You are on page 1of 25

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.

HỒ CHÍ MINH
PHẦN HIỆU VĨNH LONG

DỰ ÁN
HỌC PHẦN THỐNG KÊ ỨNG DỤNG TRONG KINH TẾ
VÀ KINH DOANH
<TÊN DỰ ÁN>

Giảng viên hướng dẫn:.............................................

Nhóm thực hiện: <STT NHÓM>.


Lớp học phần: <TÊN LỚP>
Trưởng nhóm:...............................................
Thành viên 1: ...............................................
Thành viên 2: ...............................................

Vĩnh Long 2023


TÓM TẮT ĐỀ TÀI
1. Lí do chon đề tài:
- Với một đất nước đang trên đà công nghiệp hóa, hiện đại hóa, các ngành nghề
trở nên đa dạng, nhu cầu cá nhân của mỗi người đều tăng thì sinh viên cũng vậy
nhu cầu về vật chất, sinh hoạt, giải trí, môi trường làm việc sau này. Song với
việc đó thì những công việc như bán thời gian cũng dần xuất hiện và trở nên
phổ biển dành cho những người muốn tìm kiếm một công việc ngắn hạn mà
cũng có thêm thu nhập cá nhân, đặc biệt là đối với sinh viên.

- Qua đó có thể thấy được cơ hội của sinh viên đối với việc làm thêm và tăng tài
chính cá nhân ngày một tăng. Công việc bán thời gian là một công việc khá phù
hợp với các bạn sinh viên đang cần cho mình một công việc trong thời gian rảnh
rỗi, vừa có thể phụ giúp gia đình trong sinh hoạt phí cũng vừa có thể cải thiện
chất lượng sống hàng ngày, cũng tạo điều kiện thu thập thêm được kinh nghiệm
cho bản thân. Song với đó vấn đề tăng tài chính cá nhân cũng là một vấn đề có
lẽ được khá nhiều bạn quan tâm.

- Tất cả điều đó đều đỏi hỏi sự tìm hiểu, quan tâm. Để có thể biết rõ hơn, biết sâu
hơn về nhu cầu tìm kiếm việc làm và tăng tài chính cá nhân của sinh viên cũng
như những yếu tố xoay quanh đó, nhóm em quyết định chọn “Khảo sát về nhu
cầu tìm kiếm việc làm thêm và tăng tài chính cá nhân của sinh viên” để tiến
hành khảo sát và đưa ra những kết luận.
2. Mục tiêu nghiên cứu:

 Mục tiêu chung : Tìm hiểu nhu cầu việc làm của sinh viên ngày nay

 Mục tiêu cụ thể:

- Hiểu được các nhu cầu tìm kiếm việc làm của các bạn.
- Những khó khăn mà các bạn sinh viên đang tìm kiếm việc làm thêm cho
mình.
- Thăm dò các yếu tố có liên quan đến việc làm thêm của các bạn sinh viên
ngày nay.
- Từ các tìm hiểu và nghiên cứu đưa ra giải pháp tích cực giúp việc làm
thêm của các bạn sinh viên ngày càng tốt hơn và gần gũi và giúp ích cho

1
các bạn hơn và không làm các bạn cảm thấy hoang mang trong việc tìm
kiếm việc làm bán thời gian trong thời gian vừa học vừa làm , vừa lấy kinh
nhiệm.

3. Ý nghĩa của nghiên cứu:


- Đề tài thực tế, gần gũi với đời sống hiện nay.
- Hiểu rõ hơn về nhu cầu tìm kiếm việc làm của các bạn sinh viên.
- Ứng dụng những kiến thức và kỹ năng đã học vào thực tiễn của đề tài
nhóm. Sử dụng phần mềm Excel để thống kê và tính toán dữ liệu một cách nhanh
chóng hơn.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng: 100 sinh viên có thể có nhu cầu tìm kiếm việc làm thêm và tăng tài chính
cá nhân tại các trường đại học, cao đẳng hiện nay.
Khách thể nghiên cứu: Sinh viên.
Phạm vi nghiên cứu:
• Quy mô: Một số các trường đại học, cao đẳng ở Thành phố Vĩnh Long và một
số khác các trường đại học khác.
• Thời gian: Dự án được tiến hành nghiên cứu từ
5. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp thu thập thông tin ( qua google from)
Phương pháp thống kê mô tả: tần suất phần trăm , trung bình cộng, độ lệch chuẩn,
đồ thị.
Phương pháp thồng kê suy diễn: ước lượng khoảng, kiểm định giả thuyết, suy
diễn về 2 tổng thể.
6. Nội dung các thông tin cần thu nhập:
Câu 1: Bạn sinh viên khóa mấy?
Câu 2: Bạn có việc làm thêm chưa?
Câu 3: Nếu chưa bạn có dự tính tìm việc làm thêm không?
Câu 4: Theo bạn năm mấy tìm việc làm ?
Câu 5:Bạn có tự tin về khả năng tìm kiếm việc làm thêm của mình
Câu 6: Song với việc tăng tài chính bạn có học được thêm kinh nghiệm gì từ công
việc không?
Câu 7 : Bạn đã từng làm nhiều việc part-time để có thêm nhiều nguồn thu nhập?

2
Câu 8: Nếu không có việc làm thêm bạn có đủ tài chính để trang trải?
Câu 9: Bạn có đang tìm công việc liên quan đến nghành học ?
Câu 10: Bạn làm thêm với mục đích gì?
Câu 11: Gia đính có khuyến khích cho bạn đi làm thêm không?
Câu 12: Mức thu nhập hiện tại của bạn?
Câu 13: Mức lương bạn muốn nhận được từ việc làm thêm?

3
MỤC LỤC
 TÓM TẮT ĐỀ TÀI
1 Lí do chọn đề tài
2 Mục tiêu nghiên cứu
3 Ý nghĩa nghiên cứu
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
5 Phương pháp nghiên cứu
6 Nội dung các thông tin cần thu nhập
 MỤC LỤC
 DANH MỤC BẢNG BIỂU.
 NỘI DUNG
1 Báo cáo nghiên cứu
2 Nhận xét chung
 KẾT LUẬN
1 Kết luận và kiến nghị
2 Hạn chế,
 TÀI LIỆU THAM KHẢO
 PHỤ LỤC

4
NỘI DUNG
1. Báo cáo nghiên cứu:
1.1. Bạn là sinh viên năm mấy?

Lựa chọn (khóa) Tần số Tần suất phần trăm


K46 1 0,98
K47 11 10,8
K48 76 74,51
Tùy chọn 3 (khác) 14 13,71
Tổng 102 100
Bảng 1: Bảng tần số thể hiện khóa tham gia khảo sát
Có thể thấy trong 102 mẫu khảo sát sinh viên tham gia chủ yếu là sinh viên K48
chiếm 74,51%, còn lại là sinh viên K47, K48 và một số sinh viên thuộc nhóm khác.
Đường link đến bảng câu hỏi được gửi đến chủ yếu là sinh viên K48 và bạn bè của
sinh viên K48 ( chủ yếu là sinh viên năm nhất) nên kết quả thống kê chỉ phản ánh cho
nhóm sinh viên năm nhất.
1.2. Bạn có việc làm thêm chưa?
Có Chưa Tùy chọn 3 (khác)

3%

33%

64%

Biểu đồ 2: Biểu đồ thể hiện tỉ lệ việc làm thêm


Lựa chọn Tần số Tần suất phần trăm
Có 34 33,3
Chưa 65 63,76
Tùy chọn 3 (khác) 3 2,94
Tổng 102 100
Bảng 2: Bảng thể hiện viẹc làm thêm của sinh viên
Khảo sát việc làm được thực hiện bởi 102 sinh viên trong đó có thể thấy được:

- 34/102 sinh viên chiếm tỉ lệ 33,3% thừa nhận mình đã có việc làm.

5
- 65/102 sinh viên chiếm tỉ lệ 63,76% thừa nhận mình chưa có việc làm.

- Còn lại 3/102 sinh viên chiếm tỉ lệ 2,94% chưa muốn tiết lộ tình trạng công việc của
mình có lẽ do đang phân vân tìm kiếm công việc phù hợp hoặc họ muốn tiết lộ sâu về
công việc của mình.

- Kết luận: Qua đó chúng ta thấy rằng các bạn sinh viên khi mới bước chân vào đại học
các bạn luôn có suy nghĩ làm thêm để thử cảm giác đi làm thêm, với lịch học của các
bạn năm nhất vẫn chưa nhiểu hơn các bạn sinh viên năm 2, năm 3 hay năm cuối . Các
bạn sinh viên năm 2,3 và năm cuối có một số bạn phải chạy bài, thi lấy bằng tiếng
anh , hay bằng tin học ,… nên các bạn vẫn không có thời gian đi làm thêm nhiều nữa
hoặc một số việc cá nhân. ( đây là nguồn thông tin do chính nhóm em đã hỏi các bạn
và anh chị)

1.3. Nếu chưa bạn có dư định tìm việc làm thêm không?

Có Không Tùy chọn 3 (khác)

12%

20%

67%

Biểu đồ 3: Biểu đồ tỷ lệ dự định làm thêm của sinh viên

6
Lựa chọn Tần số Tần suất phần trăm
Có 66 67,35
Không 20 20,4
Tùy chọn 3 (khác) 12 12,25
Tổng 98 100

Bảng 3: Bảng thể hiện dự định làm thêm của sinh viên

Khảo sát được thực hiện bởi 102 sinh viên thì có 98 sinh viên trả lời câu hỏi về dự tính
tìm việc trong tương lai, số ít sinh viên còn lại chưa lựa chọn được câu trả lời có thể do
đã độc lập được tài chính, đã có công việc ổn định lo cho bản thân, phụ giúp gia đình
hoặc chỉ muốn tập chung vào việc học. Trong số 98 sinh viên tham gia ta thấy được:

- 66/98 sinh viên chiếm tỉ lệ 67,35% muốn tìm cho mình một công việc phù hợp

- 20/98 sinh viên chiếm tỉ lệ 20,4% cho rằng không định tìm việc làm trong tương lai

- 12/98 sinh viên còn lại chiếm tỉ lệ 12,25% không đưa ra được quyết định do đang
còn phân vân về hoàn cảnh, thời gian, tình hình tài chính... của bản thân...

Kết luận: Qua đó chúng ta thấy rằng phần lớn các bạn rất muốn kiếm việc làm, nhưng
chắc các bạn còn gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm và sắp xếp thời gian cho
chính bản thân mình, nên chính vì thế các bạn đã đánh dấu dự định tìm kiếm việc làm
hơn là không.

1.4. Theo bạn năm mấy nên tìm kiếm việc làm?

Năm 1 Năm 2 Năm 3 Tùy chọn 3 (khác)

2%
8%

45%

45%

7
Biểu đồ 4: Biểu đồ tỷ lệ năm tìm kiến việc làm của sinh viên

Ước lượng về khoảng tỉ lệ


Lựa chọn (Năm) Tần số Tần suất phần trăm phần trăm (khoảng tin cậy
95%)
Năm 1 46 45,1 Từ 35,44 đến 54,9
Năm 2 46 45,1 Từ 35,44 đến 54,9
Năm 3 8 7,84 Từ 2,62 đến 13,05
Tùy chọn 3 (khác) 2 1,96 Từ -0,73 đến 4,65
Tổng 102 100

Bảng 4: Bảng thể hiện năm tìm kiếm việc làm của sinh viên

Với mẫu 102 sinh viên, mỗi sinh viên điều đưa ra những lựa chọn khác nhau về thời
gian bắt đầu để tìm kiếm việc làm. Qua bảng số liệu có thể thấy sự chệnh lệch khá cao
giữa số sinh viên mong muốn tìm kiếm việc làm vào năm 1 và năm 2 so với năm 3 và
những khoảng thời gian khác cụ thể:

- Năm được sinh viên lựa chọn để tìm kiếm việc làm rơi nhiều nhất vào năm 1 và
năm 2 với tỉ lệ lần lượt là 45,1% và 45,1% vì hầu hết sinh viên thuộc nhóm này điều
muốn ổn định từ sớm, muốn tìm kiếm việc làm để học hỏi kinh nghiệm, kiếm thêm thu
nhập, tận dụng triệt để thời gian rãnh ngoài giờ học của mình. Trong khi đó số sinh
viên mong muốn tìm kiếm việc làm ở năm 3 và những năm khác có tỉ lệ ít hơn hẳn lần
lượt 7,84% và 1,96%, nhóm sinh viên này chủ yếu đã có được nguồn thu nhập ổn định
đến từ gia đình, cảm thấy có thể sinh hoạt thoải mái với nguồn thu nhập đó và chỉ
muốn tập chung vào việc học.

- Có thể thấy, sử dụng tỉ lệ phần trăm, kết quả khảo sát cho phép tuyên bố với độ
tin cậy 95% rằng 35,44% đến 54,9% sinh viên lựa chọn năm 1 và năm 2 là thời gian
phù hợp nhất để tìm kiếm việc làm. Đây là một tỉ lệ khá lớn và điều đó tốt cho sự phát
triển của sinh viên sao này.

1.5 Bạn có tự tin về khả năng tìm kiếm việc làm thêm của mình?

8
Không tự tin Không tự tin lắm Tự tin Rất tự tin

6%
17%

31%

46%

Biểu đồ 5: Biểu đồ tỷ lệ sự tự tin về khả năng tìm kiếm việc làm của sinh viên

Ước lượng về khoảng tỉ lệ


Lựa chọn (Mức độ) Tần số Tần suất phần trăm phần trăm (khoảng tin cậy
95%)
Không tự tin 6 6 Từ 1,345 đến 10,65
Không tự tin lắm 31 31 Từ 21,9 đến 40,06
Tự tin 46 46 Từ 36,2 đến 55,76
Rất tự tin 17 17 Từ 9,64 đến 24,4
Tổng 100 100

Bảng 5: Bảng thể hiện sự tự tin về khả năng tìm kiếm việc làm của sinh viên
Trong 102 sinh viên được khảo sát về mức độ tự tin của mình khi đi tìm việc thì có
100/102 sinh viên nhận thức được đô tự tin của bản thân khi đi xin việc làm, 2/102
sinh viên còn lại hầu như không khái quát được độ tự tin của mình đến đâu chưa thử
đặt mình vào va chạm thức tế khi đi xin việc. Trong số 100 sinh viên thực hiện khảo
sát thì có hơn 90% đáp viên cho rằng mình đủ tự tin để tìm một công việc ổn định.
Trong đó:

- Có 17% họ cho rằng mình rất tự tin, 46% cho rằng họ tự tin, còn 31% họ lại cho
rằng mình không tự tin lắm.

- Ngoài ra, chỉ có 6% đáp viên cho rằng họ không tự tin về khả năng tìm kiếm
việc làm thêm của mình. Qua đó có thể thấy được hầu hết sinh viên điều có đủ độ tự
tin để tìm cho mình một công việc làm thêm phù hợp.

- Có thể thấy, sử dụng tỷ lệ phần trăm, kết quả khảo sát cho phép tuyên bố với độ tin
cậy 95% rằng giữa 36,2% và 55,76% sinh viên tự tin về khả năng tìm việc của mình

9
1.6. Song vói việc tăng tài chính bạn có học được thêm kinh nghiệm gì từ công
việc không ?

Khá nhiều thứ Một chút Không có Không có ý định tìm việc

3% 4%

38% 55%

Biểu đồ 6: Biểu đồ tỷ lệ lượng kinh nghiệm sinh viên nhận được từ công việc

Ước lượng về khoảng tỉ


Lựa chọn Tần số Tần suất phần trăm lệ phần trăm (khoảng
tin cậy 95%)
Khá nhiều thứ 56 54,9 Từ 45,24 đến 64,55
Một chút 39 38,24 Từ 28,8 đến 47,67
Không có 3 2,94 Từ -0,34 đến 6,22
Không có ý định tìm việc 4 3,92 Từ 0,15 đến 7,69
Tổng 102 100

Bảng 6: Bảng thể hiện lượng kinh nghiệm sinh viên nhận được từ công việc

- Hơn 90% đáp viên cho rằng họ có kinh nghiệm thêm từ công việc. Trong đó

- Có 54,9% cho rằng họ được khá nhiều kinh nghiệm, 38,24% cho rằng họ có được
một chút kinh nghiệm thêm từ công việc.

- Ngoài ra, chỉ có 2,94% đáp viên cho rằng họ không có được kinh nghiệm thêm gì từ
công việc, thậm chí có một nhóm nhỏ đáp viên chiếm tỷ lệ 3,92% cho rằng mình
không có ý định tìm việc tỉ lệ trên là khá nhỏ không đáng kể. Qua đó có thể thấy được
hầu hết sinh viên đều có được khá nhiều kinh nghiệm khi tìm việc làm thêm.

- Có thể thấy, sử dụng tỉ lệ phần trăm, kết quả khảo sát cho phép tuyên bố với độ tin
cậy 95% rằng giữa 45,24% và 64,55% sinh viên nhận được khá nhiều kinh nghiệm
thêm từ công việc.

10
1.7. Bạn đã từng làm nhiều việc part-time để có thêm nhiều nguồn thu nhập ?

Đã từng Chưa bao giờ

35%

65%

Biểu đồ 7: Biểu đồ tỷ lệ sinh viên làm việc part-time để kiếm thêm thu nhập

Tần suất
Lựa chọn
Tần số phần trăm
Đã từng 66 64,7
Chưa bao giờ 36 35,3
Tổng 102 100

Bảng 7: Bảng thể hiện sinh viên làm việc part-time để kiếm thêm thu nhập

- Trong số 102 sinh viên được khảo sát thì có thể thấy được trên 60% sinh
viên cho rằng mình đã từng làm thêm nhiều part-time để có thêm thu nhập vậy ta
gọi P là tỉ lệ tổng thể của khảo sát, chọn a là 0,05 với độ tin cậy 95% nếu tỉ lệ tổng
thể lớn hơn hoặc bằng 60% thì ta có thể tin tưởng nhiều sinh viên đã là nhiều việc
part-time để kiếm thêm nhiều thu nhập ngược lại nếu tỉ lệ tổng thể bé hơn 60%
thì ta biết được chỉ số ít sinh viên làm nhiều part-time để kiếm thêm nhiều thu
nhập.

Ho: P >= 0,6

Ha: P < 0,6

Chọn mức ý nghĩa 𝛼 = 0,05 để kiểm định, P ngang tính được 66/102 suy ra:

11
- z=0,97 suy ra P-value= 0,166>a=0,05

- Ta thấy p lớn hơn a. Vậy ta không thể bác bỏ Ho

- Qua kết quả trên ta có thể kết luận là với độ tin cậy 95% thì ta có thể tin
tưởng rằng trên 60% sinh viên thực sự đã từng làm nhiều việc part-time để kiếm
thêm thu nhập và đó chũng là suy hướng chính hiện nay.

1.8. Nếu không có việc làm thêm bạn có đủ tài chính để trang trải?

Thiếu Vừa đủ Dư sức

8%

27%

65%

Biểu đồ 8: Biểu đồ tỷ lệ tình hình tài chính của sinh viên nếu không đi làm thêm

Lựa chọn Tần số Tần suất phần trăm

Thiếu 28 27,5
Vừa đủ 66 64,7
Dư sức 8 7,8
Tổng 102 100

Bảng 8: Bảng thể tình hình tài chính của sinh viên nếu không đi làm thêm

- Trong số 102 đáp viên được hỏi câu hỏi trên thì có hơn 70% đáp viên cho rằng họ có
đủ tài chính để trang trải cuộc sống. Trong đó:

12
- Có 64,7% đáp viên thừa nhận mình vừa đủ, 7,8% đáp viên cho rằng mình dư
điều kiện tài chính.

- Ngoài ra, có tới 27,5% đáp viên cho rằng họ thiếu tài chính để trạng trải nếu
không làm thêm. Qua đó có thể thấy được sinh viên đa phần sinh viên điều có đủ tài
chính trang trải nếu không làm thêm, mặc dù vậy vẫn có một nhóm ít sinh viên không
đáp được nhu cầu cuộc sống hằng ngày nếu không có thêm được nguồn thu nhập từ
công việc làm thêm.

- Có thể thấy, sử dụng tỷ lệ phần trăm, kết quả khảo sát cho phép công bố với độ
tin cậy 95% rằng giữa 55,4% và 73,97% sinh viên có vừa đủ tài chính trang trải nếu
không đi làm thêm.

1.9. Bạn có đang tìm việc liên quan nghành học?

Có Không chưa cần thiết Tùy chọn 3 (khác)

16%

44%

41%

Biểu đồ 9: Biểu đồ tỷ lệ sinh có đang tìm việc liên quan đến ngành học

Tần suất
Lựa chọn Tần số
phần trăm
Có 44 43,6
Không chưa cần thiết 41 40,6
Tùy chọn 3 (khác) 16 15,8
Tổng 101 100

13
Bảng 9: Bảng thể hiện sinh viên có đang tìm việc liên quan đến ngành học

- Với 102 sinh viên tham gia trả lời câu hỏi thì có 101/102 sinh viên biết được mình có
đang tìm công việc liên quan đến ngành học không, 1/102 sinh viên còn lại phân vân
không tìm được câu trả lời thích hợp. Trong số 101 sinh viên trả lời được câu hỏi thì
gần phân nửa sinh viên khẳng định mình đang làm công việc liên quan đến ngành học
(44 bạn, chiếm 43,6%)

- Có đến 40,6% các bạn cho rằng công việc của mình không liên quan gì đến
ngành học

- Trong khi đó lại có 15,8% các bạn thậm chí còn không biết công việc mình đang
làm có liên quan đến ngành học hay không

- Điều này cho thấy sinh viên đang ngày càng sớm làm chủ được tài chính của
mình, các bạn để có được nguồn thu nhập riêng cho bản thân từ rất sớm (gần 85% bạn
sinh viên đã có công việc) xong bên cạnh đó có được một công việc liên quan đến
ngành nghề mà có bạn đang học là vô cùng cần thiết, nó sẽ giúp các bạn nắm vững
được kĩ năng liên quan đến ngành nghề của mình sao này, công việc mà không phải
bạn sinh viên nào cũng tìm được

- Có thể thấy, sử dụng tỷ lệ phần trăm, kết quả khảo sát cho phép tuyên bố với độ
tin cậy 95% rằng giữa 33,92% và 53,27% sinh viên đang làm một công việc liên quan
đến ngành học. Điều này một phần cho thấy rằng sớm có một công việc làm thêm là
điều rất quan trọng.\

1.10. Bạn làm thêm với mục đích gì?

14
Lý do khác 3

Chỉ A và B 1

Cả ba 47

Giết thời gian (C) 3

Muốn học hỏi kinh nghiệm (B) 18

Có thêm chi phí sinh hoạt (A) 30

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50

Biểu đồ 10 : Biểu đồ thể hiện mục đích làm thêm của sinh viên

Tần suất
Lựa chọn
Tần số phần trăm

Có thêm chi phí sinh hoạt (A) 30 29,4


Muốn học hỏi kinh nghiệm (B) 18 17,6
Giết thời gian (C) 3 2,96
Cả ba 47 46,1
Chỉ A và B 1 0,98
Lý do khác 3 2,96
Tổng 102 100
viên tìm đến

Bảng 10: Bảng thể hiện mục đích làm thêm của sinh viên

- Có 30/102 sinh viên làm thêm để có thêm chi phí sinh hoạt chiếm 29,4%

- Tiếp theo là làm thêm để học hỏi kinh nghiệm ( 17,6%) và giết thời gian (2,96%)

- Có tới 47/102 sinh viên chiếm 46,1% làm thêm vừa để có thêm chi phí sinh hoạt, vừa
để học hỏi kinh nghiệm và cũng để giết thời gian.

15
- Chỉ 1/102 sinh viên chiếm 0,98% khăng định bản thân làm thêm với mục đích có
thêm chi phí và để học hỏi kinh nghiệm

- 3/102 sinh viên còn lại chiếm tỉ lệ nhỏ (2,96%) làm thêm vì lí do khác hoặc chưa biết
mình đi làm thêm với mục đích gì.

- Với độ tin cậy 95% có thể thấy rằng sinh viên đi làm thêm để vừa kiếm thêm chi phí
sinh hoạt, vừa học hỏi kinh nghiệm, vừa giết thời gian chiếm phần lớn trong khoảng từ
36,4% đến 55,77%. Và những mục đích trên cũng là những mục đích sinh viên lựa
chọn nhiều nhất..

1.11. Gia đình có khuyến khích cho bạn đi làm thêm không?

21%

52%

27%

Rất cổ vũ Không đồng ý Tùy chọn 3 (khác)

Biểu đồ 11: Biểu đồ thể hiện sự khuyến khích của gia đình khi sinh viên làm thêm

Tần suất
Lựa chọn Tần số
phần trăm
Rất cổ vũ 53 52
Không đồng ý 28 27,5
Tùy chọn 3 (khác) 21 20,5
Tổng 102 100

Bảng 11: Bảng thể hiện sự khuyến khích của gia khi sinh viên làm thêm

16
- Qua bảng thống kê về khuyếnh khích của gia đình đến công việc làm thêm của
sinh viên thì ta thấy:

- 53/102 sinh viên chiếm tỉ lệ 52% tự hào khẳng định gia đình rất cỗ vũ việc có bạn
tìm kiếm việc làm thêm. Nhưng qua đó ta cũng nhận thấy tới 28/102 sinh viên chiếm
tỷ lệ 27,5% cho rằng gia đình không đồng ý cho họ làm thêm từ sớm.

- Có đến 21/102 sinh viên chiếm tỉ lệ 20,5% gia đình lại không đưa ra được quyết
định có nên cho con cái họ làm thêm hay không hoặc do chính từ phía sinh viên không
đề cập đến vấn đề xin việc với gia đình

- Có thể thấy, sử dụng tỉ lệ phần trăm, kết quả khảo sát cho phép tuyên bố với độ tin
cậy 95% rằng giữa 42,3% đến 61,7% sinh viên được gia đình rất khuyến khích làm
thêm từ sớm. Qua đó lần nữa khẳng những lợi ích tích cực mà công việc làm thêm
đem lại cho sự phát triển của bản thân sinh viên. Điều này được phản ánh rõ nhất qua
thái độ của gia đình khi biết bạn tìm một công việc nào đó.

1.12. Mức thu nhập hiện tại của bạn

Gia đình Việc làm thêm Tù y chọ n 3 (khác)

17%

15%

68%

Biểu đồ 12: Biểu đồ thể hiện mức thu nhập hiện tại của sinh viên

Tần suất
Lựa chọn Tần số
phần trăm
Gia đình 68 68
Việc làm thêm 15 15
Tùy chọn 3 (khác) 17 17
Tổng 100 100

17
Bảng 12 : Bảng thể hiện mức thu nhập hiện tại của sinh viên

- Câu hỏi khảo sát được thực hiện trên 102 sinh viên thì có 100/102 bạn sẵn
sàng tiết lộ mức thu nhập hiện tại của các bạn chủ yếu đến từ đâu, 2/102 bạn còn lại
chưa thể đưa ra câu trả lời cho câu hỏi này. Trong số 100/102 sinh viên trả lời câu hỏi
thì:

- Mức thu đến từ gia đình là mức thu nhập được các bạn lựa chọn nhiều nhất với
68/100 sinh viên lựa chọn chiếm 68%

- Sau đó là mức thu nhập từ việc làm thêm cũng được không ít các bạn lựa chọn
với 15/100 sinh viên chiếm tỉ lệ 15%

- Ngoài ra, còn có khá cao các bạn sinh viên mà mức thu nhập chính của các bạn
đến từ nhiều nguồn khác nhau với số bạn tham gia lựa chọn là 17/100 chiếm tỷ lệ là
17%

- Như vậy qua bài khảo sát trên, sử dụng tỉ lệ phần trăm, kết quả khảo sát cho
phép tuyên bố với độ tin cậy 95% rằng giữa 58,85% đến 77,14% mức thu nhập hiện tại
của sinh viên đến từ gia đình và đó cũng là lựa chọn được các bạn bình chọn nhiều
nhất.

1.13. Mức lương bạn muốn nhận được từ việc làm thêm?

Trên 5 triệu đồng 18

1 triệu-5 triệu đồng 71

1 triệu đồng 10

0 10 20 30 40 50 60 70 80

Biểu đồ 13: Biểu đồ thể hiện mức lương mong muốn của sinh viên

18
Lựa chọn (Mức lương) Tần số Tần suất phần trăm
1 triệu đồng 10 10,1
1 triệu-5 triệu đồng 71 71,7
Trên 5 triệu đồng 18 18,2
Tổng 99 100

Bảng 13: Bảng thể hiện mức lương mong muốn của sinh viên

- Khảo sát được thực hiện trên 102 sinh thì có 99/102 sinh viên chọn được mức lương
mình muốn nhận được từ việc làm thêm, 3/102 bạn vẫn chưa tìm ra mức lương thực sự
mình mong muốn. Trong số 99/102 sinh viên bình chọn mức lương thì có từ 70% bạn
muốn nhận được mức lương từ 1 đến 5 triều đồng vậy ta thực hiện khảo sát gọi P là tỉ
lệ tổng thể của khảo sát, chọn a=0,05 với độ tin cậy 95%. Ta có:

Ho: P >= 0,7

Ha: P <0,7

Chọn a=0,05 với P =71/99

SUY RA z tính được sấp xỉ 0,37

Từ đó suy ra P-value=0,3557 > a=0,05

Vậy ta không thể bác bỏ Ho, tức là với độ tin cậy 95% ta có thể tự tin khẳng định hầu
hết sinh viên điều mong muốn mức lương từ 1 đến 5 triệu

2. Nhận xét chung:


Ta có thể dễ dàng nhận thấy mặc dù phần trăm sinh viên đã có việc làm thêm
chiếm số lượng ít nhưng số lượng sinh viên muốn có việc làm thêm cho mình thì
có số lượng vẫn rất cao. Có lẽ tư tưởng này được hình thành qua sự muốn khẳng
định bản thân và tự tăng tài chính cho chính mình của sinh viên. Tuy nhiên vẫn
còn có một số ít sinh viên không muốn trả lời câu hỏi này có lẽ là vì họ chưa
chắc chắn và chưa tìm hiểu kĩ về vẫn đề này. Hầu hết, sinh viên sẽ chọn tìm việc
làm thêm từ năm nhất đến năm hai vì trong hai năm đầu này phần lớn sinh viên
có nhiều thời gian rãnh hơn. Ở khảo sát trên ta có thể thấy sinh viên muốn tìm
việc làm thêm sớm là khá lớn, cho thấy rõ được sức trẻ, sự năng nổ của sinh
viên bấy giờ. Sự tự tin về thực lực của sinh viên khi thử sức tìm việc làm thêm
cũng là vấn đề đáng được quan tâm. Phần lớn sinh viên tự tin về thực lực của
mình có thể tìm kiếm một công việc tốt và phù hợp với bản thân. Đó là một tính

19
hiệu tốt, vì khi ta biết được mình đáng giá và thực lực mình tới đâu thì mới là
còn người toả sáng nhất. Tuy nhiên vẫn có 2/102 sinh viên không tự tin về chính
mình, điều đó đáng lo ngại, ta cần phải mở lòng mình thử sức với nhiều lĩnh vực
để tìm ra điểm mạnh, giúp ta giao tiếp tốt khiến ta tự tin hơn về mọi mặt.
Hơn 90% sinh viên cho rằng họ học được nhiều kinh nghiệm thông qua việc
làm thêm. Kinh nghiệm ở đây có thể là về mảng phát triển bản thân, và cả về
mảng nghành học. Vấn đề có công việc làm thêm có thật sự cần thiết không khi
không cần đi làm sinh viên vẫn có thể trang trải được cuộc sống. Qua khảo sát ta
thấy hơn nửa sinh viên vẫn đủ tài chính sinh hoạt dù không đi làm thêm, nhưng
có tầm hơn một phần tư số sinh viên làm khảo sát cho biết họ không đủ kinh phí
để trang trải cho cuộc sống sinh hoạt, và đương nhiên sẽ có một thành phần nhỏ
là dư tài chính dù không cần phải làm thêm. Đó là tuỳ vào hoàn cảnh và cách chi
tiêu của mỗi cá nhân sinh viên.
Tìm kiếm việc làm thêm liên quan đến ngành học cũng giúp ích rất nhiều cho
tương lai sinh viên sau này. Tuy nhiên số lượng sinh viên nghĩ việc này là chưa
cần thiếc khá lớn chiếm đến 41/102 sinh viên. Và còn có 16/102 sinh viên còn
đang phân vân chưa trả lời được câu hỏi này. Cho ta thấy được suy nghĩ của sinh
viên về việc trao dồi thêm cho ngành học là chưa cần thiết, điều này đáng được
quan tâm và thay đổi phần nào suy nghĩ của sinh viên. Sinh viên tìm đến việc
làm thêm là để có thêm chi phí sinh hoạt, muốn học hỏi thêm kinh nghiệm và
giết thời gian trong lúc rãnh rỗi.
Nên tảng cổ vũ để thúc đẩy xây dựng tinh thần cao nhất của thế hệ sinh viên
chính là gia đình. Vậy trên con đường khẳng định bản thân gia đình có đồng ý
cho sinh viên với tuổi đời trẻ mà đã lăn lộn xã hội tìm kiếm việc làm thêm quản
lí tài chính hay không? Số lượng sinh viên được gia đình cố vũ đồng ý trong vấn
đề này chiếm số lượng cao, vì có lẽ phụ huynh thời 4.0 cũng đã tiên tiến nhận
thức được phải để con của mình tự lập tiên tiến lên từng ngày qua chính trải
nghiệm của nó. Trong đó cũng có một số sinh viên chưa được sự đồng ý của gia
đình và có lẽ cũng chưa sẵn sàng để nói gia đình biết. Cũng dễ hiểu khi sự lo
lắng này là xuất phát từ tình thương. Lo sợ con mình không đủ thời gian hay sức
khoẻ để học tập.
Để biết rõ hơn về vấn đề này ta đến với việc khảo sát xem sinh viên có thu nhập
cho việc sinh hoạt từ đâu. Đương nhiên với tuổi đời trẻ và kinh nghiệm chưa
cao, phần lớn sinh viên sẽ có thu nhập từ gia đình. Một phần nhỏ còn lại có thu
nhập chính từ việc làm thêm và cũng có một số cá nhân không muốn tiết lộ về
vấn đề này. Các sinh viên có thu nhập từ việc làm thêm ở tuổi đời khá trẻ khiến
ta cảm thấy giới trẻ hiện nay ngày càng phát triển, ngày càng khẳng định bản
thân là tương lai của đất nước. Cuối cùng chúng ta đến với suy nghĩ của sinh
viên về mức lương mong muốn. Với cách chi tiêu và khả năng quản lí tài chính
của mình thì phần lớn sinh viên muốn mức lương của mình ở tầm trung từ 1-5tr
phù hợp với mức tiêu dùng, phù hợp với năng lực hiện có của sinh viên. Và
cũng có một số trường hợp mong muốn mức lương cảu mình cao hơn, vì đúng ai
chả muốn có được thành quả cao đề đáp xứng đáng cho công sức bỏ ra. Tuy
nhiên để có được kết quả xuất sắc cũng đòi hỏi kèm đi theo sự bỏ ra tương
xứng.

20
KẾT LUẬN
V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ :
1. KẾT LUẬN:
Dự án nghiên cứu đã được khảo sát từ 102 bạn sinh viên từ năm nhất đến năm tư
đến từ các trường đại học để tìm hiểu về nhu cầu tìm kiếm việc làm thêm của sinh viên
hiện nay. Kết quả cho thấy nhu cầu tìm kiếm và chọn cho mình việc làm thêm tốt của
sinh viên rất đa dạng và có nhiều luồn ý kiến phong phú phù hợp với khoảng thời gian
và sức khoẻ mà sinh viên có. Nhu cầu việc làm thêm của sinh viên rất linh hoạt, không
bị gò bó trong một khuôn khổ nào cho thấy sự phong phú của sức trẻ hiện nay.
2. KIẾN NGHỊ:
Quả thật vấn đề tìm kiếm việc làm thêm đối với đối tượng sinh viên là vấn đề
đáng được quan tâm hiện nay. Với thời buổi phát triển, giới trẻ càng có nhiều xu
hưởng khẳng định bản thân và có xu hướng lập nghiệp từ sớm. Việc làm thêm và tăng
tài chính cá nhân là một xu hướng có rất nhiều lợi ích mà mỗi sinh viên đáng nên thử
để trao dồi kĩ năng và kinh nghiệm cho chính mình. Và vấn đề xoay quanh việc làm
thêm cũng từ đó mà phát sinh ra rất nhiều.
Nói về mặt lợi ích. Sinh viên đi làm thêm có rất nhiều lợi ích. Trao dồi thêm
kinh nghiệm sống, kinh nghiệm làm việc, giao tiếp, thúc đẩy phát triển bản thân vẽ ra
ván cờ thực tế để chính sinh viên là người sẽ chơi ván cờ đó góp thêm nhiều kinh
nghiệm cho cuộc sống và công việc sau này. Và lợi ích lớn nhất đó là có thể phụ giúp
gia đình và tự tăng tài chính thoải mái hơn cho việc chi tiêu. Khi tiếp xúc với công
việc thực tế sinh viên sẽ học được nhiều cách để giải quyết tình huống và đào tạo cho
mình sau mỗi lần vấp ngã, mỗi lần vào job các tư tưởng trưởng thành biết suy nghĩ kĩ
càng và đúng hướng hơn. Hơn nữa, nó còn rèn cho ta tính tự giác, tính tự sắp xếp, tự
lập và tự nhạy bén tìm ra kế hoạch giúp công việc trở nên tốt hơn từng ngày. Hơn thế,
nếu môi trường làm việc hợp lí, vui vẻ, thoải mái, phù hợp còn giúp cho sinh viên
giảm bớt căng thẳng sau những giờ họp tập căng thẳng. Thường những công việc làm
thêm sẽ là những bộ phận đơn giản không đòi hỏi áp lực cao như: bán hàng, pha chế,
phục vụ,… nó đòi hỏi sự trung thực, cách cư xử khiến khách hàng hài lòng,.. Rèn cho
ta tính nhẫn nại, siêng năng cần cù và tư duy nhạy bén khôn ngoan khi giao tiếp. Nó
còn tạo cho ta nhiều cơ hội để khẳng định bản thân, nhiều mối quan hệ giúp ta phát
triển trong tương lai....
Song song đó việc làm thêm cũng có nhiều mặt xấu mà ta đáng chú ý. Có câu
“ giàu rồi sinh tật”, khi làm thêm đi đôi với việc sinh viên sẽ được trả mức lương
tương xứng và đương nhiên là nó sẽ cao hơn mức phí sinh hoạt bình thường. Nó mở ra
cho sinh viên nhiều con đường và sinh hoạt cũng thoải mái hơn. Có thể đi chơi nhiều
hơn và thử những thứ mới lạ hơn. Trong môi trường làm việc, vui vẻ sau giờ làm là
chắc chắn có, những cuộc ăn nhậu vui chơi với đồng nghiệp sẽ diễn ra với tuỳ tầng số
mọi nơi. Đối với người đi làm họ có nhiều thời gian rãnh rỗi sau giờ làm, còn sinh viên
nếu không biết tập từ chối, quản lí tốt mình thì việc sa ngã theo lối sống đó làm ảnh
hưởng đến thời gian học tập là điều đương nhiên. Hơn nữa khi có thể kiếm ra tiền có
khi ta lại qua đam mê với nó mà bỏ bê việc học. Hay là tham lam quá dẫn đến việc sức
lực cho việc học tập không đủ ảnh hưởng đến tương lai....
Vì thế vấn đề nào cũng có mặt lợi và mặt hại của nó. Ta cần cân nhắc kĩ
trước khi lựa chọn. Tuy nhiên tuổi trẻ là những trải nghiệm, chúng ta nên trải nghiệm
chỉ cần ta biết chắc được ta là ta, biết tiết chế suy nghĩ điều khiển bản thân làm đúng
theo đạo đức đi đúng theo lối mà ta muốn thì mọi việc sẽ điều tốt đẹp và mọi hành
trình điều là những điều đáng quý và vô giá “có thể hư nhưng không hỏng”.

21
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Các sách: Giáo trình môn Thống kê ứng dụng trong Kinh tế và Kinh doanh,
slide bộ
môn Thống kê ứng dụng trong Kinh tế và Kinh doanh
File hướng dẫn thực hiện dự án của Cô Thùy Dung
Báo nhân dân: Nhu cầu vui chơi, giải trí của sinh viên
Các trang Web: Facebook.com, Wikipedia.com, Youtube

PHỤ LỤC

22
Bảng câu hỏi chi tiết của khảo sát
Câu 1: Bạn là sinh viên khóa mấy?
 K46
 K47
 K48
Câu 2: Bạn có việc làm thêm chưa?
 Có
 Chưa
Câu 3: Nếu chưa bạn có dự định tìm việc làm thêm không?
 Có
 Chưa
Câu 4: Theo bạn năm mấy nên tìm kiếm việc làm?
 Năm 1
 Năm 2
 Năm 3
Câu 5: Bạn có tự tin về khả năng tìm kiếm việc làm thêm của mình ?
 Rất tự tin
 Tự tin
 Không tự tin lắm
 Không tự tin
Câu 6: Song với việc tăng tài chính bạn có học được thêm kinh nghiệm gì từ công
việc không?
 Khá nhiều thứ
 Một chút
 Không có
 Không có ý định tìm việc
Câu 7: Bạn đã từng làm nhiều việc part-time để có thêm nhiều nguồn thu nhập?
 Đã từng.
 Chưa bao giờ
Câu 8: Nếu không có việc làm thêm bạn có đủ tài chính để trang trải?
 Dư sức
 Vừa đủ
 Thiếu lúm

23
Câu 9 : Bạn có đang tìm công việc liên quan đến nghành học?
 Có
 Không chưa cần thiết.
Câu 10: Bạn làm thêm với mục đích gì ?
 Có thêm chi phí sinh hoạt
 Muốn học hỏi kinh nghiệm
 Giết thời gian
 Cả ba.
 Lý do khác
Cấu 11: Gia đình có khuyến khích cho bạn đi làm thêm không ?
 Rất cỗ vũ
 Không đồng ý
Cậu 12: Mức thu nhập hiện tại của bạn?
 Gia đình
 Việc làm thêm
Câu 13: Mức lương bạn muốn nhận được từ việc làm thêm?
 1 tr
 1tr-5tr
 Trên 5tr

24

You might also like