đường đơn cùng/khác loại (sucrose,
(đơn, đôi). cơ thể (cellulose, kitin).
maltose, lactose).
- Chứa carbon, hydrogen, oxygen. - Carbonhydrate + protein →
- Đường đa: phân tử rất lớn liên kết
- Công thức: [CH2O]n glicoprotein: cấu tạo nên các thành
bởi nhiều đường đơn (tinh bột,
phần khác nhau của tế bào.
glycogen, cellulose, kitin) (không tan
được).

* Các đường (?)


Glucose Tinh bột Glycogen Cellulose Kitin

6 nguyên tử
Cấu tạo carbon liên kết Glucose
thành mạch vòng.

Dự trữ năng Chất cấu tạo nên


Cung cấp năng Chất dự trữ năng lượng động vật. Nguyên liệu cấu thành tế bào nấm,
Chức năng lượng thông qua lượng ở cơ thể Tìm thấy trong trúc nên thành tế bộ xương ngoài
quá trình hô hấp. thực vật. gan và cơ động bào thực vật của ĐV thuộc
vật. ngành chân khớp.

* Thử nghiệm sự có mặt của carbonhydrate


Đường khử Tinh bột

Dung dịch sử dụng


Benedict Iodine
để thử nghiệm

Nếu chứa: từ từ chuyển từ xanh dương →


Nếu chứa: màu xanh đen
Dấu hiệu xanh lá cây → vàng, cam → đỏ gạch.
Nếu không chứa: màu cam nâu/nâu vàng.
Nếu không chứa: màu xanh dương.
B1. Xắt/nghiền thực phẩm thành các mảnh
thật nhỏ (nếu cần).
B2. Cho thực phẩm vào thí nghiệm. Cho ít B1. Đặt 1 mẩu thực phẩm nhỏ lên 1 tấm
nước và lắc để hòa tan thực phẩm. gạch men trắng.
Bước thí nghiệm
B3. Cho 1 ít dung dịch Benedict. B2. Thêm vài giọt dung dịch iodine.
B4. Gia nhiệt cho ống nghiệm đến khoảng B3. Quan sát hiện tượng & ghi lại kết quả.
80oC trong chậu nước.
B5. Quan sát hiện tượng & ghi lại kết quả.

Bài 3.2. Chất béo


* Cấu tạo: 1 phân tử glycerol liên kết với 3 phân tử acid béo.
Chất béo không hòa tan được.
* Chức năng:
- Sử dụng giải phóng & dự trữ năng lượng.
- Với động vật có vú, lớp chất béo giúp giữ nhiệt bên trong cơ thể.
* Thử nghiệm sư có mặt của chất béo:
- Dung dịch sử dụng: ethanol.
- Dấu hiệu:
+ Nếu chứa:
Ethanol + chất béo → Hỗn hợp chất béo – ethanol
Hỗn hợp chất béo + ethanol + nước → hàng triệu giọt dầu nhỏ (nhũ tương
trắng đục giống như sữa).
+ Nếu không chứa: trong suốt.

Bài 3.3. Protein


* Cấu trúc:
- Chứa carbon, hydrogen, oxygen, nitrogen, sulfur.
- Mỗi protein được tạo thành từ các phân tử amin acid theo một trình tự chính xác.
- VD protein: enzyme, haemoglobin, keratin.
* Chức năng:
- Cấu trúc: là thành phần quan trọng tạo nên các bào quan và màng sinh chất  tạo nên các tế bào mới.
- Xúc tác quá trình trao đổi chất: quá trình trao đổi chất trong tế bào được xúc tác bởi các enzyme. Bản chất của
enzyme là protein.
- Điều hòa quá trình trao đổi chất: Hoocmon có vai trò điều hòa quá trình trao đổi chất. Các hoocmon phần lớn là
protein.
* Thử nghiệm sự có mặt của protein:
- Dung dịch sử dụng: biuret (copper sulfate + potassium hydroxide).
- Dấu hiệu:
+ Nếu chứa: màu xanh đậm/tím.
+ Nếu không chứa: xanh dương.

You might also like