You are on page 1of 10

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HA NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

TIỂU LUẬN
MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
Mã học phần: INE3104 1

Sinh viên: Ngô Thu Phương


Mã sinh viên: 21050981

HÀ NỘI, 2023
Câu 1: Trình bày tổng quan Thương mại điện tử (bối cảnh trên thế giới và Việt Nam)

1. Tổng quan Thương mại điện tử


1.1. Định nghĩa Thương mại điện tử
Thương mại điện tử (Electronic Commerce) là quá trình mua, bán, chuyển
nhượng hay trao đổi hàng hóa, dịch vụ hoặc thông tin qua hệ thống máy tính có kết
nối Internet hoặc mạng cục bộ (Turban et al., 2010)
Xét theo từng khía cạnh thương mại điện tử được định nghĩa cụ thể như sau:
• Quá trình kinh doanh: Trên phương diện kinh doanh, thương mại điện tử là
việc kinh doanh thông qua các mạng lưới thiết bị điện tử, thay thế quá trình kinh
doanh trong môi trường truyền thống bằng môi trường thông tin điện tử.
• Dịch vụ: Trên phương diện dịch vụ, thương mại điện tử là công cụ hữu ích để
đạt được mong muốn của chính phủ, doanh nghiệp, khách hàng trong việc quản
lý, giảm giá dịch vụ mà vẫn đảm bảo được về chất lượng và tốc độ giao hàng.
• Học tập: Trên khía giáo dục, thương mại điện tử cung cấp các khóa đào tào
trực tuyến cho các trường học, tổ chức hay công ty,…
• Hợp tác: Trên phương diện hợp tác, thương mại điện tử là khuôn khổ cho hợp
tác giữa các tổ chức.
• Cộng đồng: Trên khía cạnh cộng đồng, thương mại điện tử tạo ra những điểm
tụ họp, sân chơi cho các thành viên trao đổi, học tập và hợp tác. Phổ biến là các
mạng xã hội: MySpace, Twitter hay Facebook, …
1.2. Phân loại Thương mại điện tử
Phân loại thương mại điện tử dựa trên bản chất các giao dịch và quan hệ giữa các
thành phần tham gia giao dịch đó. Có những dạng giao dịch chính sau:
• Giao dịch doanh nghiệp – doanh nghiệp B2B (business to business)
• Giao dịch doanh nghiệp – người tiêu dùng B2C (business to customer)
• Giao dịch doanh nghiệp – doanh nghiệp – người tiêu dùng B2B2C (business
to business to customer)
• Giao dịch người tiêu dùng – doanh nghiệp C2B (customer to business)

2
• Giao dịch thương mại điện tử nội bộ doanh nghiệp (intrabusiness EC)
• Giao dịch doanh nghiệp – nhân viên B2E (business to employees)
• Giao dịch người tiêu dùng – người tiêu dùng C2C (consumer to consumer)
• Giao dịch thương mại hợp tác (C-Commerce)
• Học trực tuyến (E – Learning)
• Chính phủ điện tử (E – Government)
1.3. Sơ đồ cấu trúc mô hình thương mại điện tử
Các ứng dụng thương mại điện tử được hỗ trợ bởi cơ sở hạ tầng và năm lĩnh vực
sau:
• Con người: người mua hàng, người bán hàng, trung gian, hệ thống thông tin,
chuyên viên công nghệ thông tin, nhân viên và những người tham gia vào hệ
thống
• Chính sách: Chính sách gồm những quy định, chính sách như bảo mật, thuế,
vấn đề kỹ thuật. Sự đồng thuận với những quy định là một vấn đề vô cùng quan
trọng.
• Marketing và quảng cáo: Giống như những loại hình kinh doanh khác, thương
mại điện tử cần sự hỗ trợ quảng cáo và marketing. Đây là điều quan trọng trong
mô hình B2C, nơi mà người mua và người bán thường không biết nhau trước đó.
• Dịch vụ hỗ trợ: Nhiều dịch vụ hỗ trợ phục vụ cho thương mại điện tử.
• Đối tác kinh doanh: Việc liên doanh, trao đôi và tìm kiếm đối tác kinh doanh
trở nên phổ biến trong thương mại điện tử, hình thành những chuỗi cung ứng mới
hiệu quả hơn.

3
2. Bối cảnh Thương mại điện tử
2.1. Bối cảnh Thương mại điện tử thế giới
18.00%
16.80%

16.00%

14.00%

12.00%

10.00% 9.40%
8.90% 8.80%
8.10%
8.00% 7.10%

6.00%

4.00%

2.00%

0.00%
2021 2022 2023 2024 2025 2026

Tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử toàn cầu


(2021-2026)

Nguồn: eMarketer
Tốc độ tăng trưởng của thương mại điện tử toàn cầu được dự báo trong năm 2023
là 8,9%, đưa doanh số thương mại điện tử toàn cầu lên 5,9 nghìn tỷ USD. Điều này
đánh dấu tốc độ tăng 1,8% so với năm 2022 sau khi giảm mạnh so với năm 2021.
Năm 2021, tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử toàn cầu đạt 16,8% - đây là
mức tăng hàng năm lớn nhất mà các nhà phân tích mong đợi từ năm 2021 đến năm
2026 và có thể là cho đại dịch COVID-19.
Sự bùng phát COVID-19 đã buộc chính phủ trên toàn thế giới phải áp dụng các
biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt, đồng nghĩa với việc các cửa hàng truyền thống
phải đóng cửa và người tiêu dùng phải ở nhà. Điều này đã thúc đẩy tăng trưởng bán
lẻ trực tuyến khi mọi người truy cập vào Internet để thực hiện việc mua sắm của họ.
Vào năm 2022, hầu hết các quốc gia đã nới lỏng các hạn chế và người tiêu dùng

4
quay trở lại các cửa hàng bán lẻ để tận hưởng những lợi ích của việc mua sắm tại
cửa hàng. Điều này khiến cho tốc độ tăng trưởng bán lẻ trực tuyến tương đối chậm
hơn.
Theo dự báo của các chuyên gia, tốc độ tăng trưởng doanh số thương mại điện
tử toàn cầu sẽ tiếp tục tăng mặc dù với tốc độ chậm hơn. Ngoài mức tăng nhẹ dự
kiến trong năm nay và năm tới, tốc độ tăng trưởng được dự đoán sẽ giảm tốc mạnh
trong những năm tiếp theo.
Tốc độ tăng trưởng doanh số bán hàng thương mại điện tử trên toàn thế giới dự
kiến vào năm 2024 là 9,4%. Tuy nhiên, con số này sẽ giảm nhẹ xuống 8,8% vào
năm 2025 và 8,1% vào năm 2026.

Các nước còn lại 52%

Trung Quốc 15%

Châu Âu 47%

Mỹ 50%

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60%

Tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử theo khu vực


(2022 - 2025)

Nguồn: Statista
Số liệu thống kê tăng trưởng doanh số thương mại điện tử gần đây phân tích tỷ
lệ gia tăng tại các thị trường thương mại điện tử lớn nhất cho thấy xu hướng mua
sắm trực tuyến dự kiến sẽ phát triển ở Mỹ trong vài năm tới. Doanh số thương mại
điện tử được dự báo sẽ tăng 50% từ 907,9 tỷ USD vào năm 2022 lên 1,4 nghìn tỷ
USD vào năm 2025.

5
Ở châu Âu, con số này sẽ tăng chậm hơn một chút ở mức 47%. Trung Quốc, quốc
gia có doanh số bán hàng thương mại điện tử cao nhất, dự kiến sẽ tăng 15% trong
giai đoạn này. Các nhà phân tích cho rằng tốc độ tương đối chậm này ở Trung Quốc
là do mức tăng trưởng mua sắm trực tuyến cao nhất của nước này đã đạt trong
những năm trước.
Trong khi đó, các nước còn lại trên thế giới được dự đoán sẽ có mức tăng doanh
số bán hàng trực tuyến là 52% từ chỉ hơn 1 nghìn tỷ USD vào năm 2022 lên 1,5
nghìn tỷ USD vào năm 2025.
2.2. Bối cảnh Thương mại điện tử Việt Nam
Sáng 18/4, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) đã tổ chức Sự kiện
thường niên: Diễn đàn Toàn cảnh thương mại điện tử Việt Nam 2023 (VOBF 2023)
với chủ đề “Smart-Ecommerce”.
Theo VECOM, đặt trong bối cảnh của nền kinh tế sau dịch và chịu sự ảnh hưởng
của làn sóng khủng hoảng kinh tế thế giới, ngành thương mại điện tử đã và đang là
một trong những ngành có những biến đổi nhanh chóng và mạnh mẽ nhất để thích
nghi với tình hình mới tại Việt Nam.
Sau hai năm đại dịch COVID-19, ngành TMĐT đã bước vào năm 2022 với nhiều
tín hiệu lạc quan. Dù vậy, những khó khăn chung của nền kinh tế thế giới cũng như
cùng với nhiều yếu tố bất lợi trong nước đã tác động tiêu cực tới sự phát triển của
kinh tế và thương mại nước ta, đặc biệt là những tháng cuối năm và kéo dài sang
năm 2023.
VECOM ước tính năm 2022 quy mô giao dịch Thương mại điện tử bán lẻ chiếm
khoảng 8,5% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng. Xét riêng
lĩnh vực bán lẻ hàng hóa, năm 2022 tỷ lệ bán lẻ hàng hóa trực tuyến so với tổng
mức bán lẻ hàng hóa khoảng 7,2% cao hơn tỷ lệ tương ứng 6,7% của năm 2021.
Sang năm 2023, theo ước tính của Tổng cục Thống kê, ba tháng đầu năm tổng
sản phẩm trong nước tăng 3,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, tổng mức bán
lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 1505,3 nghìn tỷ đồng, tăng
13,9% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá tăng 10,3%. Hai ngành

6
dịch vụ tăng trưởng nhanh nhất là dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 26%, ngành bán
buôn và bán lẻ tăng 8,1%.
Rõ ràng, những khó khăn lớn của nền kinh tế từ giữa năm 2022 đã kéo dài sang
quý I và có thể đến hết năm 2023. Trong bối cảnh khó khăn đó, VECOM đánh giá
TMĐT của quý I tăng trưởng trên 22% so với cùng kỳ và cả năm vẫn có thể đạt trên
25%.
Như vậy, TMĐT tiếp tục là một trong những lĩnh vực kinh tế sáng nhất, tăng
trưởng nhanh và ổn định. Tuy nhiên, khi so sánh mức trung bình toàn cầu và đặc
biệt là so với nước láng giềng có nhiều nét tương đồng là Trung Quốc thì các tỷ lệ
trên còn rất thấp.
Năm 2022 tại Trung Quốc bán lẻ hàng hoá trực tuyến chiếm 27,2% toàn bộ doanh
số bán lẻ hàng hoá, gấp đôi tỷ lệ này của năm 2016 và cao hơn tỷ lệ 24,5% của năm
2021.3 Rõ ràng TMĐT nước ta dù phát triển với tốc độ cao, nhưng mới chỉ ở giai
đoạn đầu. Tiềm năng cho sự phát triển TMĐT còn rất lớn.

Câu 2: Trình bày khái niệm Website và vai trò của Website đối với doanh nghiệp

1. Khái niệm Website

Theo khoản 21 Điều 3 Nghị định 72/2013/NĐ-CP, trang thông tin điện tử
(website) là hệ thống thông tin dùng để thiết lập một hoặc nhiều trang thông tin được
trình bày dưới dạng ký hiệu, số, chữ viết, hình ảnh, âm thanh và các dạng thông tin
khác phục vụ cho việc cung cấp và sử dụng thông tin trên Internet.

Căn cứ theo quy định tại khoản 8 và khoản 9 Điều 3 Nghị định 52/2013/NĐ-CP,
website thương mại điện tử là trang thông tin điện tử được thiết lập để phục vụ một
phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động mua bán hàng hóa hay cung ứng dịch vụ,
từ trưng bày giới thiệu hàng hóa, dịch vụ đến giao kết hợp đồng, cung ứng dịch vụ,
thanh toán và dịch vụ sau bán hàng.

7
2. Vai trò của Website đối với doanh nghiệp
Khoa học công nghệ ngày càng phát triển, việc ứng dụng Internet vào cuộc sống,
hoạt động sản xuất, kinh doanh trở nên phổ biến. Vì vậy, với các doanh nghiệp trong,
website là công cụ vô cùng cần thiết trong mọi lĩnh vực ở thời điểm hiện tại cũng
như tương lai.
• Bộ mặt thứ hai của doanh nghiệp trên Internet
Website là bộ mặt số của doanh nghiệp trong thời đại công nghệ. Những người
có nhu cầu mua sắm hay hợp tác với doanh nghiệp trên Internet sẽ truy cập vào
trang để tìm hiểu xem bạn có đáp ứng được nhu cầu của họ hay khônh.
Website lúc này là cầu nối cung cấp thông tin toàn diện về sứ mệnh, tầm nhìn
cũng như các sản phẩm doanh nghiệp cung cấp. Doanh nghiệp có thể đưa ra các
ưu điểm của mình cho khách hàng biết thông qua hình ảnh, video và feedback để
người dùng dễ dàng đánh giá.
• Tăng phạm vi và khả năng tiếp cận khách hàng
Tăng khả năng tiếp cận khách hàng là một trong những vai trò quan trọng của
website. Nếu bạn mở cửa hàng tại một địa chỉ nhất định nhưng không xây dựng
website bán hàng online thì bạn gần như không có thêm khách hàng tiềm năng.
Internet là thế giới phẳng và chỉ với một địa chỉ URL, khách hàng hoàn toàn
truy cập được trang của bạn mọi lúc mọi nơi. Lúc này, lượng khách hàng tiềm
năng của bạn là vô số kể.
Bên cạnh đó, các con bot sẽ hỗ trợ tương tác và chốt đơn nếu cần thiết. Điều
này mang đến cơ hội tiếp cận khách hàng nhanh chóng.
• Quảng bá thương hiệu, sản phẩm dịch vụ
Quảng bá sản phẩm, thương hiệu cũng là góp phần rất lớn cho các doanh nghiệp.
Thông qua website, doanh nghiệp giới thiệu về mục tiêu, sứ mệnh, đội ngũ nhân
viên hoặc các sản phẩm mình cung cấp với tất cả khách hàng trên Internet. Chúng
góp phần tạo ra dấu ấn cho khách hàng đối với nhà cung cấp và những dịch vụ của
họ.

8
Công cụ này được sử dụng rất nhiều trong marketing online, và thực tế đã cho
thấy, nó mang lại rất nhiều kết quả khả quan. Các website được xây dựng tốt giúp
hình ảnh thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp được nâng cao rõ rệt, đồng thời
tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
• Hỗ trợ các hoạt động kinh doanh, bán hàng
o Kinh doanh sản phẩm: Website có vai trò như một cửa hàng trực tuyến. Người
tiêu dùng có thể trực tiếp tiến hành các hoạt động như tìm hiểu thông tin, mua
hàng và thanh toán trên website nhanh chóng và dễ dàng. Điều này thuận tiện
hơn nhiều so với mua hàng truyền thống.
o Kinh doanh dịch vụ: Loại hình kinh doanh này cần được sự hỗ trợ từ website
bởi nó thuộc dạng sản phẩm vô hình. Hầu hết việc đăng ký và sử dụng dịch vụ
hiện nay đều được tiến hành trên Internet. Với một trang web có kết hợp
marketing online, việc quảng bá sản phẩm hay tiếp cận khách hàng sẽ trở nên
dễ dàng hơn.
• Tiết kiệm chi phí truyền thông

Nói về vai trò của website đối với doanh nghiệp, tiết kiệm chi phí truyền thông
là điều không thể bỏ qua. Chỉ cần sở hữu một website có kế hoạch xây dựng nội
dung và SEO hiệu quả, doanh nghiệp đã có khả năng tiếp cận với người dùng toàn
cầu với chi phí từ 0 đồng.

Website có vai trò không thể thiếu trong các chiến dịch marketing online. Do
đó doanh nghiệp cần bỏ ra một khoản chi phí, song nó tiết kiệm hơn nhiều so với
các hình thức truyền thông truyền thống. Ngoài ra, khi trang web có lượng traffic
ổn định doanh nghiệp có thể khai thác các khoản thu từ việc đặt quảng cáo.

Như vậy, việc sở hữu một website thương hiệu cho doanh nghiệp mang lại rất
nhiều lợi ích để giúp cho hoạt động kinh doanh hiệu quả. Vậy nên việc đầu tư và xây
dựng, thiết kế website là điều quan trọng trong thời điểm hiện tại đối với các công ty
hoạt động trực tuyến.

9
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. TS. Nguyễn Việt Khôi (2014), Giáo trình Thương mại điện tử, NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội.

2. Anh Nguyễn (2023), Ngành TMĐT Việt Nam có thể tăng trưởng hơn 25%
trong năm 2023, https://vnindex.net/nganh-tmdt-viet-nam-co-the-tang-truong-hon-
25-trong-nam-2023.

3. Nghị Định 52/2013/NĐ – CP, https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-


mai/Nghi-dinh-52-2013-ND-CP-thuong-mai-dien-tu-187901.aspx?anchor=dieu_3

4. Nghị Định 72/2013/NĐ – CP, https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Cong-nghe-


thong-tin/Nghi-dinh-72-2013-ND-CP-quan-ly-cung-cap-su-dung-dich-vu-Internet-
va-thong-tin-tren-mang-201110.aspx

5. Gia Miêu (2021), Vai trò của website đối với doanh nghiệp là như thế nào?,
Báo Lao Động, https://laodong.vn/kinh-doanh/vai-tro-cua-website-doi-voi-doanh-
nghiep-la-nhu-the-nao-910942.ldo.

6. Ying Lin (2022), Global Ecommerce Sales Growth Report for 2021 – 2026,
https://www.shopify.com/blog/global-ecommerce-sales.

10

You might also like